« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh


Tóm tắt Xem thử

- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT DẠY THANH LỊCH –VĂN MINH.
- 1.Đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS.
- 2.Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS.
- Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” để đưa vào giảng dạy cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong hệ thống nhà trường trên địa bàn thành phố..
- Tài liệu tập trung vào việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, một khía cạnh của lối sống văn hóa.
- Nội dung chủ yếu là định hướng hành vi kết hợp với chỉ dẫn hành vi thanh lịch, văn minh cho học sinh trong sinh hoạt, trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, môi trường..
- “Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh” đưa vào giảng dạy trong các trường phổthông ở Hà Nội nhằm khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh đồng thời kế thừa truyền thống thanh lịch, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội....
- Với ý nghĩa và mục đích lớn như vậy nên việc triển khai biên soạn bộ tài liệu đã được ngành giáo dục Hà Nội vô cùng cẩn trọng.
- phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện lâu dài trong các trường phổ thông Hà Nội..
- Tại các trường học, nhà trường đặc biệt coi trọng công tác giáo dục đạo đức và pháp luật, giáo dục tư tưởng, lối sống cho học sinh, thực hiện tiêu chí học sinh thanh lịch, tôn trọng các quy tắc ứng xử, văn hóa.
- giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức và trách nhiệm xã hội, giao tiếp ứng xử...Không chỉ trong chương trình nội khóa, các nhà trường còn chú ý giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
- các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, danh nhân, nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, về truyền thống của Thủ đô văn hiến…Và bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội được đưa vào các tiết học trong tuần ở thời khóa biểu chính khoá của mỗi nhà trường.
- Cùng với các bộ môn văn hóa như : GDCD, Địa lí, Văn học…hoạt động ngoại khóa và tài liệu nếp sống thanh lịch, văn minh đã có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
- Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, qua 6 năm thực hiện, bộ tài liệu cho thấy phù hợp thực tế với học sinh Hà Nội, phát huy được nét thanh lịch truyền thống của người Hà Nội, giúp học sinh tự hào và biết khắc phục những hiện tượng chưa chuẩn mực, chưa văn minh ngay từ cấp tiểu học, tạo điều kiện cho học sinh lên các cấp học cao hơn phát triển toàn diện mọi mặt, sống có văn hóa..
- Đặc biệt, nội dung các bài giảng đi vào thực tế, là các câu chuyện, tình huống cụ thể để các em học sinh phân tích, nhận thức đúng, sai, từ đó hướng thực hiện hành vi hợp đạo lý, đạo đức.
- Quá trình triển khai cho thấy bộ tài liệu được đánh giá phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh, đáp ứng nhu cầu thực tế, giúp học sinh học hỏi, kế thừa và tiếp thu truyền thống thanh lịch, văn minh, nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.
- Việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh đã góp phần tích cực trong hình thành nhân cách, từ giao tiếp ứng xử, thực hiện nội quy quy định của các nhà trường đến nếp sống thường ngày từ nếp ăn mặc ở, đi đứng, đầu tóc… Các em có chuyển biến trong tích cực trong các các hành vi ứng xử giao tiếp, trong thực hiện vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa.
- Như vậy, bộ tài liệu đã đưa học sinh vào.
- Trong lớp học, học sinh biết tự sắp xếp bàn học, ngăn bàn, hộc tủ cho ngăn nắp.
- Nhận thấy việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh đã góp phần tích cực trong hình thành nhân cách, từ giao tiếp ứng xử, thực hiện nội quy quy định của các nhà trường đến nếp sống thường ngày từ nếp ăn mặc ở, đi đứng, đầu tóc… Các em có chuyển biến trong tích cực trong các các hành vi ứng xử giao tiếp, trong thực hiện vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa…nên tôi xin được lựa chọn đề tài nghiên cứu là.
- “Giáo dục đạo đức cho HS thông qua các tiết dạy Thanh lịch – văn minh”.
- Nhằm khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh ngày nay về việc kế thừa, giữ gìn truyền thống đặc trưng của người Hà Nội, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh ở thủ đô, đồng thời, tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức và hành vi cho học sinhtrong sinh hoạt và đời sống, góp phần “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc…” (Điều 2 _Luật giáo dục năm 2005).
- Khách thể nghiên cứu : Học sinh khối 7 trường THCS Phan Đình Giót thông qua một số tiết thanh lịch – văn minh..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là học sinh khối 7 và các tiết dạy thanh lịch – văn minh.
- Học sinh khối 7 trường THCS và một số tiết học thanh lịch – văn minh trong bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho HS Hà Nội..
- Đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS..
- Chức năng giáo dục..
- Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh..
- Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình..
- Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng.
- Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác..
- Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS..
- Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:.
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ….
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường..
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt..
- Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:.
- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này..
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại..
- của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh..
- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường..
- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo..
- Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác.
- Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh..
- Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội, thông qua việc giảng dạy nếp sống văn minh thanh lịch, đã có chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, lối sống ứng xử, giao tiếp của các em học sinh, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức.
- Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt toàn thành phố tăng từ 0,9% đến 2,1% so với thời điểm chưa giảng dạy tài liệu ở mỗi cấp học.
- Học sinh cũng nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, góp phần nâng cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, nhiệt tình trong việc xây dựng bài vở, chất lượng văn hóa tiến bộ rõ rệt.
- Cũng từ đây, chất lượng giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh có chuyển biến..
- Học sinh đã ý thức được trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội..
- Không hiếm học sinh nói tục, chửi bậy, khi tan học đi dàn hàng ngang cản trở giao thông, nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
- Thậm chí, còn xảy ra một số trường hợp học sinh đánh nhau, trong khi đó thì một số em khác quay hình, chụp ảnh để đưa lên mạng.
- Việc học sinh trung học có biểu hiện tình cảm nam nữ thân mật quá mức ở nơi công cộng không phải chuyện hiếm.
- Ðiều này cho thấy, để tạo chuyển biến một cách đồng bộ trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch đối với học sinh Thủ đô còn nhiều việc phải làm..
- Việc giảng dạy bộ tài liệu này không chấm điểm, không tính vào kết quả học tập, cho nên rất dễ xảy ra tình trạng học sinh tham gia tiết học cho có, nhận thức chưa đủ sâu sắc để làm thay đổi hành vi, thói quen của các em.
- Bởi thế, mỗi thầy giáo, cô giáo trước hết phải là tấm gương về ứng xử văn minh, thanh lịch trong từng lời nói, việc làm ở nhà trường cũng như ngoài xã hội cho học sinh noi theo.
- Có những học sinh rất băn khoăn khi học bài An.
- Có thể thấy, hiệu quả của việc giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh".
- Như đã nói ở tên có rất nhiều biện pháp giáo dục học sinh nhưng trong khuôn khổ của bài nghiên cứu này, tôi chỉ đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh được phát huy thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt hoạt đội, ngoại khóa, các giờ giáo dục công dân, và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp mà cụ thể là tiết Thanh lịch – văn minh.
- Cụ thể, tôi đã giáo dục học sinh trên các mặt sau.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết học thanh lịch, văn minh là vô cùng hữu dụng với cả giáo viên và học sinh.
- Nó đã giáo dục học sinh những nét khái quát nhất thế nào là người thanh lịch, văn minh đến những chi tiết như tìm hiểu phục trang, nơi ở, cách ăn uống của người Hà Nội…Truyền thống “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là tinh hoa tích tụ từ hàng nghìn năm, từ trăm miền đất nước bồi đắp nên nét đẹp văn hoá Thăng Long – Hà Nội đáng quý, mang đậm giá trị của sự lịch lãm, tinh tế, hào hoa, mềm mỏng, thông tuệ, nghĩa hiệp, nhân ái, tôn trọng kỉ cương, luật lệ và phép nước….
- Tùy theo từng cấp học, các nội dung giáo dục được đưa vào với cấp độ khác nhau.
- Giao tiếp, ứng xử trong gia đình..
- Trường học không chỉ là nơi rèn đức, rèn tài của người học sinh mà nó còn là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất.
- Trong môi trường này, mỗi học sinh phải lưu ý rõ về bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.
- Chính vì thế, đòi hỏi các nhà sư phạm cần phải dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất..
- Từ các tiết học này tôi đã giáo dục đạo đức cho các em học sinh thông qua nội dung của bài học mà bộ tài liệu có đề cập đến cùng với các kiến thức thực tiễn gắn liền với các em trong cuộc sống hằng ngày.
- Sau đây, tôi xin minh họa quá trình giáo dục đạo đức cho các em học sinh thông qua nội dung của một tiết thanh lịch – văn minh mà tôi đã thực hiện tại lớp 7A7:.
- Giao tiếp, ứng xử trong gia đình (Tiết 1).
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 2.
- Học sinh.
- của học sinh Nội dung cần đạt.
- của học sinh Nội dung cần đạt - GV yêu cầu HS giới thiệu về.
- I.Tổ chức gia đình của người Hà Nội.
- Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp , ứng xử văn minh với cha mẹ + Học sinh nhận thức được hành vi đúng, sai trong cách giao tiếp ứng xử với cha mẹ.
- Thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tăng cường cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh.
- Hình thức : Nhóm 6 học sinh Yêu cầu.
- -GV cho học sinh xem clip quà tặng cuộc sống : Cái gì vậy.
- GV gợi ý để học sinh kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với cha mẹ (công việc, sức khỏe,.
- Thông qua việc giảng dạy nếp sống văn minh thanh lịch, học sinh đã có sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, lối sống ứng xử, giao tiếp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức..
- Năm học lớp 7A7 có 40 học sinh.
- học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt.
- Học sinh cũng nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, góp phần nâng cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, nhiệt tình trong việc xây dựng bài vở, chất lượng văn hóa cũng có sự tiến bộ rõ rệt..
- 100% học sinh không nói tục chửi bậy, thực hiện nếp sống thanh lịch – văn minh..
- 100% học sinh thực hiện tốt nội quy của nhà trường về trang phục, đầu tóc, kỉ luật ra vào lớp..
- +100% học sinh không mắc thái độ sai với thầy cô giáo, luôn luôn cố gắng làm nhiều việc tốt như : ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, người khuyết tật, các bạn có hoàn cảnh khó khăn… Trong đợt quyên góp tự nguyện ủng hộ trường THCS Thanh Luông ( Điện Biên) có những em ủng hộ số tiền rất lớn như em Nguyễn Xuân Việt, Phạm Tiến Anh … đúng với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc..
- Cũng từ đây, chất lượng giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh có chuyển biến.
- Số liệu cụ thể về xếp loại hạnh kiểm của lớp 7A7 từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017: Số học sinh : 40 h/s.
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.
- chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Như vậy, giáo dục đạo đức là là mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông và cũng có rất nhiều phương pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng chúng ta có thể thấy không có phương pháp và hình thức tổ chức nào là tối ưu.
- Chính vì vậy muốn giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao chúng ta không chỉ chú trọng đến chương trình nội khóa, mà các nhà trường còn phải chú ý giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
- các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, danh nhân, nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, về truyền thống của Thủ đô văn hiến…Và đặc biệt, bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội được đưa vào các tiết học trong tuần ở thời khóa biểu chính khoá của mỗi nhà trường.
- Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện nay, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Giáo dục đào tạo Quận Thanh Xuân và Ban giám hiệu trường THCS.
- Phòng giáo dục tăng cường các buổi hội thảo, chuyên đề về bồi dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh để giáo viên được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ..
- Ban Giám hiệu nhà trường phối kết hợp với ban phụ huynh học sinh tích cực động viên về tinh thần, vật chất tốt hơn nữa đối với những học sinh có kết quả học tập và rèn luyện đạo đức tốt, những học sinh chậm tiến đã cố gắng vươn lên..
- Những bài giảng cần đa dạng, hấp dẫn và cung cấp nhiều hơn các câu chuyện, tư liệu hình ảnh Hà Nội xưa cũng như cập nhật các tư liệu hình ảnh về thực trạng Hà Nội ngày nay để học sinh dễ dàng so sánh, nhận xét..
- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về “Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết thanh lịch văn minh” mà tôi áp dụng có hiệu quả trong năm học 2016-2017 ở lớp chủ nhiệm và đã đạt được một số thành công nhất định..
- Bộ Chính trị, Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo,(Ngày .
- Sở GD&ĐT, tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội, nhà xuất bản Hà Nội 2015

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt