« Home « Kết quả tìm kiếm

Dự báo nhu cầu thị trường lao động qua đào tạo việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp – liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh


Tóm tắt Xem thử

- DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP – LIÊN KẾT GIỮA.
- Trần Anh Tuấn Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực.
- và Thông tin thị trường lao động TP.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế và tiến trình của cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực đã và đang chuyển dịch phù hợp định hướng quá trình đô thị hóa.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 có rất nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội để nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và mỗi người lao động nói riêng tích cực nắm bắt cơ hội và phấn đấu.
- Bằng phương pháp nghiên cứu, bài tham luận tập trung phân tích về "Dự báo nhu cầu thị trường lao động qua đào tạo.
- THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.
- Dân số trong độ tuổi lao động.
- Dân số trong độ tuổi lao động năm 2017 có 5.451.378 người chiếm 63,07% so tổng dân số.
- trong đó lao động đang làm việc có 4.412.933 người chiếm 80,95% so với dân số trong độ tuổi lao động.
- Trong tổng số lao động đang làm việc có trình độ Đại học trở lên chiếm tỷ trọng 22,43%, Cao đẳng chiếm 4,27%, Trung cấp chiếm 3,62%, Sơ cấp nghề.
- Lao động qua đào tạo.
- Năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm có bằng và không bằng hoặc chỉ có chứng chỉ nghề ngắn hạn) chiếm tỷ trọng 77,50% so tổng số lực lượng lao động thành phố.
- Năm 2018, dự kiến đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 80,00%..
- Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp) tăng hằng năm, từ năm 2015 là 51,42% đến năm 2016 là 52,34% và năm 2017 là 53,93%.
- Cho thấy, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng..
- Nguồn cầu nhân lực.
- Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế.
- Cơ cấu lao động thành phố được dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng dần khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ, cho thấy thị trường lao động theo hướng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thành phố..
- Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, xu hướng phát triển khu vực kinh tế Dịch vụ có tốc độ tăng lao động cao nhất, chiếm tỷ trọng 64,40% năm 2013 tăng lên 64,63% năm 2017 và nhu cầu lao động trong khu vực này cũng tăng lên hằng năm.
- Năm 2017, tỷ lệ lực lượng lao động làm việc trong 03 khu vực cụ thể như sau: Nông – Lâm – Thủy sản (2,36.
- Lao động đang làm việc phân theo loại hình doanh nghiệp.
- Tổng số lao động đang làm việc trong doanh nghiệp giai đoạn có sự gia tăng.
- Lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhất cụ thể: năm 2013 (8,64.
- Lao động đang làm việc trong hai loại hình này chiếm tỷ trọng cao..
- đầu tư nước ngoài có tốc độ ngày càng tăng về số lao động đang làm việc, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với việc hội nhập.
- Cụ thể: tỷ trọng lao động khu vực này năm 2013 chiếm 24,03%, năm 2014 chiếm 23,97%, năm 2015 chiếm 22,98%, năm 2016 chiếm 23,77% và lên 23,99% năm 2017..
- Tình hình kinh tế - xã hội thành phố tăng trưởng ổn định, tác động trực tiếp đến thị trường lao động.
- Do vậy, thị trường lao động thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng yêu cầu chất lượng, trình độ và hạn chế về số lượng..
- Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Nhu cầu nhân lực trình độ có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: Trình độ Trung cấp và Công nhân kỹ thuật lành nghề năm 2013 là 25,70%, năm 2017 trung bình 32,02%.
- nhóm ngành Dịch vụ - Phục vụ là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao nhất, ước tính nhu cầu tuyển dụng lao động nhóm ngành Dịch vụ - Phục vụ năm 2017 chiếm 15,90%.
- Thực trạng đào tạo và nhu cầu học nghề tại thành phố Hồ Chí Minh 3.1.
- 65 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 337 cơ sở dạy nghề thường xuyên ngắn hạn hàng năm cho trên 400.000 lao động..
- Về nhu cầu chọn ngành nghề, theo số liệu khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM hàng năm tại 120 trường THPT trên địa bàn thành phố năm cho thấy:.
- Căn cứ vào số liệu thống kê từ các nguồn và số liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp hệ số co giãn việc làm kết hợp với phương pháp kinh tế lượng cùng phương pháp chuyên gia, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM dự báo về nhu cầu nhân lực thành phố giai đoạn như sau:.
- Dự báo nhu cầu nhân lực phân theo loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn .
- Dự báo nhu cầu nhân lực khu vực doanh nghiệp nhà nước khoảng 486 nghìn người vào năm 2018 (chiếm 11,18% tổng nhu cầu), khoảng 336 nghìn người vào năm 2025 (chiếm 6,92%)..
- Xu hướng nhu cầu nhân lực giai đoạn .
- NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HỘI NHẬP VÀ NHÂN LỰC THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.
- Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025.
- Trong giai đoạn nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình nói chung sẽ tăng nhanh nhất, ở mức 28%, lao động có trình độ kỹ năng thấp là 23% và lao động có kỹ năng cao sẽ tăng 13% và sẽ có thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống của hàng triệu người..
- Có 08 ngành nghề mà lao động có kỹ năng tay nghề cao được phép di chuyển trong.
- Thực tế, thị trường lao động nước ta đang thiếu trầm trọng lao động có kỹ năng thực hành, nhân lực chất lượng cao.
- Năng suất lao động cũng không đạt hiệu quả cao cho dù được đánh giá là có óc sáng tạo, thông minh và cần cù.
- Trước thực tế như vậy, cùng với làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mối lo tụt hậu trình độ lao động ngày càng hiện hữu, theo số liệu Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, chất lượng lao động Việt Nam hiện nay còn thấp và tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 22% (năm 2016).
- Cơ cấu lao động theo cấp trình độ còn nhiều bất cập..
- Tương quan giữa lao động có trình độ Đại học trở lên – Cao đẳng – Trung cấp – Sơ cấp là và hậu quả là sự thiếu hụt rõ ràng lao động có kỹ năng thực hành..
- Không chỉ thiếu về kiến thức chuyên môn, các lao động Việt Nam còn yếu về kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo và giao tiếp.
- thị trường lao động TP.HCM phân tích như sau:.
- Số lao động đã qua đào tạo của thành phố ngày càng có chất lượng hơn.
- Năm 2009, lao động qua đào tạo chiếm 58%, trong đó đại học trở lên 12,06%.
- Đến năm 2017, lao động qua đào tạo chiếm 77,50%, trong đó đại học trở lên 22.43%.
- Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm nhưng chất lượng lao động vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triền.
- Tổng số đến tuổi lao động hàng năm bao gồm người ở tại thành phố và người ở từ các tỉnh, thành phố khác chuyển đến có nhu cầu đào tạo nghề và tìm việc làm có trên 300.000 người, trong đó sinh viên các trường đại học có trên 70.000 người tốt nghiệp ra trường bao gồm các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chiếm 40%, các ngành nghề chuyên môn quản lý - nghiệp vụ chiếm 60% tổng số ngành nghề được đào tạo..
- Các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hàng năm cung cấp cho thị trường lao động thành phố hơn 70.000 lao động có trình độ đại học.
- Mức độ cạnh tranh ở thị trường lao động thành phố dẫn đầu cả nước.
- vì vậy thị trường lao động đang thiếu nhiều nhân lực các ngành nghề như: Cơ khí, Công nghệ thông tin – Truyền thông, Công nghệ nông – lâm… Đồng thời, có nhiều ngành học thuộc nhóm Kinh tế – Tài chính – Khoa học – Xã hội – Y dược được các trường mở ra với số lượng tuyển sinh khá lớn trong những năm gần đầy theo thị hiếu xã hội nhưng chưa đầu tư đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng chuyên ngành nên không được doanh nghiệp đánh giá cao khi tuyển dụng dù số lượng nhiều với nhu cầu nhân lực nhưng chất lượng thì không phù hợp..
- Do đó, tình trạng thị trường lao động luôn thể hiện “vừa thừa vừa thiếu”..
- Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động.
- Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời, do hệ thống thông tin thị trường lao động.
- Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh về nhu cầu tìm việc làm của trên 200.000 sinh viên từ năm có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ.
- đào tạo.
- Nổi cộm nhất của thị trường lao động hiện nay và những năm tới đó là nguồn nhân lực có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao động.
- Điều này cũng đồng nghĩa, một bộ phận nhân lực phải thất nghiệp và khó tìm được việc làm ổn định nếu chưa đủ điều kiện nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và khả năng thích nghi thực tế thị trường lao động..
- việc cung cấp những thông tin đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động phối hợp chưa thực sự tốt.
- đa số sinh viên, học viên chưa có điều kiện thực hành thực tế… Như vậy, sự liên kết sẽ đạt được hiệu quả cao và tính thiết thực khi doanh nghiệp và nhà trường có liên kết trong việc đặt hàng đào tạo của doanh nghiệp, cung ứng lao động có chất lượng cao và sự phối hợp trong công tác đào tạo của 2 phía..
- Nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai không còn là bằng cấp trên giấy tờ, mà là “giá trị sức lao động”, “giá trị hành nghề”, bằng cấp theo nghĩa mở rộng, trao đổi tri thức, sáng tạo, giá trị đóng góp cho xã hội..
- Tuy bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định sự thành công, nhưng ngành nghề nào muốn có thu nhập cũng đều phải có sự đầu tư về mặt lao động và kiến thức để tạo ra giá trị hành nghề và thành tựu cao trong sự nghiệp cuộc sống..
- Từ góc độ của chức năng, nhiệm vụ hoạt động, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố đề xuất các vấn đề như sau:.
- Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với hoạt động của các trường đào tạo và nhận thức tự học tập, rèn luyện nghề của học sinh, người lao động phù hợp phát triển thị trường lao động;.
- Cần có cách nhìn về thị trường lao động mở với 05 xu hướng việc làm:.
- Xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài;.
- Di chuyển lao động theo nhu cầu thị trường lao động các tỉnh thành, khu vực kinh tế và quốc gia và hội nhập;.
- Điều tra, khảo sát việc làm của sinh viên và nhu cầu thị trường lao động về xu hướng việc.
- Báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM ngày Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2012- 2016.
- Dự báo nhu cầu nhân lực giai đoạn .
- Biểu 1: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp của TP.HCM giai đoạn .
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp.
- Nguồn: Theo tính toán của Trung tâm Dự báo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.
- Biểu 2A: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo trình độ chuyên môn năm Đơn vị tính: Người).
- Tổng số lao động đang làm việc .
- Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM tổng hợp theo khảo sát định kỳ hàng năm của Cục Thống kê TP.
- Số liệu CNKT Không bằng và chứng chỉ nghề dưới 03 tháng theo khảo sát Cung lao động hàng năm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM.
- Biểu 2B: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo trình độ chuyên môn năm 2015-2017.
- Biểu 5: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế.
- Biểu 6: Lao động đang làm việc phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn .
- Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.
- Biểu 7: Dự báo lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị 2018 2025.
- Biểu 8: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP.HCM giai đoạn .
- Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm .
- Biểu 9: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP.HCM giai đoạn .
- Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm.
- Biểu 11: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP.HCM giai đoạn .
- Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm.
- Biểu 12: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP.HCM giai đoạn .
- Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động 46 138.000.
- Tổng nhu cầu nhân lực bình quân .
- Biểu 14: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP.HCM giai đoạn .
- 6 Lao động chưa qua đào tạo 60.000 15.
- Nguồn: Kết quả khảo sát và phân tích của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM tổng hợp từ thông tin các trường Đại học - Cao đẳng - Trung cấp - Dạy nghề năm 2016-2017

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt