You are on page 1of 70

Bảng phân công nhiệm vụ

1. Lê Mai Như Hoàng( Nhóm trưởng) Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
2. Lê Thị Thu Hương Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
3. Nguyễn Thị Hiền Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
4. Vày Cách Hưng Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
5. Nguyễn Thị Diệu Hiền Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
6. Nguyễn Thị Kim Hương Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
7. Đoàn Dương Gia Hào Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
8. Nguyễn Phi Hùng Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
9. Phạm Minh Hiếu Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
10. Lâm Mỹ Hạnh Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
11. Lê Bùi Tuyết Hương Tìm tài liệu + Thuyết trình + Làm PPT
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN
ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Môn học:Luật vận tải


GVGD: Bùi Văn Hùng
Thành Viên Nhóm
1. Lê Mai Như Hoàng
2. Lê Thị Thu Hương
3. Nguyễn Thị Hiền
4. Vày Cách Hưng
5. Nguyễn Thị Diệu Hiền
6. Nguyễn Thị Kim Hương
7. Đoàn Dương Gia Hào
8. Nguyễn Phi Hùng
9. Phạm Minh Hiếu
10. Lâm Mỹ Hạnh
11. Lê Bùi Tuyết Hương
Nôi Dung Chính

01 Hợp đồng vận chuyển hàng


02
Vận chuyển theo hợp đồng
hóa bằng đường hàng không và vận chuyển thực tế
và vận đơn hàng không

03 Vận chuyển hàng 04 Quyền và trách nhiệm dân


hóa đặc biệt sự của người vận chuyển
Hợp đồng vận chuyển hàng

01
hóa bằng đường hàng không
và vận đơn hàng không
Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận
giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển ,
theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển
hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người
có quyền nhận ; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ
thanh toán cước phí vận chuyển .
Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ
vận chuyển thương mại bằng đường hàng không .
Điều 128. Hợp đồng vận chuyển
hàng hoá

2. Vận đơn hàng không , các thoả


thuận khác bằng văn bản giữa hai
bên , Điều lệ vận chuyển , bảng giá
cước vận chuyển là tài liệu của hợp
đồng vận chuyển hàng hóa .
Điều 129. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá
1. Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc
giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các điều kiện của hợp đồng.

2. Vận đơn hàng không phải được sử dụng khi vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Trong trường
hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hoá được sử dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng
không thì theo yêu cầu của người gửi hàng, người vận chuyển xuất biên lai hàng hoá cho người gửi hàng để nhận
biết hàng hoá.

3. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường cho người gửi hàng về thiệt hại do lỗi của mình, nhân viên, đại
lý của mình gây ra do việc nhập không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng quy cách thông tin do người gửi
hàng cung cấp vào các phương tiện lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại các Điều 130,
131, 132 và 133 của Luật này không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.
Điều 130. Nội dung của vận đơn hàng
không và biên lai hàng hoá

1. Địa điểm xuất phát và địa điểm đến.

2. Địa điểm dừng thoả thuận trong trường


hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát, địa
điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia
và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thoả
thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

3. Trọng lượng hàng hoá, loại hàng hoá.


Điều 131. Lập vận đơn hàng không

1. Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính. Bản thứ nhất do
người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai do người gửi hàng và
người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba do người vận chuyển
ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

2. Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.

3. Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng được
coi là hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược lại.
Bản gốc số 1, màu xanh lá cây (green) Bản gốc số 2, màu xanh da trời (blue) Bản gốc số 3, màu hồng (pink)

Bản này thuộc quyền sơ hữu của Bản này do người vận chuyển ký,
Bản này sẽ có chữ ký xác nhận của
người gửi hàng, có đầy đủ chữ ký
người gửi hàng và giao cho người được giao cho người gửi hàng sau
của người chuyên chở và của người
vận chuyển.
gửi hàng. khi nhận hàng.
Điều 132: Giấy tờ về tính chất của hàng hoá

Trong trường hợp cần thiết, người gửi hàng phải xuất trình
các giấy tờ chỉ rõ tính chất của hàng hoá theo yêu cầu của cơ
quan hải quan, công an và cơ quan khác có thẩm quyền. Quy
định này không làm phát sinh thêm bất kỳ trách nhiệm hoặc
nghĩa vụ nào của người vận chuyển.
Giấy xác nhận nguồn gốc hàng hoá
Điều 133: Vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá
vận chuyển nhiều kiện hàng hoá
Khi vận chuyển nhiều kiện hàng hoá, người vận chuyển có quyền yêu cầu
người gửi hàng lập vận đơn riêng biệt cho từng kiện hàng hoá. Trong trường
hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hoá được sử dụng
thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không theo quy định tại khoản 2 điều
129 của luật này thì người gửi hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển
xuất biên lai hàng hoá riêng biệt cho từng kiện hàng hoá.
Điều 134. Các trường hợp hàng hoá bị từ chối vận chuyển

1. Hàng hoá được vận chuyển không đúng với loại hàng hoá đã
thoả thuận.
2. Người gửi hàng không tuân thủ điều kiện và hướng dẫn của
người vận chuyển về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hoá.
Điều 135. Trách nhiệm của người gửi hàng trong việc cung cấp thông tin

1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tuyên bố liên quan đến hàng hoá được ghi
trong vận đơn hàng không hoặc được cung cấp để lưu giữ thông tin trong phương tiện quy định tại
khoản 2 Điều 129 của Luật này.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công an và cơ quan
khác có thẩm quyền trước khi hàng hoá được giao cho người nhận hàng. Người vận chuyển
không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin hoặc tài liệu mà người gửi hàng
cung cấp.
3. Bồi thường thiệt hại gây ra cho người vận chuyển hoặc thiệt hại mà người vận chuyển phải chịu
trách nhiệm do đã cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng quy cách.
Tình huống

Ngày 10/1/2020 anh B gửi đơn hàng từ Hà Nội vào Tp.HCM cho hãng hàng không Bamboo
Airway. Sau khi đến nơi phát hiện một vài thông tin của người nhận không chính xác .Vậy ai sẽ
là người chịu trách nhiệm khi sự việc xảy ra? Nếu sự việc dẫn đến thiệt hại cho đơn vị vận
chuyển thì anh B có phải chịu trách nhiệm hay không?

ĐA: Anh B là người chịu toàn bộ trách nhiệm và bồi thường thiệt hại

Khoản 1 và 3 Điều 135 ,LHK 2006


Điều 136. Trả hàng hoá

1. Người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng ngay sau khi hàng hoá được
vận chuyển đến địa điểm đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Người nhận hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển trả hàng hoá khi hàng hoá đến
địa điểm đến sau khi thanh toán các chi phí phù hợp với điều kiện vận chuyển, trừ trường
hợp quy định tại Điều 139 của Luật này.
3. Người nhận hàng hoặc người gửi hàng thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện người vận
chuyển theo quy định tại Điều 170 của Luật này trong trường hợp người vận chuyển thừa
nhận mất hàng hóa hoặc người nhận hàng không nhận được hàng hóa sau bảy ngày, kể từ
ngày hàng hoá đáng lẽ phải được vận chuyển đến địa điểm đến.
Điều 137: Quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng
hoặc quan hệ với bên thứ ba
Người gửi hàng và người nhận hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền của mình
01 quy định tại Điều 139 của Luật này không phụ thuộc vào việc hành động đó vì lợi
ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng, với điều kiện phải thực hiện các
nghĩa vụ hợp đồng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Các quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 136 và Điều 139 của Luật này không
02 ảnh hưởng đến quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng, cũng như quan
hệ với bên thứ ba có các quyền phát sinh từ người gửi hàng hoặc từ người nhận
hàng.
Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 138 và Điều 139 của Luật
03 này có thể được các bên thoả thuận khác nhưng phải được ghi cụ thể trong vận
đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá.
Điều 138: Giá trị chứng cứ của vận đơn hàng không và
biên lai hàng hóa
Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá về trọng
01 lượng, kích thước, bao gói của hàng hoá và số lượng kiện hàng hoá là chứng cứ
ban đầu để khiếu nại hoặc khởi kiện người vận chuyển.

Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá về số lượng,
thể tích và tình trạng của hàng hoá không có giá trị chứng cứ để khiếu nại hoặc
khởi kiện người vận chuyển, trừ trường hợp các dữ liệu đó đã được xác nhận trong
02 vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá về việc đã được kiểm tra với sự có mặt
của người gửi hàng hoặc các dữ liệu này có thể nhận biết được rõ ràng từ bên
ngoài
Điều 139: Quyền định đoạt hàng hóa
Người gửi hàng có quyền lấy lại hàng hoá tại cảng hàng không xuất phát hoặc
01 cảng hàng không đến, giữ hàng tại bất kỳ nơi hạ cánh cho phép nào trong hành
trình, yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng khác tại địa điểm đến hoặc địa
điểm khác trong hành trình, yêu cầu vận chuyển hàng hoá trở lại cảng hàng
không xuất phát.
Quyền định đoạt hàng hoá của người gửi hàng không được thực hiện trong
trường hợp việc thực hiện quyền đó cản trở hoạt động bình thường của người vận
chuyển hoặc gây trở ngại cho những người gửi hàng khác. Người gửi hàng phải
thanh toán chi phí phát sinh từ việc thực hiện quyền quy định tại khoản này.

Trong trường hợp yêu cầu của người gửi hàng không thể thực hiện được thì
02
người vận chuyển phải thông báo ngay cho người gửi hàng.
Điều 139: Quyền định đoạt hàng hóa

Trong trường hợp người vận chuyển thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng
nhưng không lấy lại vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá đã xuất cho
03 người gửi hàng thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây
ra cho bất kỳ người nào có quyền đối với vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng
hoá đó.

Quyền định đoạt hàng hoá của người gửi hàng chấm dứt kể từ thời điểm người
nhận hàng yêu cầu người vận chuyển giao hàng hoá cho họ. Trường hợp người
04
nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hoá không thể giao cho người nhận hàng
được thì người gửi hàng vẫn có quyền định đoạt hàng hoá
Điều 140.Từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận
- Trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận
hàng thì người vận chuyển có nghĩa vụ cất giữ hàng hóa và thông báo cho người gửi
hàng. Người gửi hàng phải trả chi phí phát sinh do việc cất giữ hàng hoá.

Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp

1. Vận đơn hàng không thứ cấp là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giao nhận hàng
hóa để vận chuyển bằng đường hàng không giữa doanh nghiệp giao nhận hàng hóa và
người gửi hàng, điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển.
2. Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa phải đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp với Bộ
Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Mẫu vận đơn hàng không thứ cấp phù hợp với nội dung vận đơn hàng không quy
định tại Điều 130 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài, trong trường
hợp làm đại lý xuất vận đơn hàng không thứ cấp cho doanh nghiệp giao nhận hàng
hóa nước ngoài.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận
đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp
phải nộp lệ phí.
Điều 142. Thanh lý hàng hoá
1. Hàng hoá được thanh lý trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng
hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng mà người gửi hàng từ chối nhận
lại hàng hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong thời hạn sáu mươi ngày, kể
từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng; hàng hoá mau hỏng có thể
được thanh lý trước thời hạn này.
2. Số tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến
việc vận chuyển, cất giữ và thanh lý hàng hóa phải được trả lại cho người có quyền
nhận; nếu hết thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thanh lý hàng hóa,
mà người có quyền nhận không đến nhận thì số tiền còn lại phải nộp vào ngân
sách nhà nước.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục
thanh lý hàng hoá.
02 Vận chuyển theo hợp đồng và
vận chuyển thực tế
Điều 151. Người vận chuyển theo hợp đồng và người vận
chuyển thực tế
1. Người vận chuyển theo hợp đồng là người giao kết hợp
đồng vận chuyển bằng đường hàng không với hành khách,
người gửi hàng hoặc đại diện của hành khách, người gửi
hàng.

2. Người vận chuyển thực tế là người thực hiện toàn bộ


hoặc một phần vận chuyển theo sự uỷ quyền của người vận
chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là người vận
chuyển kế tiếp theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
Bamboo Airway: người cho
thuê máy bay, là người vận
chuyển thực tế.

VN Airline: người thuê máy


bay, là người vận chuyển theo
hợp đồng.

Hỏi ai là người vận


VN Airline thuê
chuyển theo hợp
máy bay Bamboo để
đồng, ai là người vận
chở hàng chuyển thực tế ?
Điều 152. Trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng và người vận
chuyển thực tế
1. Người vận chuyển theo 2. Hành vi của người vận 3. Hành vi của người vận 4. Thoả thuận của người
hợp đồng chịu trách nhiệm chuyển theo hợp đồng và chuyển thực tế và của vận chuyển theo hợp đồng
đối với toàn bộ việc vận của nhân viên, đại lý của nhân viên, đại lý của về nghĩa vụ không được
người vận chuyển theo hợp quy định ở Chương này,
chuyển thỏa thuận trong người vận chuyển thực tế
đồng trong phạm vi thực thoả thuận về việc từ bỏ
hợp đồng. Người vận hiện nhiệm vụ được coi là trong phạm vi thực hiện các quyền được quy định
chuyển thực tế chịu trách hành vi của người vận nhiệm vụ được coi là tại Chương này hoặc thoả
nhiệm đối với phần vận chuyển thực tế liên quan đến hành vi của người vận thuận về việc kê khai giá
chuyển mà mình thực hiện. phần vận chuyển do người chuyển theo hợp đồng trị hàng hoá, hành lý ký
vận chuyển thực tế thực liên quan đến phần vận gửi quy định tại điểm b
hiện. Người vận chuyển thực chuyển do người vận khoản 1 Điều 162 của Luật
tế không phải chịu trách này không ảnh hưởng đến
chuyển thực tế thực hiện
nhiệm cao hơn giới hạn trách trách nhiệm của người vận
nhiệm bồi thường thiệt hại . chuyển thực tế, trừ trường
quy định tại Mục 1 Chương hợp đã được người vận
VII của Luật này. chuyển thực tế đồng ý.
Điều 153. Người nhận khiếu nại hoặc yêu cầu

1. Khiếu nại hoặc yêu cầu có thể được gửi đến


người vận chuyển theo hợp đồng hoặc người
vận chuyển thực tế, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.

2. Yêu cầu về quyền định đoạt hàng hóa quy


định tại Điều 139 của Luật này chỉ có giá trị
pháp lý khi được gửi cho người vận chuyển theo
hợp đồng.
Điều 154: Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
nhân viên, đại lý

Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì
nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế hoặc của người vận
chuyển theo hợp đồng có quyền hưởng các giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của người vận chuyển quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này, nếu
chứng minh được đã hành động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 155. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì
tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển thực tế, người vận chuyển theo
hợp đồng và nhân viên, đại lý của họ hoạt động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ phải
trả không cao hơn số tiền mà người vận chuyển theo hợp đồng, người vận chuyển
thực tế phải bồi thường. Mỗi người vận chuyển không phải trả quá giới hạn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của mình
Điều 156. Người bị khởi kiện
Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì
người vận chuyển thực tế hoặc người vận chuyển theo hợp đồng hoặc cả hai người vận
chuyển đều có thể bị khởi kiện. Trường hợp một người vận chuyển bị khởi kiện thì người
vận chuyển đó có quyền đề nghị Toà án đưa người vận chuyển kia tham gia tố tụng.

Điều 157. Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư


Việc vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng
không được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của
pháp luật về bưu chính.
03 Vận chuyển hàng hóa đặc biệt
Điều 158: Vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Hàng nguy hiểm là vật hoặc chất có khả năng gây nguy hiểm
cho sức khỏe, tính mạng của con người, sự an toàn của chuyến
bay, tài sản hoặc môi trường.

2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Nhóm 1 – Chất nổ
Nhóm 2 – Chất khí nén, hóa
lỏng hay hòa tan có áp
Nhóm 3 – Chất lỏng dễ cháy
Nhóm 4 – Chất rắn dễ cháy;
các chất có khả năng tự bốc
cháy; các chất khi tiếp xúc với
nước tạo ra khí dễ cháy
Nhóm 5 – Chất oxy hóa và
chất peroxit hữu cơ
Nhóm 6 – Chất độc và chất lây
nhiễm
Nhóm 7 – Chất phóng xạ
Nhóm 8 – Chất ăn mòn
Nhóm 9 – Chất nguy hiểm
khác
Điều 158: Vận chuyển hàng nguy hiểm

3. Hãng hàng không chỉ được phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

4. Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp hoặc công nhận Giấy
chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Người đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
phải nộp lệ phí.
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ
chiến tranh, chất thải hạt nhân

Không được vận chuyển bằng đường hàng không vũ


khí, dụng cụ chiến tranh,chất thải hạt nhân vào hoặc qua
lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Quy định
này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
04 Quyền và trách nhiệm dân sự
của người vận chuyển
Điều 160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách

Người vận chuyển có trách nhiệm bồi


thường thiệt hại trong trường hợp hành
khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy
ra trong tàu bay, trong thời gian người vận
chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời
tàu bay.
Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt,
hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng,
hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm
người vận chuyển trả hàng hoá, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với
vận chuyển hàng hoá, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng
đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài
cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người
vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra
thiệt hại.
Điều 161: Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa , hành lý
Trường hợp hàng hoá, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hoá,
hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền
nhận số hàng hoá, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho
người vận chuyển.
3. Trường hợp hàng hoá đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì
bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận
chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận
chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại
xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt
hoặc đường thủy nội địa.
Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận
chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà
không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng
phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.

4. Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước
phí vận chuyển đối với số hàng hóa hành lý ký gửi bị thiệt hại
Điều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý
1. Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng
hàng hóa, hành lý được tính như sau:
a. Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
b. Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hoá, hành lý ký gửi tại địa điểm
đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn
giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
c. Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá
trị;
d. Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
Điều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý

2. Trong trường hợp hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất
mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức
bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
Điều 163. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận
chuyển
Người vận chuyển phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng
hàng hóa, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm
khác đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
quy định tại Điều 166 của Luật này.
Điều 164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm

1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận
chuyển chậm, trừ trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại
lý của mình không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để
tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.
2. Việc bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm không vượt quá mức
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật
này.
Tình huống
Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của bão, lụt nên công ty A không thể cho máy bay cất
cánh và không thể giao hàng đúng thời hạn hợp đồng. Trường hợp này, công ty A có phải
bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm hay không?

Trả lời: Trường hợp này công ty A không phải bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm.
Vì theo khoản 1 điều 164: Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra
do vận chuyển chậm, trừ trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại lý của mình
không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn
xảy ra. Trường hợp bão, lụt là bất khả kháng, công ty A không thể áp dụng biện pháp nào
để máy bay cất cánh, nên là sẽ không phải bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm.
Điều 165: miễn giảm trách, nhiệm bồi thường thiệt hại
Khoản 1,2: Người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm
thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại/ hành khách trong các trường hợp:

- Chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên


có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

- Chứng minh được thiệt hại đối với tính mạng,


sức khoẻ của hành khách xảy ra do lỗi của hành
khách
Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
a. Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá,
hành lý ký gửi.
Khoản 3
Người vận chuyển được
miễn một phần hoặc toàn b. Do quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có
bộ trách nhiệm bồi thường thẩm quyền đối với hàng hoá, hành lý ký gửi.
đối với hàng hoá, hành lý
ký gửi bị thiệt hại một
cách tương ứng trong các c. Do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ khí.
trường hợp sau đây:
d. Do lỗi của người gửi, người nhận hàng hóa, hành lý ký
gửi hoặc do lỗi của người áp tải được người gửi hàng hoặc
người nhận hàng cử đi kèm hàng hoá.
Tình huống

Ngày 4/12/2019, anh J gửi 2 kiện táo trong tình trạng đã chín, từ TP HCM đi Mỹ cho hãng hàng
không Vietnam Airline. Chuyến bay kéo dài khoảng 24 giờ và hàng hóa đã bị hư hỏng nhẹ. Sau đó
anh J đổ lỗi cho người chuyên chở trong quá trình làm hàng và vận chuyển hàng, nên đã gửi đơn yêu
cầu bồi thường tổn thất toàn bộ hàng hóa hư hỏng. Vậy yêu cầu đó của anh J là đúng hay sai ?
Điều 166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là 100.000SDR/ 1 hành khách.

1. Người vận
chuyển được b) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt
hưởng mức hại do vận chuyển chậm là 4.150SDR/ 1 hành khách.
giới hạn bồi
thường thiệt
c) Đối với vận chuyển hành lý mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
hại như sau:
do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm là 1.000SDR/ 1 hành
khách.

d) Đối với vận chuyển hàng hóa mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm là 17SDR/ 1kg hàng hóa
Điều 166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

Khoản 2: Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy
ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam
theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán

Khoản 3:
- Trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận chuyển
chậm được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
vận chuyển trong trường hợp vận chuyển hàng hoá.
- Trường hợp phần hàng hoá bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm làm
ảnh hưởng đến giá trị của các kiện hàng hoá khác trong cùng một vận đơn hàng
không hoặc biên lai hàng hóa thì trọng lượng của toàn bộ các kiện hàng hoá được sử
dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.
Điều 166. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

4. Người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được
rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.

5. Người vận chuyển không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển,
nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cố ý
hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp
hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải chứng minh được rằng nhân viên
hoặc đại lý đó đã hành động khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

6. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mọi thoả thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng, người nhận
hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận
chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.

2. Người vận chuyển có thể thoả thuận với hành khách, người gửi hàng, người nhận
hàng về các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao hơn các mức giới hạn
trách nhiệm quy định tại Điều 166 của Luật này.

Điều 168. Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển
Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng phải bồi thường thiệt hại cho người vận
chuyển nếu gây thiệt hại cho người vận chuyển hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba
mà người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường.
Điều 169. Tiền trả trước

1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của
hành khách thì người vận chuyển phải trả ngay một khoản tiền cho hành khách hoặc
người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mức tiền trả trước này do người vận chuyển quyết định và được ghi trong Điều lệ vận
chuyển.

2. Khoản tiền trả trước theo quy định tại khoản 1 Điều này không phải là bằng chứng
để xác định lỗi của người vận chuyển và được trừ vào số tiền bồi thường thiệt hại mà
người vận chuyển phải trả.
Điều 170. Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển
1. Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi
bị xâm hại.

2. Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng hoá, hành lý
ký gửi, người có quyền khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải khiếu nại bằng văn
bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây:

a) Bảy ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý;

b) Mười bốn ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá;
hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng hoá;

c) Hai mươi mốt ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý hoặc hàng
hoá trong trường hợp vận chuyển chậm.
Điều 170. Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển
3. Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận hoặc
không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu
nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà không
nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện.

4. Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển chỉ được
thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại
Luật này.

5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại
khoản 2 Điều này thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ
phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng.
Điều 171. Quyền của nhân viên, đại lý của người vận chuyển khi bị khiếu nại

1. Trong trường hợp nhân viên, đại lý của người vận chuyển bị khiếu nại về
bồi thường thiệt hại thì nhân viên, đại lý đó có quyền hưởng các giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển theo quy định tại Mục 1
Chương VII của Luật này nếu nhân viên, đại lý đó đã hành động trong phạm vi
thực hiện nhiệm vụ.

2. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển, nhân viên, đại lý
của người vận chuyển phải chịu không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Điều 172. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp
trong vận chuyển hàng không quốc tế

1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận
chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hoá theo lựa chọn của người khởi
kiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam;

b) Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam;

c) Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.

2. Hợp đồng vận chuyển quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này là hợp đồng vận chuyển mà
theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ
của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có địa điểm dừng thỏa thuận trên
lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải.
3. Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc
bị thương thì ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại
Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện:

a) Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp bằng tàu
bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng giao kết giữa
những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận chuyển hành
khách;

b) Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận chuyển khác có
hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành khách bằng
đường hàng không tại Việt Nam.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của Luật này và
pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam.
Điều 173. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1. Các bên của hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể thỏa thuận giải quyết
tranh chấp phát sinh bằng Trọng tài. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành
văn bản.

2. Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế liên
quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, việc giải quyết
bằng Trọng tài tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 172 của Luật này.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này được coi là một phần của bất kỳ điều khoản
hoặc thoả thuận trọng tài nào. Mọi điều khoản và thỏa thuận trọng tài trái với quy
định này đều bị coi là vô hiệu.
Điều 174. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
người vận chuyển

Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận
chuyển đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hoá là hai năm, kể
từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc
từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất.
Cảm ơn mọi người
đã chú ý lắng nghe !

You might also like