« Home « Kết quả tìm kiếm

Fintech & tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp – triển vọng và những thách thức đặt ra


Tóm tắt Xem thử

- TÀI CHÍNH CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP – TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA FINTECH &.
- Kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị là chiến lược phù hợp với ngành nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá.
- Sự xuất hiện của Fintech cùng với tiến trình số hoá nền kinh tế đã cung cấp những nền tảng quan trọng để gia tăng hiệu quả tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Bài viết này thảo luận những giả thuyết về tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Thông qua nghiên cứu tình huống tại Việt Nam gắn với ba doanh nghiệp nông nghiệp điển hình đang thực hiện chiến lược kinh doanh theo chuỗi giá trị, nhóm tác giả cho rằng vai trò dẫn dắt và định hướng của doanh nghiệp tư nhân lớn là tiền đề quan trọng cho tác động tích cực của Fintech đối với tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp.Để phát huy vai trò của Fintech đối với tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp cần có cơ chế và chính sách điều hành từ phía Nhà nước..
- Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam với mức đóng góp bình.
- Giai đoạn ngành nông nghiệp liên tiếp gặp bất lợi do diễn biến bất lợi về thời tiết, dịch bệnh.
- Thiếu hụt vốn đầu tư, đặc biệt là vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam..
- Ngân hàng phát triển châu Á (2018) đã chỉ ra rằng phần lớn các quốc gia đang phát triển bắt đầu sản xuất nông nghiệp với một số lượng lớn các hộ sản xuất và nông trại với quy mô vốn đầu tư nhỏ và trao đổi một lượng đầu ra khiêm tốn.
- Hai vấn đề trọng yếu cần phải xem xét gồm tài chính và quản trị rủi ro nông nghiệp.
- Những thách thức này đòi hỏi vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp trong tạo lập, điều hành, giám sát và đảm bảo hiệu quả của chuỗi..
- Quá trình này được thực hiện thông qua tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp..
- Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa phân tích chuỗi giá trị và việc lựa chọn phương thức tài trợ nhằm gia tăng mức độ gia nhập thị trường nông nghiệp của các chủ thể, đẩy mạnh ứng dụng các công cụ tài chính và công nghệ thông tin trong chuỗi..
- Nghiên cứu về tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tiếp cận khái niệm chuỗi giá trị ở cấp độ ngành, chủ yếu tập trung vào tiếp cận nguồn tài chính để đảm bảo lợi ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
- Wyman (2017) đã chỉ ra triển vọng của Fintech trong lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Philippines (tăng GDP hàng năm thêm 2% đến 3.
- Tại Việt Nam, báo cáo của CSIRO (2019) đã chỉ ra rằng thiếu vốn và thiếu thông tin là hai trở ngại lớn nhất của số hoá ngành nông nghiệp..
- Như vậy, đưa Fintech vào tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp với vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp nông nghiệp lớn là một cách thức đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp..
- Bài viết làm rõ về mặt lý thuyết tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
- Số hoá ngành nông nghiệp.
- đòi hỏi vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nông nghiệp trong tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Chuỗi giá trị nông nghiệp (agricultural value chain) là một tập hợp các hoạt động làm gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, từ giai đoạn sản xuất cho đến giai đoạn tiêu dùng, thông qua hoạt động chế biến và đa dạng hoá.
- Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp (Agricultural Value Chain Finance – AVCF) thể hiện sự dịch chuyển và sắp xếp nguồn tài chính (bên trong và bên ngoài) giữa những liên kết khác nhau trong chuỗi.
- Meyer (2007) chỉ ra rằng phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp là cách để nâng cao lợi ích cho các nước đang phát triển.
- Khi nghiên cứu chuỗi giá trị nông nghiệp từ mục tiêu tài chính, có ba câu hỏi cần được làm rõ là (i) các giao dịch diễn ra giữa các chủ thể được tài trợ như thế nào? (ii) những hình thức tài trợ chính thức nào được cung cấp ngoài chuỗi bởi các tổ chức? (iii) có thể gia tăng lợi ích cho các chủ thể thông qua tài chính không? Meyer (2017) cung cấp ba tình huống về AVCF tại Nam Phi và khẳng định rằng giải quyết vấn đề tài chính và rủi ro là cách để gia tăng lợi ích cho các thành viên trong chuỗi, đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp.
- Miller (2012) đưa ra các mô hình và chiến lược cho AVCF, tập trung vào vai trò của các tổ chức tài chính trong việc thiết kế và cung cấp các sản phẩm đặc thù cho nông nghiệp.
- Mansini (2018) chỉ ra triển vọng ứng dụng Fintech trong lĩnh vực nông nghiệp tại các quốc gia thành viên ADB, đề xuất hệ thống chính sách và công cụ để tăng cường vai trò của Fintech trong AVCF.
- Nurzaman (2019) nghiên cứu tình huống tại Indonesia, tập trung làm rõ sự kết hợp của Fintech với Islamic Banking để tài trợ cho chuỗi nông nghiệp.
- Để làm rõ tác động của Fintech đến AVCF, nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về tác động của Fintech đến Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Những giả thuyết nghiên cứu này được thảo luận thông qua nghiên cứu tình huống tại Việt Nam với ba doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp điển hình là DABACO, Lộc Trời, và PAN..
- Mô hình lý thuyết về tác động của Fintech đến Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp Giả thuyết 1: Fintech tăng cường mức độ tiếp cận nguồn lực tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp..
- Từ cách tiếp cận lợi ích xã hội, Fintech cung cấp nền tảng công nghệ cho phép hộ sản xuất nông nghiệp có thể trực tiếp kết nối một cách dễ dàng với các nhà đầu tư.
- Fintech gia tăng mức độ tiếp cận tài chính cho các hộ sản xuất nông nghiệp thông qua quỹ gọi vốn cộng đồng và hệ thống thanh toán số.
- Thị trường số cung cấp nền tảng cho phép những giải pháp dịch vụ tài chính mới xâm nhập sâu rộng vào hệ sinh thái nông nghiệp (Anshari và cộng sự, 2019).
- Ứng dụng Fintech giúp giảm chi phí cung cấp dịch vụ, cho phép cung cấp những gói sản phẩm quy mô nhỏ phù hợp với hộ sản xuất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, tính hệ thống và đồng bộ khi ứng dụng Fintech vào AVCF chỉ được đảm bảo thông qua vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nông nghiệp lớn.
- Các quốc gia đang phát triển thừa hưởng nền tảng công nghệ từ các quốc gia phát triển nên để gia tăng hiệu quả Fintech trong nông nghiệp giá trị cao đòi hỏi vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp trong chuỗi.
- Chỉ có các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, có vị thế thị trường, tiềm lực tài chính mạnh, quy trình quản trị hoạt động chặt chẽ, minh bạch mới đủ vốn đầu tư, đủ năng lực triển khai và quản trị rủi ro do Fintech trong chuỗi giá trị nông nghiệp..
- Giả thuyết 2: Fintech hỗ trợ cơ chế phòng ngừa và phân tán rủi ro trong chuỗi giá trị nông nghiệp..
- Kinh doanh nông nghiệp luôn luôn đối mặt với rủi ro.
- Tất cả các chủ thể trong chuỗi giá trị nông nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh nông nghiệp.
- Phần lớn rủi ro kinh doanh nông nghiệp mới được nhìn nhận từ góc độ người sản xuất và tổ chức tín dụng.
- Thiếu cơ chế phòng ngừa và phân tán rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp là do thiếu các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đặc thù ngành cũng như thiếu minh bạch về thông tin trong chuỗi.
- Thị trường số cùng với Fintech cho phép nhiều giao dịch trong ngành nông nghiệp được diễn ra thông qua điện thoại thông bao gồm giao dịch trong đầu tư, mua sắm và thanh toán online.
- Hình thức kinh doanh nông nghiệp trước đây là B2B bởi vì thị trường phân mảnh, chuỗi cung ứng kém hiệu quả, người mua thường thay đổi người bán và giá trị của sản phẩm thường biến động (Bejani, 2000) thì nay là kết nối trực tiếp đa tầng.
- Ngoài ra, công cụ gọi vốn cộng đồng cho phép hộ sản xuất nông nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nhà đầu tư, đồng thời nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi khoản đầu tư của mình trên smartphones.
- Điển hình nhất là vấn đề đại diện phát sinh trong hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp nông nghiệp và hộ sản xuất.
- Doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp muốn giảm thiểu lượng vốn lưu động, giảm thiểu tình trạng đứt gãy chuỗi, kiểm soát yếu tố đầu vào và chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Trái lại, hộ sản xuất nông nghiệp muốn nhận được khoản thanh toán sớm để cải thiện dòng tiền, tăng tính thanh khoản, cắt giảm chi phí tài chính.
- Trong bối cảnh này, triển khai Fintech đồng bộ trong chuỗi sẽ cho phép doanh nghiệp nông nghiệp dễ dàng quản trị chuỗi, từ khâu đầu vào cho đến khâu phân phối, cải thiện tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tăng tính ổn định và bền vững của chuỗi.
- Nền tảng công nghệ chia sẻ giữa các chuỗi giúp hình thành hệ sinh thái Fintech nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp có giá trị cao và đổi mới sáng tạo..
- Tác động của Fintech đến Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam.
- Đặc điểm Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam và triển vọng của Fintech Kể từ năm 2006, sau khi chính thức ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh.
- nghiệp nông nghiệp Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, chính thức đối mặt với những thách thức từ thị trường quốc tế.
- Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, gắn kết các “nhà” trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp là chủ trương xuyên suốt trong các chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.
- Tuy nhiên, Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp vẫn là một khái niệm còn khá mới tại Việt Nam.
- Đặc điểm chủ yếu của Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam gồm có:.
- Nghị quyết số 813/2017/NQ-NHNN ngày về cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
- Gói hỗ trợ tín dụng nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 30/NQ-CP tháng 3/2017.
- Tính đến nay có hơn 70 ngân hàng thương mại, 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng chính sách xã hội tham gia cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.
- NHCSXH hiện nay đang triển khai 20 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, với 85% dư nợ là phục vụ phát triển nông nghiệp.
- (Nguồn: IPSARD, Điều tra Doanh nghiệp nông nghiệp Hình 1.
- Những vướng mắc chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam.
- Thứ hai, rủi ro kinh doanh nông nghiệp và tài sản đảm bảo cản trở việc tiếp cận nguồn tài chính của các chủ thể trong chuỗi..
- Nghiên cứu của Brauw và cộng sự (2019) đánh giá về tình trạng không được đáp ứng nhu cầu tài chính trong chuỗi thông qua hai dịch vụ tài chính là bảo hiểm và tín dụng cho thấy rủi ro sản xuất và rủi ro về giá là hai rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận tín dụng và bảo hiểm của chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Theo IFC (2018), có 1.696 doanh nghiệp nông nghiệp tại khu vực đồng bằng Sông Hồng, trong đó có 47% các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp có quy mô dưới 10 lao động, 43% có quy mô nhỏ và vừa, chỉ có 9,5% là các công ty lớn.
- 70% dòng chảy sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào các thương lái hoặc các doanh nghiệp trung gian..
- Thứ ba, doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, từ việc xây dựng, triển khai và giám sát hoạt động của chuỗi.
- Song liên kết tài chính giữa các chủ thể trong chuỗi còn hạn chế, chủ yếu là hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp nông nghiệp với nông dân..
- Với đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp có giá trị cao, doanh nghiệp nông nghiệp chính là linh hồn của chuỗi giá trị.
- Doanh nghiệp nông nghiệp tham gia từ khâu đầu vào (cung cấp vốn và các yếu tố sản xuất) cho đến khâu chế biến (đầu tư công nghệ và chế biến sản phẩm) và tiêu thụ (phân phối trong nước &.
- Dòng chảy hàng hoá, sản phẩm, thông tin trong chuỗi được thực hiện thông qua vai trò điều phối của các doanh nghiệp nông nghiệp lớn.
- Sự thiếu hụt nguồn tài chính và công nghệ là hai rào cản lớn nhất khiến các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không thể nâng cấp chuỗi giá trị, gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản..
- c Như vậy, qua phân tích làm rõ những đặc điểm AVCF tại Việt Nam cho thấy triển vọng của việc ứng dụng Fintech trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Nói cách khác, Fintech sẽ có những tác động tích cực đến AVCF tại Việt Nam thông qua những công cụ và sản phẩm tài chính mới, cho phép nhiều chủ thể cùng tham gia và thụ hưởng lợi ích, giảm bớt sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, tăng cường vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nông nghiệp lớn, phòng ngừa và phân tán rủi ro kinh doanh nông nghiệp.
- Do đó, doanh nghiệp nông nghiệp phải đóng vai trò tạo lập, vận hành, điều tiết và giám sát để đảm bảo hiệu quả của AVCF..
- Tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam 4.2.
- Chiến lược kinh doanh chuỗi giá trị của các doanh nghiệp nông nghiệp điển hình và triển vọng của Fintech.
- Việc đưa những sản phẩm Fintech vào chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở cấp độ sơ khai.
- Các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp lớn đã hình thành mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi, đã đưa công nghệ vào sâu trong chuỗi, song gắn kết công nghệ với dòng chảy tài chính trong chuỗi chưa thực sự rõ nét.
- DABACO là đế chế vững chãi của ngành nông nghiệp-thực phẩm Việt Nam thông qua xây dựng hệ sinh thái khép kín theo mô hình 3F (Feed – Farm – Food).
- Chuỗi giá trị nông nghiệp của DABACO.
- Tập đoàn Lộc Trời – tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học, lúa gạo, cà phê.
- Với bề dày hơn 24 năm lịch sử, doanh thu năm 2016 lên đến 8,001 tỷ, sản phẩm hiện diện tại trên 40 quốc gia, Lộc Trời là tập đoàn nông nghiệp tri thức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, là hiện thân cho khát vọng và sáng tạo của nông dân Việt Nam.
- (ii) Góp phần phát triển nền nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
- (iv) Hoàn thiện chuỗi giá trị, sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp của Tập đoàn Lộc Trời.
- Công ty còn sản xuất các chế phẩm, phân bón hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất của chính công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp khác tại Việt Nam.
- Chuỗi giá trị nông nghiệp của Tập đoàn Lộc Trời.
- Tuy nhiên, nông nghiệp và thực phẩm vẫn mảng kinh doanh cốt lõi của công ty.
- Công ty cũng là doanh nghiệp nông nghiệp tiêu biểu cho chiến lược phát triển nông nghiệp khác biệt thông qua con đường M&A.
- Thông qua M&A công ty tăng sở hữu các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp như giống cây trồng TCP Giống Cây trồng Miền Nam (SSC _ 62.5.
- PAN là một trong số các doanh nghiệp theo đuổi mô hình nông nghiệp 3F, Farm- Food - Family (Trang trại - Thực phẩm - Gia đình) với chuỗi giá trị khép kín.
- Hiện nay, PAN Nghiên cứu triển khai chuỗi cửa hàng PAN Retail trong phân khúc các sản phẩm Nông nghiệp và Thực phẩm , hoàn thiện mô hình Farm – Food – Family trong chuỗi giá trị khép kín.
- PAN tiếp tục trở thành doanh nghiệp đồng hành với nông nghiệp Việt Nam trên thị trường EU trong bối cảnh EVFTA được ký kết và có hiệu lực..
- Động lực cho tăng trưởng ngành nông nghiệp phải đến từ nguồn lực tài chính dồi dào và quản trị rủi ro hiệu quả.
- Những thách thức này chỉ được giải quyết thông qua vai trò dẫn dắt chuỗi giá trị của các doanh nghiệp nông nghiệp lớn và sự điều hành môi trường vĩ mô của Chính phủ.
- Tuy nhiên, cần có thêm những nghiên cứu thực chứng về tác động của Fintech đến AVCF cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp và lợi ích của các chủ thể tham gia chuỗi.
- Đồng thời, tác động của Fintech đến ngành nông nghiệp nói chung và AVCF nói riêng cần đặt trong sự điều hành và dẫn dắt về mặt đường lối, chính sách của Chính phủ.
- Trong bối cảnh hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, hiệp định RCEP được ký kết, cần có những chính sách hỗ trợ thực chất đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các chính sách tài chính.
- Cụ thể, Chính phủ nên cho phép tín dụng có đảm bảo quy mô lớn đến toàn ngành nông nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nông nghiệp dẫn dắt chuỗi.
- Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt