« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3.
- Giáo viên: Nguyễn Văn Tuấn Dạy lớp: 3/2.
- Trong tất cả các môn học thì môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
- Trong bốn kỹ năng “Nghe - Nói - Đọc - Viết” thì kỹ năng “Đọc” có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy cho học sinh..
- Vậy làm thế nào để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc.
- Để giúp các em thuận lợi trong quá trình học tập môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
- Đó là điều tôi rất trăn trở và tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng..
- Đây chính là lí do mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3”..
- Với mong muốn hạn chế đến mức tối đa việc học sinh đọc chậm, đọc chưa đúng..
- Bản thân tôi cố gắng sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức để giảng dạy nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng đọc đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.
- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là một công việc mang tính lâu dài và liên tục, rèn cho các em ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng đọc nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt..
- Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3..
- Tôi chọn học sinh lớp 3/2 trường Tiểu học Hiếu Thành là lớp tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy năm học để thực hiện “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3.
- Tổng số học sinh: 28 em.
- Trường lớp khang trang, bàn hai chỗ ngồi rất thuận lợi cho học sinh học tập theo tổ, nhóm..
- -Tất cả học sinh đều có tinh thần học tập hứng thú - Học sinh có đầy đủ sách vở và dụng cụ học học tập - Học sinh được học hai buổi trên ngày.
- Năm học 2020-2021 tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3/2, tổng số 28 học sinh.
- Sau vài tuần nhận lớp tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân mà các em thường hay mắc phải khi đọc.
- “sởi” là “sọi” và khá nhiều học sinh đọc bài còn ê, a chưa lưu loát, đọc vẹt, không hiểu văn bản, chính vì sự hạn chế đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao..
- Bảng thống kê số học sinh phát âm đúng, sai đối với từng lỗi cụ thể như sau:.
- Số học sinh của lớp.
- Học sinh phát âm đúng.
- Học sinh phát âm sai Số lượng % Số lượng.
- Mô tả Số học sinh.
- Số học sinh mắc lỗi.
- Nguyên nhân dẫn đến học sinh mắc những lỗi sai trên 3.1 Về phía giáo viên.
- Chưa biết dựa vào kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến học sinh thụ động tiếp thu kiến thức mà thiếu đi sự liên kết các mạch kiến thức đồng thời ít có sự liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày của học sinh..
- Giáo viên còn lệ thuộc vào sách giáo khoa và tài liệu tham khảo mà chưa biết sáng tạo sao cho phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh, tài năng của giáo viên, phương tiện dạy học, của trường, của lớp mình..
- 3.2 Về phía học sinh.
- Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Các em thường phát âm lẫn các phụ âm đầu, vần, thanh.
- Học sinh ít đọc sách, chưa có thói quen say mê đọc sách.
- Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc qua loa, đại khái, đọc cho có cho xong mà không chịu tìm hiểu..
- Phụ huynh nghĩ rằng việc dạy đọc cho con là việc của giáo viên.
- Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh.
- Chức năng của môn Tập đọc là luyện đọc nên rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy là mục tiêu đầu tiên của tiết học.
- Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh.
- Giáo viên cần nắm được cụ thể học sinh nào hay phát âm sai và sai ở chỗ nào để kịp thời sửa chữa..
- Ví dụ: Trong lớp có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai âm “ch” thành “tr” .Trường hợp này giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc nhiều lần cho đến khi đọc đúng..
- Để đọc đúng, đọc hay các câu văn dài, đoạn văn tiêu biểu, giáo viên phải nói đến tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng.
- Khi đọc nối tiếp đoạn cho các em một số câu hỏi gợi mở để các em thảo luận tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân vật) sau đó giáo viên sẽ là người chốt lại cách đọc..
- Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi những em đọc tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau..
- Giáo viên cũng nên cho những em học sinh này luyện đọc cá nhân nhiều lần, đọc cả yêu cầu bài tập hoặc nội dung ở những môn học khác như Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu....
- Kết luận: Qua mỗi lần tiến bộ của các em, giáo viên đừng quên dành những lời khen, động viên khích lệ các em dù đó chỉ là kết quả nhỏ, vì đó là những thành công ban đầu của các em mà mỗi giáo viên cần trân trọng..
- Biện pháp 2: Rèn học sinh đọc kết hợp với giải nghĩa của từ.
- Việc các em hiểu nghĩa của từ cũng là biện pháp giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm và cảm thụ được các văn bản..
- Có rất nhiều cách để giáo viên giải nghĩa từ cho học sinh vừa dễ nhớ, vừa dễ hiểu và luyện đọc đúng sau khi đã hiểu nghĩa của từ.
- Giáo viên có thể chọn nhiều cách để giải nghĩa: giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh minh họa..
- Tôi cho học sinh quan sát quả cầu giấy để giải thích: Là đồ chơi gồm một đế nhỏ hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc một túm giấy mỏng, dùng để đá chuyền qua chuyền lại cho nhau..
- Sau khi học sinh hiểu nội dung bài đọc thì các em sẽ biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành kỹ năng đọc theo các bước:.
- Để giúp học sinh đọc hay được những văn bản này trước hết giáo viên cần tìm hiểu kĩ bài để xác định giọng đọc cho phù hợp..
- Giáo viên cần xác định để đọc hay được bài đọc đó thì cần chú ý đến những yếu tố cơ bản như nhấn giọng những từ ngữ nào hay đọc với giọng ra sao thì phù hợp với cảm xúc trong bài..
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng câu chuyện.
- Ví dụ: Trong câu chuyện “Cậu bé thông minh” giáo viên cần cho học sinh nêu được và đọc được các giọng đọc khác nhau của hai nhân vật và người dẫn chuyện..
- Biện pháp 4: Rèn đọc dựa trên từng đối tượng học sinh.
- Trong dạy học nói chung, phân hóa từng đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết để có phương pháp và hình thức dạy học hợp lí.
- Đối với việc rèn đọc cho học sinh cũng vậy, có những em đọc chậm, chưa trôi chảy thì yêu cầu đối với các em lại khác, có những em đọc khá tốt, trôi chảy thì lại yêu cầu ở mức cao hơn..
- 4.1 Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng:.
- Giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh..
- Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân.
- luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng..
- Giáo viên hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ..
- Giáo viên tổ chức cho học sinh khá, giỏi kèm thêm học sinh đọc chậm chưa phát âm đúng trong giờ Tập đọc (hoặc trong khi đọc sách ở Thư viện)..
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng thanh hỏi, ngã Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”.
- 4.2 Đối với học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt hơi sau dấu phẩy hoặc sau các cụm từ, nghỉ hơi sau dấu chấm.
- Hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi như sau:.
- Với các bài thơ giáo viên lưu ý các con cách ngắt hơi, nghỉ hơi theo nhịp thơ 4.3 Đối với học sinh đọc lưu loát, trôi chảy.
- Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói quen đọc tiếp sức đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong học tập.
- Tạo mọi điều kiện để học sinh được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng từ, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu...).
- Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng, ông Ké, nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh..
- Việc kết hợp rèn đọc đồng bộ ở tất cả các môn học là việc làm vô cùng cần thiết vì giáo viên không những tạo được sự liên kết trong dạy các môn học mà còn làm tiền đề cho các em làm quen với phương pháp dạy học tích hợp liên môn ở các cấp học tiếp theo..
- Khi dạy môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đều chú trọng rèn đọc cho học sinh: rèn mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết học..
- Ví dụ: Trong giờ Toán tôi cho các em rèn đọc bằng hình thức đọc đề bài của các bài tập đặc biệt là các bài toán có lời văn..
- Trong giờ chính tả tôi cho các em đọc bài chính tả mà các em sẽ viết trong tiết học để rèn đọc cho các em..
- Trong giờ Tập làm văn tôi rèn đọc cho các em bằng hình thức yêu cầu các em đọc đề bài hay đọc chính bài viết của mình..
- Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy môn Tập đọc ở lớp 3/2, đến cuối học kì I tôi thấy tỷ lệ học sinh đọc được nâng lên rất khả quan.
- Các giờ học tập đọc đã được diễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú học tập nhiều hơn cho học sinh..
- Học sinh phát âm sai.
- Học sinh mắc lỗi theo mô tả.
- Kết luận: Như vậy so sánh với bảng khảo sát đầu năm học, tôi thấy số lượng học sinh đọc đúng, đọc hay chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn.
- Số học sinh đọc sai, đọc ấp úng giảm nhiều.
- Nhiều học sinh đầu năm đọc ngắt nghỉ hơi tùy tiện thì nay đã đọc đúng, đọc lưu loát, biết ngắt hơi đúng ở sau những dấu câu và những câu dài, biết lên giọng hạ giọng,.
- Từ việc nghiên cứu và đạt được hiệu quả trên tôi rút ra những lưu ý đối với giáo viên và học sinh như sau:.
- Đối với giáo viên.
- Giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm học..
- Giáo viên cần chú ý đến công tác chuẩn bị tốt cho các tiết học..
- Khi dạy phân môn Tập đọc người giáo viên cần chú ý coi trọng quan điểm dạy học.
- “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”..
- Đối với các em học sinh.
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa..
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung, hay trong các bài tập đọc nói riêng..
- Giáo viên áp dụng dạy đạt hiệu quả:.
- Rèn đọc cho học sinh không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em có thói quen và niềm say mê đọc sách.
- Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận trong khi luyện đọc..
- Trong từng tiết học, giáo viên phải tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm đôi, làm việc theo nhóm lớn….
- Trên đây là một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3 đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy và đã có hiệu quả.
- Đối với giáo viên: phải thường xuyên học tập, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo, nắm chắc khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh để có phương pháp và hình thức giảng dạy cho phù hợp..
- Đối với tổ khối: thường xuyên mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và các chuyên đề viết sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở các khối lớp”.
- Đối với nhà trường: Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh” cho năm học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt