« Home « Kết quả tìm kiếm

Xuất khẩu nông sản và năng lực logistics: Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ NĂNG LỰC LOGISTICS:.
- Nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng là những ngành và lĩnh vực có đóng góp rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Trong khi đó, năng lực logistics lại được xác định là điểm nghẽn trong tăng trưởng xuất khẩu.
- Bài báo sử dụng mô hình trọng lực thương mại mở rộng với sự tích hợp của năng lực logistics quốc gia và các thành phần cùng với các nhân tố vĩ mô nhằm đóng góp bằng chứng thực nghiệm khẳng định tính hiệu lực của mô hình trọng lực thương mại mở rộng ở cấp độ ngành.
- Bên cạnh đó, bài báo cũng kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa năng lực logistics quốc gia và các thành phần với xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Bài báo cũng kiểm định những nhân tố đóng vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng của xuất khẩu nông sản Việt Nam để từ đó đề xuất hàm ý chính sách phát triển năng lực logistics quốc gia và các chính sách ở những lĩnh vực khác hướng đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu nông sản..
- Mô hình trọng lực thương mại mở rộng.
- Xuất khẩu nông sản.
- Năm 2019, xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt 25,37 tỷ USD, chiếm khoảng 9,63% tổng kim ngạch xuất khẩu (Bộ Công thương, 2020)..
- Nhiều nông sản đóng góp kim ngạch xuất khẩu rất lớn rau quả (3,76 tỷ USD), nhân điều (3,28 tỷ USD), cà phê (2,79 tỷ USD), gạo (2,76 tỷ USD), cao su (2,30 tỷ USD), hồ tiêu (722 triệu USD), sắn và các sản phẩm từ sắn (956 triệu USD), và chè các loại (236 triệu USD) (Bộ Công thương, 2020).
- Thị trường xuất khẩu của nông sản Việt Nam rất đa dạng và có tính toàn cầu.
- Trong khi đó, logistics lại được xác định là điểm nghẽn trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
- Năng lực logistics tỷ lệ nghịch với chi phí logistics đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nông sản xuất khẩu do các đặc thù về bản chất của hàng hóa.
- Từ thực tiễn đó, tính cấp thiết đặt ra đối với việc đánh giá định lượng tác động của năng lực logistics quốc gia và các thành phần cũng như các nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Thứ nhất, bài báo kiểm định tính hiệu lực của mô hình trọng lực thương mại mở rộng trong trường hợp xuất khẩu nông sản thay vì tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.
- Thứ hai, bài báo kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa năng lực logistics quốc gia và các thành phần với xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Thứ ba, bài báo kiểm định tác động của các nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Từ những kết quả thực nghiệm, bài báo sẽ cung cấp luận cứ thực nghiệm vững chắc cho các chính sách phát triển năng lực logistics quốc gia và các lĩnh vực liên quan đến logistics cũng như đề xuất hàm ý chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam..
- Mô hình trọng lực trong thương mại và các mô hình mở rộng.
- Bài báo sử dụng mô hình trọng lực thương mại (trade gravity model) để kiểm định quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu nông sản và các nhân tố ảnh hưởng trong đó có năng lực logistics quốc gia và các chỉ số thành phần (xem thêm thông tin trong tiểu mục 4.1 về mô tả dữ liệu và các biến trong mô hình).
- Mô hình trọng lực thương mại lấy ý tưởng từ hiện tượng vật lý về lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng trong không gian.
- Ý tưởng này lần đầu tiên được vận dụng để xây dựng mô hình trọng lực thương mại bởi các học giả Pöyhönen (1963) và Tinbergen (1962).
- Khi thể hiện bằng phương trình toán học thì mô hình trọng lực thương mại cổ điển có dạng sau:.
- Trong đó, EXPijt là xuất khẩu của nước i sang nước j tại năm t , Yit và Yjt lần lượt là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước i và j trong năm t , DISTij là khoảng cách địa lý giữa nước i và j.
- Khi lấy logarit tự nhiên (ln) hai vế của phương trình, mô hình trọng lực thương mại có dạng sau:.
- Nhiều năm sau khi mô hình trọng lực thương mại lần đầu tiên được giới thiệu, nhiều học giả đã tích hợp thêm các nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến thương mại song phương và các kết quả thực nghiệm đều chứng minh tính đúng đắn và phù hợp của mô hình trọng lực thương mại trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hoặc thương mại song phương.
- Khi thêm vào các nhân tố vĩ mô khác thì mô hình cổ điển sẽ trở thành mô hình trọng lực thương mại mở rộng (augmented trade gravity model).
- Những nhân tố vĩ mô được thêm vào để mở rộng mô hình trọng lực thương mại cổ điển bao gồm sự tương đồng về ngôn ngữ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu (Kahouli và Omri, 2017), biến động tỷ giá hối đoái song phương (Kahouli và Omri, 2017.
- Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây của Kahouli và Maktouf (2015), Kahouli (2016), Kahouli và Omri (2017), và Tham và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng sự khác biệt về mức thu nhập bình quân đầu người giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu cũng có tác động đến thương mại song phương hay xuất khẩu.
- Do đó, tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực thương mại mở rộng có sử dụng biến LPI và các chỉ số phụ còn khá khiêm tốn.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ sử dụng dữ liệu kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, chưa xét đến cấp độ ngành cụ thể.
- Do đó, bài báo này sẽ sử dụng dữ liệu xuất khẩu cấp độ ngành đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam và tích hợp LPI và các chỉ số thành phần.
- Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ làm phong phú thêm nền tảng lý thuyết đương đại về thương mại quốc tế cấp độ ngành cũng như mối quan hệ giữa năng lực logistics và xuất khẩu..
- Bài báo này sử dụng định nghĩa nông sản trong công trình nêu trên để làm cơ sở thu thập dữ liệu xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Mô hình nghiên cứu.
- Từ tổng quan cơ sở lý thuyết, mô hình được nhóm tác giả đề xuất như Phụ lục 1.
- Bài báo sẽ sử dụng 07 mô hình trọng lực thương mại để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.
- Trong mỗi mô hình, các biến kiểm soát khác vẫn giữ nguyên, bài báo sẽ sử dụng chỉ số chính LPI và 06 chỉ số phụ cho 07 mô hình trọng lực.
- Thêm vào đó, việc sử dụng 07 mô hình riêng biệt cho phép đánh giá tác động của từng khía cạnh năng lực logistics quốc gia đối với xuất khẩu nông sản để từ đó đề xuất những ưu tiên chính sách phù hợp..
- AGREXijt Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam (i) sang quốc gia j.
- Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), ước lượng tác động cố định (fixed effect) và tác động ngẫu nghiên (random effect) để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến.
- Sau cùng, kiểm định Hausman sẽ giúp chọn ra mô hình ước lượng phù hợp để lý giải mối quan hệ giữa các biến.
- Bằng phương pháp nghiên cứu nêu trên, bài báo làm phong phú thực tiễn sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng dạng tĩnh (static panel esti- mation) bằng mô hình tác động cố định (fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (random effect) trong các nghiên cứu đương đại về thương mại quốc tế sử dụng mô hình trọng lực.
- Ngoài ra, mối quan hệ ổn định trong dài hạn (stable and long-run relationship) giữa các biến số cần quan tâm của mô hình cũng được kiểm định.
- Đây là kiểm định thường được sử dụng khi cần khẳng định tính chắc chắn (robustness check) của mối quan hệ nhân quả đã được khẳng định trước đó bởi các mô hình hồi quy..
- Trước hết, thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu được trình bày ở Bảng 2 dưới đây.
- Ta thấy có tất cả 582 quan sát trong dữ liệu bảng của các mô hình..
- Từ đó cho thấy việc ước lượng 07 mô hình trọng lực là phù hợp để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến.
- Điều này cho thấy các biến đủ điều kiện được đưa vào mô hình hồi quy để xác định mối quan hệ nhân quả..
- Kết quả hồi quy các mô hình nghiên cứu.
- Trong giới hạn dung lượng của bài báo, nhóm tác giả chỉ trình bày tóm tắt kết quả thực nghiệm tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu (xem ví dụ ở Phụ lục 2).
- Kết quả ước lượng Pooled OLS, tác động cố định, tác động ngẫu nhiên và kiểm định Hausman của 07 mô hình trọng lực cho thấy mô hình tác động cố định là tốt nhất ở mức ý nghĩa 5% để ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến do giá trị p-value nhỏ hơn 0,05.
- Tuy nhiên, kết quả kiểm định testparm cho thấy việc xem xét yếu tố cố định theo thời gian là không cần thiết với các mô hình nghiên cứu (p-value >.
- 0,05) ngoại trừ mô hình với cặp biến lnINFit và lnINFjt.
- Đối với tính hiệu lực của mô hình trọng lực thương mại hàng nông sản Việt Nam, kết quả thực nghiệm khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa thu nhập bình quân đầu người và xuất khẩu.
- Theo đó, kết quả thực nghiệm khẳng định mối quan hệ nghịch chiều giữa xuất khẩu nông sản, khoảng cách địa lý và vị trí địa lý không giáp biển.
- Khoảng cách lớn về mặt địa lý được cho là làm gia tăng chi phí cước vận tải và các chi phí dịch vụ logistics liên quan đến hàng hóa, từ đó làm gia tăng giá và giảm kim ngạch xuất khẩu.
- Đối với mối quan hệ nhân quả giữa năng lực logistics quốc gia và các thành phần với xuất khẩu nông sản Việt Nam, kết quả thực nghiệm không khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa năng lực logistics quốc gia và xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm lại cho thấy hiệu quả của quy trình thông quan tại biên giới và thủ tục hải quan và chất lượng và khả năng cạnh tranh của các dịch vụ logistics của nước xuất khẩu lại tỷ lệ nghịch với xuất khẩu nông sản.
- Điều này hàm ý rằng khi các nhân tố trên của chính nước xuất khẩu được cải thiện thì lại làm giảm kim ngạch xuất khẩu nông sản.
- Do đó, kết quả này cần được nghiên cứu kỹ hơn bằng các mô hình mở rộng với nhiều biến kiểm soát hơn nữa và các phương pháp ước lượng khác ở những công trình sau.
- Đối với các nhân tố vĩ mô tác động đến xuất khẩu nông sản, kết quả thực nghiệm không tìm thấy bằng chứng để khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa chúng..
- Kết quả kiểm định đối với mối quan hệ ổn định trong dài hạn giữa xuất khẩu nông sản, năng lực logistics quốc gia và các thành phần bằng các kiểm định Kao (MDFt, DFt, ADFt,.
- UmDFt, UDFt), Pedroni (MPPt, PPt, ADFt), và Westerlund (Variance ratio) (bao gồm và không bao gồm xu hướng thời gian) cho thấy giữa xuất khẩu nông sản, năng lực logistics quốc gia và các thành phần có mối quan hệ ổn định trong dài hạn do giá trị p-value <.
- Như vậy, bài báo đã khẳng định tính hiệu lực của mô hình trọng lực thương mại mở rộng đối với hàng nông sản của Việt Nam.
- Việc tích hợp năng lực logistics quốc gia và các thành phần là phù hợp đối với việc mở rộng mô hình trọng lực thương mại.
- Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu nông sản, năng lực logistics quốc gia và các thành phần vẫn chưa được khẳng định trong trường hợp của Việt Nam bằng các phương pháp ước lượng, mô hình nghiên cứu và loại dữ liệu bảng theo đề xuất của nhóm tác giả.
- Các nhân tố vĩ mô khác cũng chưa cho thấy tác động của chúng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Đặc biệt là việc ký kết thành công các hiệp định hội nhập kinh tế khu vực chỉ là điều kiện cần để đạt được tăng trưởng xuất khẩu.
- Các chính sách thao túng tỷ giá hối đoái như phá giá đồng nội tệ không giúp tăng trưởng xuất khẩu thực chất.
- Trong dài hạn, xuất khẩu nông sản, năng lực logistics quốc gia và các thành phần có mối quan hệ ổn định..
- Thứ nhất, tăng cường mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu nông sản sang các nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người cao, đặc biệt là những nông sản mang đặc thù điều kiện tự nhiên Việt Nam, đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm định động thực vật và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường có mức thu nhập bình quân đầu người không cao..
- Thứ hai, chú trọng phát triển năng lực logistics quốc gia một cách toàn diện trong dài hạn hướng đến tăng trưởng xuất khẩu nông sản, ví dụ như hệ thống cơ sở hạ tầng kho chứa, bảo quản và đóng gói nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin tại cửa khẩu, truy xuất thông tin nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh công bằng thị trường dịch vụ logistics nông nghiệp.
- Một số hạn chế của bài báo có thể kể đến như chưa có sự tích hợp của nhiều nhân tố vĩ mô khác ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản vào mô hình nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng dạng động (dynamic panel data estimation) chưa được áp dụng dẫn đến khả năng nội sinh của mô hình nghiên cứu vẫn còn hiện hữu.
- Ngoài ra, đối với các trường hợp zero trade khách quan giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu dẫn đến giá trị logarit tự nhiên không tồn tại trong dữ liệu bảng thì cần áp dụng các phương pháp ước lượng khác phù hợp hơn thay vì ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên.
- Bên cạnh đó, nhiều nước xuất khẩu hơn cần được đưa vào cơ sở dữ liệu thay vì chỉ một trường hợp của Việt Nam nhằm khắc phục hiệu ứng multilateral resistance trong nghiên cứu thương mại song phương.
- Kết quả nghiên cứu của bài báo này sẽ là tiền đề để nhóm tác giả mở rộng mô hình trọng lực thương mại theo hướng gia tăng các biến kiểm soát vĩ mô, mở rộng cơ sở dữ liệu nước xuất khẩu và vận dụng đa dạng các mô hình ước lượng khác nhau đặc biệt là để xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình.
- Phụ lục 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.
- H1: Thu nhập bình quân đầu người nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H2: Thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H3: Khoảng cách địa lý giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu tác động nghịch chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H4: Khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H5a: Năng lực logistics nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H5b: Năng lực logistics nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H6a: Hiệu quả của quy trình thông quan tại biên giới và thủ tục hải quan của nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H6b: Hiệu quả của quy trình thông quan tại biên giới và thủ tục hải quan của nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H7a: Chất lượng cơ sở hạ tầng vận tải và thương mại của nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H7b: Chất lượng cơ sở hạ tầng vận tải và thương mại của nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H8a: Tính cạnh tranh về giá cước của thị trường vận tải nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H8b: Tính cạnh tranh về giá cước của thị trường vận tải nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H9a: Chất lượng và khả năng cạnh tranh của các dịch vụ logistics của nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H9b: Chất lượng và khả năng cạnh tranh của các dịch vụ logistics của nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H10a: Khả năng theo dõi và giám sát quá trình vận chuyển các lô hàng của nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H10b: Khả năng theo dõi và giám sát quá trình vận chuyển các lô hàng của nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H11a: Sự tuân thủ về thời gian giao hàng của nước xuất khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H11b: Sự tuân thủ về thời gian giao hàng của nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H12: Hội nhập kinh tế khu vực giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H13: Biến động tỷ giá hối đoái của nước nhập khẩu tác động thuận chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- H14: Vị trí địa lý không giáp biển của nước nhập khẩu tác động nghịch chiều đối với xuất khẩu nông sản..
- Phụ lục 2: Kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu với biến năng lực logistics quốc gia (OLPI)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt