« Home « Kết quả tìm kiếm

Căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại bệnh viện tỉnh Xiêng - Khoảng, Lào, năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- Tạp chí nghiên cứu Y học, 113 (4)..
- Tạp chí nghiên cứu y học, 123 (7)..
- CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH XIÊNG - KHOẢNG, LÀO, NĂM 2020.
- Mục tiêu: Mô tả thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện tỉnh Xiêng-Khoảng, Lào, năm 2020.
- Phương pháp:.
- nghiên cứu cắt ngang.
- Kết quả: Theo mô hình Karasek, những người tham gia nghiên cứu làm công việc chủ động chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,6%, tiếp đến là nhóm làm công việc thoải mái chiếm 26,7%, nhóm cảm nhận công việc của họ căng thẳng (áp lực tâm lý cao và quyền quyết định thấp) chiếm 14,3% và nhóm đối tượng nghiên cứu phải làm công việc thụ động chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,5%.
- Kết luận: Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế là 14,3%..
- Với tỷ lệ căng thẳng trên thì điều cần thiết lúc này là Ban lãnh đạo bệnh viện cần có những biện pháp can thiệp thích hợp để góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế..
- Từ khóa: Căng thẳng nghề nghiệp, JCQ-V Danh mục viết tắt: NVYT – Nhân viên y tế.
- YTCC, Đại học Y Hà Nội Chịu trách nhiệm chính: Oulyna Phannavong Email: [email protected].
- Căng thẳng hay stress nghề nghiệp là các phản ứng có hại về tâm sinh lý xảy ra khi yêu cầu về công việc không phù hợp với năng lực, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động [1]..
- Stress nghề nghiệp có thể dẫn tới tình trạng suy giảm sức khỏe, thậm trí gây nên thương tích hay tai nạn lao động.
- Theo nghiên cứu của Shams và El-Masry (2013), tỉ lệ căng thẳng nghề nghiệp trên đối tượng nhân viên y tế (NVYT) chuyên ngành gây mê hồi sức là 69,4% [2].
- Tình trạng quá tải và việc phải mang trọng trách lớn với các vấn đề liên quan đến sinh tử của người bệnh trong quá trình làm việc là những nguyên nhân căn bản dẫn đến căng thẳng trong công việc của NVYT, đặc biệt là những bác sỹ phải trực tiếp đưa ra quyết định [3].
- Tại Lào hiện nay việc nghiên cứu tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của NVYT còn hạn chế.
- Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu với mục tiêu “Mô tả thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện tỉnh Xiêng-Khoảng, Lào, năm 2020”..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu:.
- NVYT đang làm việc tại bệnh viện tỉnh Xiêng-Khoảng, Lào..
- Tiêu chuẩn lựa chọn: NVYT gồm các bác sĩ, điều đưỡng đang làm việc tại các khoa lâm sàng và khoa cận lâm sàng, có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên tại thời điểm lấy số liệu nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- các bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa phòng lâm sàng, cận lâm sàng của Bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng, Lào trong khoảng thời gian nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
- Thực tế đã phỏng vấn được 161 bác sĩ, điều dưỡng tại các khoa lâm sàng trong tổng số 198 NVYT của các khoa lâm sàng..
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021 trong đó thời gian thu thập số liệu tại thực địa là từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020..
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Xiêng- Khoảng, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào..
- Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.
- Công cụ thu thập số liệu: sử dụng bộ câu hỏi JCQ-V để đánh giá tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của NLĐ theo mô hình Karasek..
- Gồm 22 câu hỏi và đánh giá trên 3 khía cạnh: áp lực tâm lý, quyền quyết định và sự ủng hộ trong công việc..
- Xử lý số liệu: Số liệu được nhập, xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel 2016 và MedCalc để xác định tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ được thực hiện sau khi được hội đồng chấm đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội chấp thuận thông qua vào tháng 07 năm 2020.
- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng đều được giữ bí mật..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Bảng 1: Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu.
- (n) Tỷ lệ.
- Tình trạng nhân hôn.
- đẳng/Đại học 114 70,8 Sau đại học 24 14,9.
- Trong 161 đối tượng nghiên cứu, số nhân viên nữ gấp khoảng 4 lần số nam (130 nữ so với 31 nam).
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 37,5 tuổi, thấp nhất là 27 tuổi, cao nhất là 60 tuổi.
- Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là dưới 40 tuổi (71,4.
- Về tôn giáo, tất cả các đối tượng đều theo tôn giáo, trong đó Phật giáo chiếm tỉ lệ lớn nhất (85,1.
- Về tình trạng hôn nhân, phần lớn đối tượng đã kết hôn, chiếm 92,5%.
- Về trình độ học vấn, phần lớn đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học (70,8.
- Có 14,9% đối tượng có trình độ sau đại học..
- Bảng 2: Quyền quyết định của bác sĩ và điều dưỡng trong công việc.
- Quyền quyết định n Bác sĩ % Điều dưỡng n % n Tổng % p.
- Về quyền quyết định (tự đưa ra quyết định, được sáng tạo trong công việc, nâng cao kỹ năng), 88,9% nhóm bác sĩ có quyền quyết định cao trong công việc, tỉ lệ này ở nhóm điều dưỡng là 84,5%..
- Sự khác biệt về tỷ lệ này giữa bác sĩ và điều dưỡng chưa có ý nghĩa thống kê với p<0,05..
- Bảng 3: Thực trạng về yêu cầu tâm lý trong công việc của bác sĩ và điều dưỡng Yêu cầu tâm lý.
- trong công việc N Bác sĩ % Điều dưỡng n % n Tổng % p.
- Về yêu cầu tâm lý trong công việc, 73,3% nhóm bác sĩ thấy các yêu cầu tâm lý mà công việc của mình đặt ra là cao (yêu cầu làm việc nhanh, khối lượng công việc nhiều), cao hơn tỉ lệ này ở nhóm điều dưỡng là 62,9%.
- Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ này giữa bác sĩ và điều dưỡng chưa có ý nghĩa thống kê với p<0,05..
- Bảng 4: Thực trạng về sự hỗ trợ từ người hướng dẫn và đồng nghiệp trong công việc của bác sĩ và điều dưỡng.
- Sự hỗ trợ n Bác sĩ % Điều dưỡng n % N Tổng % P.
- Về sự hỗ trợ từ người hướng dẫn và đồng nghiệp, 100% nhóm bác sĩ có sự hỗ trợ cao, còn ở nhóm điều dưỡng là 95,7%.
- Sự khác biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ này chưa có ý nghĩa thống kê với p<0,05..
- Biểu đồ 1: Tình trạng căng thẳng trong công việc theo mô hình Karasek Dựa vào thang đo JCQ, phân loại được 4 tình trạng căng thẳng công việc ở 161 đối tượng tham gia, bao gồm: công việc áp lực cao (ngưỡng xác định có căng thẳng nghề nghiệp), công việc thụ động, công việc chủ động, công việc thoải mái.
- Trong đó tỉ lệ có căng thẳng nghề nghiệp chiếm 14,3%, đa phần đối tượng có tình trạng công việc chủ động (51,6%)..
- Sau khi tiến hành điều tra 161 đối tượng bằng bộ công cụ có sử dụng thang đo JCQ, dựa trên mô hình căng thẳng nghề nghiệp của Karasek bằng cách cộng tổng điểm của từng thang đo trong 22 câu hỏi của bộ câu hỏi, chúng tôi đã phân loại được 4 tình trạng căng thẳng công việc bao gồm: công việc áp lực cao (ngưỡng xác định có căng thẳng nghề nghiệp), công việc thụ động, công việc chủ động, công việc thoải mái.
- Trong đó tỉ lệ có căng thẳng nghề nghiệp chiếm 14,3% (áp lực tâm lý cao và quyền quyết định thấp), đa phần đối tượng có tình trạng công việc chủ động (áp lực tâm lý cao, quyền quyết định cao, chiếm 51,6.
- công việc thoải mái (quyền quyết định cao, áp lực tâm lý thấp, 26,7%) và 7,5% là công việc thụ động (áp lực tâm lý thấp, quyền quyết định thấp).
- hỏi mức độ chủ động cao, có tính quyết định cao về chuyên môn trong các hoạt động nghề nghiệp của NVYT, đồng thời công việc ít nhàm chán và đơn điệu hơn nên công việc cũng sẽ chủ động và thoải mái hơn.
- So sánh với kết quả nghiên cứu khác, có đến 60,2% đối tượng được làm công việc chủ động.
- 31,6% đối tượng được làm công việc thoải mái.
- 6,4% đối tượng cảm nhận là công việc áp lực cao và chỉ 1,8% cảm nhận công việc thụ động [4].
- Như vậy, kết quả trong nghiên cứu cho thấy tỉ lệ có căng thẳng nghề nghiệp là 14,3%, tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Minh Khuê và Hoàng Thị Giang năm 2011 tại Hải Phòng cũng sử dụng thang đo JCQ .
- Tỉ lệ này thấp hơn của Nguyễn Văn Tuyên năm 2015 tại Bệnh viện đa khoa Bình Định thấp hơn của Đặng Kim Oanh năm 2017 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội [7].
- Sự khác biệt này có thể là do đối tượng nghiên cứu khác nhau..
- Nghiên cứu của chúng tôi chọn toàn bộ đối tượng bác sĩ, điều dưỡng lâm sàng trong bệnh viện, trong khi đó nghiên cứu Nguyễn Văn Tuyên, Đặng Kim Oanh chỉ chọn đối tượng là điều dưỡng mà bỏ qua các đối tượng còn lại, cỡ mẫu lớn (483).
- Do tính chất công việc, điều dưỡng có thể có nguy cơ mắc căng thẳng nghề nghiệp cao hơn các đối tượng khác..
- Công cụ đo lường căng thẳng của hai tác giả này là DASS21.
- Công cụ DASS21 sử dụng 7 câu hỏi, tập trung định hướng sàng lọc để tìm ra các trường hợp bị căng thẳng về tâm lý nói chung, có thể liên quan đến công việc hoặc không.
- Còn công cụ JCQ là công cụ khai thác sâu vào đặc tính, tính chất công việc (áp lực tâm lý, quyền quyết đinh, sự ủng hộ tại nơi làm việc), sử dụng nhiều câu hỏi hơn (22 câu) nhằm đánh giá tình.
- 207 trạng căng thẳng tại nơi làm việc, mô hình đánh.
- giá đưa ra kết quả về tình trạng căng thẳng sẽ chặt chẽ hơn và có thể đưa ra tỉ lệ thấp hơn.
- Tỷ lệ NLĐ làm việc chủ động là 51,6%, tiếp đến là nhóm làm công việc thoải mái chiếm 26,7%, nhóm cảm nhận công việc của họ căng thẳng (áp lực tâm lý cao và quyền quyết định thấp) chiếm 14,3%, nhóm NLĐ làm công việc thụ động chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,5%.
- Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của NVYT tại bệnh viện tỉnh Xiêng – Khoảng, Lào là 14,3%.
- Thực tế này đòi hỏi Ban lãnh đạo bệnh viện cần có những biện pháp tiến hành sàng lọc, phát hiện sớm những NVYT có biểu hiện của cẳng thẳng để điều trị sớm và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội..
- Căng thẳng nghề nghiệp ở Nhân viên y tế tại Bệnh viện Phong - Da Liễu Trung ương, Quy hòa năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội..
- Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng của Điều dưỡng viên lâm sàng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
- Hà Nội, Đại học Y tế Công Cộng..
- Thực trạng stress nghề nghiệp ở nhân viên điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội..
- ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ CÁC TÁC NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI.
- Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ và tác nhân thường gây ngộ độc cấp ở trẻ em tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai.
- Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 200 bệnh nhân ngộ độc cấp dưới 18 tuổi điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 7/2014 đến 6/2015.
- Kết quả:.
- Tỉ lệ nam/nữ là 1,1..
- Ngộ độc do không cố ý là 52,5% (chủ yếu do tai nạn, ngộ độc thực phẩm).
- Ngộ độc do cố ý là 47% (chủ yếu tự tử), bị đầu độc 0,5%.
- Ngộ độc do cố ý ở trẻ nữ nhiều hơn nam (p<0,05).
- Đường ngộ độc chủ yếu là qua đường tiêu hóa (71.
- đến viện sớm trong vòng 6 giờ sau khi bị ngộ độc (63,5.
- Tác nhân chính gây ngộ độc cấp là: hóa chất (40%, chủ yếu là hóa chất bảo vệ thực vật).
- Kết luận: Hoàn cảnh và các tác nhân gây ngộ độc cấp ở trẻ em rất đa dạng và phức tạp.
- 1 Trung Tâm Chống Độc- Bệnh viện Bạch Mai.
- 2 Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai Chịu trách nhiệm chính: Đặng Thị Xuân Email: [email protected] Ngày nhận bài: 18.2.2021.
- nhân và cách phòng tránh ngộ độc ở trẻ em..
- Từ khóa: ngộ độc cấp, trẻ em, trung tâm chống độc

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt