« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8


Tóm tắt Xem thử

- Các bước rèn kỹ năng chung từ bảng số liệu.
- Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từ bảng số liệu.
- RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU ĐỊA LÝ 8”.
- Kỹ năng địa lý ở THCS gồm nhiều loại như kỹ năng bản đồ, biểu đồ, kỹ năng phân tích nhận xét tranh ảnh, nhận xét giải thích bảng số liệu, kỹ năng so sánh phân tích tổng hợp…..
- Đặc biệt đối với học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng địa lý chưa hình thành được thói quen thường xuyên và các em còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu..
- Từ kinh nghiệm bản thân qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu tôi đã tự rút ra được một số kinh nghiêm về: “Cách nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý 8” trong đề tài này.
- Theo cá nhân tôi nhận thấy, việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh gồm: kỹ năng đọc và hiểu các số liệu thống kê, kỹ năng tìm mối quan hệ giữa các số liệu, kỹ năng tính toán và xử lý số liệu thống kê, kỹ năng nhận xét, giải thích các dự kiện do bảng số liệu đưa ra,…Từ đó sẽ giúp học sinh hiểu và khai thác được một cách dễ dàng động thái phát triền của một hiện tượng, mối quan hệ về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể..
- Mỗi bảng số liệu có thể dùng được với nhiều mục đích khác nhau.
- Đồng thời qua đề tài này, tôi cũng muốn hoàn thiện kiến thức chuyên môn và giúp một số giáo viên trẻ giống như tôi còn lúng túng trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh sẽ biết cách đọc, hiểu, tính toán, nhận xét và giải thích kiến thức từ bảng số liệu cho các học sinh lớp 8 làm quen và nâng cao hơn kĩ năng này, để giúp các em học tập có hiệu quả hơn, đặc biệt là các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi địa lý..
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý lớp 8 cho học sinh..
- Mục đích chính của đề tài là giúp cho việc dạy và học địa lý lớp 8 có hiệu quả hơn qua việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu.
- Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh là một việc rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 8, vì bảng số liệu chứa dựng nhiều nội dung kiến thức mà kênh chữ, kênh hình không biểu hiện hết.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý cho học sinh lớp 8 giúp các em hiểu và nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu hơn..
- Việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý cho học sinh lớp 8 còn có khả năng bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh giúp cho bộ môn địa lý bớt khô cứng, đồng thời giúp người thầy có điều kiện để phối hợp nhiều phương pháp dạy học và các hình thức dạy học đa dạng, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng tư duy và khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.
- Khi rèn kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh tốt thì những con số, những số liệu, bảng số liệu.
- Muốn rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý cho học sinh lớp 8 thì việc đầu tiên phải rèn cho hoc sinh kỹ năng đọc, hiểu biểu số liệu, kỹ năng tính toán, kỹ năng nhận xét, giải thích bảng số liệu..
- Kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu xuất phát từ tri thức vì vậy việc dạy tri thức tối thiểu về bảng số liệu – số liệu thông tin địa lý là rất cần thiết..
- Tri thức từ bảng số liệu thông tin địa lý sẽ giúp các em giải thích được những đơn vị kiến thức cụ thể, đo, đếm và tính toán được.
- Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lý mới ẩn tàng trong bảng số liệu – thông tin địa lý.
- Tất nhiên ở đây chỉ có những tri thức từ bảng số liệu – thông tin địa lý cung cấp là chưa đủ mà cần phải có cả những tri thức địa lý khác hỗ trợ bổ sung..
- Qua thực tế giảng dạy kết hợp với kiểm nghiệm, đối chứng giữa các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu – thông tin địa lý và các tiết dạy không rèn luyện kỹ năng này, giữa lớp dạy có rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu – thông tin địa lý và lớp dạy không rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu – thông tin địa lý cho thấy những kết quả khác nhau..
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp với mục đích học tập kinh nghiệm và nắm bắt khả năng hiểu biết kiến thức của học sinh khi học địa lý có rèn kỹ năng nhận xét và giải thích kiến thức từ bảng số liệu – thông tin địa lý.
- Đặc biệt nghiên cứu việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích kiến thức từ bảng số liệu cho học sinh của đồng nghiệp được tiến hành như thế nào và mang lại kết quả ra sao..
- Trong việc học tập địa lý có rất nhiều loại bảng số liệu nhưng trong nội dung đề tài này tôi chỉ xin nêu ra các bước hướng dẫn rèn kỹ năng biểu đồ trong nội dung chương trình địa lý lớp 8 THCS mà Bộ giáo dục đã ban hành như:.
- Bảng số liệu chữ, bảng số liệu về kinh tế, bảng số liệu về yếu tố tự nhiên, bảng số liệu đơn vị tuyệt đối, bảng số liệu tương đôi…..
- Các bước rèn kỹ năng chung từ bảng số liệu:.
- Rèn kỹ năng đọc bảng số liệu:.
- Đọc tên bảng số liệu để biết được nội dung của bảng số liệu cung cấp thông tin gì về đối tượng cần tìm hiểu..
- Đọc từng yếu tố được thể hiện trong bảng số liệu, cần đọc hết và tìm hiểu hết các số liệu đưa ra..
- Căn cứ vào nội dung của bảng số liệu đưa ra và nội dung của câu hỏi được đưa ra để hiểu từng nội dung kiến thức cần trả lời và mối.
- quan hệ giữa các nội dung địa lý trong bảng số liệu theo cột và dòng..
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu:.
- Trước khi nhận xét bảng số liệu phải hiểu được bảng số liệu thể hiện nội dung đơn vị kiến thức nào, khai thác như thế nào cho hiệu quả cao nhất..
- Trong quá trình nhận xét cần có sự kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích và nhận xét.
- Bảng số liệu có thể là đơn vị tuyệt đối (tấn, m 3 , tỉ Kwh hay tỉ đồng…) hoặc số liệu tương đối.
- Chính vì vậy, trong quá trình nhận xét nếu bảng số liệu là đơn vị tuyệt đối cần tính toán để chuyển sang số liệu tương đối.
- Khi nhận xét cần tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo cột dọc hoặc theo hang ngang..
- Hầu hết các số liệu có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng..
- Thực hiện nguyên tắc khi nhận xét, phân tích bảng số liệu: cần đi từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể..
- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng trong bảng số liệu..
- Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tình toán, sẽ mất thời gian làm bài và cũng không chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu.
- Có rất nhiều mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trong bảng số liệu gắn với nội dung của bài học..
- Rèn kĩ năng nhận xét bảng số liệu..
- Khi nhận xét, phân tích bảng số liệu bao gồm cả số liệu minh họa và nội dung giải thích..
- Mỗi nhận xét trong bài đều cần có số liệu minh họa và lời giải thích..
- Tóm lai, để nhận xét, phân tích bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, các kĩ năng tính toán, kĩ năng xác lập các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý…để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phu hợp với yêu cầu của câu hỏi đã đặt ra.
- Vì vậy, không nắm vững kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết và các kĩ năng cơ bản khi xử lí, nhận xét bảng số liệu thì sẽ không thể phân tích bảng số liệu..
- Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng bảng số liệu..
- Bảng số liệu dạng chữ kết hợp với số..
- Bảng số liệu này nhằm cung cấp các nội dung kiến thức cần thiết, cơ bản nhất về dân cư, diện tích, ngôn ngữ giữa các nước Đông Nam Á..
- Giáo viên định hướng cho học sinh làm theo các bước khi nhận xét bảng số liệu:.
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu bảng số liệu đề cập đến nội dung kiến thức nào..
- Bước 2: học sinh đọc yêu cầu của câu hỏi, sau đó định hướng tìm nội dung kiến thức trong bảng số liệu liên quan đến câu hỏi để trả lời..
- Bước 3: học sinh đưa ra câu trả lời từ kiến thức trong bảng số liệu, giáo viên và học sinh khác lắng nghe, bổ sung..
- Với bảng số liệu này qua các bước cụ thể giáo viên và học sinh có thể tìm ra câu trả lời thông qua bảng số liệu và kết hợp với kênh hình ở sách giáo khoa..
- Bảng số liệu này nhằm cung cấp cho học sinh biết được: các hệ thống sống chính ở nước ta và đặc điểm của các hệ thống sông này.
- Cùng với bảng số liệu 34.1 kết hợp với H33.1 và bảng 33.1 giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu được gần như đầy đủ về nội dung kiến thức của đặc điểm sông ngòi ở nước ta..
- Giáo viên có thể dùng nội dung từ các bảng số liệu này để yêu cầu học sinh tìm những nội dung kiến thức sau:.
- Từ nội dung giáo viên đưa ra học sinh sẽ phải đi tìm kiến thức qua bảng cung cấp.
- Như vậy thông qua bước này, học sinh đã dần tìm được mối liên hệ giữa các bảng số liệu với nhau, giữa bảng số liệu với bản đồ..
- Bằng công việc trên, giáo viên đã rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét, phân tích số liệu tử bảng, tìm kiến thức, đồng thời còn giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức.
- Điều quan trọng nhất là học sinh rèn được các kĩ năng cơ bản của môn địa lý: kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng bản đồ, kĩ năng tìm các mối liên hệ địa lí.
- Bảng số liệu dạng chuỗi số liệu theo thời gian hoặc nhiều đối tượng địa lí được thể hiện..
- Bảng số liệu này thường cung cấp nội dung kiến thức theo một chuỗi thời gian nhất định theo tháng hoặc theo các năm.
- Bảng số liệu này có số liệu thường có sự thay đổi theo thời gian, không ổn định.
- đặc biệt là bảng số liệu về thông tin kinh tế - xã hội, dân cư..
- Vì vậy khi cho học sinh nhận xét và giảo thích bảng số liệu giáo viên có thế cung cấp thêm các số liệu cập nhật cho học sinh, để học sinh có thể nắm được tình hình, động thái thay đổi của đối tượng địa lí theo chuỗi thời gian.
- Bảng số liệu này có nội dung yêu cầu:.
- Với nôi dung của bảng số liệu và yêu cầu của câu hỏi giáo viên có thể định hướng cho học sinh như sau:.
- Yêu cầu học sinh tính toán được số liệu từ bảng ra đơn vị.
- Nhận xét dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu: học sinh biết được giá trị sản lượng lúa và cà phê của khu vực này, sau đó giái thích dựa vào kiến thức phần tự nhiên – dân cư, xã hội..
- Qua nội dung bảng số liệu đã cho khi yêu cầu vẽ biểu đồ học sinh cần chú ý nội dung sau:.
- Nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhưng không nêu dạng biểu đồ cụ thể thì học sinh cần dựa vào nội dung câu hỏi và căn cứ vào bảng số liệu để chọn dạng biểu đồ thích hợp..
- Vì vậy khi làm một bài vẽ biểu đồ thì khâu nhận xét, quan sát, phân tích, so sánh kiến thức liên quan đến bảng số liệu là vô cùng quan trọng.
- Cho nên việc rèn cho học sinh kĩ năng này là cần thiết để học sinh biết được cách làm, cách nhận xét khi kết hợp với biểu đồ, bảng số liệu mới khi đã xử lí và với bảng số liệu cụ..
- Bảng số liệu về chuỗi thời gian trong năm về yếu tố tự nhiên như lượng mưa, nhiệt độ hoặc lưu lượng nước của sông…Đây là bảng số liệu có yếu tố thay đổi tương đối ít, do các yếu tố tự nhiên thường ít biến đổi.
- Giáo viên có thể sử dụng bảng số liệu này yêu cầu học sinh tìm những nội dung kiến thức sau:.
- Với nội dung trên học sinh có thể khai thác rất nhiều nội dung kiến thức từ bảng số liệu mang lại.
- Qua quá trình phân tích bảng số liệu giáo viên giúp học sinh tìm ra được kiến thức mới:.
- Học sinh được ôn lại kiến thức các bãi đã được học:.
- Mặc dù học sinh đã được tiếp xúc với bảng số liệu ở các lớp 6, 7 song số tiết học có rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu còn quá ít.
- Chính vì vậy các em thường chỉ dừng ở mức độ biết đọc, hiểu và bước đầu nhật xét ở mức độ khái quát hoặc đơn giản với những bảng số liệu thường là một đến 2 đối tượng địa lí.
- Vì vậy trong quá trình dạy địa lý 8 tôi đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu cho các em như kỹ năng đọc và nhận xét, phân tích, so sánh, tím mối liên hệ qua bảng số liệu.
- Từ các loại bảng số liệu đơn giản đến các bảng số liệu phức tạp và đặc biệt là kỹ năng khai thác các kiến thức từ bảng số liệu và vẽ biểu đỗ từ bảng số liệu.
- Để rèn luyện kỹ năng vẽ cho các em tôi thường hướng dẫn học sinh cách nhận xét, định hướng câu hỏi và hướng tím kiến thức của từng nội dung bảng số liệu cụ thể.
- Các loại bảng số liệu rất đa dạng, phong phú mà mỗi loại bảng số liệu lại có thể được dùng để biểu hiên nhiều mục đích khác nhau.
- Vì vậy khi nhận xét và giải thích bảng số liệu, việc đầu tiên là đọc kỹ đề bài để tìm hiểu mục đích định nội dung yêu cầu và thông tin mà bảng số liệu đem lại, kết hợp với nội dung đề bài (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu).
- Khi nhận xét và giải thích bất cứ loại bảng số liệu nào, cũng phải đảm bảo được yêu cầu: Khoa học (chính xác), logic (có sự liên kết giữa các đối tượng), phổ thông dễ hiểu.
- Để đảm bảo tính lôgic, khi nhận xét và giải thích bảng số liệu tôi thường yêu cầu học sinh tìm nội dung kiến thức liên quan tới nội dung câu.
- Ngoài việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu ở trên lớp tôi thường ra các bài tập có rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh khi về nhà ở trong sách giáo khoa và trong quyển Hướng dẫn làm bài tập thực hành địa lí 8..
- Để cho các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh được thành công tôi thường nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo để soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu bài để tìm ra cách rèn luyện kỹ năng biểu đồ thích hợp nhất, phù hợp nhất với ba đối tượng học sinh như học sinh trung bình, học sinh khá và học sinh yếu..
- Đối với học sinh.
- Trong bài dạy ở những bài có bảng số liệu tôi luôn chú ý rèn kỹ năng nhận xét và giả thích bảng số liệu cho học sinh nhất là các đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu.
- Đặc biệt phải dạy nhận xét và giải thích bảng số liệu tôi thường tiến hành cho các em hoạt động nhóm để các em có cơ hội trao đổi bàn bạc nhau và tranh thủ học tập nhau những thủ thuật cho học sinh dễ nhớ và nhớ lâu..
- Ngoài ra tôi thường ra các bài tập về bảng số liệu cho các em về nhà, để các em có thời gian rèn luyện ở nhà.
- Người thầy là người có nhiệm vụ hướng dẫn học trò nên thầy phải nghiên cứu, soạn giáo án kỹ, có hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp khi khai thác kiến thức qua bảng số liệu, luôn cập nhật thông tin số liệu về các đối tượng địa lí.
- Trên đây tôi đã trình bày xong “Cách hướng dẫn rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu trong dạy và học địa lý lớp 8” trong trường THCS..
- Tóm lại, thực hiện được các kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu trong việc dạy-học môn Địa Lí trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Với đề tài này tôi hi vọng nó sẽ góp phần nào đó giải quyết những khó khăn của một số giáo viên khi sử dụng biểu đồ trong giảng dạy và giúp học sinh có thói quen sử dụng bảng số liệu và thông tin địa lí nhiều hơn trong học tập địa lý 8..
- Một số tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý lớp 8.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt