« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 3- 4 TUỔI.
- Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non.
- Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
- Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, kiêu căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách..
- Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triến nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ..
- Giúp trẻ sống tự tin, kích thích tính tò mò, ham học hỏi, có kĩ năng giao tiếp tốt và biết cách tự bảo vệ bản thân để giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, bên cạnh đó còn giúp giáo viên nhận thức sâu sắc, giúp phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng sống cho trẻ.
- Trong đó việc dạy cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản để giúp trẻ rèn luyện bản thân ngay từ nhỏ là một việc không thể thiếu trong mọi môi trường nhất là đối với trường mầm non Thịnh Liệt..
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm hay không nên làm.
- Theo các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo nền tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ.
- Các bé được học kỹ năng từ sớm đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống..
- Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
- Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau.
- Tại Việt Nam thì việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vào các năm gần đây..
- Trẻ cần phải được trang bị những kỹ năng để sống chung và ứng phó, xử lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày.
- Vậy một số “Kỹ năng sống”.
- cần thiết đối với trẻ 3-4 tuổi đó là: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự tin, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ sống hợp tác, kỹ năng giao tiếp ứng xử , để đưa vào dạy trẻ với mục đích nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa.
- Là giáo viên mầm non nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo bé, tôi nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lớp tôi có hiệu quả..
- Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 3-4 tuổi việc dạy trẻ những kĩ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm.
- Vì vậy dạy trẻ những kĩ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực.
- Trên thực tế nhiều trẻ trong lớp mà tôi đang giảng dạy chưa có nhiều vốn kiến thức về kĩ năng sống vì phần lớn phụ huynh lớp tôi là lao động chân tay và làm nghề tự do, một số khác thì công nhân, một số phụ huynh chưa chú ý, một số phụ huynh còn nuông chiều con, thường hay làm thay cho trẻ, còn một số phụ huynh chưa hiểu biết và chưa quan tâm đến việc dạy kĩ năng sống cho trẻ.
- Trong những năm gần đây trường tôi cũng chưa có những sáng kiến về các kĩ năng sống để tôi học tập..
- Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra trong tôi.
- Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết ".
- Trong quá trình thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:.
- Trường lớp quy mô đạt chuẩn, phòng nhóm gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho trẻ..
- 1.Kỹ năng tự phục vụ .
- 2.Kỹ năng tự bảo vệ .
- 3.Kỹ năng hợp tác .
- 4.Kỹ năng giao tiếp- ứng xử .
- 5.Kỹ năng tự tin .
- Qua khảo sát, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn, xây dựng một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ..
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ..
- Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã bám sát vào kế hoạch giáo dục kĩ năng sống của nhà trường để lên kế hoạch lựa chọn các kỹ năng sống phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng nhận thức của trẻ.
- Khi lập kế hoạch tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo lứa tuổi, những kỹ năng sống trẻ chưa có hoặc chưa thành thạo ở lứa tuổi trước, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp mình phụ trách..
- Bước 1: Xác định các kỹ năng sống cần thiết của trẻ.
- Bước 2: Xác định thời gian giáo dục kỹ năng giáo dục cho từng kỹ năng sống..
- Bước 3: Lựa chọn những phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp với trẻ..
- Bước 4: Xác định các điều kiện thực hiện kỹ năng sống cho trẻ..
- Bước 5: Xác định những hoạt động phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ..
- Bước 6: Đưa các kỹ năng sống vào trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
- Với kế hoạch xây dựng cụ thể như trên tôi đã lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ vào các hoạt động giáo dục hàng ngày một cách hiệu quả.
- 100% trẻ lớp tôi đều được hướng dẫn những kỹ năng sống cần thiết.
- Trẻ có thể tiếp thu được từ những kỹ năng đơn giản rồi đến những kỹ năng khó hơn..
- Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động hàng ngày..
- Thông qua các hoạt động khác của trẻ tôi khéo léo lông ghép tích hợp nhưng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách phù hợp nhằm mang lại những hiệu quả tốt nhất..
- Tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ như biết lễ phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn hoặc tôi lồng ghé kĩ năng tự phục vụ bản thân và chấp hành quy định của lớp như tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định..
- Khi trẻ dược chải nghiệm những kỹ năng sống thông qua các hoạt động hàng ngày đã giúp trẻ dần dần hình thành những thói quen sống, những đức tính cần thiết để xử lỹ các tình huống trẻ gặp trong cuộc sống..
- Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung, những kỹ năng cơ bản phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình..
- Giúp trẻ của lớp tôi có thể tiếp thu được tất cả những kiến thức về những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể tự tin, mạnh dạn hơn.
- Biết sử lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, dần tạo cho trẻ những đức tính cần thiết của một người có nhân cách, đạo đức, có ích cho xã hội..
- Dạy trẻ biết cách tự phục vụ, chăm sóc: Dạy cho trẻ biết các kĩ năng tự phục vụ thì trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tụ phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập cho trẻ, trẻ có trách nhiệm sống hơn với chính mình..
- Đầu năm, trẻ lớp tôi còn rất nhiều trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân như:.
- Là một giáo viên điều đầu tiên là tôi cần tập cho trẻ những kỹ năng nhỏ nhất giúp trẻ biết cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho chính mình.
- Thời gian trẻ ở trường là đa phần cho nên trẻ cần phải học cách chăm sóc bản thân mình và ai sẽ là người dạy trẻ những kỹ năng đó, không ai khác ngoài cô giáo của trẻ và để trẻ có được kỹ năng đó thì chúng ta phải thường xuyên cho trẻ thực hiện..
- Trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ bao gồm những công việc mà trẻ phải tự làm như: trẻ phải biết tự mình rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rèn cho trẻ biết tự rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng đúng quy trình, phải biết xúc cơm như thế nào cho đúng, biết lấy khăn lau miệng, biết xúc miệng nước muối…Đây là công việc trẻ phải tự làm chứ không thể nhờ ai làm hộ mình được và đó là kỹ năng không thể thiếu trong mỗi trẻ vì nó còn giúp trẻ hình thành hành vi và thói quen tốt cho trẻ sau này..
- Hàng ngày, nhất là vào mùa đông, trẻ lớp tôi thường mặc nhiều áo đi lớp, trước khi đi ngủ trẻ phải cởi bớt áo ra, trẻ thường để quần áo lộn xộn dẫn đến việc giáo viên chúng tôi mất nhiều thời gian để gấp quần áo cho trẻ.
- Chính vì vậy vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi đã dạy trẻ kỹ năng gấp quần, áo, cách cởi áo, mặc áo.
- Để dạy trẻ có hiệu quả, ở góc kỹ năng tôi đã làm một số bộ sách về kỹ năng cho trẻ được tập luyện: Tập cài cúc áo, cởi cúc áo, mặc áo, kéo khóa, gấp áo, gấp quần…để từ đó trẻ có thể ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả..
- Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
- Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm..
- Chính vì vậy nên việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua những câu chuyện, qua hoạt động học, qua tranh ảnh, video…Để việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra trong cuốc sống hàng ngày đối với trẻ để lồng ghép vào các thời điểm trong ngày cho thích hợp.
- Tôi dạy cho trẻ những kĩ năng cơ bản cần thiết để bảo vệ bản thân mình khi thoát ra khỏi đám cháy một cách an toàn như hô hoán cho mọi người cùng biết, lấy khăn ẩm bịt mũi miệng….
- Từ đó tôi sẽ dạy trẻ các kĩ năng sử lý tình huống khi bị bắt cóc như: hét to cầu cứu, bám dính hoặc bám chặt vào các đồ vật, quay cánh tay, đập đạp vào kẻ bắt cóc Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thật sự cần thiết dạy cho con trẻ, xã hội đang phát triển đồng nghĩa với với những tện nạn xã hội một nhiều, trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là trang bị cho trẻ những hành trang để trẻ có thể sống an toàn, lành mạnh hơn..
- Tạo sự tự tin cho trẻ khi tham gia hoạt động:.
- Do đó tự tin là một trong những yếu kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần từng bước xây dựng cho trẻ từ khi còn nhỏ tuổi.
- trẻ tự tin sẽ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành công hơn trong cuộc sống..
- Nắm bắt được tâm lý này cho nên tôi luôn tôn trọng trẻ, khích lệ trẻ để tạo thêm sự tự tin cho trẻ nhưng bên cạnh đó tôi không quá tán dương trẻ để dẫn đến việc trẻ kiêu ngạo.
- Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ:.
- Dạy trẻ mầm non kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết nhưng ta cần xác định được sẽ dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp nào cho trẻ.
- Hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ không phải là tôi dạy trẻ nói nhiều mà dạy trẻ cách giao tiếp và ứng xử như thế nào cho đúng..
- Môi trường giao tiếp mà luôn an toàn, thân thiện thì sẽ tạo cho trẻ sự yên tâm, hưng phấn khi tham gia vào các hoạt động.
- Với những trẻ nhút nhát, trẻ ít tham gia vào các hoạt động thì tôi thường xuyên gọi trẻ trả lời trong các hoạt động và cho trẻ nhập vào các nhóm chơi như: bán hàng, nấu ăn, xây dựng vì các nhóm chơi này yêu cầu trẻ phải giao tiếp nhiều hơn..
- Kỹ năng hợp tác với các bạn trong nhóm của trẻ được phát triển qua nhiều hoạt động như:.
- Khi trẻ tham gia chơi góc âm nhạc, tôi chuẩn bị cho nhóm trẻ đó một số dụng cụ âm nhạc cần thiết như: Xắc xô, trống nhỏ, phách tre… Việc còn lại tôi cho trẻ tự thiết lập một ban nhạc theo ý trẻ và trong ban nhạc đó sẽ tự bầu ra một ban nhạc trưởng.
- Vì vậy để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức những hoạt động này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý tưởng sống cao đẹp trong tương lai..
- Sau khi lựa chọn những nội dung, những kỹ năng cơ bản phù hợp với khả năng của trẻ lớp tôi.
- Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả sau..
- Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày, trong cuộc sống của trẻ..
- Trẻ được rèn luyện về kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, chung sống hoà bình..
- Trẻ đi học đều hơn, tỉ lệ chuyên cần cao và ít gặp khó khăn khi đến lớp, trẻ có kỹ năng trực nhật, giúp cô kê bàn ăn, xếp khay ăn, chia thìa, kê ghế, phơi khăn…..
- Kỹ năng tự.
- 2.Kỹ năng tự.
- 3.Kỹ năng hợp.
- 4.Kỹ năng giao.
- Có thêm nhiều kinh nghiệm, củng cố và mở rộng thêm về kiến thức sư phạm đặc biệt là về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng cho trẻ.
- Có sự thay đổi nhìn nhận về việc giáo dục kỹ năng sống học của con em mình , nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong sinh hoạt và nhu cầu của cuộc sống hiện nay .
- Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo, quan sát, ghi nhớ có chủ định mà còn giúp trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp….Còn là những kinh nghiệm bổ ích đối với cuộc sống thực tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ, giúp trẻ có một hành trang vững vàng một tâm thế tự tin để bước vào cuộc sống.
- Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống thật cẩn thận trước khi dạy trẻ,giáo viên cần đưa ra những nội dung kĩ năng cơ bản cụ thể để dạy trẻ..
- Kỹ năng sống cần được lồng ghép thông qua các hoạt động học và các hoạt động khác.
- Bên cạnh đó tuyên truyền tốt đến các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ.
- Trẻ em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
- Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống..
- Vì vậy trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có những kĩ năng sống cần thiết” với những biện pháp nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng trong việc dạy trẻ có.
- Đối với phòng giáo dục và đào tạo.
- Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày một tốt hơn..
- Cần trang bị thêm tài liệu về giáo dục kĩ năng sống để giáo viên nghiên cứu..
- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tạp trí giáo dục mầm non.
- Sách giáo dục mầm non mới - Sách báo, tranh ảnh.
- Sách giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ mầm non - Mạng Internet trang giáo dục mầm non.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt