« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi khuyết tật ngôn ngữ


Tóm tắt Xem thử

- Biện pháp 1: Cô gây thiện cảm đối với trẻ khuyết tật.
- Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ khuyết tật.
- Biện pháp 3: Giúp trẻ khuyết tật hoà nhập thông qua các môn học.
- Biện pháp 4: Giúp trẻ khuyết tật biểu đạt ngôn ngữ của mình thông qua các hoạt động.
- Biện pháp 5: Dạy trẻ khuyết tật tự phục vụ mình.
- Biện pháp 6: Rèn ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật mọi lúc mọi nơi...13.
- Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ và đồng nghiệp cùng chăm sóc trẻ khuyết tật.
- Một trong rất nhiều nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non đó là giáo dục hành vi văn hóa và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non..
- Tình trạng trẻ sinh ra bị tự kỷ và khó khăn về ngôn ngữ cũng không nhỏ, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như của toàn xã hội.
- Chính vì thế, việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần được quan tâm.
- Giáo dục hòa nhập sẽ giúp trẻ bị khuyết tật được can thiệp sớm, được giáo dục trong môi trường giáo dục bình thường khắc phục khả năng phát triển kém, giúp trẻ có cơ hội hòa nhập với xã hội,với cộng đồng.
- Do vậy trường mầm non là chiếc nôi giúp trẻ khuyết tật phát triển tiến bộ hàng ngày, tạo cho trẻ có sự tự tin hòa nhập với cộng đồng, với toàn xã hội..
- Năm nay tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi), hiện lớp tôi có 1 cháu là cháu Nguyễn Hải Phong bị khuyết tật “Tự kỷ, ngôn ngữ kém” cháu sinh năm 2014.
- Vì thế tôi đã luôn trăn trở và chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ”.
- Với mong muốn can thiệp sớm góp phần khắc phục những khó khăn về ngôn ngữ cho trẻ..
- Chậm ngôn ngữ là một rối loạn giao tiếp, dẫn đến trẻ hạn chế trong giao tiếp, trò chuyện, thường nhắc lại hay nói theo một thứ tự nhất định, ít sáng tạo dẫn tới nguy cơ không hòa nhập được trong xã hội, gây ra các hệ quả về hành vi và tương tác xã hội cho trẻ trong những năm sau này..
- Vì thế phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học, nhằm cung cấp, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng phát âm, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, củng cố và tích cực hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp của mình..
- Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động, giúp đỡ khắc phục bớt những khó khăn cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ..
- Để đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục, phải chú ý đến nhu cầu hứng thú của trẻ, theo Bruner: “Bất cứ điều gì cũng có thể dạy cho trẻ miễn là điều đó trẻ muốn học, khuyến khích phát triển tính tò mò, khám phá của trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý, tư duy, khám phá và giải quyết vần đề”..
- Hiểu rõ hứng thú của trẻ cũng như ích lợi của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là trẻ chậm ngôn ngữ trong công tác giảng dạy ở trường Mầm non, áp dụng một cách sáng tạo và thành công..
- như cháu: Anh Minh, viêt Anh, trong đó đặc biệt là cháu Nguyễn Hải Phong rơi vào tình trang chậm phát triển ngôn ngữ..
- Từ những thực trạng trên, để thực hiện tốt việc phát triển vốn từ cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau đây:.
- Chính vì vậy tôi đã tạo cho trẻ những hứng thú vui thích và mong muốn được đến trường học.
- Để thực hiện tốt việc phát triển vốn từ cho trẻ chậm phát triển ngôn.
- Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ khuyết tật.
- Năm nay tôi mới dạy lớp có trẻ khuyết tật nên việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn..
- và hoà nhập cùng các bạn..
- gia đình cháu Nguyễn Hải Phong không thừa nhận cháu là “Tự kỷ và chậm phát triển ngôn ngữ” mà cho là có tính di truyền từ ông nội nên không quan tâm đến việc trao đổi, tìm hiểu các biện pháp để rèn luyện khắc phục cho con những khuyết điểm về ngôn ngữ..
- Để từ đó tôi lập kế hoạch hình thành các biệp pháp phù hợp cho việc rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ chậm ngôn ngữ tại nhóm lớp của mình phụ trách.
- Và tôi đã xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân riêng cho trẻ để đánh giá năm mặt phát triển của trẻ: Thể chất vận động - khả năng ngôn ngữ và giao tiếp - khả năng nhận thức - khả năng tự phục vụ - khả năng tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
- Hằng tuần tôi lập kế hoạch để dạy cho trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện.
- Biện pháp 1: Cô gây thiện cảm đối với trẻ khuyết tật..
- Khi dạy trẻ tôi thường gần gũi trẻ, cho trẻ ngồi gần mình để dễ quan sát và chăm sóc cháu hơn.
- Tạo cho trẻ niềm tin đối với cô giáo..
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ nên cháu rất hay quên.
- Đối với các bài thơ khi dạy trẻ tôi thường dạy rất chậm và giảng giải từng câu ngắn trong bài thơ để trẻ hiểu.Với những từ khó tôi giảng giải và cho trẻ đọc nhiều lần nhấn mạnh theo cô.
- Đối với môn kể chuyện thì giờ hoạt động chiều tôi thường cho trẻ xem sách có tranh ảnh kèm theo để đọc cho trẻ nghe.
- Kể cho trẻ nghe nhiều lần.
- Sau đó tôi cho trẻ chỉ từng nhân vật và kể chuyện cùng cô để trẻ biết tên nhân vật trong các câu truyện..
- Ví dụ: Câu truyện “Trái tim của khỉ” ngoài việc chỉ tranh và nói tên của nhân vật tôi còn cho trẻ nói về tính cách nhân vật.
- Do vậy tôi luôn chú ý đến trẻ: Lúc đầu tôi bắt tay cho trẻ vẽ sau đó tôi chỉ cho trẻ con nên vẽ gì vẽ như thế nào? Con sẽ tô màu cho bức tranh như thế nào?.
- Cô hướng dẫn cách tô cho trẻ cách cầm bút sao cho đúng.
- Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ khuyết tật..
- Kế hoạch giáo dục cá nhân riêng cho trẻ đánh giá năm mặt phát triển của trẻ: Phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ..
- Để trẻ có thể hoà nhập với các bạn trong lớp và hứng thú hơn tôi đã lập kế hoạch:.
- Nếu trẻ chưa biết cô làm mẫu cho trẻ 1- 2 lần.
- Môn tìm hiểu “Môi trường xung quanh” tôi cho trẻ quan sát trực tiếp sự vật đó Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về các loại hoa.
- Tôi cho trẻ xem các loại hoa quen thuộc như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền thật để cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ sờ vào các cánh hoa xem cánh hoa như thế nào? Cho trẻ ngửi xem hương thơm của hoa ra sao? Cho trẻ cầm từng cành hoa xem đặc điểm của từng bông hoa như thế nào..
- Hoặc cho trẻ tìm hiểu một số con vật sống dưới nước.
- Tôi cho trẻ quan sát con cá bơi trong bể nước.
- Cho trẻ tìm hiểu về các loại quả, tôi cho trẻ xem quả dưa hấu, quả xoài, đu đủ … thật để trẻ quan sát, cho trẻ nếm mùi, vị của quả đó hoặc cho trẻ quan sát con chó, con mèo tôi cũng đem các con vật thật cho trẻ xem để trẻ được sờ bộ lông, nghe tiếng kêu thật của các con vật đó để giúp trẻ hiểu rõ hơn và nói được một số đặc điểm của con vật đó..
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ vì thế cháu rất hay quên nên rất khó cho tôi trong việc dạy trẻ.
- Nếu trong bài thơ có những từ khó tôi giảng giải cho trẻ hiểu và đọc lại nhiều lần, nhấn mạnh để trẻ nhấn mạnh đọc theo cô..
- Ngoài ra mỗi ngày tôi dành 15 phút để dạy riêng cho trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng trẻ..
- Đối với môn kể chuyện ngoài việc kể cho trẻ nghe cùng các bạn trong lớp, giờ hoạt động chiều tôi lấy sách tranh truyện (có ảnh) ra để đọc cho trẻ nghe.
- Kể cho trẻ nghe nhiều lần, cho trẻ chỉ vào truyện để trẻ biết tên của các nhân vật trong câu chuyện..
- Câu chuyện “Chiếc cầu mới” ở lần kể thứ 3 tôi cho trẻ xem hình ảnh có các nhân vật động phối hợp với lời kể.
- Từ đó tôi khai thác và thường xuyên cho trẻ nghe kể chuyện bằng các hình ảnh động hay những con rối chúng tôi tự tạo kết hợp với lời thoại của nhân vật.
- Tôi thấy trẻ có chiều hướng phát triển tốt cả về ngôn ngữ lẫn hành động..
- Tôi cho trẻ hát 1 mình thì thấy trẻ không những không hát mà còn cúi gằm mặt hoặc quay đi.
- Sau đó tôi mời tổ cuối cùng có trẻ khuyết tật hát thì thấy cháu cùng hát với các bạn những khi không thuộc cháu dừng lại và quan sát bạn bên cạnh.
- Qua đó có biện pháp đúng kích thích ngôn ngữ cho trẻ.
- Biện pháp 4: Giúp trẻ khuyết tật biểu đạt ngôn ngữ của mình thông qua các hoạt động..
- Tôi dắt cháu đi từng góc chơi, giải thích cho trẻ hiểu các bạn đang làm gì.
- Qua đó tôi thấy kích thích ngôn ngữ cho trẻ ngày càng phong phú hơn.
- Tôi thử cho trẻ chơi từng góc chơi một cùng với các bạn xem phản ứng của trẻ như thế nào?.
- Giải thích cho trẻ hiểu các bạn của mình đang làm gì.
- Sau đó tôi cho trẻ nặn các con vật.
- Tôi cho trẻ cùng làm và thấy trẻ bắt đầu hứng thú.
- Vì vậy thường hay quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn theo sát trẻ ở mọi hoạt động, cầm tay trẻ cho trẻ tập vẽ, chỉ dẫn trẻ cách tô màu.
- Tôi thấy cháu đã hứng thú và bắt đầu hòa cùng các bạn..
- Giờ hoạt động chiều: Tôi cho các bạn ôn lại một số bài thơ.
- Tôi kết hợp cho trẻ đọc cùng các bạn và mời cá nhân trẻ khuyết tật lên đọc.
- Những lúc như vậy tôi thuờng đến bên trẻ hỏi trẻ: Con đang làm gì vậy? Bạn ấy lấy hạt của con à? Khi hỏi trẻ trò chuyện với trẻ tôi thường nắm tay trẻ, mỉm cười với trẻ tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, tin tưởng cô..
- Biện pháp 5: Dạy trẻ khuyết tật tự phục vụ mình..
- Cô cần rèn luyện cho trẻ thường xuyên để trẻ không quên và làm tốt..
- Biện pháp 6: Rèn ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật mọi lúc mọi nơi..
- Cháu Phong bị khuyết tật chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém.
- Cho trẻ vào nề nếp thực hiện những yêu cầu đơn giản phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ.
- Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ và đồng nghiệp cùng chăm sóc trẻ khuyết tật..
- Ví dụ: Cô làm mẫu cho trẻ xem- thơ: “Đi nắng”.
- Khi hỏi trẻ, trò chuyện với trẻ tôi thường mỉm cười và nhìn thẳng vào trẻ tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin tưởng khi nói với cô điều mà trẻ thể hiện..
- Qua công tác chăm sóc và dạy dỗ cháu Hải Phong là một trẻ khuyết tật “Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân như sau:.
- Trẻ khuyết tật rất cần tình cảm chính vì vậy mà trẻ rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người.
- Từ việc thực hiện những phương pháp giúp trẻ khuyết tật hứng thú tích cực hơn trong mọi hoạt động là vô cùng quan trọng.
- Hình thức dạy trẻ với nhiều phương pháp đa dạng và phong phú giúp trẻ phát triển các mặt trí tuệ và ngôn ngữ..
- Từ thực tế tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ khuyết tật..
- Cho trẻ hoạt động cùng các bạn để trẻ mạnh dạn tự tin..
- Không nên gò ép trẻ quá mức mà tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi ngồi học.
- Dạy trẻ từng bước một không nên áp đặt cho trẻ không nên hối thúc trẻ quá mức tạo áp lực cho trẻ.
- Việc rèn cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tăng vốn từ và khả năng diễn đạt tốt về ngôn ngữ.
- đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dành cho trẻ khuyết tật chậm phát triển ngôn ngữ..
- Bên cạnh đó nhà trường có thể tổ chức các buổi toạ đàm giữa các chuyên gia tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật bẩm sinh châm phát triển cho toàn bộ tập thể giáo viên, phụ huynh để qua đó người lớn cùng kết hợp có biện pháp rèn luyện phát triển vốn từ cho trẻ chậm phát triển nói chung..
- Giáo viên cần kết hợp tốt với gia đình để giáo dục và rèn cho trẻ phát âm, diễn đạt ngôn ngữ để đạt hiệu quả tốt nhất..
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo tài liệu, sách báo, trang web để có thêm kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và biết vận dụng vào hoạt động thực tiễn..
- Qua đây, tôi rất mong được cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt nâng cao chất lượng của việc giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4- 5 tuổi nói riêng..
- Hình ảnh một số góc chơi của trẻ khuyết tật cùng các bạn.
- Trẻ khuyết tật nặn, vẽ cùng các bạn và cô giáo.
- Cô và trẻ khuyết tật múa hát Cô giáo cùng trẻ trò chuyện về hoa

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt