« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại gia đình


Tóm tắt Xem thử

- Trong đó, kĩ năng hội thoại (KNHT) là kĩ năng trẻ RLPTK gặp khó khăn hơn cả.
- Vì vậy, thời điểm này nhà giáo dục và cha mẹ cần quan tâm phát triển KNHT cho trẻ RLPTK để giúp con tích cực hòa nhập cộng đồng, mở rộng việc kết nối với xã hội sau này..
- Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ RLPTK phát triển về mọi mặt.
- Cách thức hội thoại của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến KNHT của trẻ trong quá trình giao tiếp.
- Một số nghiên cứu cho thấy, hướng dẫn cha mẹ phát triển KNHT cho con sẽ giúp tăng hiệu quả KNHT.
- Trong cuốn Teaching social communication to children with autism, cẩm nang dành cho cha mẹ, tác giả Brooke và Anna (2009) đã hướng dẫn cha mẹ sử dụng các kĩ thuật phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội cho trẻ tự kỉ, như: theo sự dẫn dắt của trẻ, bắt chước trẻ, làm mẫu và mở rộng ngôn ngữ.
- Tác giả Colleen và cộng sự (2019) cũng đã chỉ ra rằng: cha mẹ có vai trò quan trọng giúp phát triển các kĩ năng chú ý chung, giao tiếp, ngôn ngữ cho trẻ RLPTK.
- Trong bài báo của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2018) cũng đề cập việc phối hợp với phụ huynh trong quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ.
- Trong đó, nhà chuyên môn cần hỗ trợ cha mẹ trẻ tự kỉ, giúp họ có kiến thức và đặc biệt là kĩ năng giao tiếp với con gồm các nội dung: cung cấp thông tin thông qua tài liệu, giải thích nội dung tài liệu cho cha mẹ trẻ, hướng dẫn kĩ năng cho cha mẹ trẻ thông qua hướng dẫn, làm mẫu, băng hình.
- Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, cha mẹ trẻ RLPTK đang thiếu các hướng dẫn về những biện pháp phát triển KNHT cho trẻ tại gia đình..
- Vì vậy, bài báo đề xuất các biện pháp hướng dẫn cha mẹ phát triển KNHT cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi ở môi trường gia đình.
- đồng thời, trình bày kết quả thực nghiệm các biện pháp này trên 2 trẻ RLPTK để chứng minh tính hiệu quả.
- Khái niệm kĩ năng hội thoại.
- Kết quả của hành vi hội thoại thường là “phần thưởng” mang tính chất xã hội như lời khen, sự chú ý từ người nghe..
- Đặc điểm kĩ năng hội thoại của trẻ rối loạn phổ tự kỉ.
- Trẻ RLPTK thường có khiếm khuyết trong khả năng khái quát và duy trì hội thoại với người khác.
- KNHT kém thể hiện ở chỗ trẻ RLPTK thường có những tương tác không phù hợp với bạn bè và các thành viên trong gia đình (American Psychiatric Association, 2013).
- Một số biện pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi tại gia đình.
- Các nhóm biện pháp hướng dẫn cha mẹ tại gia đình được đề xuất dựa trên đặc điểm trẻ RLPTK, phù hợp với lứa tuổi trẻ RLPTK 4-5 tuổi và điều kiện của môi trường gia đình tại Việt Nam.
- Biện pháp 1: Hướng dẫn cha mẹ đánh giá KNHT của trẻ RLPTK 4-5 tuổi.
- Ở biện pháp này, cha mẹ sẽ được hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm, cách thức giao tiếp của trẻ tại các môi trường khác nhau.
- Ngoài ra, cha mẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng phiếu đánh giá KNHT cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi để đánh giá các mức độ hội thoại liên quan đến mở đầu cuộc hội thoại, duy trì cuộc hội thoại và kết thúc cuộc hội thoại của trẻ, để từ đó phân tích điểm mạnh và hạn chế về KNHT của trẻ RLPTK..
- Biện pháp 2: Hướng dẫn cha mẹ xây dựng kế hoạch phát triển KNHT cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.
- Biện pháp này sẽ hướng dẫn cha mẹ xác định mục tiêu, nội dung từng kĩ năng, các hoạt động cho mỗi mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật, đồ dùng học liệu sử dụng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển KNHT.
- Cha mẹ được hướng dẫn lập kế hoạch xây dựng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, đề ra phương pháp, cách tiến hành các mục tiêu phát triển KNHT cho trẻ RLPTK, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả can thiệp cho trẻ..
- Biện pháp 3: Hướng dẫn cha mẹ các kĩ thuật phát triển KNHT cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.
- Cha mẹ sẽ được cung cấp tài liệu về các kĩ thuật phát triển KNHT thông qua việc phân tích ví dụ và hướng dẫn cha mẹ thực hành từng nhóm kĩ thuật.
- Biện pháp 4: Hướng dẫn cha mẹ lựa chọn và sử dụng hệ thống các bài tập phát triển KNHT cho trẻ RLPTK 4- 5 tuổi.
- Cung cấp và hướng dẫn cha mẹ sử dụng hệ thống các bài tập phát triển kĩ năng mở đầu cuộc hội thoại, duy trì.
- cuộc hội thoại và kết thúc cuộc hội thoại phù hợp với đặc điểm KNHT của trẻ RLPTK (xem bảng 1):.
- Kĩ năng mở đầu cuộc hội thoại.
- Kĩ năng duy trì nội dung hội thoại.
- 9 Diễn tả khuôn mặt khi hội thoại.
- 12 Đáp lời hội thoại.
- 13 Chờ đến lượt mình.
- 15 Luân phiên hội thoại 1.
- 16 Luân phiên hội thoại 2.
- 17 Luân phiên và trả lời khi hội thoại 1.
- 18 Luân phiên và trả lời khi hội thoại 2.
- Kĩ năng kết thúc cuộc hội thoại.
- 21 Dừng hội thoại.
- Biện pháp 5: Hướng dẫn cha mẹ các hoạt động khái quát hóa KNHT cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.
- Hướng dẫn cha mẹ sử dụng phần mở rộng trong những bài tập cũng như phát huy sự sáng tạo các hoạt động phát triển KNHT nhằm giúp trẻ RLPTK sử dụng được các KNHT trong nhiều bối cảnh khác nhau như: tại gia đình, tại trường học, trong cộng đồng.
- Biện pháp giúp cha mẹ lập kế hoạch cho việc phát triển KNHT qua nhiều môi trường khác nhau thông qua các tình huống cụ thể và hướng dẫn bằng cách làm mẫu cho cha mẹ.
- Biện pháp cũng đưa ra những hướng dẫn cha mẹ để thực hành và luôn có sự điều chỉnh để giúp cha mẹ hoàn thiện các kĩ năng..
- Kết quả thực nghiệm các biện pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi tại gia đình Thực nghiệm các biện pháp phát triển KNHT được tiến hành trên 2 trẻ RLPTK 4-5 tuổi.
- Mở đầu cuộc hội thoại Duy trì cuộc hội thoại Kết thúc cuộc hội thoại.
- Trung bình .
- Quá trình thực nghiệm:.
- Nội dung: Xây dựng kế hoạch can thiệp trong 6 tháng và lồng ghép các biện pháp hướng dẫn cha mẹ tại gia đình..
- dạng tật: RLPTK mức độ trung bình..
- Hoàn cảnh gia đình: V là con trai út trong gia đình có bố, mẹ, anh trai và chị gái.
- Cả gia đình V đều sẵn sàng tham gia vào việc chăm sóc giáo dục cho V.
- Trong quá trình mang thai mẹ V có sức khỏe hoàn toàn bình thường, không có bất kì biểu hiện bất thường nào, con sinh ra đủ tháng đủ ngày.
- Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc con, mẹ phát hiện những biểu hiện chậm và bất thường.
- Đến 3 tuổi mẹ cho V đi khám tại Bệnh viện nhi Trung ương và được kết luận cháu có biểu hiện của RLPTK.
- Mở đầu cuộc hội thoại 5 Yếu.
- Duy trì cuộc hội thoại 12 Yếu.
- Kết thúc cuộc hội thoại 3 Yếu.
- V chưa có các kĩ năng chào hỏi đơn giản, chưa đặt câu hỏi trong các tình huống giao tiếp đơn giản.
- V cũng chưa chủ động khởi xướng một cuộc hội thoại mới khi giao tiếp.
- Vì vậy, kĩ năng Mở đầu cuộc hội thoại là kĩ năng quan trọng cần phải tác động thay đổi giúp V tham gia vào cuộc hội thoại tốt hơn.
- Trong quá trình hội thoại, V chưa nhìn vào người đối thoại, V không sử dụng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp và thu hút sự chú ý trong quá trình hội thoại, V cũng không hiểu cử chỉ điệu bộ.
- V chưa có sự chờ đợi đến lượt mình và thi thoảng nói trôi chảy lưu loát về những thứ đã biết.
- các kĩ năng Kết thúc cuộc hội thoại, vì V không hiểu cử chỉ điệu bộ của người khác nên chưa biết mình phải dừng cuộc hội thoại khi người khác thấy chán nản.
- V cũng chưa chủ động trong việc chào tạm biệt hay tự kết thúc cuộc hội thoại của mình..
- Bảng mục tiêu kế hoạch phát triển KNHT của N.T.V Mục tiêu mở đầu cuộc hội thoại.
- Biết đưa ra một nội dung hội thoại mới.
- Mục tiêu duy trì cuộc hội thoại.
- Biết lắng nghe hội thoại.
- Biết chờ đến lượt hội thoại của mình Biết nói đúng chủ đề hội thoại Biết luân phiên lượt lời khi hội thoại Phối hợp cử chỉ khi tham gia hội thoại Mục tiêu kết thúc cuộc hội thoại Biết dừng hội thoại khi được yêu cầu.
- Biết chào tạm biệt khi kết thúc hội thoại 2.4.4.
- Quá trình thực nghiệm tác động.
- Xác định mục tiêu: Hướng dẫn trẻ tương tác cùng cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Sử dụng các trò chơi giúp trẻ có nhiều cơ hội tương tác, trao đổi với cha mẹ.
- Lựa chọn biện pháp tổ chức: Cha mẹ nên sử dụng hỗ trợ trực quan trong khi tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ.
- Ví dụ, sử dụng video, tranh ảnh, sử dụng mũ để trẻ nhận ra lượt của mình và lượt của mẹ.
- Bên cạnh đó trong quá trình tương tác, cha mẹ cần sử dụng các kĩ thuật phát triển KNHT để đạt hiệu quả cao khi tương tác với trẻ.
- Tiến hành tổ chức các hoạt động của bài tập: Cha mẹ cần thực hiện các bài tập theo đúng quy trình sau: (1) Khởi động trước khi thực hiện bài tập, giúp trẻ thoải mái, thư giãn, sẵn sàng tham gia các hoạt động.
- (2) Cha mẹ giới thiệu về nội dung của bài tập.
- (3) Cha mẹ làm mẫu.
- (4) Hỗ trợ trẻ thực hành chơi, giảm dần sự hỗ trợ giúp trẻ độc lập trong các hoạt động, tăng dần độ khó và mở rộng hoạt động cho trẻ, giúp trẻ thực hành trong nhiều tình huống khác nhau, luôn chờ đợi trẻ và đưa ra gợi ý phù hợp.
- (5) Kết thúc bài tập, cha mẹ nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ..
- Đánh giá kết quả KNHT: Cha mẹ khen ngợi, động viên trẻ.
- Mở đầu cuộc hội thoại 8 Trung bình.
- Duy trì cuộc hội thoại 20 Khá.
- Kết thúc cuộc hội thoại 4 Trung bình.
- Mở đầu cuộc hội thoại 5 Yếu 8 Trung bình.
- Duy trì cuộc hội thoại 12 Yếu 20 Khá.
- Kết thúc cuộc hội thoại 3 Yếu 4 Trung bình.
- Trẻ V có thể thực hiện được tất cả các tiểu mục khi có sự hỗ trợ của cha mẹ.
- Với kĩ năng Mở đầu cuộc hội thoại và kĩ năng Kết thúc cuộc hội thoại V cũng có sự tiến bộ từ mức yếu lên mức trung bình.
- V cũng biết sử dụng cử chỉ khi tham gia hội thoại.
- Sau quá trình vận dụng các biện pháp hướng dẫn cha mẹ phát triển KNHT cho trẻ RLPTK đối với trường hợp V, cho thấy V đã mạnh dạn, tự tin hơn, đã biết sử dụng cử chỉ điệu bộ và ngôn ngữ lời nói chủ động, linh hoạt hơn..
- Đặc biệt, KNHT của V đã thay đổi rõ rệt, chủ động hội thoại, duy trì hội thoại, luân phiên hội thoại, kết thúc cuộc hội thoại khi có ít sự hỗ trợ.
- Cha mẹ cũng tự nhận xét bản thân mình đã hiểu con hơn, biết cách tương tác giao tiếp cùng con và con tiến bộ rất nhiều..
- Việc hướng dẫn cha mẹ cần bao gồm: đánh giá KNHT, xây dựng kế hoạch phát triển KNHT, sử dụng các kĩ thuật hội thoại, sử dụng hệ thống bài tập phát triển KNHT và các hoạt động khái quát hóa cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi tại gia đình.
- Kết quả so sánh trước và sau quá trình thực nghiệm trên 2 trẻ RLPTK điển hình (tại bài viết đưa ra quá trình thực nghiệm của trẻ N.T.V đã chứng minh được tính hiệu quả của các biện pháp hướng dẫn cha mẹ trong việc phát triển KNHT cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi tại gia đình.
- Do vậy, kết quả này càng góp phần khẳng định được ý nghĩa và vai trò của cha mẹ trong quá trình đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục và can thiệp cho trẻ RLPTK..
- Trường hợp nghiên cứu điển hình

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt