« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- Thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở trường chúng tôi IV.
- Lồng ghép lịch sử địa phương vào các tiết lịch sử dân tộc 2.
- Thay đổi phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương.
- Sử dụng các di tích lịch sử và làng nghề ở Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử địa phương 4.
- Lồng ghép lịch sử địa phương vào hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương.
- Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, đạo đức, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh, trong đó đặc biệt có vai trò quan trọng của lịch sử địa phương.
- Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học lịch sử địa phương ở các nhà trường phổ thông vẫn tồn tại nhiều bất cập.
- Lịch sử địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua.
- Tài liệu dùng cho dạy học lịch sử địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh còn hạn chế.
- Bên cạnh đó trong các đề thi lịch sử rất ít chú ý đến mảng kiến thức lịch sử địa phương nên cả giáo viên và học sinh đều không chú trọng, không học..
- Những thực tế đó chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả giáo dục của các tiết lịch sử địa phương không cao, không tạo được sự hứng thú, yêu thích đối với học sinh.
- Những bất cập đó không chỉ tồn tại ở lịch sử địa phương Hà Tĩnh mà còn với nhiều tỉnh thành trên cả nước.
- Nếu như việc giảng dạy lịch sử địa phương được tiến hành một cách thường xuyên với nội dung, phương pháp phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh thì sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào truyền thống dân tộc cho các em học sinh..
- Từ thực tế giảng dạy lịch sử địa phương ở trường, nhận thấy sự quan trọng của những tiết lịch sử địa phương trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh, tôi chọn đề tài “Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh”.
- Giúp học sinh thích và đam mê tiết lịch sử địa phương..
- Hình thành tình yêu quê hương đất nước thông qua các tiết lịch sử địa phương, hình thành sự tự hào, tự giác tham gia xây dựng quê hương..
- Cung cấp cho các em những kiến thức về lịch sử địa phương Hà Tĩnh và có những suy nghĩ, hiểu biết đúng đắn về lịch sử dân tộc nói chung..
- Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng dạy và học lịch sử địa phương của giáo viên và học sinh ở trường trung học cơ sở trên địa bàn Hà tĩnh..
- Phạm vi nghiên cứu: lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh IV.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan đến lịch sử địa phương Hà Tĩnh - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường THCS trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay..
- Tạo sự hứng thú, yêu thích cho học sinh trong giờ học lịch sử địa phương.
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương cho các em học sinh thông qua tiết lịch sử địa phương..
- Với đề tài “Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh” sẽ giúp giáo viên có thêm những kiến thức về lịch sử địa phương Hà Tĩnh.
- Thông qua nghiên cứu đề tài giáo viên có điều kiện tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của Hà Tĩnh, cũng như các giá trị văn hóa, làng nghề tiêu biểu của địa phương.
- Thông qua đề tài giáo viên có thêm các phương pháp có thể làm cho bài dạy lịch sử địa phương Hà Tĩnh thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn được học sinh tham gia tìm hiểu, giúp những tiết lịch sử địa phương không còn nhàm chán nữa..
- Qua đề tài này cũng sẽ thúc đẩy hơn sự phối hợp của địa phương, nhà trường, gia đình trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh về truyền thống quê hương, phát huy và giữ gìn những giá trị văn hóa, bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương..
- Môn lịch sử có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh, đặc biệt là lịch sử địa phương.
- trình môn lịch sử cho phần lịch sử địa phương nhằm giúp các em học sinh hiểu biết về quê hương, xứ sở nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tạo nên tình yêu quê hương, niềm tự hào và tự giác tham gia xây dựng quê hương..
- Tuy nhiên thực tế giảng dạy lịch sử địa phương còn nhiều bất cập và chưa đạt được hiệu quả trong việc giáo dục tư tưởng, tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh..
- Do đó việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh phổ thông là hết sức quan trọng thông qua tuyên truyền giáo dục, đặc biệt là thông qua giảng dạy lịch sử địa phương..
- Lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực.
- Nhưng tiếc rằng trong nhiều năm qua khi giảng dạy, dự giờ thực tế tôi thấy rằng các tiết lịch sử địa phương Hà Tĩnh chưa được chú trọng, thậm chí có giáo viên còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc đẩy tiết ôn tập..
- Tài liệu tham khảo còn hạn chế nên giáo viên chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy trong chương trình lịch sử địa phương.
- Chính những nguyên nhân này làm cho tiết học lịch sử địa phương trở nên nhàm chán, học sinh không chú trọng, ít quan tâm.
- Hậu quả làm cho học sinh không biết về lịch sử địa phương nơi mình sinh sống và từ đó khó có thể hiểu được lịch sử dân tộc một cách đúng nghĩa vì lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc..
- Nhưng trong qua trình dạy lịch sử địa phương Hà Tĩnh, tôi nhận thấy nhiều em học sinh rất thích học vì trong đó có nhắc đến địa danh nơi các em sinh sống, nhưng anh hùng dân tộc được thờ ở địa phương em.
- Thực trạng dạy học lịch sử địa phƣơng ở trƣờng chúng tôi:.
- Dẫn đến nhiều học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử địa phương mình, không biết đươc tên các anh hùng dân tộc hay lịch sử những di tích lich sử ở địa phương mình..
- Muốn giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương Hà Tĩnh đòi hỏi giáo viên và học sinh phải thay đổi phương pháp học tập mang tính tích cực, sáng tạo.
- Từ đó tạo cho các em sự hứng thú muốn tìm hiểu lịch sử quê hương mình, tạo cho các em một tình yêu, lòng tự hào về quê hương, đất nước.
- Muốn tạo cho các em sự hứng thú, yêu thích khi học lịch sử địa phương đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, tư liệu, để làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, giáo dục.
- lòng yêu nước, yêu quê hương qua những tiết lịch sử địa phương.
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua lồng ghép lịch sử địa phương Hà Tĩnh vào lịch sử dân tộc..
- Giáo dục lòng yêu nước yêu quê hương thông qua việc thay đổi phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương.
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương qua hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương 1.
- Lồng ghép lịch sử địa phƣơng vào các tiết lịch sử dân tộc:.
- Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ, máu thịt của lịch sử Việt Nam.
- Lịch sử địa phương làm phong phú cụ thể thêm bức tranh chung của lịch sử dân tộc.
- Việc nghiên cứu sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để giảng dạy sẽ giúp cho học sinh nắm vững, hiểu sâu và cụ thể hơn kiến thức lịch sử dân tộc, đồng thời giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử quê hương, nơi các em sinh ra và lớn lên.
- Từ đó gợi cho các em niềm tự hào lịch sử quê hương, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, xây dựng quê hương..
- Lịch sử địa phương Hà Tĩnh ở các khối lớp 6,7,8,9 mỗi năm học chỉ có 1 đến 2 tiết, thật khó để giúp các em nắm hết được tiển trình hình thành, phát triển của địa phương Hà Tĩnh.
- Nên trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, giáo viên có thể lồng ghép lịch sử địa phương vào lịch sử dân tộc vừa giúp các em hiểu thêm về lịch sử Hà Tĩnh lại có thể làm sinh động, minh họa rõ nét hơn về sự kiện, nhân vật có ảnh hưởng trong tiến trình lịch sử dân tộc..
- Ở lớp 6 các em sẽ được tìm hiểu lịch sử Việt nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X.
- Trong qua trình giảng dạy sự xuất hiện của người nguyên thủy trên đất nước ta, giáo viên có thể liên hệ với lịch sử địa phương Hà Tĩnh, nơi cũng có những dấu tích cho thấy sự xuất hiện của người nguyên thủy.
- GV liên hệ với lịch sử địa phương Hà Tĩnh - Khai quật được nhiều di chỉ ở hà tĩnh.
- Trong Bài 23 : Những cuộc Khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VI - IX, chúng ta có thể liên hệ với lịch sử địa phương Hà Tĩnh.
- GV liên hệ lịch sử địa phương: Hà Tĩnh bị biến thành quận, châu của triều đình phong kiến phương bắc..
- Ở lớp 7,8,9 khi dạy lịch sử dân tộc giáo viên linh hoạt lồng ghép lịch sử địa phương Hà tĩnh vào bài dạy, làm cho bài giảng gần gũi, chân thực hơn với những địa danh, con người ở quê hương Hà Tĩnh.
- Thay đổi phƣơng pháp giảng dạy lịch sử địa phƣơng:.
- Muốn hình thành tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh thì phải làm cho các em yêu và thích môn lịch sử.
- Muốn vậy giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy lịch dạy lịch sử địa phương không phải là tiết nhồi nhét sự kiện, con số ngày tháng mà quan trọng hơn là giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh.
- Trong một tiết lịch sử địa phương để các học sinh không nhàm chán, tạo ra sự hứng thú với môn học, giáo viên phải vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp.
- phương pháp sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử về nhân vật, sự kiện lịch sử ở Hà Tĩnh phù hợp với nội dung bài học.
- Giáo viên có thể thay đổi phương pháp tìm hiểu về nhân vật lịch sử như: cho các em lập facebook cho các nhân vật lịch sử qua giấy.
- Và nếu có điều kiện giáo viên có thể cho các em gặp gỡ các nhân chứng lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, những anh hùng ở Hà Tĩnh.
- Với sự kết hợp và sử dụng các phương pháp linh hoạt, phù hợp trong tiết dạy lịch sử địa phương vừa gây hứng thú cho học sinh, vừa phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp.
- các em nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử quê hương mình và đi xa hơn có thể hình thành tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương Hà Tĩnh..
- Sử dụng các di tích lịch sử và làng nghề ở Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử địa phƣơng:.
- Với việc tìm hiểu các làng nghề ở địa phương sẽ giúp các em hiểu thêm về lịch sử quê hương, vùng đất, con người nơi các em đang sinh sống..
- Khi tham quan các di tích này, các em sẽ khắc sâu hơn kiến thức đã học về lịch sử Hà Tĩnh qua đó nắm được lịch sử dân tộc.
- PHƢƠNG PHÁP MỘT BÀI DẠY - HỌC MINH HOẠ PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG LỚP 7.
- Sau khi sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy theo phân phối chương trình lịch sử 7.
- Kết quả học tập của các em được nâng lên, ý thức học tập và ham hiểu, kỷ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa phương của học sinh ngày càng phát huy..
- Lồng ghép lịch sử địa phƣơng vào hoạt động ngoại khóa lịch sử.
- Giáo dục lòng yêu quê hương cho học sinh được thực hiện thông qua các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động giảng dạy lịch sử nói riêng.
- Ở Hà Tĩnh để thực hiện hoạt động ngoại khóa địa phương cần phải tiến hành linh hoạt, sinh động nhằm mục đích làm phong phú sâu sắc lịch sử dân tộc, qua đó làm cho học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương, khơi gợi lòng tự hào, yêu quê hương.
- Xin đề xuất một số hình thức ngoại khóa lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh:.
- Tổ chức tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các di tích lịch sử ở địa phương Hà Tĩnh như: Ngã ba Đồng Lộc, khu di tích Nguyễn Du,….
- Trong các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh gặp gỡ các chiến sĩ cách mạng, người có thành tích trong sản xuất, chiến đấu ở địa phương.
- Sau các hoạt động ngoại khóa về địa phương giáo viên cho học sinh viết bài thu hoạch nêu những hiểu biết và suy nghĩ của em về truyền thống lịch sử quê hương Hà Tĩnh..
- Sau khi sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy theo phân phối chương trình lịch sử địa phương Hà Tĩnh.
- Kết quả học tập của các em được nâng lên, ý thức học tập và ham hiểu, kỷ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa phương của học sinh ngày càng phát huy.
- Các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ các di tích lịch sử ở chính địa phương nơi các em ở..
- 80 % HS thích học môn lịch sử và phần lịch sử địa phương, các em tự hào hơn về truyền thống yêu nước, hiếu học của nhân dân Hà Tĩnh, các em thêm yêu quê hương mình..
- 20 % HS còn lại ở các khối lớp học còn chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của lịch sử địa phương, không hứng thú tìm hiểu kiến thức lịch sử Hà Tĩnh.
- Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giờ học một cách thường xuyên và với phương pháp linh hoạt, sáng tạo sẽ giúp các em thêm hiểu và yêu quê hương đất nước.
- Việc nâng cao tầm quan trọng của những tiết lịch sử địa phương tại Hà Tĩnh không những đáp ứng đầy đủ các yêu cầu giáo dục giáo dưỡng cho việc dạy học lịch sử mà còn hình thành cho học sinh hứng thú say mê học tập.
- Qua đó giúp học sinh phát triển năng lực tự nghiên cứu tìm hiểu những tư liệu lịch sử địa phương và có ý nghĩa trách nhiệm cao trong việc gìn giữ bảo tồn những di tích cách mạng ở quê hương mình đang sinh sống..
- Với đề tài này sẽ giúp giáo viên nâng cao được trình độ, sự hiểu biết rõ hơn về lịch sử địa phương Hà Tĩnh nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
- Sưu tầm, bổ sung nghiên cứu nội dung về lịch sử địa phương Hà Tĩnh một cách đầy đủ, sinh động tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy lịch sử..
- Thường xuyên đưa kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình kiểm tra lịch sửi học sinh giỏi..
- Tổ chức các buổi chuyên đề, tháo luận về phương pháp dạy lịch sử địa phương Hà Tĩnh cho giáo viên..
- Tiến hành phổ biến sách lịch sử địa phương đến từng học sinh ở các trường..
- Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học nhất là các tài liệu lịch sử địa phương Hà Tĩnh như tranh ảnh, phim tài liệu, sách báo phục vụ công tác giảng dạy..
- Tổ chức các buổi tham quan các di tích lịch sử ở Hà Tĩnh cho học sinh và giáo viên để hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của quê hương, đồng thời giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước..
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên, đội Thiếu niên Tiền Phong tổ chức các buổi lao động tại các di tích lịch sử ở địa phương như làm cỏ, quét dọn, thắp hương, tưởng niệm….
- Đầu tư cơ sở vật chất trong việc trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hóa ở địa phương, đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử ở địa phương..
- Trên đây là kinh nghiệm dạy học lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trong 4 năm công tác tại trường, với mong muốn truyền cho các em sự hứng thú trong học tập, lòng yêu thích với những tiết lịch sử địa phương, và đi xa hơn là giáo dục lòng yêu nước yêu quê hương, tạo ra một thế hệ sống có trách nhiệm, hoài bão với quê hương.
- Việc giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh là rất cần thiết, và có tính thực tế cao

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt