« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hòa nhập với môi trường giáo dục


Tóm tắt Xem thử

- Học sinh bậc Tiểu học là nền tảng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Đối với học sinh Tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học.
- Bởi thế nhiệm vụ của mỗi người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ… Người giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho trẻ..
- Đối với học sinh Tiểu học, việc được đến trường học không phải chỉ là nhu cầu được học mà còn là niềm vui nữa.
- Việc giáo dục học sinh có biểu hiện tăng động là điều rất quan trọng và cần thiết.
- Trước nay, việc cải thiện tình trạng cho học sinh có biểu hiện tăng động chỉ có thể thông qua con đường giáo dục hòa nhập và được xem đó là một hoạt động trị liệu tốt nhất..
- Đối tượng học sinh hội chứng có biểu hiện tăng động..
- Một số học sinh trong lớp 2A7 trường Tiểu học Thanh Xuân Nam năm học .
- Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi , bổ sung năm 2009) đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.
- chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Với vai trò là cấp học nền tảng, giáo dục Tiểu học phải “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Các trường Tiểu học nói chung và các trường nói riêng đôi khi ngại nhận học sinh có biểu hiện tăng động, bởi lẽ dạy những học sinh này thường vất vả hơn rất nhiều so với dạy các học sinh bình thường khác.
- Học sinh có biểu hiện tăng động có 2 chiều hướng phát triển trái ngược nhau, vì vậy khi các con học chung với các bạn bình thường, giáo viên phải có những cố gắng, nỗ lực không nhỏ, phải có tâm và lòng say mê với nghề, yêu thương thật lòng với học sinh thân yêu..
- Trong bối cảnh cuộc sống khá khó khăn, đặc biệt với số lượng học sinh trong một lớp khá đông, học sinh có biểu hiện tăng động không phải lá ít và cả ngày các con đều ở trường thì trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với việc phát triển kiến thức, dạy chữ, dạy người là rất lớn.
- Riêng đối với học sinh lớp 2, ở độ tuổi ăn, tuổi chơi là chính, nếu giáo viên chỉ làm tròn bổn phận, trách nhiệm nhà giáo cũng là đáng tuyên dương..
- Nhưng đối với những học sinh có biểu hiện tăng động - những học sinh cần được nhận sự chăm sóc đặc biệt hơn thì ngoài trách nhiệm người giáo viên cần có một tấm lòng yêu thương vô bờ, giúp những trò đó được hội nhập trong một môi trường giáo dục bình thường.
- Đó là chưa kể, không phải gia đình nào cũng có điều kiện tài chính để cho con vào trường chuyên biệt, khi mà học sinh có biểu hiện tăng động không hề được hưởng bất kỳ một sự hỗ trợ nào của xã hội.
- Bởi chắc chắn rằng với môi trường “chuyên biệt” cùng với những học trò có cùng tình trạng như mình thì học sinh có biểu hiện tăng động không thể hình thành được khả năng quan hệ bình thường..
- Để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp giúp học sinh có biểu hiện tăng động thật sự hòa nhập cộng đồng, tôi đã nghiên cứu trong nhiều năm về căn bệnh tăng vận động, giảm chú ý.
- Tôi nhận thấy dạy học sinh có biểu hiện tăng động khá phức tạp vì không hề có giáo án hay phương pháp cụ thể mà hầu hết là tùy vào tình trạng của từng học sinh để có cách dạy và trị liệu riêng.
- Giáo viên ngoài tình yêu thương còn phải thật sự kiên nhẫn với học sinh..
- Tìm hiểu học sinh có biểu hiện tăng vận động..
- Những biểu hiện của học sinh khi mắc chứng bệnh đó..
- Năm học nào lớp tôi cũng có vài trò mắc phải hội chứng trên, điển hình như năm học này lớp tôi có đến 3 học sinh:.
- Mục tiêu: tạo thói quen sử dụng kĩ năng xã hội cho học sinh hội chứng tăng động..
- Nội dung: Luyện tập để có được thói quen (tập thói quen) là tổ chức cho học sinh thực hiện một cách đều đặn thông qua hệ thống bài tập, nhằm mục đích biến các hành động đó thành thói quen ứng xử..
- Ý nghĩa giáo dục: Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả trong giai đoạn đầu quá trình phát triển của học sinh, nhất là với học sinh có biểu hiện tăng động, việc dạy những thói quen đúng đắn cần được chú ý trước, sau đó mới dạy cho học sinh hiểu sự cần thiết của hành vi ấy như thế nào..
- 1) Tùy vào mức độ kĩ năng của từng học sinh trong mỗi nhóm kĩ năng khác nhau mà giáo viên đưa ra các bài luyện tập phù hợp..
- 3) Phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh hội chứng tăng vận động và không ảnh hưởng đến lớp học..
- Do đó, giáo viên nên lựa chọn biện pháp này là biện pháp quan trọng trong rèn luyện kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp cho học sinh có biểu hiện tăng động hòa nhập..
- Để hình thành tốt kĩ năng thực hiện nội quy cho học sinh hội chứng tăng vận động, giảm chú ý học hòa nhập, ngay từ đầu năm học, giáo viên cần cho các em luyện tập các bài tập sau:.
- Rèn cho học sinh thói quen biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép với thầy cô.
- Trong quá trình tiếp xúc và dạy học sinh, giáo viên thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích học sinh thực hiện.
- Khi học sinh không thực hiện hoặc thực hiện sai, yêu cầu học sinh thực hiện lại cho đúng.
- Giáo viên có thể làm mẫu để học sinh hiểu rõ hơn..
- Tạo thói quen đi học đúng giờ: nhờ phụ huynh nhắc nhở hoặc đưa học sinh đi học đúng giờ.
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh gần nhà với học sinh đó thường xuyên rủ bạn đi học đúng giờ.
- Giáo viên có thể xác định thời gian học sinh đi đến trường và ước lượng giúp học sinh mấy giờ bắt đầu ra khỏi nhà và đến trường..
- Cho học sinh ngồi cạnh bàn giáo viên, ngồi đầu bàn tạo thuận lợi để giáo viên kiểm soát và trẻ có thể dễ tập trung hay tham gia các hoạt động của lớp học;.
- điều này tạo không khí thi đua cùng nhau thực hiện tốt kĩ năng cho cả lớp và cho học sinh sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn;.
- Nhắc nhở phụ huynh kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh trước khi đến trường.
- Dán thời khóa biểu trước góc học tập và có thể để những bức tranh có lời minh họa rõ ràng - nhắc nhở việc soạn bài vở, mang đồ dùng học tập đầy đủ mỗi khi học sinh đến lớp học.
- Quan trọng là phụ huynh cần quan tâm đến việc học tập của học sinh mỗi ngày, kèm cặp học sinh ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới..
- Cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể như lao động, vệ sinh trường lớp.
- Mục tiêu: Qua các hoạt động chơi thú vị, bổ ích học sinh được thực hành sử dụng và khắc sâu các kĩ năng xã hội cần thiết..
- Ý nghĩa giáo dục: Trong khi tham gia vui chơi học sinh có cơ hội để được học các kĩ năng xã hội.
- Thông qua các hoạt động này học sinh được hình thành các kĩ năng chơi có tổ chức, đúng luật.
- xây dựng cho học sinh những phẩm chất tốt trong quan hệ tập thể, quan hệ bạn bè.
- tính hấp dẫn, bổ ích giúp cho các kĩ năng được hình thành nhanh và học sinh sẽ nhớ được lâu hơn..
- Một số thể loại trò chơi có thể sử dụng trong rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học cho học sinh có biểu hiện tăng động như: trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ, phổ biến nhất là trò chơi vừa học, vừa chơi.
- Yêu cầu: Trò chơi gây hứng thú, không ép buộc học sinh tham gia, có luật chơi rõ ràng, dễ hiểu..
- Biện pháp này phù hợp với việc hình thành kĩ năng hợp tác với bạn bè cho học sinh có biểu hiện tăng động học hòa nhập.
- Khi học sinh tham gia cần theo dõi, động viên và hướng dẫn nếu học sinh thường thực hiện sai.
- Mục tiêu: Tạo cho học sinh mối quan hệ bạn bè ấm áp, những người bạn sẽ giúp học sinh mau chóng hòa nhập với nề nếp sinh hoạt, cách ứng xử phù hợp trong trường lớp.
- Hơn nữa, học sinh cảm thấy an tâm, vui vẻ khi có bạn bè sẽ là điều kiện quan trọng tiếp thu các kiến thức văn hóa cũng như việc học và luyện tập các kĩ năng xã hội cần thiết..
- Ý nghĩa giáo dục: Việc thiết lập cho học sinh có biểu hiện tăng động những mối quan hệ tích cực với bạn bè là điều kiện quan trọng để học sinh học tập và trưởng thành..
- Trước hết, giáo viên nên xây vòng bạn bè theo hình thức đôi bạn: Giáo viên nên giúp đỡ và tạo điều kiện để học sinh có được ít nhất một người bạn thân nhất trong lớp, thường tham gia cùng trong nhiều hoạt động và giúp học.
- sinh đạt được những thành công nên chọn học sinh có khả năng học tập tốt, tính tình điềm đạm, biết giúp đỡ người khác và có mối thiện cảm với bạn bè.
- Từ đó, học sinh có cơ hội được bạn bè giúp đỡ và tìm được một người bạn thân để cùng thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trường lớp..
- Vòng bạn bè theo hình thức cả lớp: Giáo viên xây dựng ý thức chia sẻ với những bạn khó khăn cho mọi học sinh.
- Khuyến khích cả lớp thi đua học tập, rèn luyện và đoàn kết tốt, tạo nhiều tấm gương tốt qua đó học sinh có biểu hiện tăng động có thể học tập, bắt chước..
- Các bạn trong “ vòng tay bạn bè” luôn cố gắng thực hiện đầy đủ và thật tốt các kĩ năng nội quy trường lớp, khuyến khích nhau xây dựng nhóm chăm ngoan, luôn hoàn thành các nhiệm vụ của học sinh ngoan..
- Mục tiêu: Đặc điểm nhận thức của học sinh có biểu hiện tăng động mang tính trực quan, cụ thể, khó lĩnh hội kiến thức đòi hỏi tư duy logic, trừu tượng..
- Do đó, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hình thành các kĩ năng học đường chức năng, đặc biệt là kĩ năng Tiếng Việt chức năng và Toán chức năng.
- Chính vì vậy cần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh có biểu hiện tăng động, giúp các em nhanh chóng hình thành được các kĩ năng học đường chức năng cơ bản liên quan đến các môn học.
- Nội dung: Mục tiêu tiết học cho từng học sinh có biểu hiện tăng động rất đa dạng trong phạm vi, mức độ nhuần nhuyễn trong từng giờ học so với mục tiêu chung của cả lớp.
- Cụ thể là học sinh có biểu hiện tăng động phải nắm bắt cùng một nội dung nhưng ở những mục tiêu nhận thức khác nhau, đòi hỏi thời gian không giống nhau, cách thể hiện những gì nắm bắt được khác nhau..
- Ý nghĩa giáo dục: Việc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sẽ giúp học sinh có biểu hiện tăng động có hứng thú học tập và học tập có hiệu quả trên cơ sở sử dụng tối đa kiến thức và các kĩ năng hiện có để lĩnh hội những kiến thức và kĩ năng mới.
- nghiệm sống hiện có của học sinh và yêu cầu lĩnh hội của nội dung dạy học phổ thông.
- nâng cao tính phù hợp giữa cách học của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
- phát triển tích cực các giác quan, tinh thần và hành vi của học sinh..
- Tổ chức thực hiện: Để tiến hành một tiết học, giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung bài học và xác định mục tiêu cho cả lớp cũng như mục tiêu cho học sinh có biểu hiện tăng động..
- Sử dụng các phương pháp đặc thù cho học sinh có biểu hiện tăng động Mục tiêu: Giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận thông tin, hình thành được các kĩ năng học đường chức năng trong thời gian ngắn, tham gia vào quá trình học tập có hiệu quả nhất..
- Nội dung: Các phương pháp đặc thù cho học sinh có có biểu hiện tăng động.
- Ý nghĩa giáo dục: Các phương pháp này giúp cho học sinh có biểu hiện tăng động dễ dàng tiếp nhận thông tin theo đặc điểm riêng của các em nhanh chóng hình thành được các kĩ năng học đường chức năng cơ bản một cách nhẹ nhàng, hiệu quả mang trong học tập.
- Phương pháp dạy học đặc thù có ý nghĩa quan trọng nhằm phục hồi chức năng cho học sinh có biểu hiện tăng động..
- Thông qua trò chơi học tập, học sinh có biểu hiện tăng động lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng học đường chức năng theo một cách thức tự nhiên, không có chủ định từ trước..
- Nội dung: Mỗi một môn học có những trò chơi học tập tương ứng với nội dung nhận thức và kĩ năng học đường chức năng cần hình thành cho học sinh..
- Ý nghĩa giáo dục: Ở trò chơi học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các học sinh, mọi học sinh đều có vị trí, nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi..
- Và quan trọng hơn, khi chơi học sinh cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình.
- Tổ chức thực hiện: Để thực hiện biện pháp này, giáo viên cần có kĩ năng thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho học sinh có biểu hiện tăng động.
- Nâng cao nhận thức cho phụ huynh của học sinh có biểu hiện tăng động về vai trò của họ trong chăm sóc, giáo dục trẻ..
- Mục tiêu: Nhằm giúp gia đình học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò của họ trong việc chăm sóc, giáo dục con.
- Nội dung: Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về tầm quan trọng việc đưa trẻ vào nề nếp của nhà trường đối với việc học tập của trẻ.
- về vai trò của gia đình trong việc hình thành kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp cho học sinh.
- Tổ chức thực hiện: Nhà trường sẽ tuyên truyền cho gia đình học sinh..
- Phối hợp với gia đình lên kế hoạch hỗ trợ học sinh có biểu hiện tăng động Mục tiêu: Để việc hình thành kĩ năng học đường đạt hiệu quả cao, trẻ có biểu hiện tăng động cần sự hỗ trợ nhất là ở gia đình.
- Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với gia đình lên kế hoạch hỗ trợ học sinh có biểu hiện tăng động đạt hiệu quả..
- Nội dung: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn gia đình cách hỗ trợ học sinh có biểu hiện tăng động khi ở nhà..
- Ý nghĩa giáo dục: Học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng học đường chức năng ở mọi nơi, mọi lúc.
- Đây là một trong những yếu tố giúp học sinh nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng..
- Tổ chức thực hiện: Lập kế hoạch, phân công hỗ trợ cho học sinh có biểu hiện tăng động..
- Khi học sinh không thích viết bài thì giáo viên phải tìm hiểu sở thích của học sinh để vận dụng một cách khéo léo giúp học sinh có hiệu quả học tập tốt nhất..
- Dành thời gian cho những học sinh trên vào các giờ nghỉ cá nhân, chăm sóc, hỏi han, dạy dỗ, tạo điều kiện cho các con hòa nhập với các bạn, bổ sung thêm những kiến thức mà các con chưa nắm được do tiếp thu chậm.
- thường xuyên gọi lên bảng, nếu bạn sai thì khuyến khích học sinh khác giúp đỡ bạn, không phân biệt kì thị, tạo cho bạn cảm giác cô độc và bị xa lánh..
- khi học sinh trả lời sai giáo viên uốn nắn, động viên..
- *Kết hợp với cha mẹ học sinh..
- Trao đổi với cha mẹ học sinh những tiến bộ của con khi ở trường, lúc về nhà, những điều chưa khắc phục được và bàn bạc, tìm ra phương pháp có lợi nhất cho sự phát triển của con;.
- Tôi đã áp dụng những phương pháp, hình thức trên vào những học sinh có biểu hiện tăng động nhiều năm và cả năm học .
- Kết quả: Học sinh rất yêu cô, thích đến lớp, thân thiện với bạn bè, giảm hiếu động.
- Cha mẹ học sinh rất xúc động và luôn gặp gỡ cô hỏi han về những trường hợp tương tự, cách xử lí giáo dục để về dạy cho con theo phương pháp của giáo viên.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt