« Home « Kết quả tìm kiếm

Hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng


Tóm tắt Xem thử

- HẦU ĐỒNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT Ở LÂM ĐỒNG.
- Hầu đồng là nghi lễ quan trọng nhất trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Lâm Đồng.
- Thông qua quá trình điền dã, tham dự và khảo sát trên 40 vấn hầu vào các dịp lễ khác nhau, cùng với phương pháp phỏng vấn sâu một số thanh đồng tại Lâm Đồng, bài viết sẽ tập trung nghiên cứu những đặc trưng của nghi lễ hầu đồng nơi đây.
- Qua đó, bài viết sẽ chỉ ra những tác động tích cực cũng như một số hạn chế do hầu đồng mang lại đối với một số nhóm cư dân Việt nơi đây..
- Từ khóa: Hầu đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt, Lâm Đồng..
- Cơ chế đó chỉ có ở một số người đặc biệt mà người ta gọi là người có.
- “căn đồng” (Nguyễn Duy Hinh .
- Bài viết sẽ tập trung tìm hiểu một số đặc trưng của hầu đồng này tại mảnh đất nam Tây Nguyên, đồng thời nhận diện những tác động của nó trên cả phương diện tích cực và tiêu cực đối với một số nhóm cư dân Việt tại đây..
- MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG Ở LÂM ĐỒNG Đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu di cư đến Lâm Đồng.
- song tục thờ Mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng tại mảnh đất này vẫn mang những nét đặc trưng nhất định:.
- Thứ nhất: Tại Lâm Đồng hiện nay đang song song tồn tại hai hình thức hầu đồng kiểu miền Bắc (sau đây gọi là hầu Bắc) và hầu đồng kiểu miền Trung (hầu hội/hầu Huế) trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu..
- Hầu Bắc tại Lâm Đồng được thực hiện bởi các thanh đồng gốc miền Bắc.
- Mỗi vấn hầu/buổi hầu do một thanh đồng thực hiện tuần tự từ giá Quan Lớn, hàng Chầu, hàng Ông Hoàng, hàng Cô và hàng Cậu.
- Hầu hội tại Đà Lạt được thực hiện bởi những người Việt gốc miền Trung.
- Mỗi vấn hầu có nhiều thanh đồng ( từ 3, 4, thậm chí là 10, 15 người) cùng tham gia theo tuần tự theo các cõi Thượng Thiên, cõi Trung Thiên, cõi Thượng Ngàn, cõi Thoải phủ.
- Thứ hai: so với khu vực châu thổ Bắc bộ, dù Lâm Đồng tồn tại hai dạng thức hầu đồng nhưng đều là dạng lên đồng Mẫu - tức là các vấn hầu các vị Thánh Mẫu và các vị Thánh Tam phủ, Tứ phủ nhằm cầu xin sức khỏe, may mắn, tài lộc… theo kiểu “mì ăn.
- Ở Lâm Đồng hiện nay hoàn toàn không tồn tại hình thức hầu của dòng thanh đồng thờ Đức Trần Triều với những hình thức hầu xiên lình, lấy dấu nặn, trừ tà sát quỷ… như một số đền phủ phía Bắc..
- Thứ ba: dù tồn tại hình thức hầu đồng kiểu miền Bắc, song so với Bắc bộ, cách xử lý một số việc Thánh ở một số lễ hầu tại Lâm Đồng vẫn có sự khác biệt.
- Tuy nhiên từ năm 2014 đến nay, các vấn hầu chúng tôi đã tham dự tại Lâm Đồng tuyệt đối không có bất kỳ ông đồng, bà đồng nào thực hiện việc cắt tiền duyên cho khách hàng tại giá Quan Lớn Tuần Tranh.
- Qua trao đổi với chúng tôi, những thầy đồng thực hiện lễ cắt tiền duyên theo dạng thức này cho biết: “Việc thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở Lâm Đồng chỉ mang tính chất thờ vọng.
- Do đó, họ sẽ cắt tiền duyên cho khách ở giá của vị thánh mà họ hợp căn bởi họ tin rằng nếu làm như thế thì pháp lực của vị thánh ấy sẽ đạt mức cao nhất và việc cắt sẽ hiệu quả (Trích phỏng vấn sâu, nữ thanh đồng N.T.L, 65 tuổi, Đức Trọng)..
- Thứ tư: dù tồn tại hình thức hầu đồng kiểu miền Trung, song các giá hầu đồng dòng này tại Lâm Đồng vẫn có đôi chút khác biệt.
- “Ở Huế, các thanh đồng chỉ hầu giá Quan lớn Đệ Nhất trong các vấn hầu lễ (đại đàn) để chứng lễ.
- các vấn hầu tiệc, hầu vui thường chỉ có Quan Lớn Đệ Nhị giáng đồng” (Trích phỏng vấn sâu, nữ thanh đồng H.T.Đ, 57 tuổi, Đà Lạt).
- Thực tế, tất cả các vấn hầu hội do các thanh đồng người Huế hoặc gốc miền Trung ở Lâm Đồng.
- mà chúng tôi đã tham dự nhiều năm gần đây dù là hầu tiệc vui hay hầu lễ (cần chứng lễ đại đàn), các thanh đồng đều hầu giá Quan Đệ Nhất Thượng Thiên..
- TÁC ĐỘNG CỦA HẦU ĐỒNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT Ở LÂM ĐỒNG.
- Đối với nhóm thanh đồng 3.1.1.
- Một số tác động tích cực.
- Thứ nhất, hầu đồng như một phương pháp trị liệu, giúp những người có căn mạng thoát khỏi những rối loạn tâm sinh lý.
- Qua khảo sát và phỏng vấn sâu các thanh đồng tại đây, chúng tôi nhận thấy hầu hết trong số họ đều trải qua khoảng thời gian đau ốm bất thường, điên dại, thậm chí là “thập tử nhất sinh”… mà không rõ nguyên nhân.
- Trước khi trở thành thầy Đồng thực sự, những người này phải trải qua trình đồng mở phủ 2.
- Hiện tại, ngôi đền do thanh đồng O làm chủ là một trong những cơ sở thờ mà việc thờ tự cũng như thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu khá tiêu biểu tại huyện Cát Tiên..
- Qua một số ví dụ trên cho thấy, trước khi trở thành thanh đồng, bản thân một người nào đó thường trải qua những rối loạn về tâm sinh lý với những biểu hiện điên dại.
- Thứ hai, hầu đồng giúp người phụ nữ chuyển đổi vai trò quyền lực trong môi trường tâm linh và đời sống xã hội.
- Đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về số lượng cũng như tỷ lệ nam và nữ thanh đồng tại các địa phương cũng như phạm vi toàn quốc.
- Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, qua khảo sát và tiếp xúc với các thanh đồng tại Lâm Đồng, chúng tôi nhận thấy số lượng các thanh đồng là nữ chiếm số lượng đa số khoảng 70%.
- Do đó ở một mức độ nhất định có thể xem tục thờ Mẫu và hầu đồng chính là loại hình văn hóa gắn liền với giới nữ..
- Trong đó, đáng chú ý là lễ hầu đồng ngày nhằm ngày 20/7/2017 âm lịch) của thanh đồng H tại Vân Hương Linh Từ trong khuôn viên Chùa Linh Giác cũ.
- Trong suốt buổi hầu, nhất là vào các giá Quan Lớn và, thanh đồng H luôn tỏ ra rất uy nghiêm, thậm chí có phần hách dịch đối với một bộ phận nam giới tham gia vấn hầu.
- Ngoài vai trò là các thần linh, sự chuyển đổi thân phận, quyền lực của các nữ thanh đồng trong mỗi vấn hầu còn thể hiện ở chính thân phận của con người trong mối quan hệ cụ thể với gia đình hay cộng đồng những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu tại những nơi mà thanh đồng sinh hoạt.
- Thực tế tại Lâm Đồng hiện nay, ngoài thời gian thực hiện vấn hầu, vai trò xã hội của một số thanh đồng cũng có những thay đổi nhất định..
- Những thanh đồng thâm niên, có nhiều đệ tử không những nhận được sự nể trọng của các đệ tử và những người từng được họ giúp đỡ mà còn cả những bạn đồng khác và đệ tử của những người bạn đồng này.
- Không chỉ tôn trọng các thanh đồng khi họ hóa thân thành các vị thánh Tam phủ, Tứ phủ mà trong cuộc sống thường nhật, thay vì gọi tên thanh đồng, các con nhang đệ tử thường gọi thanh đồng bằng tên các vị thánh.
- Thứ ba, hầu đồng giúp các thanh đồng có cơ hội sống đúng với giới tính thật Khái niệm đồng bóng thường được dùng để chỉ những thầy đồng.
- Thanh đồng N, 62 tuổi, xã Nam Hà - thị trấn Nam Ban - huyện Lâm Hà lại là một trường hợp khác.
- Tuy là thanh đồng nữ nhưng vì cô N được ăn lộc hàng Quan nên giọng nói có âm lượng lớn và có phần ồm ồm, dân gian hay gọi là tình trạnh “ái nam ái nữ”..
- Ở Lâm Đồng hiện nay, tuy chưa có con số thống kê cụ thể song tỷ lệ những thanh đồng nam được ăn lộc thánh nữ thành “đồng cô” chiếm số lượng vượt trội với khoảng trên 80%.
- Trong khi xu hướng các thanh đồng nữ được ăn lộc thánh nam gọi là “đồng cậu” chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 50%.
- Thứ nhất, vì lợi lộc trần thế, một số người đã ra trình đồng mở phủ, biến hoạt động này trở thành một nghề để tăng thu nhập.
- Do sự lạm dụng tôn giáo, tín ngưỡng của một số thầy đồng dởm với những chiêu trò như phán truyền cho khách rằng họ có căn đồng dù chỉ với những biểu hiện rất bình thường như (muộn vợ muộn chồng, làm ăn thất bại, sức khỏe không tốt, thường gặp bất ổn trong cuộc sống.
- hoặc nâng giá vấn hầu… đã khiến cho số lượng những người “sợ”.
- Vì vậy, thu nhập của một số đồng thầy lợi dụng tục thờ Mẫu ngày càng lớn..
- Thứ hai, một số người không có căn đồng vẫn ra trình đồng mở phủ.
- Dù không phổ biến, song hiện tượng một số người dù không có căn đồng vẫn ra trình đồng mở phủ đã và đang xuất hiện trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu tại Lâm Đồng.
- Câu hỏi đặt ra là tại sao một số người lại sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thực hiện nghi lễ mà bản thân họ không thực sự cần thiết như những người bị điện dại, cơ đày… đã trình bày ở trên? Theo tôi có hai lý do chính dẫn đến tình trạng này:.
- Lý do thứ nhất: Một số người muốn thông qua nghi lễ hầu đồng để khoe của, chứng tỏ sự giàu sang….
- Tình trạng này thường xuất hiện ở một số người có kinh tế khá giả, họ thường đến cúng lễ và xin lộc ở các điện, đền thờ Mẫu và tham dự những vấn hầu đồng.
- Sự hấp dẫn, lôi cuốn của âm nhạc, trang phục cùng những lớp nang văn hóa, lịch sử và sự chuyển đổi thân phận tạm thời của các thanh đồng thông qua mỗi giá đồng… đã dần kích thích nhu cầu hầu đồng của những người này dù rằng bản thân không có căn đồng..
- Giống như những tín đồ đạo Phật cúng dường để xây dựng chùa chiền, một số người giàu có dù không có căn đồng cũng muốn thông qua hầu đồng để ban phát lộc cho các thanh đồng khác và những người tham dự, đồng thời có một phần như “giọt dầu” 4 đối với bản điện nơi họ xin hầu.
- chỉ là sự cho đi mà thông quá đó nó còn giúp các thanh đồng thể hiện quyền lực trong vai trò là các thánh, một sự ban ơn, ban lộc đối với những người tham dự giúp tăng cảm giác phấn khích.
- Khi các thánh càng tung nhiều tiền lộc, sự hào hứng đón nhận của người tham dự càng lớn, đồng nghĩa với đó là sự phấn khích của các thanh đồng càng gia tăng.
- Thực tế những người giàu có hiện nay thường thực hiện những vấn hầu từ vài chục đến hàng trăm triệu.
- Một số người còn tỏ ra hãnh diện với những vấn hầu đắt tiền, thậm chí coi đó như một kênh thể hiện đẳng cấp xã hội.
- Tại Lâm Đồng hiện nay chưa xuất hiện tình trạng hầu đồng để khoe của và thể hiện sự giàu sang như vừa nêu..
- Lý do thứ hai: Hầu vì tin rằng được thánh ban lộc (với những người buôn bán) Những người hầu đồng thuộc nhóm này thường làm ghề buôn bán.
- Trường hợp cô đồng T ở thôn 1 - xã Gia Lâm - Lâm Hà - Lâm Đồng lại có biểu hiện khác.
- Qua trao đổi với chúng tôi, cô đồng T cho biết, bản thân không có căn cao số nặng như một số ông Đồng, bà Đồng khác, nhưng cô vẫn ra mở phù, hầu đồng với hy vọng công việc làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn..
- Trường hợp thanh đồng H ở Tân Hà Lâm Hà cũng cho thấy những tác động của điều kiện kinh tế thị trường đối với việc một ai đó muốn ra trình đồng mở phủ.
- Nhưng sau khi được sự góp ý từ vợ và một số người thân trong gia đình từng đến lễ ở cửa Mẫu, anh H quyết định làm lễ trình đồng mở phủ tại Đền Đệ Nhị Thượng Ngàn Lâm (Hiệp Thanh - Đức Trọng) ngày 16/9/2017 Âm lịch với mong muốn cho công việc làm ăn gặp nhiều may mắn..
- Thực tế, chính sự “dễ dãi” thậm chí là “xô bồ” trên con đường trở thành thanh đồng như vừa nêu trên đã có những tác động không tích cực đối với một bộ phận thanh đồng và những người theo tục tờ Mẫu ở Lâm Đồng.
- giữa hầu hết các thanh đồng thường xuyên xảy ra.
- “Bà đồng đó chỉ lợi dụng việc thánh để tư lợi” hay “buôn thần bán thánh” là những câu mà chúng tôi thường được nghe khi phỏng vấn các thanh đồng về thực trạng hầu đồng nơi đây.
- Đối với không ít các thanh đồng, nhất những thanh đồng cao niên, những vấn hầu theo kiểu “thị trường” đã khiến họ.
- “Hiện nay có nhiều thanh đồng vì ham lợi trước mắt mà đã cố tình làm sai không ít những việc thánh, thường bày vẽ nhiều lễ vật, gia tăng giá cả khiến nhiều người điêu đúng về kinh tế.
- “Vì cách làm việc thiếu trách nhiệm và tư lợi của một số thanh đồng khiến nhiều nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu không còn được như trước.
- Tôi thấy nhiều thanh đồng không còn giữ được cái tâm trong khi làm việc thánh.
- Ngoại trừ những người có căn mạng phải ra trình đồng mở phủ thành thanh đồng như đã trình bày ở trên, đại đa số những người đến cửa Thánh, cửa Mẫu thường là những người gặp những khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, không hạnh phúc trong hôn nhân, làm ăn thất bại… Họ đến để cầu xin sự ban tài tiếp lộc, sự phù hộ che chở từ các vị thánh Tam phủ, Tứ phủ..
- Thứ hai: Giúp một bộ phận cư dân Việt ở Lâm Đồng nhận thức và tri ân đối với các vị Thánh có công đối với đất nước..
- Thông qua các giá đồng với những bộ trang phục và đạo cụ như đao kiếm, cờ, hèo… cùng một số động tác múa đồng phù hợp với từng vị Thánh, người xem có thể hình dung được những chiến công của các vị Thánh đối với dân tộc, giúp người xem tự hào với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc, càng ý thức hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc sống hiện tại.
- Một số tác động không mong muốn.
- Tại Lâm Đồng hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, nghi lễ hầu đồng này vẫn còn tồn tại không ít những tác động tiêu cực.
- Một bộ phận người Việt vì tin tưởng một cách mù quáng đối với nghi lễ này, đặc biệt là những lời phán truyền thiếu căn cứ và thiếu trách nhiệm của một số thầy bói hay thầy đồng dởm đã tốn không ít tiền bạc cho những việc như trình đồng mở phủ cắt duyên âm, hay căn cao số nặng phải trả nợ Tứ phủ… mà tiêu tốn không ít tiền của vào các nghi thức lễ bái, song kết quả vẫn tiền mất tật mang..
- 6 Theo một số đền thờ vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh.
- Kết quả, cô phải bỏ ra gần hai triệu đồng để làm một số thủ tục theo yêu cầu của họ.
- Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế có phần khởi sắc cùng tâm lý hầu đồng sẽ được các thánh ban tài tiếp lộc, nên tại Lâm Đồng hiện nay một số người giàu có dù không có căn đồng cũng thực hiện lễ hầu đồng dẫn đến tình trạng loạn đồng bóng mà có người gọi là đồng đua, đồng đú.
- Một số người thậm chí còn vay nợ để gây ấn tượng đối với những người tham dự buổi lễ (Kristen W Endres - Nguyễn Thị Thanh Bình, 2006: 26).
- Với những vấn hầu dạng này đã khiến hầu hội tại Lâm Đồng mất đi những giá trị truyền thống vốn có..
- Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, hầu đồng nói riêng đã và đang giữ vai trò nhất định trong đời sống tâm linh một bộ phận cư dân Việt tại Lâm Đồng.
- Nghiên cứu cho thấy: Hầu đồng có những tác động nhất định đối với nhóm thanh đồng và những người được xem là có căn mạng.
- Về mặt tích cực: hầu đồng đóng vai trò như một phương pháp trị liệu có thể giúp họ chữa trị những rối loạn tâm sinh lý và tái hòa nhập cộng đồng.
- Hiện tại, tình trạng ái nam ái nữ trong giới thanh đồng ngày càng có những biểu hiện rõ nét.
- Về mặt hạn chế: Bên cạnh những ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực, hầu đồng vẫn ít nhiều tạo ra những tác động không mong muốn đối với nhóm thanh đồng và những người có căn mạng: Thứ nhất, vì lợi lộc trần thế, một số người đã ra trình đồng mở phủ, biến hoạt động này trở thành một nghề để tăng thu nhập.
- Thứ hai, một số người không có căn đồng vẫn ra trình đồng mở phủ khiến tình trạng loạn đồng loạn bóng gia tăng..
- Với nhóm con nhang đệ tử, hoạt động hầu đồng cũng mang lại những ảnh hưởng nhất định, đó chính là việc tạo niềm tin trong cuộc sống vì có thánh che chở, giúp họ có nhận thức đúng đắn và tri ân đối với các vị Thánh có công đối với đất nước cũng như thêm hiểu biết và trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần truyền thống của dân tộc..
- Bên cạnh đó, một bộ phận người Việt tại Lâm Đồng hiện nay, vì tin tưởng một cách mù quáng đối với nghi lễ này nên đã trở thành nạn nhân của không ít các thầy đồng dởm.
- tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, hầu đồng nói riêng tại Lâm Đồng được bảo tồn và phát huy đúng với những giá trị vốn có, rất cần sự quan tâm sát sao của các cơ quan hữu quan trong tỉnh với những biện pháp tăng cường công tác giáo dục để nâng cao nhận thức của các thanh đồng và con nhang đệ tử.
- Ngoài ra, cũng cần có những biện pháp chế tài đủ mạnh đối với một số thầy đồng lợi dụng việc buôn thần bán thánh làm biến tướng các giá trị văn hóa, lịch sử do hầu đồng mang lại..
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung.
- “Cắt tiền duyên trong nghi lễ lên đồng của người Việt ở Lâm Đồng”, Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 9.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt