intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến đưa ra những giải pháp tối ưu như: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ tài liệu giảng dạy; Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi hoạt động dạy; Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí

  1. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí MỤC LỤC TRANG PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng 2 1.1. Khảo sát thực trạng sự hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh 2 1.2.Nguyên nhân của thực trạng 3 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các giải pháp thực hiện 1.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ tài liệu giảng dạy 4 1.1.1.Nghiên cứu tài liệu giảng dạy để nắm được cấu trúc của môn 4 học 1.1.2.Nghiên cứu tài liệu giảng dạy để nắm được cấu trúc bài học 5 trong sách giáo khoa 1.2. Giải pháp 2: Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi hoạt động 5 dạy 1.3. Giải pháp 3: Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng 6 dạy 1.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, 8 lược đồ 1.4.1. Cung cấp cho học sinh các kiến thức liên quan đến bản đồ 8 1.4.2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bản đồ 9 1.5. Giải pháp 5: Giải nghĩa cho học sinh những từ ngữ khó hiểu 10 có trong bài học 1.6. Giải pháp 6: Cập nhật kịp thời các thông tin 12 1.7. Giải pháp 7: Sử dụng thơ ca, tục ngữ, ca dao trong dạy môn 12 Địa lí 2. Khái quát hóa các giải pháp 13 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được 14 2. Khuyến nghị 15 1/15
  2. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Chương trình dạy học lớp Bốn là chương trình tương đối khó trong bậc Tiểu học, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực, có hệ thống. Ngoài những môn học như năm lớp Ba, lớp Bốn có thêm ba môn là Lịch sử, Địa lí và Khoa học thay thế cho môn Tự nhiên và Xã hội. Trong đó, mônĐịa lí là một trong những môn học có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về thiên nhiên, cuộc sống, con người của các vùng miền trong đất nước Việt Nam. Nhưngthực tế hiện nay các em không tích cực học tập môn học này một cách say sưa và tự giác. Các em thường chú trọng vào hai môn học là Toán và Tiếng Việt nhiều hơn, do đó việc nắm bắt kiến thức về Địa lý còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, môn học cũng không nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh nên việc kèm cặp, hướng dẫn con em gần như là không có. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn chú trọng vào việc giáo dục để học sinh được phát triển toàn diện, để các em không xem nhẹ môn học nào. Điều quan trọng là người giáo viên cần biết khơi gợi sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Bởi đây là môn học thú vị, những kiến thức Địa lí là kiến thức thực tế. Học giỏi địa lí cũng có nghĩa là giỏi về nhiều kiến thức xã hội cần thiết ở ngoài đời sống vẫn thường gặp.Vậy làm thế nào để cho học sinh tiếp thu các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng một cách nhẹ nhàng, chủ động? Đây là một vấn đề trăn trở của bản thân tôi cũng như đồng nghiệp. Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí”. 2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 2.1. Thời gian nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài từ tháng 9/2019 và cho đến cuối tháng 2/2020. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí” được nghiên cứu và áp dụng với học sinh lớp 4A và lấy kết quả của học sinh lớp 4B - trường Tiểu học Dương Liễu Bđể so sánh, đối chứng. 3. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng: 1.1. Khảo sát thực trạng sự hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh: Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về sự yêu thích, hứng thú với môn Địa lí của học sinh lớp 4A (là lớp thực nghiệm) và 4B (là lớp đối chứng), kết quả như sau: 2/15
  3. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Học sinh rất yêu Học sinh yêu Học sinh không Lớp Sĩ thích môn học thích môn học yêu thích môn học Số SL TL SL TL SL TL 4A 38 5 13,1% 14 36,9% 19 50% 4B 35 3 8,5% 14 40% 18 51,5% 1.2.Nguyên nhân của thực trạng: Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy số học sinh không yêu thích môn học chiếm tỉ lệ còn khá cao. Qua thực tế giảng dạy và thăm dò học sinh, tôi nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản về phía học sinh như sau: - Môn Địa lí là môn học mới mẻ với học sinh lớp Bốn nên các em còn chưa kịp bắt nhịp. - Lần đầu tiên các em được làm việc nhiều với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để tìm hiểu nội dung của bài, kĩ năng chỉ bản đồ còn rất lúng túng. - Nhiều em thấy môn học chưa có gì cuốn hút nên học còn uể oải. - Một số học sinh nhận thức chưa cao nên việc tiếp thu bài còn chậm 3/15
  4. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Từ nguyên nhân thực trạng trên, để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học Địa lí và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp như sau: 1.Các giải pháp thực hiện: Môn Địa lí là một môn học mới đối với các em học sinh lớp 4. Tuy đây là môn học không khó nhưng để ngay từ đầu các em học sinh đã yêu thích và học tốt môn học, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số giải pháp sau: 1.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ tài liệu giảng dạy: Người giáo viên chủ nhiệm bậc Tiểu học được coi là ông thầy “ tổng thể” bởi không chỉ làm công tác chủ nhiệm lớp mà còn giảng dạy nhiều môn học. Tôi thiết nghĩ, để môn học nào cũng giảng dạy tốt, tiết dạy nào cũng đạt hiệu quả cao thì việc nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn rất quan trọng.Nghiên cứu tài liệu để nắm được phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu khác của môn học. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã tập trung nghiên cứu các loại sách liên quan đến giảng dạy môn Địa lí như Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách Thiết kế bài giảng Địa lí lớp 4, sách Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 – Tập 2 với mục đích để làm sao chất lượng giảng dạy môn Địa lí nói riêng và các môn khác nói chung đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.1.Nghiên cứu tài liệu giảng dạy để nắm được cấu trúccủa môn học: Nắm được cấu trúc của môn học giúp tôi có thể hình dung được mạch kiến thức mà môn Địa lí lớp 4 sẽ cung cấp cho học sinh, từ đó tôi sẽ có kế hoạch nghiên cứu về vùng miền sắp dạy được kĩ và sâu, tránh sự nghiên cứu dàn trải. Qua tìm hiểu chương trình Sách giáo khoa môn Địa lí 4, tôi thấy các bài học được sắp xếp theo địa hình từ cao xuống thấp.Cụ thể là chương trình được sắp xếp như sau: - Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền Đồng bằng- Vùng biển Việt Nam. Trong mỗi vùng miền trên, các em sẽ được tìm hiểu về các thành phố tiêu biểu của vùng miền đó. Ví dụ:Ở đồng bằng Duyên hải miền Trung có hai bài học giới thiệu về haithànhphố lớn đó là thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế. 4/15
  5. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí Như vậy theo cấu trúc nội dung chương trình như trên, để học sinh tiếp thu đầy đủ những kiến thức đó đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết sâu các kiến thức địa lí,phải biết vận dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học phù hợp,để phát huy khả năng sáng tạo,sự tìm tòi,suy nghĩ,tự chiếm lĩnh tri thức địa lí của học sinh trong quá trình học tập. 1.1.2.Nghiên cứu tài liệu giảng dạy để nắm được cấu trúc bài học trong sách giáo khoa: Việc nghiên cứu cấu trúc bài học trong sách giáo khoa nhằm mục đích giúp giáo viên bước đầu định hình ra tiến trình giảng dạy của mỗi bài học cũng như lựa chọn được phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhất. Qua nghiên cứu, tôi thấy mỗi bài học bao gồm ba phần: - Phần cung cấp kiến thức (thông tin), bằng kênh chữ, kênh hình:Khác với sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội các lớp 1,2,3, trong SGK Địa lí 4 kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức. Tuy nhiên, kênh hình vẫn đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ là sự minh họa cho kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. - Phần các câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động: + Câu hỏi hoặc hoạt động ở giữa bài nhằm gợi ý cho giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khai thác nội dung (thông tin), rèn luyện kĩ năng hoặc bồi dưỡng nhận thức. + Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến thức của học sinh sau mỗi bài. - Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung. 1.2. Giải pháp 2: Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi hoạt động dạy: Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong SGK và SGV thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo viên. Trong sách có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì ? Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn TNXH nói chung và Địa lí nói riêng là cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “tò mò”,thích khám phá. Vì vậy, trong qúa trình giảng dạy tôi luôn quan tâm đến việc chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tòi, yêu thích môn học hơn. Để làm được điều này, tôi đã tham khảo sách, tư liệu, tranh ảnh,…. liên quan đến nhiều môn chứ không riêng môn Địa lí. Cập nhật kiến thức thường xuyên như một thói quen thì lúc đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn. Tuy nhiên khi khắc sâu hay mở rộng kiến thức phải có 5/15
  6. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài đang dạy tránh sa đà đi quá mục tiêu bài. Ví dụ: - Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (trang 76 / Sách LS-ĐL lớp 4). Trong bài cho biết Để trồng lúa trên đất dốc, người dân xẻ sườn núi san thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang.Tức là học sinh chỉ biết người dân muốn trồng lúa trên đất dốc thì phải làm ruộng bậc thang và trồng lúa trên ruộng bậc thang. Trường hợp này giáo viên cần mở rộng để giúp các em hiểu“Vì sao phải làm ruộng bậc thang mà không làm như ruộng ở đồng bằng?”Chính vì địa hình ở đây dốc, nếu làm như ở đồng bằng thì khi tưới nước, nước sẽ chảy hết xuống thấp, lúa sẽ chết. Còn ruộng bậc thang do có từng bậc phẳng sẽ giữ lại nước cho cây. - Bài thành phố Đà Nẵng ( trang 147 /SGK LS-ĐL lớp 4 ). Trong sách cho biết Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, có một số hàng đưa đi các nơi khác như vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản ( đông lạnh, khô ). Nếu giáo viên chỉ dừng lại ở đó thì học sinh rất khó hình dung được Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp. Sau này khi học về một vùng, một miền nào đó cũng có những sản phẩm như thế các em sẽ cho đó là trung tâm công nghiệp. Muốn vậy, tôi đã giúp các em hiểu rằng tại Đà Nẵng có rất nhiều nhà máy chế biến thực phẩm, nhiều cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng,…và đưa thêm số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục là trung tâm công nghiệp hơn. 1.3.Giải pháp 3: Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: Giáo viên trường tôi có một điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đó chính là các phòng học đều được trang bị Tivi màn hình phẳng, sóng Wifi bao phủ toàn trường. Và tôi nhận thấy việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Địa lí lại càng cần thiết bởi vì môn Địa lí không cần nói quá nhiều về lý thuyết mà cần phải cho học sinh trải nghiệm qua các hiệu ứng của phần mềm dạy học, qua quan sát tranh ảnh, xem clip,… để tăng hiệu quả tiết học. Tất cả các tiết học Địa lí tôi đều soạn giảng trên phần mềm Powerpoint và sử dụng thêm một số phần mềm hỗ trợ khác như phần mềm cắt, nối âm thanh, phim ảnh như Free MP3 Cutter Joiner, Free MP3 Cutter ,…. Ví dụ 1: Khi dạy bài Đồng bằng Nam Bộ, giáo yêu cầu HS lên chỉ vị trí của Đồng bằng Nam Bộ trên lược đồ. Sau đó sẽ trình chiếu slide có hiệu ứng nhấp nháy khoanh vùng vị trí của đồng bằng Nam Bộ. Với hiệu ứng này sẽ giúp HS nhận biết rõ hơn về vị trí của đồng bằng Nam Bộ, đồng thời các em sẽ nhớ lâu hơn và thấy cuốn hút hơn. 6/15
  7. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí Slide có hiệu ứng nhấp nháy Tạo hiệu ứng để học sinh nhận biết sông Mê Công và 9 cửa sông của sông Mê Công. Ví dụ 2: Khi dạy bài Một số dân tộc ở Tây nguyên, giáo viên sẽ tìm kiếm trên mạng Internet một số hình ảnh hoặc clip để cho HS thấy người dân Tây Nguyên sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. 7/15
  8. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí Các hình ảnh trình chiếu trên slide 1.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ: Nói đến địa lý là nói đến bản đồ, lược đồ. Do đó, tôi rất coi trọng việc hướng dẫn, cung cấp cho các em những kiến thức có liên quan đến bản đồ cũng như cách sử dụng bản đồ. Làm tốt việc này sẽ giúp các em có được những kiến thức nhất định về cách sử dụng bản đồ, lược đồ; các em sẽ tự tin khi làm việc với bản đồ, lược đồ, từ đó hiệu quả tiết dạy được nâng cao. 1.4.1. Cung cấp cho học sinh các kiến thức liên quan đến bản đồ: Trước khi dạy các em cách sử dụng bản đồ, tôi giúp các em hiểu được một số yếu tố của bản đồ như tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ. Đặc biệt, khi dạy về phương hướng bản đồ, tôi thấy còn nhiều học sinh 8/15
  9. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí lúng túng trong việc xác định phương hướng.Do đó, tôi đã tìm ra cách dạy tuy đơn giản nhưng lại hiệu quả. Chẳng hạn:Khi dạy bài Làm quen với bản đồ, để HS dễ nhớ phương hướng, tôiđã cho cả lớp đứng lên, dang thẳng hai tay, bản đồ treo trước mặt và cho HS biết hướng bản đồ: phía trên là hướng bắc, phía dưới là hướng nam, về tay phải là hướng đông, về tay trái là hướng tây. Cho các em lặp lại nhiều lần: “Trên: bắc, dưới: nam, phải: đông, trái: tây”. Cuối cùng, tôi cho các em chơi trò chơi có tên “Đông, Tây, Nam, Bắc”. Chẳng hạn tôi hô “Tây” thì các em phải giơ tay trái và hô to ‘Trái”,….Trò chơi này tôi thường cho các em chơi trong phần khởi động tiết học môn Địa lí. 1.4.2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bản đồ: Bản đồ có rất nhiều loại. Mỗi loại bản đồ có những thông tin riêng. Để sử dụng được bản đồ, tôi đã hướng dẫn các em theo các bước sau: Bước 1: Đọc tên bản đồ Bước 2: Xem bảng chú giải Bước 3: Tìm đối tượng địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu Các bước được tiến hành như sau: *Đọc tên bản đồ:Trên thực tế, có giáo viên thường ít cho HS đọc tên bản đồ, lược đồ mà chỉ tập trung cho các em chú ý quan sát ngay đối tượng cần tìm hiểu. Thực sự, việc cho HS đọc tên bản đồ, lược đồ là việc rất quan trọng; nó chẳng những giúp các em xác định ngay trọng tâm nội dung của bản đồ, lược đồ (Bản đồ hành chính phân rõ tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn,… ) mà quan trọng hơn là còn giúp các em tự tìm đúng bản đồ, lược đồ để tra cứu trong thực tế khi cần thiết hay khi lên trung học. * Xem bảng chú giải:Sau khi đọc tên bản đồ, cho HS đọc chú giải để biết về các kí hiệu đỉnh núi, dãy núi, biên giới quốc gia,… Ví dụ : đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố,….. Cần phải chú trọng việc nắm các kí hiệu này, vì qua mỗi bài, các kí hiệu tăng. Đặc biệt là chú giải về màu sắc, cùng màu nhưng độ đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau như cho biết độ cao của vùng đất, độ sâu của biển,… ở từng nơi. Cứ mỗi một bài học địa lý liên quan đến bản đồ, lược đồ, tôi thường cho các em nhắc lại cách xem bản đồ, lược đồ. * Tìm đối tượng địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu: Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng.Do vậy,chỉ bản đồ, lược đồ cho đúng cách là kĩ năng địa lý mà tôi đã tập luyện cho HS rất nhiều. 9/15
  10. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí Chẳng hạn: - Chỉ vùng ( chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, …), tôi hướng dẫn các em phải làm thành một đường khép kín theo chiều kim đồng hồ quay. - Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh,… :Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có ranh giới giữa các thành phố, tỉnh. Tôi hướng dẫn học sinh chỉ theo đường ranh giới , bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, các em chỉ cần chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc các kí hiệu về khoáng sản,… ( Xem chú giải trên bản dồ, lược đồ) - Chỉ đường (khi chỉ dòng sông, dãy núi, …): Chỉ vềbiển, sông ngòi, Đại dương chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp. 1.5. Giải pháp 5: Giải nghĩa cho học sinh những từ ngữ khó hiểu có trong bài học: Các bài học trong sách Địa lý 4 hầu như không có chú giải các từ ngữ khó hiểu. Nhưng thực tế, có rất nhiều từ ngữ mà giáo viên cần phải giải thích cặn kẽ thì học sinh mới có thể nắm vững được bài học như mật độ dân số, rừng khộp, rừng rậm nhiệt đới, đường mòn, ruộng bậc thang, cao nguyên, vựa lúa, đất phèn, đất mặn, doi cát, đầm, phá,… Rất nhiều thầy cô khi dạy thường hay quên giải thích vì cứ nghĩ rằng các em đã biết. Như vậy, học sinh sẽ hiểu bài một cách mơ hồ và khi lên các lớp trên lại càng “mù mờ” khi thầy cô ở trung học nhắc đến các từ này. Vì vậy, khi gặp các từ ngữ khó hiểu, tôi thường dùng nhiều hình thức để giúp các em hiểu nghĩa của từ ngữ đó như dùng tranh ảnh, câu hỏi gợi mở, đặt câu,… Ví dụ 1: Khi giải nghĩa từ ngữ ‘ruộng bậc thang”, tôi cho các em quan sát hình ảnh ruộng bậc thang và đặt câu hỏi gợi mở: - Ruộng có đặc điểm gì? - Ruộng thường làm ở đâu? - Tại sao lại san thành bậc thang? Cuối cùng đi đến kết luận: Ruộng bậc thang là ruộng ở sườn đồi, sườn núi san phẳng thành từng tầng. 10/15
  11. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí Ruộng bậc thang Ví dụ 2: Khi dạy bài Hoạt động sản suất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ, tôi đã giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “vựa lúa” bằng cách cho các em quan sát một cánh đồng lúa bát ngát ở đồng bằng Nam Bộ và giới thiệu: Hình ảnh này cho ta thấy đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa lớn của cả nước đấy. Vậy cho cô biết con hiểu Vựa lúa là gì? Rút ra kết luận: Vựa lúa là vùng sản xuất ra nhiều thóc gạo. Cánh đồng lúa ở đồng bằng Nam Bộ 11/15
  12. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí 1.6. Giải pháp 6: Cập nhật kịp thời các thông tin: Vì chương trình môn Địa lí lớp 4biên soạn đã rất lâu nên có những bài học mà số liệu về dân số, diện tích hoặc một vài thông tin không còn phù hợp với hiện tại giảng dạy. Vì vậy, tôi đã luôn cập nhật những sự thay đổi đó vào giảng dạy để phù hợp với thực tiễn. Ví dụ: - Khi dạy bài “Thủ đô Hà Nội” (trang 109), tôi đã cung cấp cho các em thông tin về sự mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008, sự thay đổi về diện tích và dân số của thủ đô hiện nay. - Bài Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có nói nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,…Tôi cũng đã giải thích với các em về mô hình nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ có nhiều sự đổi thay do kinh tế phát triển,… - Khi dạy đến bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh, tôi cũng sẽ điều chỉnh như sau: + Tiêu đề của mục 1 là Thành phố lớn nhất cả nước thành Thành phố lớn của cả nước để phù hợp với thực tế. Bởi vì tính đến thời điểm hiện tại thì Hà Nội mới là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước. + Bảng số liệu về diện tích và dân số của một số thành phố (trang 128) được điều tra năm 2004 (trước khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính) cho thấy thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và dân số lớn nhất cả nước. Vì vậy, tôi cũng sẽ điều chỉnh về diện tích và số dân của các thành phố theo số liệu điều tra năm 2009. Theo đó, Hà Nội sẽ là thành phố có diện tích lớn nhất. 1.7. Giải pháp 7: Sử dụng thơ ca, tục ngữ, ca dao trong dạy môn Địa lí: Sử dụng hợp lý thơ ca, ca dao, tục ngữ vào trong bài học Địa lý là một cách làm đa dạng hóa các phương pháp dạy học, tránh hiện tượng HS bị nhàm chán; góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin, làm bài học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống, HS cũng nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn, dễ thuộc bài hơn. Vì vậy,tùy thuộc vào từng bài, từng phần nội dung bài học, tôi đã mạnh dạn sử dụng những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ có liên quan nhằm đem lại sự hứng thú, say mê môn học cho học sinh. Ví dụ 1: Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn trong bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” (trang 70/SGK), tôi đã giúp học sinh ghi nhớ kiến thứcbằng mấy câu thơ sau: Nào ta lên dãy Hoàng, Liên / Một toà sừng sững,địa đầu Việt Nam / Fansipan… nhất trong tam…/Nóc nhà Đông Á, đã làm nên danh…/Núi cao chọc thủng trời xanh / Biển mây trắng xoá vây quanh đỉnh đầu. 12/15
  13. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí Ví dụ 2: Khi dạy bài 5: “Tây Nguyên”, tôi đã giới thiệu Tây Nguyên bằng những lời thơ của Tế Hanh: “Bác Hồ ơi Tây Nguyên giàu đẹp/ Kon Tum, Pleiku, Đắc Lắc, Lâm Đồng/ Màu đất đỏ như tấm lòng son sắt”, sau đó giới thiệu bài: Vậy vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay. Ví dụ 3: Bài 13: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”, tôi giới thiệu kinh nghiệm trồng lúa nước của người dân đồng bằng Bắc Bộ qua câu: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Hoặc giáo dục học sinh biết quý trọng sức lao động của người nông dân đã tần tảo sớm hôm để sản xuất ra lúa gạo qua câu “Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” Ví dụ 4: Khi dạy về sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía bắc và phía nam của dãy núi Bạch Mã (Bài 24), tôi đã trích dẫn câu thơ của: ”Hải Vân đèo lớn vượt qua / Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè.”Nội dung Địa lí được phản ánh là trong câu thơ: Đèo Hải Vân nằm trên dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc – Nam. Cuối mùa đông, phía Bắc đèo Hải Vân mưa phùn độc đáo (mưa xuân). Phía Nam đèo Hải Vân từ Đà Nẵng trở vào Nam thời tiết nắng, nóng. * Khi vận dụng giải pháp trên, cần lưu ý đảm bảo tính vừa sức với học sinh và không sa đà, làm mất đi tính đặc thù của bộ môn. 2. Khái quát hóa các giải pháp: Để nâng cao chất lượng giảng dạy giúp học sinh học tốt môn Địa lí, tôi nhận thấy ngoài việc giáo viên phải nghiên cứu kĩ tài liệu giảng dạy; khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; chú ý giải nghĩa từ khó hiểu trong bài thì giáo viên cần rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lí như: Sử dụng bản đồ, lược đồ. Ngoài các giải pháp nêu trên, tôi thiết nghĩ, chúng ta có thể đưa thơ ca, tục ngữ, ca dao vào việc giảng dạy môn Địa lí nhằm đem đến cho học sinh sự tò mò và thích thú. 13/15
  14. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được: Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại lớp học do tôi phụ trách, tôi thấy hiệu quả mà sang kiến mang lại thật to lớn. tập môn Địa lí của học sinh được nâng lên rõ rệt. Các em luôn hào hứng trong học tập, tiếp thu bài khá nhanh, thao tác chỉ bản đồ, lược đồ, chính xác hơn, học sinh nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong học tập. Ngoài ra khi dạy phần Lịch sử các em cũng nhanh nhẹn áp dụng các biện pháp giáo viên hướng dẫn ở môn Địa lí vào môn Lịch sử thành thạo hơn. Số liệu điều tra sau khi thực hiện đề tài (Lớp thực nghiệm: 4A, lớp đối chứng: 4B) Học sinh rất yêu Học sinh yêu Học sinh không Lớp Sĩ thích môn học thích môn học yêu thích môn học Số SL TL SL TL SL TL 4A 38 10 26,3% 24 63,8% 4 10,5% 4B 35 3 8,5% 14 40% 18 51,5% Bảng so sánh, đối chiếu trước và sau khi thực hiện đề tài (Đối với lớp thực nghiệm: lớp 4A) Học sinh rất Học sinh yêu Học sinh không yêu thích môn thích môn học yêu thích môn học học SL TL SL TL SL TL Trước khi 5 13,1% 14 36,9% 19 50% thực hiện Sau khi thực 10 26,3% 24 63,8% 4 10,5% hiện So sánh 14/15
  15. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn Địa lí 2. Khuyến nghị: Để giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Địa lí tôi có một vài đề xuất sau: - Đối với giáo viên: + Cần nghiên cứu kĩ tài liệu môn học + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung. + Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ, lược đồ thành thạo. + Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học để đem lại sự hứng thú cho học sinh với môn học. - Đối với nhà trường: + Trang bị thêm tài liệu giảng dạy với môn học. + Phủ sóng Wifi tốc độ cao giúp giáo viên thuận lợi hơn trong giảng dạy, nhất là việc ứng dụng CNTT. Trên đây là một vài biện pháp của bản thân tôi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung.Tuy nhiên những giải pháp nêu trên không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp. Xin chân thành cám ơn! Dương Liễu, ngày 18 tháng 2 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Hiền 15/15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2