« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm tình hình di dân đến Lâm Đồng từ năm 1975 đến năm 1995


Tóm tắt Xem thử

- Sau ngày miền Nam giải phóng, cùng với chủ trương phân bổ lực lượng lao động từ những vùng đông dân đến Tây Nguyên, Lâm Đồng đã thu hút một số lượng lớn cư dân từ nơi khác đến sinh sống và làm việc.
- Từ năm 1975 đến năm 1995, do nhu cầu của cuộc sống, dân di cư vào Tây Nguyên và Lâm Đồng tăng mạnh.
- Dân nhập cư là thành phần cơ bản của cộng đồng cư dân tỉnh Lâm Đồng.
- Mục tiêu của bài viết là khái quát tình hình di dân đến Lâm Đồng qua hai giai đoạn .
- Để đạt được mục tiêu đề ra, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên cơ sở các nguồn tài liệu lưu trữ về Lâm Đồng..
- Từ khóa: Di dân.
- di dân tự do.
- Lâm Đồng..
- Lâm Đồng là một tỉnh nằm phía Nam Tây Nguyên có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả chính trị, quân sự và kinh tế.
- Từ sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước chủ trương đưa một bộ phận dân cư ở các tỉnh đồng bằng đông dân vào Tây Nguyên, trong đó có Lâm Đồng để hướng tới mục tiêu phân bổ lại lực lượng lao động trong cả nước và phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn chiến lược này.
- Điều này đã làm dân số Lâm Đồng tăng nhanh và kinh tế, xã hội Lâm Đồng có những thay đổi quan trọng..
- Từ năm 1975 đến những năm cuối của thế kỷ XX, do nhu cầu của cuộc sống, các luồng di dân, đặc biệt là di dân tự do vào Tây Nguyên và Lâm Đồng tăng mạnh.
- Quá trình gia nhập cộng đồng dân cư của các luồng di dân tự do đã trở thành một đặc trưng trong quá trình phát triển của tỉnh Lâm Đồng.
- Việc di dân một cách ồ ạt này đã tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Lâm Đồng..
- Lý thuyết về di dân.
- Di cư và di dân là hiện tượng phổ biến trên thế giới, gắn liền với quá trình phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, quốc gia.
- Di dân gồm hai loại hình: di dân theo kế hoạch và di dân tự do.
- Di dân tự do được hiểu là sự di chuyển địa bàn cư trú của cá nhân hay một nhóm người không theo kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền..
- Ngày nay, đã có nhiều các lý thuyết nghiên cứu về hiện tượng di dân.
- Lee làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu tình hình di dân tự do đến Lâm Đồng.
- Tình hình nghiên cứu về di dân ở Lâm Đồng.
- Vùng đất Lâm Đồng thực sự được biết đến và xây dựng cùng với những chuyến khảo sát của người Pháp từ cuối thế kỷ XX.
- Với các dự án xây dựng Đà Lạt – Lâm Đồng thành thành phố nghỉ dưỡng, đã thu hút được nhiều luồng di dân từ mọi miền tổ quốc đến Lâm Đồng sinh sống.
- Thành phần di dân giai đoạn này chủ yếu là người Kinh.
- Luồng di dân khác, trong đó có thành phần là các tộc người Thái, Mường, Hmông, Tày, Nùng….
- Vấn đề di dân đến Lâm Đồng được nhắc tới trong công trình nghiên cứu Những vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng do Mạc Đường chủ biên (1983).
- Trong cuốn này, tác giả đã đề cập tới cuộc di dân của các dân tộc ở trung du miền núi phía Bắc vào Lâm Đồng sau Hiệp định Geneve năm 1954..
- Cuốn Những kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội Lâm Đồng của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (1989) đã đề cập đến nhiều vấn đề của lĩnh vực kinh tế và xã hội của tỉnh theo Chương trình 48C.
- Trong đó, vấn đề di dân đã được trình bày dưới dạng một kết quả nghiên cứu về việc tiếp nhận dân di cư và phân bố lao động – dân cư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương..
- Cuốn Địa chí Lâm Đồng của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, trong phần dân cư – xã hội, đã đề cập đến nguồn gốc người Kinh và những dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào đây gồm các dân tộc chính là Nùng, Tày, Thổ, Thái, Mường.
- Đáng chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu di dân ở Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đặc biệt là di dân là dân tộc thiểu số có cuốn Di cư của người dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015 của Nguyễn Duy Thụy xuất bản tại Nxb.
- Đề tài đã tìm hiểu thực trạng di dân của người dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015, đồng thời đề cập đến vai trò của cộng đồng di cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tây nguyên cũng như những hệ lụy của di dân tự do đới với Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giúp việc hoạch định chính sách về di dân theo hướng phát triển bền vững..
- Vấn đề di cư của các dân tộc thiểu số đến Lâm Đồng cũng được tác giả Ngô Xuân Trường đề cập đến trong Luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử “Đảng bộ Lâm Đồng lãnh đạo thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số bảo vệ năm 2000 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trong luận án, tác giả đã trình bày về vấn đề di cư của các đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc đến Lâm Đồng như là một bộ phận của chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số cũng như hiệu quả của chính sách này đối với bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số di cư của Đảng bộ Lâm Đồng trong giai đoạn .
- Như vậy, chưa có một công trình nào đề cập một cách đầy đủ đến di cư tự do qua các mốc thời gian cũng như tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề di cư tự do đến nơi nhập cư cụ thể là tỉnh Lâm Đồng.
- Trong bài viết này, để đạt được mục tiêu đặt ra, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và logic trên cơ sở các tài liệu được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, Chi cục văn thư lưu trữ thuộc sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng, cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng.
- Những hồ sơ và tài liệu gốc đó là cơ sở quan trọng để đề tài phác họa bức tranh toàn cảnh tình hình di cư tự do ở Lâm Đồng qua giai đoạn lịch sử từ năm 1975 đến năm 1995.
- Đây là cơ sở quan trọng trong việc rút ra những đặc trưng của của luồng di dân tự do đến Lâm Đồng qua mỗi thời kỳ..
- Khái quát tình hình di dân ở Lâm Đồng trước năm 1975.
- Lâm Đồng là một vùng đất trẻ được hình thành và phát triển vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX cùng với kế hoạch xây dựng thành phố Đà Lạt của người Pháp.
- Bắt đầu từ đây, Lâm Đồng trở thành nơi quy tụ của các luồng di dân thuộc các địa phương khác nhau trong cả nước đến lập nghiệp trong nhiều hoàn cảnh và thời điểm lịch sử khác nhau..
- Còn lại chủ yếu là người lao động có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung vào tìm kiếm cơ hội việc làm, lúc đầu mang tính thời vụ, sau là định cư lập nghiệp lâu dài ở Lâm Đồng.
- Vùng tập trung người Kinh ở Lâm Đồng đến năm 1945 là vùng Đà Lạt- Dran (Đơn Dương).
- Từ năm luồng di dân đến Lâm Đồng bị hạn chế..
- Từ năm 1954 đến 1975 là đợt di dân lớn thứ hai.
- Trong những năm đầu của giai đoạn này, một đợt di dân diễn ra ồ ạt, chủ yếu là người có nguồn gốc ở các tỉnh phía Bắc như: Nam Định, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn.
- được chính quyền Việt Nam cộng hòa tổ chức di dân tập thể.
- Di dân đến Lâm Đồng trong giai đoạn này là di dân tự do, chủ yếu là cư dân ven biển miền Trung từ vĩ tuyến 17 trở vào..
- Như vậy, từ khi Lâm Đồng được người Pháp đặt vấn đề khai thác vào cuối thế kỷ XIX, các luồng di dân tự do đã đến vùng đất này trong các thời kỳ khác nhau của lịch sử với các đặc trưng riêng.
- Chính những đợt di dân này, đặc biệt là đợt di dân sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, gắn với chương trình bố trí lại dân cư, lao động và phát triển các vùng kinh tế mới của Nhà nước, đã tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng..
- Tình hình di dân đến Lâm Đồng từ năm 1975 đến năm 1995 4.2.1.
- Lâm Đồng là một tỉnh nằm trên địa bàn nam Tây Nguyên, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai.
- Từ chủ trương đó, hàng năm, tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận một số lượng lớn người chuyển cư tới để xây dựng các vùng kinh tế mới.
- Trong giai đoạn số người ngoại tỉnh nhập cư đến Lâm Đồng là 16.846 người (Ủy ban KHXH Việt Nam .
- Điều này đã làm cho số lượng người Kinh ở Lâm Đồng tăng lên 26.989 người vào năm 1979.
- Ngoài 3 dân tộc tại chỗ là Cơ ho, Mạ, Chu ru, sự biến động dân số đáng kể của Lâm Đồng giai đoạn này còn là sự gia tăng của các tộc người thiểu số phía Bắc như: Nùng, Tày, Thái.
- Năm 1979, số lượng người Nùng ở Lâm Đồng là 5.750 người, người Tày là 4.479 người, người Thái có 2.887 người (Trần Sỹ Thứ, 1992, tr.62-63)..
- Từ năm 1979 đến 1985, với mục tiêu tiếp nhận và phân bố lại lao động theo mục tiêu kinh tế có trọng điểm, dân nhập cư vào Lâm Đồng phân bố chủ yếu ở các vùng chuyên canh như: vùng chuyên canh cây lương thực – chủ yếu ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, vùng cây lương thực và cây công nghiệp – trọng điểm ở Đạ Huoai với cây lương thực là chính;.
- Năm 1984, có 2.231 hộ với 9.737 người, 4.558 lao động đã chuyển cư đến Lâm Đồng để xây dựng vùng kinh tế mới (BCH Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, 2010, tr.120).
- Số dân nhập cư ngoại tỉnh vào Lâm Đồng thời kỳ này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu kinh tế mới.
- Đây là đợt di dân có quy mô lớn với những diễn biến và tính chất phức tạp.
- Trong những năm đầu, cùng với chính sách phân bổ lực lượng lao động đến Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới, đây là cuộc di dân lớn, trật tự và có tổ chức.
- Người dân đến Lâm Đồng chủ yếu là người Hà Nội, định cư tập trung ở huyện Lâm Hà.
- Những di dân từ các tỉnh Hà Đông, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế sinh sống tập trung tại các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.
- Sự gia tăng đột ngột của dân số Lâm Đồng chủ yếu là gia tăng cơ học do chính sách xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng.
- Kéo theo luồng di dân theo kế hoạch của Nhà nước này là luồng di dân tự do.
- Ban đầu, luồng di dân tự do này diễn ra khá khiêm tốn so với luồng di dân có tổ chức.
- Tuy nhiên, khi chính sách xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng kết thúc, đặc biệt là khi huyện Lâm Hà được thành lập (1987) đánh dấu chấm dứt quá trình di dân có tổ chức, mà thay vào đó là sự nổi lên của các dòng di dân tự phát, đặc biệt trở nên mạnh mẽ từ sau năm 1986..
- Từ đây, cùng với sự chuyển mình của đất nước theo con đường đổi mới, tỉnh Lâm Đồng cũng có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội.
- Với sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành trồng cà phê ở Tây Nguyên vào những năm 1990, đã tạo nên sức hút một lượng dân từ khắp các vùng trên cả nước di chuyển về Tây Nguyên, trong đó có Lâm Đồng..
- Trong giai đoạn này, dòng người chuyển cư tự do đến Lâm Đồng tăng nhanh, chỉ trong 6 tháng đầu năm 1988, đã có 3.043 người di cư tự do tới (Ủy ban KHXH Việt Nam, 1989, tr.227).
- Năm 1989, dân số Lâm Đồng là 639.224, tăng gấp 2 lần so với năm 1979 (dân số năm 2979 là 388.256 người) (Trần Sỹ Thứ, 1992, tr.62- 63).
- Đến năm 1995, dân số Lâm Đồng là 836.335 người.
- Sự tăng nhanh dân số của Lâm Đồng thời kỳ này vẫn là gia tăng cơ học do dòng người nhập cư ngoại tỉnh.
- Nếu trong giai đoạn trước, dòng người di cư đến Lâm Đồng chủ yếu là dòng di dân có kế hoạch thì giai đoạn này dòng người chuyển cư đến Lâm Đồng lại mang tính chất tự phát.
- Tình hình di cư tự do đến Lâm Đồng từ năm 1990 đến năm 1995 được thể hiện qua Bảng 2.1..
- Di cư tự do đến tỉnh Lâm Đồng từ Đơn vị tính: Hộ).
- Như vậy, trong giai đoạn này, tình trạng di cư tự do đến Lâm Đồng một cách ồ ạt..
- Nguồn xuất cư của dân di cư tự do đến Lâm Đồng giai đoạn này được thể hiện qua bảng 2.2..
- Các luồng di cư tự do đến Lâm Đồng trong giai đoạn này có nguồn gốc xuất cư từ các tỉnh Cao Bằng (6.043 hộ), Thanh Hóa (2.621 hộ), Lạng Sơn (2.600 hộ), Quảng Ngãi (2.258 hộ), Nghệ An (2.093 hộ), Hà Tĩnh (1.639 hộ), Hà Nội (1.511 hộ), Hà Tây (1.369 hộ.
- Trong số đó, di dân tự do là người dân tộc thiểu số chiếm khối lượng đáng kể là các dân tộc Tày, Nùng, Dao chủ yếu đến từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.
- Nguồn gốc xuất cư và địa bàn đến của di dân tự do đến tỉnh Lâm Đồng từ 1990 đến 1995 (Đơn vị tính: Hộ).
- Chính làn sóng di cư đã làm cho cơ cấu và thành phần dân tộc ở Lâm Đồng biến đổi nhanh.
- Năm 1979, dân số Lâm Đồng có 388.256 người nhưng đến năm 1989 đã tăng lên gần gấp 2 là 639.224 người.
- Luồng di cư người Kinh đến Lâm Đồng tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1976.
- Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới ở những vùng có nhiều tiềm năng của tỉnh đã trở thành tiền đề tạo nên sức hút của các luồng di dân tự phát đến đây từ sau năm 1986.
- Giai đoạn đã chứng kiến sự chuyển cư ồ ạt đến Lâm Đồng của các luồng di dân tự phát..
- Trong đó, thành phần di dân tự do là người dân tộc thiểu số đến từ phía Bắc gia tăng và chiếm tỷ lệ đáng kể.
- Nghiên cứu này là kết quả bước đầu, mở ra định hướng cho kế hoạch nghiên cứu về luồng di dân tự do ở Lâm Đồng – một hiện tượng kinh tế - xã hội còn được nghiên cứu hạn chế trong lịch sử địa phương cho đến giai đoạn hiện nay.
- Từ nghiên cứu này, vấn đề tiếp tục đặt ra sự tiếp diễn của quá trình di dân tự do từ năm 1995 đến nay và sự tác động của cư dân nhập cư tới kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng trên cả phương diện tích cực và hạn chế.
- Những nghiên cứu này sẽ góp phần tham vấn cho các cơ quan chức năng trong việc chiến lược quản lý và phát triển dân cư vì sự phát triển trong tương lai của tỉnh Lâm Đồng..
- Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng.
- Lâm Đồng: Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng..
- Đảng bộ Lâm Đồng lãnh đạo thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số .
- Một số vấn đề về dân số Lâm Đồng.
- Lâm Đồng: Cục Thống kê Lâm Đồng..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
- Báo cáo tình hình ổn định dân di cư tự do đến Lâm Đồng.
- Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác phân bổ lao động dân cư kinh tế mới tỉnh Lâm Đồng và định hướng phân bố lao động .
- Địa chí Lâm Đồng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt