intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích bài viết nhằm giúp cho các cơ sở đào tạo đánh giá được tầm quan trọng trong việc nâng cấp, đổi mới sáng tạo các phương thức đào tạo theo hướng nâng cao dần kỹ năng mềm, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Ngân hàng ThS. Nguyễn Hữu Bình Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Kế toán MỤC TIÊU Nhằm giúp cho sinh viên tốt nghiệp nhận biết được các kỹ năng mềm mà hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu. Từ đó, sinh viên có thể điều chỉnh và nâng cao năng lực của bản thân để có cơ hội việc làm cao hơn. Nhằm giúp cho các cơ sở đào tạo đánh giá được tầm quan trọng trong việc nâng cấp, đổi mới sáng tạo các phương thức đào tạo theo hướng nâng cao dần kỹ năng mềm, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. 1. KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? Theo Schulz (2008) thì kỹ năng mềm khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Bởi vì một kỹ năng có thể được xem làm “mềm” trong một lĩnh vực này, nhưng lại là “cứng” trong lĩnh vực khác. Lấy ví dụ, kiến thức trong quản lý dự án được xem là kỹ năng mềm của một kỹ sư điện, nhưng lại là kỹ năng cứng phải có của kỹ sư cầu đường. Đặc điểm quan trọng nhất của kỹ năng mềm là việc áp dụng các kỹ năng này không bị giới hạn trong nghề nghiệp của một người. Kỹ năng mềm được phát triển liên tục thông qua ứng dụng thực tế trong quá trình tiếp cận của một người đối với cuộc sống hàng ngày và nơi làm việc… Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ giới hạn kỹ năng mềm bao gồm 2 đặc điểm là tính cách - thái độ (ví dụ, trung thực, đồng cảm, tự trọng…) (Schulz, 2008) và kỹ năng cá nhân (ví dụ, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng…) (Tracey, 2016). 2. NHỮNG KỸ NĂNG MỀM NÀO CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT? Nghiên cứu của Robles (2012) đã chỉ ra 10 kỹ năng mềm quan trọng theo quan điểm của các nhà điều hành doanh nghiệp, gồm:  Giao tiếp – vấn đáp, khả năng nói, viết, trình bày, lắng nghe  Lịch sự - cách cư xử, phép lịch sự, phép lịch sự kinh doanh, duyên dáng, nói xin vui lòng và cảm ơn, tôn trọng  Sự linh hoạt - khả năng thích ứng, sẵn sàng thay đổi, học suốt đời, chấp nhận những điều mới, điều chỉnh, có thể dạy dỗ 317
  2. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…  Sự trung thực - trung thực, đạo đức, có giá trị cá nhân, làm những điều đúng  Kỹ năng kết nối – tốt tính, đẹp, hài hước, thân thiện, đồng cảm, có khả năng tự kiểm soát, kiên nhẫn, khả năng xã giao, sự ấm áp, kỹ năng xã hội  Thái độ tích cực - lạc quan, nhiệt tình, tạo cảm hứng, vui vẻ, tự tin  Tính chuyên nghiệp – phong thái kinh doanh, ăn mặc đẹp, ngoại hình, tư thế sẵn sàng  Trách nhiệm - có trách nhiệm, đáng tin cậy, hoàn thành công việc, tháo vát, tự xử lý kỷ luật, muốn làm tốt, tận tâm, ý thức chung  Làm việc theo nhóm – sự cộng tác, hòa hợp với những người khác, dễ chịu, hỗ trợ, hữu ích, hợp tác  Đạo đức làm việc - chăm chỉ, sẵn sàng làm việc, trung thành, chủ động, tự tạo động lực, đúng giờ, tham gia tốt. Trong đó, 100% nhà quản lý cho rằng sự trung thực và khả năng giao tiếp là rất quan trọng và cực kỳ quan trọng; trên ¾ nhà quản lý cho rằng tính lịch sự là một kỹ năng cực kỳ quan trọng; trách nhiệm và kỹ năng kết nối được hơn 50% nhà quản lý lựa chọn là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Điều này cho thấy, các nhà quản lý trên hết vẫn muốn nhân viên của mình là những người có kỹ năng mềm, trung thực, có khả năng giao tiếp tốt, hòa hợp với những người khác, và làm việc chăm chỉ (Robles, 2012). 3. VÌ SAO KỸ NĂNG MỀM QUAN TRỌNG? Phần này nêu lên tầm quan trọng của kỹ năng mềm thông qua thực tiễn khảo sát nhà tuyển dụng và doanh nghiệp mong muốn gì ở sinh viên tốt nghiệp. Chúng ta xem xét tầm quan trọng của kỹ năng mềm trên thị trường lao động, hay nói đơn giản, kỹ năng mềm có phải là tiêu chí tuyển dụng được quan tâm hàng đầu hay họ vẫn chú trọng vào kết quả tốt nghiệp. Hai khảo sát được đề cập đến trong phần này bao gồm: (1) khảo sát của Hội đồng Công nghiệp và Giáo dục Đại học – Anh, (2) khảo sát các đơn vị thực tập và tuyển dụng chuyên ngành Ngân hàng trường Đại học Kinh tế TP.HCM, sẽ giúp chúng ta xác định vai trò quan trọng của kỹ năng mềm trong tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. 3.1. Khảo sát của Hội đồng Công nghiệp và Giáo dục Đại học Anh - The Council for Industry and Higher Education (CIHE) CIHE là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1986 tại Anh. Tổ chức được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh hệ thống học tập chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường việc làm và phúc lợi xã hội. Nghiên cứu của CIHE khảo sát những kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp được 233 nhà tuyển dụng tại Anh đánh giá cao nhất – bao gồm nhóm kỹ năng mềm và nhóm kỹ năng cứng. Các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp này được sắp xếp theo nhóm doanh nghiệp lớn và nhỏ, phân thành 3 dạng: 318
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC doanh nghiệp có từ 1-99 nhân viên, 100-999 nhân viên và trên 1000 nhân viên. Kết quả về 10 kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất thể hiện ở Bảng . Bảng 1. Top 10 kỹ năng và năng lực quan trọng nhất khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, sắp xếp theo nhóm doanh nghiệp nhỏ-lớn Số lượng nhân viên trong công ty Tổng 1-99 100-999 >1000 Kỹ năng giao tiếp 88% 86% 82% 86% Kỹ năng làm việc nhóm 85% 84% 84% 85% Trung thực 81% 86% 82% 83% Kỹ năng tư duy 81% 84% 78% 81% Tự tin 80% 81% 78% 80% Cá tính 81% 79% 60% 75% Kỹ năng xây dựng và tổ chức 74% 72% 75% 74% Kiến thức văn phạm 68% 72% 75% 71% Kiến thức toán học 68% 67% 69% 68% Kỹ năng phân tích và ra quyết định 64% 67% 73% 67% Nguồn: Industry and Education (2008) Ở đây, chúng ta quan tâm đến 3 tiêu chí được xếp hạng quan trọng nhất, cho cả 3 đối tượng được khảo sát (công ty nhỏ, trung bình hay lớn): kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và tính trung thực. Theo Hansen and Hansen (2010): Kỹ năng giao tiếp được hiểu là khả năng nghe, viết và nói hiệu quả. Giao tiếp thành công là yếu tố cực kì quan trọng trong kinh doanh. Kỹ năng làm việc nhóm được hiểu là khả năng làm việc với những người khác một cách chuyên nghiệp trong khi cố gắng đạt được một mục tiêu chung. Một nhân viên có kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ dễ dàng trong việc xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng và đồng nghiệp. Trung thực là thái độ mà các nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong nhóm giá trị thái độ (các thái độ khác như tự tin, chăm chỉ/tận tụy với công việc, linh hoạt, có trách nhiệm, trung thành, thái độ tích cực, tính chuyên nghiệp, tính tự động / Có khả năng làm việc với ít hoặc không có giám sát, sẵn sàng học hỏi…). Tính trung thực được cho là giúp ích cho kỹ năng lãnh đạo hiệu quả và tối ưu mối quan hệ trong kinh doanh. Dựa theo kết quả khảo sát của CIHE, điều thú vị là cả 3 tiêu chí trên đều thuộc nhóm kỹ năng mềm quan trọng nhu trong phần 2 đã nêu ra. Như vậy, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp xem trọng kỹ năng mềm xã hội và thái độ quan trọng hơn kỹ năng cứng và 319
  4. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… bằng cấp của sinh viên tốt nghiệp. Cụ thể, nhóm kỹ năng mềm xã hội bao gồm 3 tiêu chí kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và tính trung thực là 3 tiêu chí quan trọng nhất, với hơn 83% nhà tuyển dụng lựa chọn. Đây không phải là điều gây ngạc nhiên vì kết quả này đồng thuận với các kết quả nghiên cứu trước, như của Hawkins et al. (1995), hay trong các báo cáo gần đây của Hội đồng Anh quốc về kinh nghiệm việc làm - National Council for Work Experience28. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát trên của CIHE cho thấy nhóm kỹ năng cứng bao gồm kiến thức về toán học và văn phạm chỉ được xếp hạng 8 và 9 về quan trọng, với khoảng 70% nhà tuyển dụng đã lựa chọn. Như vậy, với kết quả khảo sát trên, có thể rút ra kết luận là cho dù kỹ năng cứng luôn được sinh viên và nhà trường quan tâm và là yếu tố cạnh tranh trong tìm việc của sinh viên tốt nghiệp, nhưng với góc nhìn của nhà tuyển dụng thì kỹ năng mềm mới thực sự cần được sinh viên chú trọng rèn luyện nhất. 3.2. Khảo sát các đơn vị thực tập và tuyển dụng chuyên ngành Ngân hàng trường Đại học Kinh tế TP.HCM Tại Việt Nam, nhằm nắm bắt ý kiến đóng góp từ các đơn vị tuyển dụng sinh viên thực tập cũng như làm việc khi tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế TP.HCM và khoa Ngân hàng đã kết hợp tiến hành khảo sát thu thập ý kiến các chuyên gia và doanh nghiệp về chương trình đào tạo cũng như kiến thức, kỹ năng làm việc của sinh viên. Trong đợt khảo sát năm 2011 nhằm phục vụ cho chương trình kiểm định AUN, các phiếu khảo sát đã gửi đến 255 doanh nghiệp, thu về được 102 phiếu, hầu hết đều là nhà tuyển dụng tại các ngân hàng ở TP.Hồ Chí Minh. Họ đều biết đến chương trình đào tạo của khoa Ngân hàng, rất quan tâm đến sự thay đổi chương trình đào tạo và sẵn sàng góp ý nội dung chương trình đào tạo khi cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị sử dụng lao động hài lòng với kiến thức cựu sinh viên khoa Ngân hàng ở mức độ khá tốt (điểm đánh giá: 3.5/5); mức độ khá với tác phong và thái độ ứng xử (điểm đánh giá: 3.36/5); còn kỹ năng của cựu sinh viên (kỹ năng truyền đạt, kỹ năng quản lý, kỹ năng giải quyết, kỹ năng tự phát triển…) chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm đánh giá: 3.0/5). (Khoa Ngân hàng, 2012) Kế đến, khảo sát lấy ý kiến của các lãnh đạo ngân hàng (trong ngày hội hướng nghiệp của Khoa Ngân hàng năm 2012) đã cho thấy, các nhà tuyển dụng khá hài lòng về SV tốt nghiệp của khoa Ngân hàng so với sinh viên các trường đại học khác cùng chuyên ngành đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập được quan tâm, đầu tư; việc phân bố chương trình hợp lý. Tuy nhiên, một số vấn đề hạn chế vẫn được nêu ra: việc 28 NCWE (Hội đồng quốc gia về kinh nghiệm làm việc) là một tổ chức từ thiện khuyến khích, hỗ trợ và phát triển kinh nghiệm làm việc có chất lượng vì lợi ích của sinh viên, người sử dụng lao động và nền kinh tế. http://www.work-experience.org.uk/ 320
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC gắn kết giữa nhà trường và ngân hàng chỉ phần lớn dành cho các sinh viên cuối khóa (năm 4) khi đi thực tập tốt nghiệp, chưa có sự gắn kết với các sinh viên năm 2, năm 3; chất lượng đào tạo nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, thái độ tự học, tự nghiên cứu (minh chứng AUN - Thư góp ý của đại diện ngân hàng TMCP An Bình) (Khoa Ngân hàng, 2012). Như vậy, khảo sát trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam của khoa Ngân hàng cho thấy các nhà tuyển dụng vẫn chưa thực sự hài lòng với kỹ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp. Điều này khẳng định rằng trong thời gian sắp tới, việc các trường đại học tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh hoạt động nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên là điều hết sức quan trọng. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP 4.1. Sinh viên cần làm gì để đạt được kỹ năng mềm? Với sinh viên, có hai cách để học tập và nâng cao kỹ năng mềm. Cách thứ nhất là thông qua việc tham dự các khóa đào tạo chính thức, ví dụ: tham gia các lớp học buổi tối về ngôn từ, ngôn ngữ, kỹ năng thuyết trình, xung đột hoặc quản lý văn hóa. Lợi ích của cách thứ nhất này là sau khi tham gia các khóa đào tạo, sinh viên sẽ được cấp một số chứng chỉ, sẽ giúp ích trong việc chuẩn bị và “làm đẹp” CV xin việc. Tuy nhiên, cách thứ nhất này có vấn đề, ở chỗ việc có được các chứng chỉ sau khóa học chưa chắc đảm bảo các bạn sinh viên thực sự nâng cao được kỹ năng mềm. Vì có thể việc đăng ký và dự học ngay từ ban đầu các bạn đã có ý định chỉ để đạt chứng chỉ và “làm đẹp” hồ sơ cá nhân. Cách thứ hai để có được kỹ năng mềm là thông qua hoạt động tự rèn luyện, thường là dựa vào kinh nghiệm đọc sách. Như chúng ta biết, việc thay đổi các đặc điểm cá nhân thường đòi hỏi việc thực hành và rèn luyện lâu dài, do đó cách thứ hai thông qua tự rèn luyện có thể hữu ích hơn cách một trong việc nâng cao kỹ năng mềm. Ngoài ra, trong thập kỷ qua, ngoài đọc sách, một phương pháp tự rèn luyện khác đã trở nên ngày càng phổ biến, dễ tiếp cận: Học điện tử, thường được viết tắt là e-learning. Tính thực tiễn của phương pháp này được nhấn mạnh trong quyển “E-learning by design” (Horton, 2011). Ngoài cách hai cách tiếp cận trên (đọc sách và e-learning), giao tiếp thường xuyên với bạn bè, đồng nghiệp và các đối tượng khác trong xã hội cũng là phương pháp tự rèn luyện đơn giản, dễ thực hiện nhất. Việc giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếp có chủ đích nâng cao kỹ năng mềm chứ không đơn thuần là tán gẫu. Schulz (2008) cho rằng việc chủ đích giao tiếp này không chỉ giúp sinh viên cải thiện khả năng bắt chuyện mà còn cả các kỹ năng mềm khác, đặc biệt là nhóm kỹ năng có liên quan đến kỹ năng giao tiếp. Ví dụ, thông thạo về ngôn ngữ nói chung, về kỹ năng lắng nghe, thảo luận, lễ độ, tự trọng và body-language. 321
  6. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… 4.2. Giảng viên có thể làm gì để giúp sinh viên nâng cao kỹ năng mềm? Với góc độ là giảng viên, phần này đưa ra các hướng giải quyết cho câu hỏi của người thầy về vấn đề: “Tôi có thể làm gì giúp sinh viên của mình?” Bước đầu tiên trong việc giúp cải thiện kỹ năng mềm của sinh viên là nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và hậu quả của việc không có kỹ năng mềm. Sinh viên nên được khuyến khích nâng cao kỹ năng mềm của mình bằng cách áp dụng các phương pháp mà chúng tôi đã đề cập trước đây, ví dụ: đọc sách chuyên dụng, tham dự các khóa học, và tham gia các câu lạc bộ hoặc đoàn hội để mở rộng kiến thức của họ như Đoàn Thanh niên, câu lạc bộ chứng khoán SCUE, câu lạc câu lạc bộ Kế toán – Kiểm toán A2C,… Cách làm chính thức mà giảng viên có thể giúp sinh viên là việc kết hợp các chủ đề kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy. Ở cấp độ thấp, một khóa học yêu cầu sinh viên làm một ít nghiên cứu và trình bày kết quả của họ cho lớp đã được chứng minh là khá hiệu quả. Ở cấp độ đại học, khóa học về kỹ năng quản lý, bao gồm một số kỹ năng giao tiếp cùng với việc quản lý thời gian, xung đột, các vấn đề văn hóa, cá nhân… trong thực tế đã được đón nhận bởi các sinh viên. Tuy nhiên, thường thì các chương trình giảng dạy đã quá tải với các khóa học kỹ năng cứng, và gần như không thể thêm hoặc thay thế các khóa học. Hơn nữa, các giảng viên khác có thể không biết về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và do đó, không hỗ trợ các khóa học chuyên môn cho kỹ năng này. Một cách rất đơn giản và hữu hiệu để cung cấp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên là đưa vào việc giảng dạy các kỹ năng cứng. Bằng cách này, không cần thay đổi chương trình giảng dạy của chương trình; thay vào đó, thay đổi sẽ được phản ánh trong phương pháp giảng dạy của giảng viên. Phương pháp này gọi là “đảo ngược mục tiêu bài giảng”29. Ví dụ, một giáo viên toán học có kế hoạch một bài giảng bằng cách trước tiên xác định các kỹ năng mềm mà anh ta mong muốn bổ sung vào buổi giảng đó, và sau đó xem xét những nội dung toán học được yêu cầu có thể được sắp xếp để hỗ trợ mục tiêu này. Áp dụng đúng, phương pháp giảng dạy như vậy sẽ tự động tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của khóa học về cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Như vậy, giảng viên có thể áp dụng phương pháp trên một cách cụ thể như sau: Khi dẫn dắt vào một chủ đề mới, giảng viên có thể bắt đầu với kỹ thuật động não (brainstorming) và gợi ra những gì sinh viên đã biết. Điều này mang lại cho sinh viên một cảm giác quen thuộc; sau đó không phát ra bất kỳ tài liệu đi kèm nào. Sinh viên cũng có thể được yêu cầu viết trên bảng, bảng lật - tùy thuộc vào kích thước của lớp học. Cho sinh viên tham gia vào các nhiệm vụ, và thời gian thuyết giảng của giảng viên nên giảm đi và thời gian tham gia của sinh viên phải được tăng lên. Theo đó, nhiệm vụ phải phù hợp để làm việc theo cặp hoặc nhóm, có xu hướng mở hơn là đóng (cho tham khảo tài liệu) và 29 Phương pháp được đề xuất bởi giáo sư Rob Krueger, Ph.D., Assist. Professor of Geography, Worcester Polytechnic Institute, Mỹ. 322
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC phải cho phép nhiều câu trả lời khả thi. Khi đó, giảng viên cần có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc này; trên tất cả là cần sự nhiệt tình, cam kết và kiên nhẫn để làm tốt công việc này. Phương pháp này được gọi là kỹ thuật tạo ý tưởng do Alex Faickney Osborn sáng tạo ra nên còn được gọi là phương pháp Osborn (Osborn, 1953). Ở hầu hết các cơ sở giáo dục ở tất cả các cấp hy vọng rằng phương pháp giảng dạy sẽ được thay đổi theo hướng học tập trung tâm vào người học. Sự thay đổi như vậy đi đôi với việc đặt các kỹ năng mềm vào việc dạy các kỹ năng cứng. Nói cách khác, sinh viên tham gia vào một bài giảng với mục đích học được một kỹ năng cứng lại vô tình thực hành thêm một loạt các kỹ năng mềm. 4.3. Các khuyến nghị dành cho nhà trường trong việc hỗ trợ sinh viên nâng cao kỹ năng mềm 4.3.1. Xây dựng định hướng học tập của sinh viên liên kết với doanh nghiệp Thực tế cho thấy rằng các trường đại học vẫn muốn tiếp tục xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà tuyển dụng. Với hiện trạng nhiều nhà tuyển dụng vẫn lo ngại về việc thiếu các kỹ năng mềm ở sinh viên tốt nghiệp thì các trường đại học luôn muốn xem xét thay đổi chương trình giảng dạy có thể giải quyết vấn đề này (ví dụ, thông qua giải quyết vấn đề của nhóm để xây dựng kỹ năng làm việc nhóm) hoặc hỗ trợ địa điểm cho các tổ chức đoàn hội sinh hoạt (ví dụ như với kỹ năng thuyết trình và kinh nghiệm công việc, nơi sinh viên đặt ra mục tiêu học tập, tham khảo hoạt động của tổ chức The Wider Student Experience thuộc Durham University - Anh). Tất nhiên, câu hỏi vẫn còn về mức độ tiếp cận những cơ hội này của sinh viên. Các trường đại học có thể hỗ trợ sinh viên thông qua việc nâng cao nhận thức của sinh viên về những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở sinh viên tốt nghiệp, từ đó giúp họ có được những kỹ năng này trong suốt quá trình học đại học. Bên cạnh đó, các trường đại học nên giúp sinh viên sắp xếp kinh nghiệm và kỹ năng của họ trong các kế hoạch phát triển cá nhân và lập CV, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên phô diễn những kỹ năng này tại các cuộc phỏng vấn việc làm. 4.3.2. Tăng cường vai trò của trung tâm hỗ trợ và tư vấn việc làm Trước giờ, các trung tâm hỗ trợ sinh viên chủ yếu xoay quanh đối tượng là sinh viên mà quên mất các doanh nghiệp cũng là đối tượng sử dụng cổng thông tin việc làm. Trung tâm hỗ trợ sinh viên cần kết hợp chặt chẽ với các nhà tuyển dụng về phát triển kỹ năng việc làm, nhưng quan trọng là cần thu hút nhà tuyển dụng quan tâm đến dịch vụ nghề nghiệp này tại các trường đại học nhiều hơn. Tại các trường đại học trên thế giới, các dịch vụ nghề nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp bao gồm: cung cấp thư viện tìm kiếm CV, chọn trước các ứng viên (sàn lọc CV), định vị công ty (cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu), gửi bản tin qua email cho sinh viên về chi tiết công ty/vị trí ứng tuyển, hỗ trợ sắp xếp tuyển dụng tại trường đại học, 323
  8. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… có thể phỏng vấn trong suốt cả năm tại trường, kết nối mạng lưới các nhà tuyển dụng khác, cơ hội sắp xếp các cuộc phỏng vấn cho các nhà tuyển dụng xa văn phòng (qua skype)… Xét trên cơ sở thực tế, dù không thể thực hiện hết được các dịch vụ nghề nghiệp nêu trên như các trường đại học tiên tiến khác trên thế giới, thì ít nhất các trung tâm hỗ trợ cũng cần cung ứng các dịch vụ cơ bản, như cung cấp cho nhà tuyển dụng các dịch vụ như phản hồi nhanh các truy vấn, thư viện tìm kiếm CV và sàng lọc CV. 4.3.3. Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo chính thức – liên hệ thực tiễn tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã đưa giảng dạy kỹ năng mềm vào chương trình học chính thức và hỗ trợ cho sinh viên của trường, căn cứ theo Thông báo số 824 Kết luận của Hiệu trưởng về thực tập tốt nghiệp và đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đại học chính quy ngày 08 tháng 05 năm 2016 và Quyết định số 2477 về việc thành lập Bộ môn Kỹ năng mềm trực thuộc Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing ngày 20 tháng 07 năm 2016. Theo đó, các môn kỹ năng mềm được đưa vào chương trình đào tạo chính thức của sinh viên đại học chính quy, tương ứng 02 tín chỉ, bao gồm: Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề, truyền thông hiệu quả: giao tiếp thương mại, thiết lập và duy trì các mối quan hệ, khởi nghiệp. Riêng đối với chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao thì kỹ năng mềm được được vào năm thứ 2, thứ 3 bao gồm 5 kỹ năng: quản lý thời gian, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch và tổ chức công việc, đặt mục tiêu/tạo động lực làm việc, thực hành cuối khóa. Bảng 2. Kỹ năng dành cho sinh viên chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao áp dụng tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Tên kỹ năng Thời gian đào tạo Đơn vị phụ trách Quản lý thời gian Năm thứ 2 Trung tâm hỗ trợ sinh viên Tư duy sáng tạo Lập kế hoạch và tổ chức công việc Năm thứ 3 Đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc Thực hành cuối khóa Nguồn: Thông báo số 824 Kết luận của Hiệu trưởng về thực tập tốt nghiệp và đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đại học chính quy ngày 08 tháng 05 năm 2016 - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một trong những trường đầu tiên đưa kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy chính thức cho sinh viên chính quy, trong khi tại các trường đại học cùng khối ngành kinh tế thì kỹ năng mềm chỉ mới là các khóa học hỗ trợ, ngoại khóa hoặc đào tạo ngắn hạn (ví dụ Đại học Ngoại thương, Đại học Hoa Sen, Đại học Lạc Hồng…). Như vậy, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM được cho là sẽ hội nhập tốt với thị trường lao động trong nước và khu vực; có bản lĩnh cạnh tranh 324
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC trên thị trường lao động trong khu vực ASEAN30. Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên tốt nghiệp và nhằm giảm tình trạng đáng tiếc “thất nghiệp vì thiếu kỹ năng mềm”31, thì các cơ sở đào tạo khác cần tham khảo thêm việc đưa chương trình đào tạo kỹ năng mềm trở thành chính thức như của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hansen, R. S. & Hansen, K. 2010. What do employers really want? Top skills and values employers seek from job-seekers. Quintessential Careers, 1-12. 2. Hawkins, P., Winter, J. & Hunter, J. 1995. Skills for Graduates in the 21st Century. Cambridge: Association of Graduate Recruiters. 3. Horton, W. 2011. E-learning by design, John Wiley & Sons. 4. Industry, C. F. & Education, H. 2008. Graduate employability: What do employers think and want?: CIHE London. 5. Khoa ngân hàng, T. Đ. H. K. T. T. H. 2012. Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành ngân hàng. 6. Osborn, A. F. 1953. Applied imagination. 7. Robles, M. M. 2012. Executive perceptions of the top 10 soft skills needed in today’s workplace. Business Communication Quarterly, 75, 453-465. 8. Schulz, B. 2008. The importance of soft skills: Education beyond academic knowledge. 9. Tracey, W. R. 2016. The human resources glossary: The complete desk reference for HR executives, managers, and practitioners, CRC Press. 30 Báo Thanh niên: “Sinh viên UEH sẽ hội nhập tốt thị trường lao động khu vực”. 25/05/2015. 31 Báo Đại đoàn kết: “Thất nghiệp vì thiếu kỹ năng mềm”. 06/02/2018. http://daidoanket.vn/giao-duc/that-nghiep-vi- thieu-ky-nang-mem-tintuc394379 325
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0