« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm từ vựng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 6 tuổi


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3-6 TUỔI.
- Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh về chất (Đoàn Văn Lâm, 2016)..
- Vốn từ vựng không chỉ ảnh hưởng đến thành công trong việc đọc hiểu mà còn ảnh hưởng đến tổng thể thành công ở trường học (Đinh Hồng Thái, 2013.
- Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn mà từ vựng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, ở giai đoạn này trẻ tiếp thu và thể hiện ngôn ngữ của bản thân một cách mạnh mẽ nhất.
- Về cơ bản, tốc độ phát triển về từ vựng không nhanh như giai đoạn trước (0-3 tuổi), trẻ đã có đủ các từ loại cơ bản như danh từ, động từ, tính từ và các từ loại khác.
- Ở trẻ không khuyết tật, tỉ lệ danh từ và động từ cao hơn nhiều các từ loại khác.
- Đến khi 5-6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhường chỗ cho các từ loại khác tăng lên (Lưu Thị Lan, 1996)..
- Ngôn ngữ là một trong những khiếm khuyết phổ biến ở trẻ RLPTK.
- Đánh giá về từ vựng, khả năng hiểu và sử dụng từ vựng có ý nghĩa lâu dài và quan trọng để xác định các chiến lược can thiệp phù hợp, tạo điều kiện để trẻ RLPTK tiếp thu ngôn ngữ tốt nhất, đặc biệt là ngữ dụng- khía cạnh mà trẻ RLPTK gặp khó khăn nhiều nhất.
- Trên thế giới trong những năm gần đây có nhiều công bố về vốn từ của trẻ RLPTK.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tốc độ phát triển từ vựng và ngữ pháp của trẻ RLPTK đều có sự chậm trễ, không theo mốc phát triển thông thường.
- Ngay cả đối với trẻ RLPTK có ngôn ngữ nói tốt thì việc sử dụng các động từ, tính từ, danh từ vẫn là thách thức (Charman, Drew, Baird, &.
- Gần đây một số công trình nghiên cứu trên thế giới tập trung vào đặc điểm vốn từ, ngôn ngữ của trẻ RLPTK nói hai ngôn ngữ (Gonzalez-Barrero, A.
- Nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên rằng việc can thiệp ngôn ngữ cho trẻ RLPTK nên cân nhắc tới can thiệp song ngữ, trong đó tập trung vào ngôn ngữ mà trẻ có khả năng hơn (Maria, 2020)..
- Ở Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp can thiệp trẻ RLPTK nhưng dường như chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm ngôn ngữ và từ vựng của trẻ..
- Bài báo này tìm hiểu về đặc điểm từ vựng và sự phát triển về từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi học hòa nhập nhằm cung cấp những gợi ý cho các nhà chuyên môn và phụ huynh trong quá trình can thiệp ngôn ngữ nói riêng và quá trình giáo dục trẻ RLPTK nói chung..
- Đối tượng nghiên cứu: 42 trẻ RLPTK 3-6 tuổi học hòa nhập, trong đó có 33 trẻ trai và 9 trẻ gái.
- Số lượng từ vựng của 42 trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-6 tuổi.
- Thống kê mô tả từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi.
- Danh từ .
- Từ loại khác .
- Danh từ chỉ hiểu .
- Tính từ chỉ hiểu .
- Từ loại khác vận dụng .
- Bảng thống kê trên cho thấy, trẻ RLPTK 3-6 tuổi có vốn từ trung bình là 253 từ, trong đó thấp nhất là 53 từ, cao nhất là 322 từ.
- Danh từ có trung bình cao nhất so với các từ loại khác, sau đó là động từ, tính từ và các từ loại khác (M danh từ = 164,62, M động từ = 45,98, M tính từ = 20,57, M từ khác = 22,48).
- Các từ loại khác cũng ở tình trạng tương tự là vốn từ chỉ hiểu thấp hơn vốn từ nói..
- Số lượng từ vựng của trẻ RLPTK theo độ tuổi.
- chỉ hiểu.
- Khảo sát 42 trẻ RLPTK cho thấy trung bình vốn từ ở trẻ 3 tuổi có 219 từ, trẻ 4 tuổi có khoảng 260 từ, trẻ 5 tuổi có khoảng 252 từ và trẻ 6 tuổi có 302 từ.
- Như vậy số lượng từ vựng được mở rộng theo độ tuổi.
- Dường như 4 tuổi có số lượng từ vựng nhiều nhất so với các độ tuổi..
- So sánh lượng từ vựng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ với trẻ mầm non không khuyết tật.
- Như đã trình bày, cho đến nay ở Việt Nam có công trình duy nhất của Lưu Thị Lan nghiên cứu chính thức khá toàn diện về những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ em 0-6 tuổi.
- Vì vậy, bài báo này đã tham chiếu với kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Lan để bước đầu so sánh vốn từ của trẻ RLPTK và trẻ em mầm non không khuyết tật cùng độ tuổi.
- Biểu đồ dưới đây thể hiện sự chênh lệch về vốn từ của 2 nhóm trẻ..
- So sánh số lượng từ vựng của trẻ RLPTK với trẻ không khuyết tật.
- Quan sát biểu đồ 1, có thể thấy cũng giống như trẻ không khuyết tật, số lượng từ vựng của trẻ RLPTK tăng lên theo tuổi..
- Trẻ RLPTK.
- Biểu đồ cũng cho thấy, càng ở độ tuổi lớn sự chênh lệch giữa vốn từ của trẻ RLPTK với trẻ không khuyết tật càng rõ rệt: Ở độ tuổi 3 tuổi từ vựng của trẻ RLPTK bằng khoảng 1 nửa so với trẻ không khuyết tật.
- từ 4 đến 6 tuổi, từ vựng của trẻ tự kỉ chỉ bằng 1/3 trẻ không khuyết tật.
- Ở trẻ không khuyết tật, giai đoạn phát triển lượng từ vựng nhiều nhất là giai đoạn 3-4 tuổi nhưng trong nghiên cứu này tốc độ tăng trưởng từ vựng của trẻ RLPTK khá chậm và không có sự vượt trội ở độ tuổi nào..
- Cơ cấu từ loại của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-6 tuổi.
- Từ loại trong từ vựng là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá từ vựng của trẻ em.
- Số lượng từ loại càng nhiều thì trẻ càng dễ dàng giao tiếp, chất lượng giao tiếp tốt hơn.
- Trong nghiên cứu này, cơ cấu từ loại được chia thành các nhóm danh từ, động từ, tính từ và các từ loại khác (đại từ, câu hỏi, tiếng kêu con vật, thời gian).
- Qua khảo sát cho thấy cơ cấu từ loại của trẻ RLPTK 3-6 tuổi không cân đối, chủ yếu là danh từ và động từ.
- Sự mất cân đối về cơ cấu từ loại có thể diễn ra ở cả từ chỉ hiểu và từ vận dụng (hiểu và nói)..
- Cơ cấu từ loại trong vốn từ chung của trẻ:.
- Bảng 3 dưới đây thể hiện cơ cấu từ loại trong vốn từ (chung) của trẻ RLPTK 3-6 tuổi..
- Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ RLPTK 3-6 tuổi.
- Bảng 3 cho thấy, ở mọi độ tuổi số lượng danh từ luôn chiếm đa số trong vốn từ của trẻ.
- Số lượng danh từ, động từ, tính từ và các từ loại khác đều tăng lên theo độ tuổi.
- trong đó số lượng danh từ và động từ tăng khá mạnh so với tính từ và các từ loại khác..
- Nghiên cứu còn xem xét tỉ lệ của các từ loại trong vốn từ của trẻ ở từng nhóm tuổi để tìm hiểu các từ loại có xu hướng tăng lên hay giảm đi theo thời gian (xem bảng 4)..
- Tỉ lệ các từ loại trong vốn từ của trẻ RLPTK.
- Tuổi Danh từ Động từ Tính từ Từ loại khác.
- Trong khi đó, so với trẻ 3 tuổi, nhóm trẻ 6 tuổi có tỉ lệ tính từ chỉ tăng 1%, từ loại khác chỉ giảm 0,4%.
- Như vậy, tỉ lệ tăng ở nhóm tính từ và giảm ở nhóm từ loại khác là không đáng kể..
- Phân tích cơ cấu từ loại trong vốn từ chỉ hiểu của nhóm trẻ cho thấy, danh từ, động từ và tính từ có xu hướng giảm đi, còn các từ loại khác có xu hướng tăng lên.
- Nhóm trẻ 4 tuổi có số lượng từ vựng chỉ hiểu cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại..
- Trong vốn từ chỉ hiểu của trẻ RLPTK ở mọi độ tuổi, danh từ chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là động từ, từ loại khác và cuối cùng là tính từ.
- Ở giai đoạn 3 tuổi, trẻ có thể hiểu khoảng 50 danh từ, 5 tính từ, 19 động từ và 8 từ loại khác (số từ, đại từ, liên từ.
- Ở giai đoạn 5 tuổi, trẻ hiểu khoảng 45 danh từ, 10 tính từ, 21 động từ và 9 từ loại khác..
- trong khi ở nhóm các từ loại khác thì chỉ có nhóm trẻ 4 tuổi mới có giá trị min = 0..
- Về cơ cấu từ loại trong vốn từ vận dụng: phân tích dữ liệu điều tra cho thấy, số lượng các từ loại trong vốn từ vận dụng có xu hướng tăng lên theo độ tuổi, trong đó tăng mạnh nhất là danh từ, sau đó là động từ.
- Số lượng tính từ và số các từ loại khác gần tương đương nhau.
- Đáng chú ý ở nhóm động từ và tính từ vận dụng giá trị thấp nhất (min = 0) rơi vào độ tuổi 3 và 4 tuổi, trong khi ở nhóm các từ loại khác thì không có độ tuổi nào có giá trị min = 0..
- Nghiên cứu này đã phân tích mối qua hệ tương quan giữa từ chỉ hiểu và từ vận dụng (hiểu và nói) của trẻ RLPTK 3-6 tuổi bằng phần mềm SPSS.
- Vốn từ chỉ hiểu có mối tương quan nghịch với vốn từ vận dụng, bao gồm các từ loại vận dụng (danh từ, động từ, tính từ và các từ loại khác) (chỉ số r dao động từ -.329 đến -.439), có nghĩa là khi vốn từ chỉ hiểu giảm đi thì vốn từ vận dụng tăng lên và ngược lại.
- Từ loại khác vận dụng có tương quan nghịch và chặt chẽ với danh từ chỉ hiểu (r=-,470) và động từ chỉ hiểu (r=-,326)..
- So sánh số lượng từ chỉ hiểu và số lượng từ vận dụng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi 2.3.
- Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra đặc điểm từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi nên đã sử dụng danh sách từ vựng của Phạm Thùy Giang, đồng thời so sánh với sự phát triển từ vựng của trẻ bình thường..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn từ ở trẻ RLPTK 3-6 tuổi tăng lên theo thời gian cũng giống như trẻ không khuyết tật cùng độ tuổi.
- Tuy nhiên, vốn từ của trẻ chậm mở rộng hơn so với trẻ cùng độ tuổi, ở độ tuổi lên 3 trẻ RLPTK có vốn từ chỉ bằng một nửa trẻ không khuyết tật còn ở độ tuổi 5,6 tuổi thì chỉ bằng 1/3..
- Nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1996) cho rằng vốn từ của trẻ 3-4 tuổi có xu hướng tăng mạnh và tăng dần đều ở độ tuổi 5-6 tuổi và cho đến 6 tuổi thì vốn từ của trẻ gấp khoảng 3 lần so với 3 tuổi.
- Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, trẻ RLPTK vốn từ có sự tăng lên theo độ tuổi nhưng không đáng kể, số lượng từ ở 6 tuổi không chênh lệch nhiều so với 3 tuổi..
- Tuy nhiên, sự thay đổi về tỉ lệ tính từ và các từ loại khác dường như không đáng kể qua thời gian..
- Theo tác giả Lưu Thị Lan, về cơ bản vốn từ đã có đủ các từ loại.
- Tuy nhiên, tỉ lệ danh từ và động từ cao hơn nhiều so với các từ loại khác.
- Trong nghiên cứu này, tỉ lệ danh từ của trẻ RLPTK 6 tuổi giảm 4%, động từ tăng 4%, tính từ tăng 1%, còn các từ loại khác giảm 0,4%.
- Như vậy vốn từ của trẻ RLPTK 3-6 tuổi có những điểm rất khác biệt so với trẻ không khuyết tật.
- Tỉ lệ danh từ giảm ít hơn nhiều so với trẻ không khuyết tật và tỉ lệ các từ loại khác cũng tăng lên rất ít so với thông thường..
- Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy rằng ở trẻ RLPTK 3-6 tuổi có vốn từ vận dụng tốt hơn vốn từ chỉ hiểu..
- Trước đó, Kjelgaard và Tager-Flusberg (2001) nghiên cứu trên 89 trẻ RLPTK 4-14 tuổi cho thấy rằng ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ kém hơn ngôn ngữ diễn đạt.
- Gần đây hơn, Hudray và cộng sự (2010) trong nghiên cứu về ngôn ngữ của nhóm trẻ RLPTK cũng đưa ra kết luận rằng trẻ em RLPTK bị suy yếu nhiều hơn về khả năng tiếp nhận ngôn ngữ, trong khi từ vựng diễn đạt ít bị suy yếu hơn.
- Abbeduto (2013) cũng kết luận rằng vốn từ tiếp nhận của trẻ tự kỉ tăng chậm hơn so với vốn từ diễn đạt..
- Phân tích chỉ số tương quan Pearson cho thấy vốn từ nói và hiểu ở trẻ RLPTK có tương quan nghịch và chặt chẽ với vốn từ chỉ hiểu.
- Biến tuổi có tương quan thuận và chặt chẽ với vốn từ và các từ loại.
- Tuổi càng nhiều thì vốn từ và các từ loại càng được mở rộng.
- Giới tính không ảnh hưởng đến từ vựng của trẻ RLPTK..
- Vì vậy, cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về đặc điểm vốn từ của trẻ tự kỉ ở Việt Nam để tiếp nối những kết quả nghiên cứu ban đầu này.
- Tuy nhiên, quá trình tích lũy từ vựng của trẻ RLPTK 3-6 tuổi gặp nhiều khó khăn.
- sự phát triển từ vựng thường chậm, vốn từ nghèo nàn và mất cân đối hơn so với trẻ không khuyết tật.
- Khác với trẻ không khuyết tật, trẻ RLPTK có vốn từ vận dụng nhiều hơn vốn từ tiếp nhận.
- Theo đó, phát triển và củng cố vốn từ vựng là mục tiêu cần thiết của các chương trình can thiệp cho trẻ tự kỉ, do đó chương trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ RLPTK nên bắt đầu như càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán.
- Tuy nhiên, với những khó khăn cố hữu như hành vi không hợp tác đã khiến cho trẻ RLPTK khó khăn trong lĩnh hội ngôn ngữ.
- Vì vậy, trong quá trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ RLPTK 3-6 tuổi, cha mẹ và giáo viên nên chú ý đến việc tăng cường khả năng tiếp nhận ngôn ngữ.
- Hơn nữa, việc nghiên cứu thêm về vốn từ của trẻ RLPTK là cần thiết để khẳng định những kết quả ban đầu này..
- Danh sách từ vựng trẻ em

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt