« Home « Kết quả tìm kiếm

Tự tình – Bài II – Hồ Xuân Hương – Để học tốt Ngữ Văn 11


Tóm tắt Xem thử

- Hồ Xuân Hương.
- Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam, song cũng là nhà thơ mà cuộc đời còn rất nhiều bí ẩn.
- Ông Hồ Phi Diễn ra Bắc dạy học và lấy vợ lẽ, rồi sinh ra Hồ Xuân Hương.
- Bài thơ thuộc chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
- Chùm thơ bộc lộ tâm sự của một người phụ nữ đa đoan luôn khát khao hạnh phúc nhung luôn gặp những điều bất hạnh.
- Hiện lên trong chùm thơ là người phụ nữ đằm thắm, cá tính mãnh liệt nhưng không thiếu sự dịu dàng, yếu đuối của nữ tính..
- Những nhà thơ có cá tính mạnh mẽ đều là những người tinh tế trước bước chuyển của thời gian.
- Thời gian vô thuỷ, vô chung, đời người thì hữu hạn.
- Thế đối nghịch giữa thời gian với cuộc đời, đặc biệt là với tuổi trẻ và tình yêu, khơi nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ mà tâm trạng của nhân vật trữ tình thường là buồn đau da diết.
- Bài Tự tình của Hồ Xuân Hương là một bài thơ như thế..
- Đường tình duyên vốn đã chẳng êm xuôi, lại thêm tính tình Xuân Hương khẳng khái có chút ngang tàng, tất cả khiến nữ sĩ không thể gò được mình vào cái khung vừa chật hẹp, vừa hà khắc của thời phong kiến.
- Cuộc đời hai lần phải đi làm lẽ, với người phụ nữ thời phong kiến, như vậy cũng có thể xem là đã "chẳng còn gì".
- Nhưng còn buồn hơn, ở Hồ Xuân Hương, sự gắng gượng ấy lại còn chẳng đến đâu.
- Xem thơ Hồ Xuân Hương thì dễ thấy, những bài thơ dự đoán là được làm vào giai đoạn sau này có nhiều bài tỏ ra chán nản (trong đó có bài Tự tình này).
- Như đã nói, bài Tự tình này khai thác thế đối nghịch giữa thời gian với tuổi trẻ và tình yêu.
- Bài thơ là mạch cảm xúc của nhiều niềm tâm sự.
- Câu thơ nói đến thời gian nhưng cũng lại gợi được cái không gian rợn ngợp.
- Một mình đối diện với đêm khuya, khi tất cả mọi âm thanh của cuộc sống đã lắng lại, đã lùi lại cả phía sau, người phụ nữ đa đoan ấy càng thấm thìa nỗi buồn.
- Tiếng trống canh dồn là nhắc nhở thời gian đang bước từng bước lạnh lùng.
- Câu thơ đầu có chỗ hiện còn nhiều cách hiểu.
- Câu thơ chưa nhắc đến chủ thể nhưng thực tế đã là một câu để gợi tình.
- Một mình đối diện với đêm khuya, nhân vật trữ tình ngán ngẩm bởi thời gian trôi nhanh mà tình duyên thì vẫn còn dang dở.
- Thời gian không chỉ nhanh từng ngày, từng tháng, từng năm mà còn nhanh ngay cả mỗi canh giờ.
- Bởi thế mà ngay cả lúc thời gian tưởng như có bước đi chậm nhất thì nó vẫn cứ trôi vội vã.
- Vậy là cụm từ trống canh dồn có thể hiểu : thời gian trôi nhanh nên cảm giác các canh ngắn lại.
- Từ hồng nhan chỉ dung nhan người phụ nữ, cũng là khái niệm chỉ phụ nữ nói chung thiên về ngợi khen vẻ đẹp.
- Câu thơ mỉa mai, rẻ rúng đến xót xa.
- Câu thơ buồn.
- Câu thơ thứ tư mới thực là một câu tả thực.
- Câu thơ gợi ra nguyên nhân của sự bẽ bàng.
- Nhưng ở câu thơ này, nó là một sự khao khát.
- Niềm khát khao của bất kì một người phụ nữ nào trên thế gian này, khát khao hanh phúc, khát khao thoát khỏi nỗi cô độc, lẻ loi.
- Nhiều người vẫn dựa vào những câu chuyện về tình duyên của Xuân Hương để lí giải nghĩa của câu thơ này.
- Không thể nói rằng cả hai lần làm lẽ, Hồ Xuân Hương đều không hạnh phúc.
- Hạnh phúc sao không trọn vẹn.
- Câu thơ không đơn giản thế, không chỉ là nỗi buồn của riêng Xuân Hương vì chuyện hạnh phúc lứa đôi dang dở.
- Nỗi buồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ là nỗi buồn chung.
- Đó là nỗi khát khao một hạnh phúc vẹn tròn.
- Nhất là những người phụ nữ không may mắn trong chuyện tình duyên, tuổi xuân cứ lạnh lùng trôi đi mà hạnh phúc tìm hoài không thấy..
- Sự khác biệt lớn nhất thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hương là ở nữ sĩ, phẫn uất bao giờ cũng đi liền với phản kháng.
- Hai câu thơ luận chính là hai câu nói lên cái bản lĩnh ấy của Hồ Xuân Hương.
- Hai câu thơ đăng đối và chắc khoẻ được tạo nên từ nghệ thuật đảo ngữ và luật đối quy định trong câu luận.
- Bản lĩnh của Hồ Xuân Hương không chỉ tìm thấy trong ý nghĩa của sự miêu tả.
- Ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương mạnh mẽ, bướng bỉnh và độc đáo : xiên ngang, đâm toạc.
- Chúng ta gặp nhiều cách dùng từ này trong thơ của Xuân Hương : xoạc cẳng, phường lòi tối, chín mõm mòm.
- Đó là phong cách ngôn ngữ riêng của Bà chúa thơ Nôm Xuân Hương..
- Hai câu thơ tả cảnh nhưng cũng là để thể hiện cá tính Hồ Xuân Hương - con người không dễ dàng bằng lòng hoàn cảnh.
- Nhưng nếu chỉ có vậy, thơ Xuân Hương sẽ khô khan và gượng ép.
- Bởi thế hai câu thơ cuối là hai câu nói thực lòng người phụ nữ:.
- Dù gắng gượng, bài thơ vẫn kết thúc trong tâm trạng chán chường.
- Xuân Hương ngán ngẩm nỗi đời éo le, cũng là ngán ngẩm số phận mình bạc bẽo.
- Nhịp câu thơ kéo dài như nỗi chán chường, sự cô đơn bất tận của nhân vật trữ tình..
- Câu thơ cuối là sự sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật tăng tiến.
- Câu thơ là tâm sự của người đi làm lẽ.
- Cảnh chồng chung vợ chạ thực sự là một dấu ấn khắc sâu vào cuộc đời bất hạnh, chán chường của người phụ nữ mà trong hoàn cảnh nào cũng không nguôi khát vọng yêu thương..
- Nhưng những người nghệ sĩ như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ đều không chấp nhận thực tế ấy.
- Chùm 3 bài Tự tình của Hồ Xuân Hương, mỗi bài có một vẻ riêng.
- Bài thơ nghiêng hơn về âm hường trữ tình.
- Nhìn thẳng để viết thật về lòng mình, bài thơ không chỉ là tâm sự của Hồ Xuân Hương.
- Bài thơ còn mang ý nghĩa nhân văn cao cả..
- Đọc thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Tế Hanh bình luận.
- Kính chào chị Hồ Xuân Hương,.
- "Xiên ngang mặt đất" câu thơ nhọn,