« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo


Tóm tắt Xem thử

- Biện pháp2: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo.
- Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ kể truyện sáng tạo.
- Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể , những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu.
- Đó là sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
- Cho nên phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non..
- Khi cho trẻ làm quen với văn học, trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, thấy được.
- Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy.
- trẻ kể truyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất..
- Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo” để nghiên cứu và xin được chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp.
- Tôi tin rằng thông qua việc dạy trẻ kể truyện sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú, biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ một cách nhanh nhất.
- Qua đó còn tạo cho trẻ phát triển năng lực, tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp..
- Sự phát triển ngôn ngữ xuất phát từ mục đích giao tiếp, nhận thức.
- Sự sáng tạo của trẻ thể hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống, nổi bật nhất là kể truyện, tạo hình, âm nhạc, trò chơi.
- Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người.
- Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo.
- Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương ứng, lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan.
- Khi kể truyện, khả năng sáng tạo của trẻ thể hiện qua việc kết hợp nhiều chi tiết từ, những câu chuyện khác nhau đã nghe để kể thành câu chuyện của trẻ.
- Để kể lại câu chuyện đã nghe, trẻ không kể theo nguyên tắc mà tự mình sáng tạo thành một câu chuyện riêng.
- Do đó khuyến khích trẻ tập kể truyện cũng là kích thích sáng tạo cho trẻ..
- Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực, tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp.
- Khi trẻ kể truyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú.
- Đây là một thuận lợi lớn để tôi có thể rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo.
- Đặc biệt với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả và có khả năng làm các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho môn học rất phong phú đa dạng mang tính thẩm mỹ cao, thu hút và gây hứng thú được trẻ..
- Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn không ít những khó khăn mà khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo ” tôi còn gặp phải đó là:.
- Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ..
- Kỹ năng kể truyện sáng tạo của trẻ còn hạn chế.
- Có xây dựng tốt kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần mới giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động, có kế hoạch, có biện pháp tác động đến trẻ bằng các đề tài cụ thể đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ..
- Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo .
- Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh .
- Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới..
- Môi trường là chiếc nôi để nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo cho trẻ.
- Chính vì vậy, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao.
- Trước khi cho trẻ đóng kịch tôi phải chuyển thể câu chuyện theo đúng nội dung, nhưng chuyển thành các mẩu đối thoại giữa các nhân vật và đọc cho trẻ nghe vài lần để trẻ nắm được nội dung câu chuyện và chính cô là người dẫn dắt câu chuyện khi trẻ đóng kịch cô cho trẻ được sáng tạo ngôn ngữ câu chuyện thành ngôn ngữ của trẻ thể hiện vai mình đóng.
- Tôi đã kể cho trẻ nghe các câu truyện để trẻ làm quen với tác phẩm văn học và nắm được câu chuyện.
- Đồng thời phân tích cho trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua giọng kể, điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ của các nhân vật khác nhau:.
- Bên cạnh đó, tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện.
- Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ..
- Ảnh sân khấu rối tự tạo cho trẻ hoạt động.
- Dạy trẻ lựa chọn và gộp các nhân vật để sáng tạo ra một câu chuyện mới:.
- Hướng dẫn trẻ kể truyện sáng tạo bao gồm các bước cơ bản sau:.
- Bước 1: Giới thiệu cho trẻ nhân vật cô đã chọn là những nhân vật nào?.
- Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng rối kể 1 lần..
- Cô gợi mở ý tưởng cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo..
- Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân.
- Cô cho trẻ đánh giá và nhận xét câu chuyện của bạn kể.
- Sau đây là một số câu chuyện của trẻ khi thực hiện kể chuyện sáng tạo với chủ đề “ Động vật, Thực vật.
- Kể truyện sáng tạo chỉ sử dụng ngôn ngữ:.
- Kể truyện sáng tạo có sử dụng kết hợp với các con rối:.
- Ảnh bé kể truyện sáng tạo.
- Cho trẻ kể chuyện nối tiếp chuyện của cô.
- Ví dụ: Đồ dùng chuẩn bị của cô là các con vật bằng rối dẹt và l bảng dính sau đó cô dính con thỏ lên bảng và kể ngày xửa ngày xưa trong một khu rừng kia có một chú thỏ đang đi tìm cỏ để ăn thì gặp Dê dang gặm cỏ, Thỏ liền hỏi: Tớ có thể đứng ăn cùng bạn được không?...Sau đó cô cho trẻ sáng tạo câu nói bằng cách đặt câu hỏi: Nhìn thấy Thỏ, Dê đã nói như thế nào? Cô lần lượt gắn các con vật tiếp.
- theo và hỏi trẻ giúp trẻ sáng tạo ra các mẩu đối thoại khác nhau sau đó cô tổng hợp lại câu chuyện theo trình tự sáng tạo của trẻ..
- Cho trẻ sưu tầm các loại đồ chơi và chọn loại đồ chơi mà trẻ thích.
- *Tôi còn cùng trẻ sáng tạo ra rất nhiều chuyện tranh bằng chính sản phẩm của học sinh vẽ sau những giờ học tạo hình, văn học cho trẻ cắt thành những bộ phận rời sau đó dùng bút chép chuyện sáng tạo theo ý cô chữ xen kẽ tranh vẽ hình con vật cắt dời của cô và trẻ những từ nào trong chuyện có thể dùng tranh rời của trẻ được thì cô tận dụng tối đa dán vào tranh theo trình câu chuyện cô nghĩ ra khi tranh đã xong cô kể mẫu cho trẻ nghe một lần khi kể chuyện cô lưu ý nét mặt , giọng nói, ngữ điệu, chữ nghĩa chứa đựng trong các từ, các câu nói dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình tiếp theo cô gọi trẻ lần lượt lên kể theo sự sáng tạo của mình.
- Kể truyện sáng tạo sử dụng tranh, ảnh:.
- Tôi còn sử dụng rất hiệu quả tranh họa báo, tạp chí muốn sử dụng các loại báo, tạp chí hiệu quả tôi phải lựa chọn hững tranh có nội dung phong phú màu sắc đẹp phù hợp với nhận thức của trẻ ,lần lượt cho trẻ xem tranh sau đó yêu cầu trẻ miêu tả những chi tiết trong tranh..
- Ảnh trẻ kể truyện sáng tạo.
- Khi vẽ tôi đã phải nghĩ sẽ vẽ như thế nào để giúp trẻ có thể sáng tạo được nhiều cách kể khác nhau mà vẫn có nội dung liên hoàn giúp trẻ dễ kể.
- Cho trẻ kể chuyện theo tranh trang trí ở góc.
- Lồng ghép các hoạt động khác nhằm phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ giúp trẻ giàu vốn từ để kể chuyện sáng tạo..
- Ví dụ: Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem,và những nhạc điệu lời ca rất phù hợp với tâm sinh lý trẻ mẫu giáo đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo nhỡ những câu hát đã đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ thoải mái dần dần hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực vì thế tôi cho trẻ hát thuộc tất cả các bài hát nói về các con vật: “Đố bạn” “Con cò”, “Một con vịt”, “Rửa mặt như mèo”, “Trời nắng trời mưa”…giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Không những thế, sau khi trẻ hát xong bài “Rửa mặt như mèo”, tôi cho trẻ dàm thoại về tiếng kêu, đặc điểm con mèo, thức ăn của mèo, mèo có tài gì.
- Trong giờ học khám phá tôi đã cố gắng hết sức để mở rộng vốn từ cho trẻ một cách tối đa nhưng vừa sức với trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Không những mở rộng vốn từ cho trẻ mà còn dạy trẻ biết cách giao tiếp với nhau , có sự giao lưu với nhau, quan tâm đến nhau đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của trẻ ở lứa tuổi này Ví dụ: Khám phá bé là ai?.
- Tôi cho trẻ đặt các câu hỏi.
- Sau mỗi chủ đề tôi cho trẻ quan sát tranh ảnh, báo chí mà trẻ đã sưu tầm trong chủ đề, cho trẻ cùng đàm thoại về những nội dung đó cho trẻ kể lần lượt từng tranh,.
- Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn..
- Trò chơi đóng vai trò rất quan trọng trong các giờ kể chuyện sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ lúc vào bài, củng cố tiết học và thay đổi không khí trong lớp học..
- Tôi thường tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi động, có liên quan đến các nhân vật trong câu chuyện trẻ kể ví dụ: Cáo và thỏ, mèo và chim sẻ, trời nắng trời mưa….và thông qua trò chơi còn giúp trẻ hiểu biết thêm về thế giới xung giúp vốn từ của trẻ thêm phong phú.
- Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.Vào các giờ buổi chiều cô cũng có thể trò chuyện cùng cá nhân trẻ trẻ có thể kể lại một sự việc theo trình tự thời gian những câu hỏi như: Hôm nay ở lớp con được học những gì? Con ăn cơm với món gì? Hôm nay ở lớp có bạn nào nghỉ? Hôm nay ở lớp con thích nhất điều gì? Tại sao lại thích? Có điều gì làm con buồn không? Tại sao lại buồn? Sau những câu hỏi của cô giúp trẻ buộc phải nhớ lại trình tự các sự việc và biết cách trả lời theo suy nghĩ của mình và diễn đạt lưu loát và trong quá trình giao tiếp với trẻ cô luôn hướng dẫn uốn ắn hành vi của trẻ bằng lời nói , nét mặt, nụ cười khiến trẻ có thể nhận ra hành vi của mình đúng hay sai dần dần hình thành được những thói quen tốt và học những cách ứng sử đúng đắn, và đại đa số trẻ có nhu cầu chủ động giao tiếp với những người xung quanh đặc biệt của cô giáo, trẻ ham học hỏi, thích tìm hiểu xã hội và tự nhiên hay đặt câu hỏi như: Như thế nào? Làm bằng gì? Bao giờ? Tại sao?.
- ngày tết, ngày 20 tháng 11 năm nào tôi cũng hướng dẫn các cháu làm bưu thiếp để tặng ông, bà, bố, mẹ, anh chị, bạn sau đó hỏi trẻ: Con sẽ nói gì khi tặng quà người lớn? Con sẽ chúc như thế nào? Cô trò chuyện kết hợp cho trẻ xem tranh cho trẻ kể chuyện theo nội dung tranh.
- Cuối tuần vào các buổi chiều cô cho trẻ được làm việc với nhau theo tổ các cháu sẽ được nhận xét về bạn về bản thân có gì được tuyên dương và những gì chưa được cần phải sửa trong tuần tiếp theo.
- Như chúng ta đã biết, sự giáo dục cho trẻ phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường vì môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường.
- Cho nên, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một khâu không thể thiếu để giúp trẻ phát huy khả năng kể truyện sáng tạo.
- Phụ huynh là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tạo vốn từ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ..
- Để có được sự ủng hộ của phụ huynh, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.
- Và giúp cho chúng tôi những giáo viên ở lớp hiểu kĩ và đánh giá chính xác hơn khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, sáng tạo của từng cá nhân trẻ.
- Vào những giờ đón – trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh về quá trình học tập, vui chơi của con trong ngày và trao đổi về những câu chuyện trẻ đã kể lại theo ngôn ngữ riêng của trẻ cho các bậc phụ huynh nghe, để phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác.
- Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng..
- Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ..
- Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn qua hoạt động kể chuyện.
- Trước tiên để gây sự tập trung chú ý cho trẻ hứng thú và thích được tham gia kể chuyện cùng cô và bạn, thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng cho tốt.
- Như vậy sẽ giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, rõ ràng mạch lạc hơn vốn từ của trẻ càng thêm phong phú hơn khi tham gia vào hoạt động kể chuyện, đóng kịch cùng bạn..
- Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở lớp tôi đa số trẻ đã kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình mà không cần sự gợi ý của cô.
- sáng tạo.
- Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo).
- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học, chủ đề được nhà trường đánh giá cao và khen ngợi là lớp có môi trường lớp học tốt..
- Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại rối phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo..
- Tôi đã sưu tầm rất nhiều tranh ảnh theo từng chủ điểm cho trẻ kể chuyện Phụ huynh nhận thức ra được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Qua quá trình áp dụng Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo nêu trên tôi nhận thấy đến nay 94% trẻ lớp tôi đã phát âm rõ ràng mạch lạc..
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đòi hỏi cô giáo phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao..
- Luôn bồi dưỡng, chau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ.
- Luyện cho trẻ nói mạch lạc thông việc cho trẻ tập kể truyện sáng tạo là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ.
- Việc rèn cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề quan trọng, nên mỗi giáo viên không chỉ rèn luyện tốt cho trẻ qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang trí thức thắp sáng thế hệ mầm non, phấn đấu tất cả vì trẻ thơ thân yêu..
- Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua kể chuyện sáng tạo thì giáo viên phgải biết sử dụng đa dạng các phương pháp dạy trẻ : Dạy trẻ bằng tranh, đồ dùng, làm sách….
- Luôn sáng tạo trong việc trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động Cần phải có kinh nghiệm và nắm vững về tâm sinh lí của trẻ theo lứa tuổi Chịu khó sưu tầm, học hỏi, nâng cao về trình độ chuyên môn và kiến thức..
- Nhất là tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong chương trình đổi mới hiện nay.
- Để góp phần nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ , tôi xin có một số ý kiến đề xuất kính mong lãnh đạo cấp trên xem xét, giúp đỡ tôi..
- Ban giám hiệu nhà trường đầu tư mua sắm cho các lớp những quyển thơ, truyện dành cho lứa tuổi mầm non để giáo viên có thể lựa chọn các tác phẩm phù hợp trong quá trình rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ..
- Trên đây là Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt