« Home « Kết quả tìm kiếm

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên


Tóm tắt Xem thử

- Tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật tại một khu vực và có giá trị y học, kinh tế và văn hóa [1]..
- Tại đây đã có nhiều chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên thực vật rừng, đã đánh giá khá đầy đủ giá trị tài nguyên thực vật.
- Tuy nhiên, tại đây tài nguyên cây thuốc dưới tán rừng của kiểu rừng bán rụng lá và các sinh cảnh mở, chủ yếu là các loài cây thuốc thân thảo và dây leo có vòng đời ngắn thường có biến động theo mùa rất lớn, chưa được quan tâm và nghiên cứu sâu..
- Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm kê, hệ thống hóa, lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, hướng đến khai thác, phát triển bền vững và bảo tồn..
- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
- Đối tượng và nội dung nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là cây thuốc thân thảo và dây leo.
- Nội dung nghiên cứu đa dạng thành phần loài và biến động theo mùa cây dược liệu thân thảo và dây leo tại NCT, từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn phù hợp.
- Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020.
- Địa điểm nghiên cứu lại NCT, xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra theo tuyến: Nghiên cứu thực địa được tiến hành trên 5 tuyến: tuyến Núi Tượng.
- vườn thực vật - Thác Trời.
- Khảo sát thành phần loài cây thuốc ở VQGCT, sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn .
- Cây thuốc được định danh dựa vào các tài liệu chính: Thực vật có hoa của Nguyễn Nghĩa Thìn .
- Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016) của Viện Dược liệu [6].
- Xác định công dụng làm thuốc dựa theo các tài liệu: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Đỗ Huy Bích và ctv.
- Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2019) [9].
- Danh mục thực vật Cát Tiên [10].
- Đa dạng cây thuốc về phân loại được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn.
- Đa dạng bộ phận sử dụng và công dụng chữa bệnh theo Đỗ Huy Bích và ctv.
- Bản đồ vị trí các tuyến nghiên cứu khảo sát ở NCT 3.
- Đa dạng thành phần loài.
- Kết quả nghiên cứu thành phần loài cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT đã xác định được: 84 loài, 65 chi và 34 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Pteridophyta-Polypodiophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta)..
- Thành phần loài cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT.
- Số lượng Tỷ lệ.
- Ghi chú: Tỷ lệ.
- Số lượng (họ, chi, loài)*100/Tổng số họ, chi hoặc loài thu được..
- tổng số họ, 64 chi chiếm 98,46% tổng số chi, 83 loài chiếm 98,81% số loài của khu vực nghiên cứu.
- Ngành Dương xỉ chỉ thu được 1 loài chiếm 2,94% tổng số họ..
- Trong ngành Mộc lan thì lớp Ngọc lan (Magnliopsida) chiếm ưu thế với 27 họ chiếm 81,82% số họ, 54 chi chiếm 84,38% số chi và 73 loài chiếm 87,95% số loài..
- Sự phân bố thành phần cây thuốc trong ngành Mộc lan.
- Bảng 2 cho thấy tỷ lệ hai lớp trong ngành Mộc lan có sự phân hóa khá mạnh, tỷ lệ họ giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành (Liliopsida) (M/L) là 4,5.
- Tỷ lệ M/L ở bậc chi là 5,4 và bậc loài là 7,3.
- Điều này cho thấy lớp Ngọc lan đóng vai trò quan trọng của hệ thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu..
- Trong 25 ô đo đếm dọc các tuyến nghiên cứu thu được 84 loài dây leo và thân thảo dùng làm thuốc thuộc 34 họ và 65 chi.
- Danh lục 84 loài cây thuốc thân thảo và dây leo ghi nhận tại NCT trong đợt khảo sát năm 2019-2020 được thể hiện trọng bảng 3..
- Danh lục cây thuốc thân thảo và dây leo ghi nhận tại NCT.
- Mức độ đa dạng về bậc họ của 10 họ thân thảo và dây leo có nhiều loài làm thuốc nhất tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4..
- Các họ thân thảo và dây leo nhiều loài làm thuốc nhất tại NCT.
- Tổng số chi, loài điều tra được Ghi chú: Tỷ lệ.
- Số lượng (chi, loài)*100/Tổng số chi hoặc loài thu được..
- Về đa dạng loài ở bậc họ, trong 10 họ nhiều loài làm thuốc thân thảo và dây leo nhất tại khu vực nghiên cứu chiếm 29,41% trên tổng số họ, 34 chi chiếm 52,31%.
- trên tổng số chi và 45 loài chiếm 53,57% trên tổng số loài cây thuốc đã được khảo sát, ghi nhận tại khu vực nghiên cứu thì họ Cúc (Asteraceae) có số lượng loài được sử dụng làm thuốc lớn nhất (9 loài), chiếm 10,71% trên tổng số 84 loài, họ Đậu (Fabaceae) với 6 loài chiếm 7,14%, họ Dền (Amaranthaceae), họ Ráy (Araceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Gừng (Zingiberaceae) mỗi họ có 4 loài chiếm 4,76%.
- Đây cũng là những họ có số lượng loài lớn trong hệ thực vật Việt Nam với nhiều loài có giá trị làm thuốc.
- Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi (2004) và Võ Văn Chi (2019) trong điều tra cây thuốc trước đó [8, 9]..
- Kết quả nghiên cứu đã thống kê được trong 34 họ thực vật dây leo và thân thảo dùng làm thuốc được điều tra tại NCT có 15/34 họ (chiếm 44,12%) chỉ thu được 1 loài.
- Sự mất đi một loài nào đó trong các họ này sẽ làm giảm đáng kể sự đa dạng của thực vật thân thảo và dây leo tại đó.
- Tỷ lệ % của 10 họ thân thảo và dây leo nhiều loài làm thuốc nhất đạt 53,57% trên tổng số 34 họ khảo sát được, trong đó chỉ có họ Cúc chiếm tỷ lệ hơn 10,71% tổng số loài khảo sát, còn lại các họ đều chiếm tỷ lệ dưới 10%..
- Bảng 4 cũng cho thấy 4 chi đa dạng nhất chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số chi toàn hệ, và số loài đạt được chiếm tỷ lệ 32,14% tổng số loài của hệ.
- Đặc biệt chi Cissus và chi Chirita đa dạng nhất với lần lượt 4 và 3 loài chiếm tổng 8,33%..
- Kết quả khảo sát thu được 84 loài thuộc thân thảo và dây leo trong khu vực nghiên cứu, có 62 loài thân thảo chiếm 73,81%.
- cây dây leo chiếm 26,19%.
- Số lượng và tỷ lệ cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT Dạng sống Thân thảo Dây leo Tổng số loài thu được.
- Tỷ lệ.
- Số lượng loài*100/Tổng số loài thu được..
- Nhóm cây thân thảo chiếm ưu thế và phát triển tốt, nhất là khu vực đường mòn và trảng cỏ, dưới tán rừng bán rụng lá chủ yếu tập trung ở các họ Asteraceae, Araceae, Poaceae, Zingiberaceae.
- Nhóm thứ 2 là dây leo với 22 loài chiếm 26,19%.
- Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc.
- Tùy mỗi loài cây mà bộ phận sử dụng làm thuốc có thể khác nhau: có cây chỉ sử dụng được một bộ phận, có cây dùng được hai hay nhiều bộ phận hoặc toàn bộ cây.
- Điều này phụ thuộc vào các hợp chất hóa học có tác dụng trong điều trị các bệnh khác nhau của cây thuốc.
- 9], sự đa dạng về bộ phận sử dụng được thể hiện ở bảng 6..
- Đa dạng cây thuốc theo bộ phận sử dụng tại NCT.
- TT Bộ phận dùng làm thuốc Số lượng loài Tỷ lệ.
- Tổng số loài khảo sát 84 100.
- Kết quả bảng 6 cho thấy, bộ phận dùng là thân, lá, hoa, quả có tới 55 loài chiếm 65,48% số loài được khảo sát.
- Dựa theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi Võ Văn Chi đã thống kê được 12 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc khảo sát tại NCT.
- Trong đó 5 nhóm bệnh có số loài chữa bệnh trên 10 loài.
- Nhóm bệnh tiêu hóa, gan cao nhất 31 loài (36,9%) trên tổng số 84 loài khảo sát.
- nhóm bệnh ngoài da.
- Đa dạng các nhóm công dụng của cây thuốc chữa bệnh tại NCT TT Nhóm công dụng của cây thuốc Số lượng loài Tỷ lệ.
- TT Nhóm công dụng của cây thuốc Số lượng loài Tỷ lệ.
- Theo thống kê tại bảng 7 thấy rằng, nếu cộng tổng số loài chữa bệnh sẽ là 128 loài so với 84 loài khảo sát được.
- Có sự chênh lệch con số này vì có một số loài đồng thời chữa được từ 2 nhóm bệnh trở lên, nhưng cũng có những loài chỉ chữa được một nhóm bệnh..
- Sự biến động cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT theo theo sinh cảnh và theo mùa.
- Sinh cảnh sống của cây thuốc thân leo và thân thảo được chia làm 2 sinh cảnh là đường mòn, trảng cỏ và rừng (bảng 8)..
- Phân bố cây thuốc thân thảo và dây leo theo sinh cảnh ở NCT TT Sinh cảnh sống Số lượng loài Tỷ lệ.
- Một số loài như Sâm lông (Cyclea barbata Miers.),Ruột gà có khớp (Borreria articularis (L.f.) F.
- Các loài cây thuốc mọc trong rừng tự nhiên thường đóng vai trò quan trọng trong các bài thuốc dân gian và là đối tượng cần quan tâm bảo tồn..
- Nghiên cứu sự biến động cây thuốc theo mùa tại NCT thấy có 40 loài gặp vào mùa mưa, có 44 loài gặp cả 2 mùa (bảng 9)..
- Phân bố cây thuốc theo mùa ở NCT.
- TT Mùa phân bố Số lượng loài Tỷ lệ.
- Số lượng loài*100/Tổng số loài thu được.
- Mùa khô gặp các loài dây leo có rễ củ sâu như củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burk.
- Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas Merr.).Mùa mưa các cây gặp vào mùa khô tiếp tục phát triển, đồng thờigặp các cây thân thảo thuộc họ Cúc, họ Nho, họ Rau đắng đất, họ Vòi voi, họ Bầu bí, họ Thầu dầu, họ Tai voi, họ Lúa, họ Cà phê..
- Bước đầu đã xác định được 84 loài thân thảo và dây leo thuộc 65 chi và 34 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Mộc lan (Magnoliophyta) và Dương xỉ (Polypodiophyta) có tác dụng làm thuốc tại NCT.
- Trong đó, Ngành Mộc lan chiếm 98,81% số loài, 98,46% số chi và 97,06% số họ cây thuốc điều tra.
- Hai lớp trong ngành Mộc lan có sự phân hóa mạnh: 87,95% số loài.
- Tỷ lệ loài giữa lớp Mộc lan và lớp Hành là 4,5;.
- Ghi nhận 62 loài thân thảo, 22 loài dây leo dùng làm thuốc.
- Ba nhóm bộ phận của cây dùng làm thuốc là toàn cây, thân lá hoa quả.
- Các loài cây thuốc tại đây có khả năng chữa trị 12 nhóm bệnh khác nhau.
- Có 42,86% cây thuốc mọc ở trong rừng, 57,14% mọc ở trảng cỏ, đường mòn.
- Có sự biến động tài nguyên cây thuốc theo mùa, có 40 loài chiếm 47,42% chỉ mọc vào mùa mưa, có 44 loài chiếm 52,38% mọc cả mùa khô và mùa mưa..
- Đỗ Huy Bích và cs., Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I-II,Nxb..
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb.
- Nguyễn Nghĩa Thìn, Thực vật có hoa, Nxb.
- Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb.
- Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam,(Bộ mới), tập I, II,Nxb.
- Keywords: Cây dược liệu, thân thảo, dây leo, biến động theo mùa, đa dạng thành phần loài, Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt