« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lí chất lượng chương trình đào tạo: một nghiên cứu về các mô hình quản lí chất lượng


Tóm tắt Xem thử

- QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:.
- MỘT NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG.
- Trong nền giáo dục “mở” và nhiều cạnh tranh, những yếu tố chủ yếu nhất quyết định chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục là chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT), đội ngũ giảng viên và dịch vụ “chăm sóc khách hàng” (Phạm Vũ Phi Hổ và Nìm Ngọc Yến, 2017, tr 74).
- Khi vấn đề chất lượng được xem là một trong những thuộc tính quan trọng thì việc duy trì, không ngừng nâng cao chất lượng trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH).
- ngoài các cơ sở giáo dục, các loại hình đào tạo và các CTĐT hiện có, sự phát triển về quy mô các loại hình đào tạo đã được mở rộng trong những năm gần đây.
- Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển KT-XH, tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực thông qua việc nâng cao chất lượng GD-ĐT thì CTĐT là yếu tố cốt lõi, quyết định chất lượng của quá trình đào tạo..
- Bài báo đánh giá thực trạng của việc quản lí chất lượng (QLCL) CTĐT thông qua nghiên cứu các mô hình QLCL chương trình và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CTĐT bằng phương pháp tổng quan các công trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất mô hình QLCL phù hợp với các cơ sở GDĐH trong nước..
- Chất lượng CTĐT không chỉ là yếu tố có tính một chiều mà là khái niệm đa chiều.
- Chất lượng CTĐT có thể được đánh giá từ cấp độ vĩ mô (quốc gia - cấp các tổ chức kiểm định), từ cấp độ trung gian (cơ sở giáo dục - cấp quản lí) và cấp độ vi mô (khóa học/môn học - cấp khoa đào tạo).
- Chất lượng của một CTĐT có thể được xem là tổ hợp của các tiêu chí như: Lịch sử, quá trình phát triển và mong đợi của CTĐT.
- Chất lượng của đầu vào và quá trình đào tạo (hồ sơ học tập của sinh viên (SV), chất lượng của đơn vị quản lí đào tạo.
- Chất lượng của đầu ra (sự hài lòng của SV tốt nghiệp, tỉ lệ tốt nghiệp.
- Sự xuất hiện “mô hình xoắn ốc bộ ba” giữa cơ sở giáo dục, nhà tuyển dụng và nhà nước khiến các trường đại học đang trong thế tiến thoái lưỡng nan, bắt buộc phải thay đổi vai trò của mình, chuyển dần sang mô hình đại học doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội và một trong hai yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục chính là chất lượng của CTĐT (Phạm Vũ Phi Hổ, Nìm Ngọc Yến, 2017)..
- Quản lí CTĐT tốt sẽ tạo cơ sở để giải trình với các bên liên quan, giúp cơ sở giáo dục nhận biết được ưu và nhược điểm của CTĐT để đề xuất các giải pháp triển khai và khắc phục trong giai đoạn tiếp theo..
- Hiện nay, có rất nhiều mô hình được các cơ sở giáo dục vận dụng để QLCL CTĐT.
- Mỗi mô hình có những ưu và.
- nhược điểm khác nhau và đều có thể khái niệm hóa nội hàm “chất lượng” từ nhiều quan điểm khác nhau (Cullen và cộng sự, 2003).
- Các cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia đã triển khai các giải pháp để giúp người học tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, đóng góp cho xã hội và phản ánh nhu cầu đa dạng của người học như kết nối với nhà sử dụng lao động, chuyển giao kiến thức thông qua các diễn đàn, trao đổi giữa nhà sử dụng lao động và người học, hỗ trợ người học tìm kiếm việc làm, đo lường mức độ thành công của người học sau khi tốt nghiệp, đa dạng hóa nội dung các chương trình thực tập, chương trình trao đổi SV, thực địa, tư vấn nghề nghiệp,… và các giải pháp này đều được lồng ghép vào trong các CTĐT (CBI on Higher Education, 2009, tr 19)..
- Trên cơ sở đó, hệ thống các văn bản về quản lí, đảm bảo và kiểm định chất lượng CTĐT trong nước đã được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện bên cạnh các cơ chế khuyến khích và chế tài đối với hoạt động kiểm định chất lượng.
- Cho đến hết năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành được 4 bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT (cụ thể là 01 bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng, 01 bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, 01 bộ tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng chương trình giáo dục sư phạm kĩ thuật công nghiệp trình độ đại học và 01 bộ tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng CTĐT điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng) và 01 bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các CTĐT - đây cũng là con số rất khiêm tốn so với hàng nghìn CTĐT đang được triển khai tại các cơ sở GDĐH trong nước hiện nay (Nguyễn Hữu Cương, 2017).
- Tuy nhiên, mô hình QLCL các CTĐT trong nước chưa rõ ràng và việc phân công con người, kế hoạch thực hiện, quy trình triển khai, sản phẩm tạo ra chưa hiệu quả.
- Đánh giá chương trình đào tạo.
- Đánh giá CTĐT cũng được xem là việc thu thập, xử lí thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến CTĐT trong cơ sở GDĐH, bao gồm: mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT.
- đánh giá kết quả học tập của người học.
- cơ sở vật chất và trang thiết bị.
- nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra (Bộ GD-ĐT, 2016)..
- Đánh giá CTĐT nhằm giúp các cơ sở giáo dục nhìn nhận những lỗ hổng trong CTĐT, xem mục tiêu của CTĐT đề ra đã phù hợp với bối cảnh xã hội và có thể đạt được hay không với những điều kiện sẵn có của cơ sở giáo dục..
- (12) Giám sát giúp người dạy, người học, cán bộ quản lí giáo dục đánh giá chất lượng của CTĐT.
- Một số mô hình quản lí chất lượng chương trình đào tạo 2.3.1.
- Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model).
- Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá là đầu vào, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo, đầu ra, hiệu quả và từ các yếu tố này đưa ra các khái niệm về chất lượng GDĐH.
- Đây là mô hình được áp dụng phổ biến tại các cơ sở GD-ĐT, doanh nghiệp Hoa Kì, tuy nhiên có nhược điểm là không làm nổi bật được yếu tố tài chính và hiệu quả kinh tế của CTĐT..
- Đầu vào: SV, cán bộ, cơ sở vật chất, quy chế, tài chính,….
- Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lí đào tạo,….
- Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của người học..
- Mô hình quản lí chất lượng theo ISO 9000-2000.
- Mô hình được xem là sự thừa nhận chất lượng của 3 bên gồm: bên thứ nhất là tự đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo, bên thứ hai là các bên liên quan đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo và bên thứ ba là tổ chức kiểm định chất lượng..
- Cách tiếp cận của mô hình ISO 9000-2000 nhằm đạt được những sản phẩm chất lượng “đúng ngay từ đầu”, kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và hoạt động liên quan được quản lí như một quá trình..
- Điểm khác biệt so với các loại hình sản phẩm khác là việc kiểm tra và đánh giá chất lượng “sản phẩm đào tạo” không thể được thực hiện bằng máy móc, thiết bị và việc đề ra các giải pháp cải tiến chất lượng ở từng công đoạn của quá trình đào tạo cho phù hợp với triết lí “cải tiến liên tục” cần sự đồng thuận, quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục của từng cá nhân trên cơ sở hệ thống quy trình, phương pháp phối hợp hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các quy trình đó..
- Mô hình quản lí EFQM của châu Âu.
- Mô hình quản lí của Châu Âu EFQM (European Foundation for Quality Management), ban đầu được gọi là Mô hình kinh doanh châu Âu xuất sắc, được giới thiệu từ năm 1988 bởi 14 người sáng lập các tổ chức đẳng cấp thế giới..
- Sau đó, vào năm 1992, mô hình này được trao giải thưởng đầu tiên và được xem là tiêu chuẩn cho các quốc gia và khu vực để ứng dụng đánh giá chất lượng.
- Mô hình EFQM được thiết kế dựa theo mô hình QLCL tổng thể (TQM) để định ra các tiêu chí và các mức độ của từng tiêu chí để đánh giá mức độ quản lí của từng đơn vị.
- 8 nguyên lí chất lượng cơ bản của mô hình EFQM đó là: (1) Tập trung vào khách hàng.
- Mô hình được xây dựng theo chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động (Plan - Do - Check - Act), hoạt động dựa theo 9 tiêu chí, trong đó 5 tiêu chí là “người hỗ trợ” (enablers) và 4 tiêu chí là “kết quả” (results).
- Để đạt được kết quả tốt, mô hình.
- Mô hình CDIO.
- Hiện nay, mô hình CDIO được nhiều trường đại học, cao đẳng trên thế giới cũng như ở Việt Nam áp dụng cho việc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng GD-ĐT tại cơ sở đào tạo của mình.
- Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra của ngành đào tạo, từ đó thiết kế nên CTĐT và kế hoạch đào tạo.
- đánh giá học tập.
- Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo của khối ASEAN.
- Với mục tiêu là công nhận nền giáo dục lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN và thích ứng với sự chuyển dịch lao động, mô hình đảm bảo chất lượng (ĐBCL) CTĐT của khối ASEAN đang được hầu hết các cơ sở giáo dục áp dụng.
- Mô hình này được các nước thành viên mạng lưới các trường đại học ASEAN (ASEAN University Nework - AUN) sáng lập nhằm xây dựng một hệ thống ĐBCL và sử dụng hệ thống đó như một công cụ duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng các CTĐT được giảng dạy trong các trường đại học thành viên AUN.
- Với cách tiếp cận chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, mô hình QLCL CTĐT của khối ASEAN là mô hình tối ưu nhằm giúp các cơ sở giáo dục hiện thực hóa các tiêu chuẩn chất lượng, thỏa mãn được nhu cầu trực tiếp/gián tiếp của các bên liên quan, hướng đến sự công nhận quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với trình độ và cơ sở hạ tầng khu vực ASEAN, giúp các cơ sở giáo dục giải quyết được các câu hỏi như “người học cần đạt được kiến thức, kĩ năng, thái độ nào trước khi tốt nghiệp” và “làm thế nào để cơ sở giáo dục hoạt động tốt hơn, giúp người học đạt được chuẩn đầu ra”.
- Mô hình ĐBCL GDĐH của khối ASEAN bắt đầu từ việc xác định nhu cầu của các bên liên quan và chuyển tải vào kết quả học tập mong đợi để có thể đạt được kết quả học tập mong đợi và những thành quả của CTĐT.
- Mô hình tập trung vào các yếu tố sau: (1) Chất lượng đầu vào, (2) Chất lượng quá trình và (3) Chất lượng đầu ra.
- Như vậy, mô hình ĐBCL CTĐT đại học của khối ASEAN bao phủ toàn bộ các hoạt động của CTĐT từ đầu vào đến đầu ra, phù hợp với mục tiêu của GDĐH được quy định tại Luật GDĐH, đồng thời cũng khẳng định chuẩn đầu ra của CTĐT được định kì rà soát, điều chỉnh và công khai với các bên liên quan (Bộ GD-ĐT, 2015).
- Mô hình này khá phù hợp với cách thức quản trị GDĐH của hầu hết các cơ sở GDĐH Việt Nam với sự tham gia của các trường đại học lớn trong nước và mô hình này đặt ra những yêu cầu cơ bản, quan trọng đòi hỏi phải có các điều chỉnh cơ bản trong CTĐT của các cơ sở giáo dục..
- Cho dù cách tiếp cận của các mô hình QLCL CTĐT khác nhau nhưng nhìn chung đều nhấn mạnh đến các yếu tố cấu thành CTĐT, đó là: quản lí đào tạo, giảng viên, SV, tổ chức đào tạo, cơ sở vật chất, tài chính, nghiên cứu khoa học.
- Trong bối cảnh sự phát triển của GDĐH xuyên biên giới, với tỉ lệ 53% SV tuyển sinh vào cơ sở GDĐH trên thế giới đến từ các quốc gia ASEAN thì việc lựa chọn một mô hình QLCL dựa trên sự trải nghiệm, chia sẻ, đối sánh và liên tục cải thiện nhằm tăng cường hoạt động liên kết đào tạo, nghiên cứu, phục vụ cộng đồng giữa các quốc gia trong khu vực được xem là phù hợp.
- Để vận dụng hiệu quả bất kì mô hình QLCL CTĐT cần phải xác định rõ mục tiêu của CTĐT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của CTĐT (nguồn lực của nhà trường, yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình đào tạo.
- Chất lượng CTĐT được coi là một “cuộc hành trình” chứ không phải là một “điểm đến”, vì vậy chất lượng đạt được mang tính nhất quán với mục tiêu cải tiến liên tục.
- (3) Đảm bảo hiệu suất đào tạo..
- Một số quan điểm cho rằng chất lượng của một CTĐT phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng các yếu tố đầu vào của CTĐT đó, đồng nghĩa chất lượng tương đồng với nguồn lực.
- Một CTĐT tuyển sinh được nhiều SV giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần và đủ để trang bị cơ sở vật chất, giảng đường, phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện tốt nhất thì được xem là CTĐT có chất lượng cao (Nguyễn Đức Chính, 2002).
- Chất lượng các yếu tố đầu vào quyết định đến năng lực học tập hay khả năng tiếp thu của người học, mức độ chuyên cần và tâm lí ổn định của người học, yên tâm học tập của người học bởi năng lực tiếp thu kiến thức là điều kiện cần để người học có thể học tập và đạt kết quả cao, nếu người học có năng lực tốt nhưng tâm lí không ổn định, không chuyên tâm thì lượng kiến thức tiếp thu sẽ không nhiều.
- Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến chất lượng CTĐT bao gồm: Đặc điểm của SV.
- Đặc điểm của khoa đào tạo.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị.
- Một số yếu tố liên quan đến cơ sở đào tạo với các nội dung mang tính chiến lược có ảnh hưởng đến chất lượng CTĐT như văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, hệ thống ĐBCL, các chính sách hoặc phúc lợi dành cho giảng viên như tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện học tập nâng cao trình độ..
- Các yếu tố quá trình ảnh hưởng đến chất lượng CTĐT bao gồm: Thiết kế CTĐT;.
- Phương pháp đào tạo.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.
- đánh giá chất lượng toàn khóa học, môn học và đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên;.
- Các yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến chất lượng CTĐT bao gồm: Các yếu tố đầu ra được đánh giá thông qua số lượng các hoạt động triển khai trong CTĐT, ví dụ như tỉ lệ người học tốt nghiệp, tỉ lệ thôi học, thời gian tốt nghiệp trung bình của người học, tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm, số lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, nghiên cứu viên và người học.
- Chất lượng SV tốt nghiệp: Tỉ lệ tốt nghiệp đại học, năng lực SV tốt nghiệp.
- Tác động của CTĐT đến cơ sở giáo dục, xã hội..
- Mô hình quản lí chương trình đào tạo phù hợp với các cơ sở giáo dục đại học trong nước.
- Mô hình quản lí CTĐT phù hợp với từng loại cơ sở giáo dục cần được đúc kết từ tổng hòa các mô hình QLCL ở trên và phù hợp với bối cảnh của cơ sở giáo dục bởi chất lượng của CTĐT là trách nhiệm của tất cả cán bộ, giảng viên, là cam kết của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo đơn vị quản lí đào tạo và của tất cả các bên liên quan.
- Bất kì sự thay đổi nào trong CTĐT cần đảm bảo phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân liên quan, vì vậy mô hình quản lí CTĐT cần phải xem xét các yếu tố tiên quyết sau: tập trung vào thiết kế, tổ chức và duy trì hệ thống QLCL của cơ sở giáo dục.
- chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục.
- đánh giá của người học.
- Việc xây dựng mô hình QLCL CTĐT phù hợp với các cơ sở GDĐH Việt Nam cần phân biệt rõ quá trình thực hiện các chức năng chính và các chức năng thứ cấp của cơ sở giáo dục.
- các chức năng thứ cấp bao gồm các hoạt động quản lí hành chính, các chức năng hỗ trợ cho chức năng chính như thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin,… và các chức năng thứ cấp này thông thường được thực hiện và giám sát thông qua các kĩ thuật trong các mô hình QLCL ISO, TQM, EFQM.
- Trong bối cảnh sự phát triển của GDĐH xuyên biên giới với tỉ lệ 53% SV tuyển sinh vào cơ sở GDĐH trên thế giới đến từ các quốc gia ASEAN thì việc lựa chọn một mô hình QLCL dựa trên sự trải nghiệm, chia sẻ, đối sánh và liên tục cải thiện nhằm tăng cường hoạt động liên kết đào tạo, nghiên cứu, phục vụ cộng đồng giữa các quốc gia trong khu vực được xem là phù hợp.
- Theo quan điểm của tác giả, chất lượng CTĐT là tổng hòa của 03 yếu tố bao gồm xây dựng và quản lí CTĐT, CTĐT và ĐBCL CTĐT.
- Các yếu tố trên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau và cùng một mục đích là cung cấp cho xã hội sản phẩm đào tạo có chất lượng.
- Mục đích của đánh giá chất lượng CTĐT là nhằm nâng cao chất lượng chứ không chỉ là giải trình trách nhiệm, vì vậy hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào sự cam kết, năng lực của tất cả các cá nhân và thái độ và năng lực của tập thể cùng tham gia CTĐT, phụ thuộc vào mức độ vận dụng hiệu quả các công cụ, quy trình và nguồn lực ĐBCL CTĐT theo một vòng tròn khép kín..
- Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm quốc tế, cách thức tiếp cận ĐBCL CTĐT trong nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, kịp thời.
- Chất lượng là một khái niệm động, đa chiều và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua mối quan hệ giữa người và người, vì vậy việc đánh giá chất lượng CTĐT phải được thực hiện bởi chính các bên liên quan nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện ĐBCL của CTĐT, cải tiến chất lượng liên tục, tạo sự dịch chuyển trong những nhiệm vụ được phân phối giữa những cá nhân quản lí CTĐT.
- Việc đánh giá chất lượng có thể được cơ sở giáo dục tự thực hiện thông qua hoạt động tự đánh giá, hoạt động đánh giá định kì hoặc được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức bên ngoài.
- Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất mô hình đánh giá chất lượng CTĐT phù hợp với xu hướng thiết kế CTĐT và bối cảnh của các cơ sở giáo dục trong nước hiện nay, giúp gia tăng tính tự chủ của các trường nhưng không mất đi quyền kiểm soát của cơ quan chủ quản..
- Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên (Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo).
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục..
- Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học..
- Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học.
- Chính sách và thực tiễn triển khai kiểm định chất lượng chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam.
- Các thành tố quan trọng trong thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng đại học.
- Kỉ yếu Hội thảo “Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục”, Bộ GD-ĐT..
- Sinh viên đánh giá về chất lượng đào tạo của Khoa Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, Đại học Văn Hiến

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt