« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi


Tóm tắt Xem thử

- và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
- Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho.
- Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước.Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của mỗi gia đình.Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ..
- Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sựphát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều gìnênlàm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huốngtrong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ."Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quantrọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ..
- Là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thứcđược tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối với sự pháttriển của trẻ, tôi đãsuy nghĩ sẽ lồng ghép các nội dung giáodục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động như thế nào để đạt hiệuquả cao nhất..
- Tuy nhiên trên thực tế nơi tôi đang giảng dạy, phần lớn phụ huynh trên địa bàn làm nghề buôn bán, một số khác là công nhân, một số phụ huynh chưa chú ý, chưa hiểu biết và chưa quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống, giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng cho trẻ, nên hầu hết trẻ chưa có vốn kiến thức về kỹ năng XH.
- Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn vàthực hiệnđề tài:“Một số biện pháp tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”,xin trao đổi với các bạn đồng nghiệp..
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”..
- Sự tự tin tôn trọng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp thân thiện, sự quan tâm, chia sẻ… nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
- rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Kỹ năng tự phục vụ..
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử..
- Kỹ năng nhận thức về bản thân..
- Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc..
- Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã cùng phối kết hợp giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để giúp các con phát triển 1 cách tốt nhất, nhưng tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ chính các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, ít gần gũi với con cái, trẻ chịu ảnh hưởng quá nhiều từ các thiết bị điện tử như máy tính, ipad, điện thoại hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến tình cảm và kỹ năng của trẻ.
- Đa số giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ, chủ yếu dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ giáo viên còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể, chưa có bộ môn riêng biệt.
- Với tình hình như vậy, là giáo viên Mầm non tôi mạnh dạn đề xuất ra một số biện pháp tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi văn minh phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.Trong quá trình thực hiện các biện pháp, tôi đã thấy có những thuận lợi và khó khan như sau:.
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được đi thăm quan dã ngoại để mở rộng vốn kiến thức và tầm hiểu biết cho trẻ, đồng thời giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế cho việc phát triển kỹ năng xã hội..
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ trung, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, tích cực, chủ động cập nhật phương pháp, hình thức mới qua tập huấn, Internet…để áp dụng có chọn lọc vào việc rèn thực hành các kĩ năng cho trẻ..
- Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các tình huống trẻ xử lý, hạn chế nhiều về phương pháp, chưa có kinh nghiệm lồng ghép giáo dụctình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động..
- Về cơ sở vật chất: Đồ dùng cho trẻ thực hành kỹ năngchưa được nhiều cho trẻ sử dụng thường xuyên, nhanh gãy hỏng..
- Nhiều trẻ chưa qua lứa tuổi nhà trẻ, trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi hiện tại..
- Chưa có nhiều tài liệu sách báo riêng về giáo dụcphát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo..
- Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục phát triển tình cảm cho trẻ cũng như yêu cầu của việc dạy tình cảmkỹ năng xã hội cho trẻ, vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định nề nếp, tôi tiến hành khảo sát học sinh để nắm bắt khả năng nhận thức về các mặt phát triển của trẻ trong lớp mình..
- 1 Kỹ năng tự phục vụ .
- 2 Kỹ năng giao tiếpứng xử .
- 3 Kỹ năng nhận thức về bản thân .
- 4 Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc.
- 1.Biện pháp 1:Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờ đón và trả trẻ..
- Khi nhiều bạn cùng đến một lúc con biết xếp hàng chờ đến lượt mình chứ không tranh giành chỗ.(Hình 1b).Tôi muốn tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, bạn nào đã thực hiện tốt, cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra khen thưởng.
- huống, nhận biết các hành vi đúng sai, tốt xấu, quan sát và đưa ra nhận xét, từ đó khắc sâu hơn những tình cảm, kĩ năng cho trẻ.
- Ví dụ 1: Khi cho trẻ quan sát video "Một bạn nhỏ cáu giậnkhi không được bố mẹ mua cho đồ chơi, đến lớp bạn nhỏ vùng vằng đấm bạn khác trong lớp".
- Qua những tình huống hàng ngày, tôi giáo dục trẻ biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, xin lỗi khi mình hành động sai và nhắc nhở trẻ hãy chơi đoàn kết với nhau trong cùng một nhóm cùng một tập thể, tạo sự vui vẻ hòa đồng với nhau, từ đó mình sẽ có thêm nhiều bạn, nhiều niềm vui hơn.Việc rèn luyện kỹ năng cần thiết cho trẻ cần thường xuyên và liên tục.Tuy nhiên tôi thường sắp xếp trọng tâm rèn từng kỹ năng cụ thể cho trẻ trong vài tháng để tập trung hơn.Với kỹ năng giao tiếp ứng xử, tôi tập trung rèn trẻ vào tháng 10 và 11, để trẻ có những cơ sở vững chắc hơn trong suốt năm học.
- Sau đó tháng 12 tôi tập trung rèn trẻ kỹ năng nhận thức về bản thân, thể hiện tình cảm cảm xúc..
- Tháng 1 tôi tập trung rèn trẻ kỹ năng hợp tác, những hành vi quy tắc ứng xử..
- Biện pháp 2: Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động học..
- Mỗi chủ đề sự kiện có thể khai thác các nội dung giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội khác nhau và mỗi một lĩnh vực phát triển có ưu thế riêng đối với việc giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ..
- Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động làm quen văn học..
- Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai, giúp trẻ dễ hiểu nên tôi muốn việc áp dụng giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng dựa trên các câu chuyện, bài thơ.
- Trẻ lớp tôi nhận ra được những cung bậc cảm xúc trong câu chuyện, mỗi trẻ biết tự thể hiện cách yêu thương bố mẹ như thế nào, biết thể hiện nét mặt vui tươi của bạn Thỏ hay nét mặt buồn ngủ của bạn thỏ.Tạo dựng nhân cách tốt đẹp cho trẻ.
- Ví dụ 3: Qua câu chuyện: “Chú vịt xám”, tôi giáo dục cho trẻ kĩ năng xã hội, đó là: Khi được bố mẹ đưa đi chơi công viên, đến các siêu thị hoặc những nơi đông người, con phải luôn đi sát cạnh bố mẹ, không được tự ý chạy đi chơi lung tung để khỏi bị đi lạc.
- Qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ: Nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ trả lời.Côđưa ra kết luận, nếu con bịđi lạc thì hãy bình tĩnh không quấy khóc mà đứng yên ởđó, chờ bố mẹ đến đón, hoặc nhờ chú bảo vệ gầnđó gọiđiện gọi loa tìm bố mẹ giúp con.Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại con...Các cô cũng dựng lại 1 số tình huống để trẻ có được sự bất ngờ và xử lý một cách tự nhiên.
- Và tôi nhận thấy, các câu chuyện mà tôi đã sưu tầm và thiết kế đã giúp cho trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin hơn và có những hiểu biết nhiều hơn về các kỹ năng cơ bản cần có..
- Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động khám phá:.
- Ví dụ 3: Qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình, tôi cho trẻ tìm hiểu và quan sát một số những vật dụng nguy hiểm như ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng, bát canh nóng… Tôi giúp trẻ hiểu được sự nguy hiểm của các vật dụng đó, biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.Tôi sẽ lồng vào hoạt động khám phá để dạy trẻ.
- Tôi cho trẻ kể tên về những đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem tranh về những đồ dùng đó, hỏi trẻ xem những đồ dùng này các con có được sử dụng không? Vì sao?Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc hỏi trẻ những câu hỏi như vậy sau đó cô giáo dục trẻ không được lại gần, không được sử dụng những đồ dùng đó thì trẻ sẽ rất mau quên.
- Chính vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ trên lý thuyết, sau khi trẻ được khám phá về đồ dùng gia đình tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trên màn hình các trò chơi: “Loại bỏ những đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ”, hay trò chơi “Hãy gạch chéo vào đồ dùng mà bé không được sử dụng”… Hoặc cho trẻ trải nghiệm độ nóng lạnh qua các thí nghiệm như bốc hơi nóng hay bốc hơi lạnh, nước lạnh.
- *Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động học âm nhạc:.
- Ngoài ra tôi cũng rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tế của trẻ.
- Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non không chỉ mang lại cho trẻ những cảm xúc âm nhạc mà thông qua đó còn giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng sống tốt đẹp..
- *Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động học tạo hình:.
- Cũng là để rèn cho trẻ biếtgiữ gìn và bảo vệ đồ dùng cá nhân, giữ sách vở sạch đẹp, lật mở đóng vở đúng cách, không vẽ tẩy xóa vở, không vẽ bậy ra ghế ra bàn, giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình, của bạn, mong muốn tạo ra những sản phẩm đẹp để tặng cô, tặng ông, bà, bố, mẹ…thể hiện tình cảm yêu thương của mình dành cho mọi người qua các sản phẩm tạo hình đó.
- Ví dụ: Khi cho trẻ làm ô tô, trẻ được tìm hiểu khám phá về chiếc ô tô, đặc điểm, công dụng.
- Để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức những hoạt động này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý tưởng sống cao đẹp trong tương lai..
- Biện pháp 3: Lồng ghépgiáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ trong các giờhoạt động ngoài trời..
- Để làm được điều này, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm, trò chơi dân gian, trò chơi vận động: kéo co, rồng rắn lên mây, chèo thuyền, bắt cua bỏ giỏ…các trò chơi có luật tiếp sức để trẻ thể hiện rõ tinh thần đồng đội giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ..
- Ví dụ 1: Khi cho trẻ quan sát một số loại cây cảnh, cây hoa, cây ăn quả tôi trò chuyện để trẻ biết ích lợi của cây xanh, các loại quả đối với con người.
- Ví dụ 2: Quan sát một số con vật nuôi tôi cho trẻ tập cho gà ăn, từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng sống yêu thương chăm sóc bảo vệ các con vật..
- Ví dụ 4: Khi cho trẻ lao động nhổ cỏ tưới cây, quan sát và trò chuyện về cây xanh, cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ về ích lợi của việc làm đó, hình thành ở trẻ lòng tự hào khi được góp công sức của mình giúp cho môi trường xanh - Sạch - đẹp.
- Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: Làm thế nào để sân trường sạch đẹp? (Nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác), hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh ở nhà, ở nơi công cộng.Tôi cho trẻ đi thăm vườn rau của lớp.
- Khi cho trẻ chơi ngoài trời tôi luôn nhắc trẻ khi chơi trên sân trường không được chạy đùa, xô đẩy bạn vào đồ chơi sẽ bị ngã chảy máu.
- Hoạt động ngoài trời cũng là một hoạt động mà tôi thấy có thể lồng ghép tích hợp nhiều kỹ năng xã hội cần thiết, hỗ trợ cho trẻ lớp tôi tiến bộ lên từng ngày, xây dựng nhiều tình cảm và có nhiều kĩ năng xã hội tốt..
- Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động góc..
- Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát triển mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ, hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội.Trẻ chơi nhiều loại trò chơi, mỗi trò chơi có ưu thế riêng đối với việc giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ..
- Khi cho trẻ chơi trò chơi: “Bán hàng”, trẻ vào vai người bán hàng, khi thấy có khách đến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùng ngôn ngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phải về giá cả các mặt hàng như thế nào?Giáo dục.
- Trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức rõ ràng do cô đặt ra nên là phương tiện hữu hiệu để cung cấp kiến thức, hình thành tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ..
- Ví dụ 2: Lớp tôi đưa những bộ giáo cụ Montessori vào quá trình hoạt động của trẻ, mỗi bộ giáo cụ có những đặc tính riêng rèn cho trẻ nề nếp, tính kiên trì, cẩn thận, tính kỉ luật cao.
- Ví dụ 3: Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm, biết phối hợp phân công công việc khi chơi, mỗi bạn 1 việc để xây dựng công viên xanh có đua quay cầu trượt, có khu vườn cây, có khu ghế ngồi, có các cột đèn… Ảnh minh họa hình 4b..
- Góc STEAM mà tôi đưa vào cho trẻ hoạt động cũng giúp trẻ tiến bộ hơn rất nhiều.
- Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận tiện cho việc dạy và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
- Việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thường thể hiện rõ nhất ở giờ hoạt động góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở góc chơi phân vai trẻ được chơi đóng vai các nhận vật như: vai bố, mẹ, con người bán hàng, cô cấp dưỡng…mà những vai đó cần thể hiện bằng lời nói..
- Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề.Trẻ mầm non học bằng chơi – chơi mà học, đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường.
- Biện pháp 5: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh..
- Trong hoạt động ăn, kỹ năng tự phục vụ được rèn luyện, được giáo dục thường xuyên hàng ngày.Các hoạt động tôi tổ chức cho trẻ như trực nhật, kê bàn ăn cùng cô, dọn dẹp lớp trước và sau khi ăn.
- Hoạt động ngủ, vệ sinh: Tôi tổ chức các hoạt động như cho trẻ cùng chuẩn bị giường, chăn gối, xếp hàng đi vệ sinh, xếp dép ngay ngắn… Hình 5b..
- Bên cạnh việc dạy trẻ các kỹ năng ở lớp, tôi thường xuyên chú trọng đến việc phối kết hợp với phụ huynh cùng dạy kỹ năng, tình cảm cho trẻ lớp mình.Cha mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt.Việc phối hợp với phụ huynh trong giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là vô cùng cần thiết.
- Tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội chính là việc: “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy trẻ cách thực hiện chúng”.Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán trẻ, lúc này cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi.
- hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ, tuyệt đối không nên làm thay cho trẻ.Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong gia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh kỹ năng xã hội phù hợp với trẻ 3 tuổi.Trẻ luôn bắt chước người lớn và bố mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất.
- Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ.Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơn giản, gần gũi hàng ngày mà dạy kỹ năng xã hội cho trẻ..
- Sau khi áp dụng "Một số biện pháp tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi".
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ..
- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình..
- Một số phụ huynh trước đây không hài lòng khi cô giáo giao cho trẻ làm nhũng việc vừa sức và một số kỹ năng tự phục vụ, nay họ đã nhận thức được vấn đề và đã rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đến lớp..
- Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng xã hội cần thiết phù hợp với độ tuổi.
- 1 Kỹ năng tự phục vụ.
- 2 Kỹ năng giao tiếp ứng xử.
- 3 Kỹ năng nhận thức về bản thân.
- Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc.
- Sau một thời gian nghiên cứu tìm ra: "Một số biện pháp tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi", tôi thấy rằng: Trẻ em được giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội tốt thì sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, giúp trẻ có khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống dễ dàng hơn.
- Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống..
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy, để giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo bé, giáo viên phải xác định được mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành tình cảm, các kĩ năng xã hội cho trẻ ở mọi hoạt động..
- Giáo viên cần phải là người có kĩ năng xã hội tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo..
- Phối kết hợp cùng với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục trẻ, để phụ huynh trực tiếp dạykỹ năng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, kịp thời điều chỉnh cách giáo dục trẻ sao cho phù hợp và hiệu quả..
- 1/ Đối với Phòng GD: Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đến giáo viên..
- Nhà trường tổ chức các hoạt động kiến tập theo chuyên đề: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ..
- 3/Đối với phụ huynh: Cần phối hợp tốt, trao đổi thường xuyên với giáo viên trong lớp để cùng giáo dục và dạy các kỹ năng xã hội cho trẻ được tốt hơn..
- 4/ Đối với bản thân: Cần tự hỏi, trao đổi với các bạn đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu nhiều hơn nữa để có thêm kinh nghiệm giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt