You are on page 1of 5

A.

MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ không chỉ đem đến những bước tăng trưởng
kinh tế vượt bậc so với thời kỳ các quốc gia thực hiện chính sách ‘đóng cửa” trước
đây mà còn mang lại luồng song cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy việc xóa bỏ các rào
cản phi thuế quan đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự do thương mại
hàng hóa trong AFTA được mở rộng và phát triển hơn. Để làm rõ hơn về vấn đề
này, em xin đi sâu vào tìm hiểu Đề bài số 5: “Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện
pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)”
B. NỘI DUNG
I. Các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA):
a. Dỡ bỏ chung các hạn chế về số lượng:
Hạn chế về số lượng (hạn chế định lượng) được hiểu là “các lệnh cấm hoặc
hạn chế thương mại với các quốc gia thành viên khác, có thể thông qua hạn ngạch,
giấy phép hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự, bao gồm các biện pháp
và yêu ầu hành chính làm hạn chế thương mại”.
Cả CEPT và ATIGA đều quy định việc dỡ bỏ chung đối với các hạn chế về
số lượng. Điều 41 ATIGA quy định các quốc gia thành viên không được thông qua
hoặc duy trì bất cứ một biện pháp hạn chế về số lượng nào đối với cả hàng hóa
nhập khẩu và xuất khẩu (trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định tại các điều 8,
9, 10, liên quan đến an ninh, bảo vệ sức khỏe con người, văn hóa, thuần phong mỹ
tục... và bảo vệ cán cân thanh toán).
b. Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan khác:
Rà soát các biện pháp phi thuế quan: Do tính chất của các biện pháp phi thuế
quan đôi khi không rõ ràng, khó nhận diện và phong phú trong chính sách thương
mại quốc tế của các quốc gia nên để xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan, trước hết
các nước ASEAN quy định về cơ chế rà soát để xác định các biện pháp phi thuế
quan của các quốc gia thành viên
Xóa bỏ các biện pháo phi thuế quan đã được xác định: Trừ những trường
hợp ngoại lệ chung (được quy định tài các điều 8, 9, 10 ATIGA) hoặc các biện
pháp khác được hội đồng AFTA chấp thuận, các biện pháp phi thuế quan của mỗi
quốc gia thành viên sẽ được xóa bỏ theo 3 giai đoạn, cụ thể:
+ Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan phải xóa bỏ theo 3 giai đoạn
bắt đầu từ ngày 1/1/2008, 2009 và 2010.
+ Philippines xóa bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ ngày 1/1/2010, 2011 và 2012.
+ Campuchia, Lào và Việt Nam sẽ phải xóa bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ ngày
1/1/2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018.

II. Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA):
1. Cơ chế xóa bỏ theo ATIGA:
a. Cơ chế dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế về số lượng ( xóa
bỏ ngay ):
Các biện pháp hạn chế về số lượng là các lệnh cấm hoặc hạn chế thương mại
với các quốc gia thành viên khác có thể thông qua hạn ngạch, giấy phép nhập khảu
hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự, bao gồm các biện pháp và yêu cầu
hành chính làm hạn chế thương mại. Như vậy, các quốc gia bị cấm duy trì hoặc
thông qua bất kì biện pháp hạn chế về số lượng nào đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu.
Và để loại bỏ các rào cản phi thuế quan nhằm hạn chế về số lượng này
AFTA đã áp dụng cơ chế đó là xây dựng cơ sở pháp lý: Hiệp định về chương trình
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA 1992 (CEPT) và Hiệp định về
thương mại hàng hóa ASEAN 2009 (ATIGA). Cả hai hiệp định này đều quy định
việc dỡ bỏ chung đối với các hạn chế về số lượng. Cụ thể:
+ Theo điều 41 ATIGA: “Mỗi quốc gia thành viên cam kết không thông qua hoặc
duy trì bất kì biện pháp cấm hoặc hạn chế số lượng đối với nhập khẩu bất kì mặt
hàng nào từ một quốc gia thành viên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ hàng
hóa nào sang lãnh thổ của quốc gia thành viên khác, trừ khi các biện pháp này phù
hợp với quyền và nghĩa vụ của quốc gia này trong WTO hoặc các quy định khác
trong hiệp định này”
+ Theo điều 5.A.2 của CEPT: “Các nước ASEAN cam kết sẽ loại bỏ dần các hàng
rào phi thuế quan khác trong vòng 5 năm kể từ khi được hưởng các ưu đãi áp dụng
cho các sản phẩm của mình”
Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ chung đó là trừ các trường hợp được quy
định tại các Điều 8,9,10 ATIGA liên quan đến an ninh, bảo vệ sức khỏe con người,
văn hóa, thuần phong mỹ tục…, bảo vệ cán cân thanh toán và các biện pháp khác
được Hội đồng AFTA chấp thuận. Điều này là điểm hạn chế trong việc dỡ bỏ các
biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế số lượng. Vì trình độ phát triển của các
nước thành viên AFTA có sự chênh lệch, cũng như sự đa dạng về thể chế chính trị,
phong tục tập quán…do đó có các yếu tố liên quan đến an ninh, văn hóa, thuần
phong mỹ tục khác nhau dẫn đến có các biện pháp hạn chế về số lượng khác nhau
với hàng hóa thương mại của mỗi nước thành viên. Đồng thời dựa vào các ngoại lệ
chung mà ATIGA quy định thì trên thực tế, các quốc gia thành viên sẽ đưa ra các
lý lẽ biện hộ cho các biện pháp phi thuế quan có mục đích hạn chế về số lượng,
gây khó khăn cho AFTA trong việc phát hiện và loại bỏ các rào cản phi thuế quan
này.
b. Cơ chế xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan khác (xóa bỏ dần dần):
Các rào cản thuế quan khác có thể hiểu là thủ tục hành chính, pháp lý khác
mà quốc gia thực hiện nhằm bảo hộ thương mại, có ảnh hưởng đến việc tự do
thương mại hàng hóa trong AFTA. Để xóa bỏ các rào cản phi thuế quan này,
AFTA cần:
- Tiến hành rà soát các biện pháp phi thuế quan xác định được biện pháp nào là rào
cản thương mại
Bởi vì tính chất của các biện pháp phi thuế quan đôi khi không rõ ràng, khó
nhận diện và phong phú trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia nên
để xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan, trước hết ASEAN quy định về cơ chế rà
soát để xác định biện pháp phi thuế quan của các quốc gia thành viên, cơ chế rà
soát được tiến hành theo 2 bước:
+ Các quốc gia thành viên phải thành lập “cơ sở dữ liệu thương mại” chứa đựng
các thông tin về luật thương mại, hải quan và thủ tục để cho công chúng có thể tiếp
cận qua Internet.
+ Các quốc gia thành viên có trách nhiệm rà soát các biện pháp hành chính, pháp
lý trong cơ sở dữ liệu của mình để xác định biện pháp nào là biện pháp phi thuế
quan để đưa vào chương trình xóa bỏ. Danh sách các biện pháp này phải được đệ
trình lên hội đồng AFTA và được hội đồng AFTA chấp thuận.
Đồng thời nếu có thông báo của bất kì quốc gia khác hoặc của khu vực tư
nhân về biện pháp nào đó, ủy ban điều phối thực hiện ATIGA (CCA) sẽ rà soát và
đưa ra kết luận về biện pháp đó, nếu biện pháp đó bị phát hiện là rào cản thương
mại thì quốc gia thành viên phải đưa biện pháp đó vào chương trình xóa bỏ.
Ưu điểm của cơ chế này là vừa nhằm phát hiện và xóa bỏ rào cản thương
mại phi thuế quan tốt vừa thuận lợi hóa thương mại hàng hóa trong khu vực.
Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn điểm hạn chế đó là: ATIGA giao hoàn toàn
công việc rà soát cho các quốc gia thành viên, do chưa có bộ máy, cơ quan chuyên
biệt để thực hiện hoạt động rà soát. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ sót các biện
pháp phi thuế quan có ý nghĩa lớn đối với mục đích bảo hộ mậu dịch của mình
(nhằm phục vụ nhu cầu bảo hộ thương mại của mình)
- AFTA tiến hành xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đã được xác định
Trừ những trường hợp ngoại lệ chung được quy định tại các điều 8,9,10
ATIGA hoặc các biện pháp khác được hội đồng AFTA chấp thuận, các biện pháp
phi thuế quan của mỗi quốc gia thành viên sẽ được xóa bỏ theo lộ trình:
+ Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan (ASEAN 6 – Philipine) muộn
nhất là vào 1/1/2010
+ ASEAN 4 (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) muộn nhất vào 1/1/2005; linh
hoạt tới năm 2018
+ Philipine muộn nhất 1/1/2012
2. Cơ chế xóa bỏ theo CEPT:
CEPT chỉ đưa ra yêu cầu các Quốc gia thành viên phải loại bỏ các hạn chế
định lượng đối với những sản phẩm quy định trong chương trình CEPT ngay sau
khi cắt giảm thuế quan, và tập trung loại bỏ các rào cản phi thuế quan khác trong
giai đoạn 5 năm sau khi các sản phẩm này được cắt giảm thuế quan.

C. KẾT LUẬN
Như vậy, AFTA đã xây dựng riêng cho mình những cơ chế phù hợp để tiến
hành xóa bỏ các rào cản thương mại, đặc biệt là rào cản phi thuế quan. Việc tiến
hành các cơ chế xóa bỏ biện pháp phi thuế quan đã khiến cho việc tư do hóa
thương mại hàng hóa giữa các quốc gia được thuận lợi hơn cũng như mang lại
nhiều lợi ích hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Pháp luật cộng đồng ASEAN” – Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb

CAND năm 2012

2. Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lự chung cho AFTA (CEPT) ngày

28/01/1992

3. Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

4. Website: http://asean.org/

You might also like