« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẺ TỪ 18-36 THÁNG CÓ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT TẠI TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 2020.
- Tổng quan: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phức tạp ở não bộ đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, hạn chế về hành vi và cư xử lặp đi lặp lại.
- Việc phát hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can thiệp sớm là hết sức cần thiết.
- Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan và dấu hiệu lâm sàng của trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm sàng lọc trẻ tự kỷ (M-CHAT).
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, giáo viên thực hiện đánh giá thang điểm M-CHAT cho 528 trẻ từ 18-36 tháng tuổi học tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau.
- Kết quả trẻ nam và nữ được ghi nhận, có trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT, các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT có tỷ lệ dương tính cao là câu 3 (85,71.
- Tỷ lệ dương tính với thang M-CHAT cao ở nhóm trẻ chậm nói (41,79%) và trẻ có phụ huynh (78,95.
- giáo viên (61,82%) nghi ngờ về rối loạn phát triển, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Kết luận: Tỷ trẻ có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ là 6,63% phản ánh độ nhạy thang M-CHAT do giáo viên đánh giá chưa cao..
- Trẻ có chậm nói hay trẻ có phụ huynh hoặc giáo viên nghi ngờ có rối loạn phát triển là những nhóm có tỷ lệ dương tính cao..
- Từ khóa: Rối loạn Phổ tự kỷ, thang điểm M- CHAT, trẻ chậm nói.
- Objective: This study aims at determining the prevalence, related factors and clinical signs of children aged 18-36 months with symptoms of autism.
- Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển phức tạp của não bộ, thuật ngữ “phổ” chỉ sự đa dạng về triệu chứng cũng như mức độ của rối loạn, đặc trưng bởi những khó khăn trong giao tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế về hành vi và cư xử lặp đi lặp lại [1],[2].
- Theo CDC Hoa kỳ, tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ hiện nay là 1/68 trẻ [3] và tại Cần Thơ, qua nghiên cứu sàng lọc có 2% trẻ khám tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ có dấu hiệu nghi ngờ bệnh [6]..
- Vì vậy các nhà chuyên môn đã thiết kế nhiều thang điểm dành nhằm phát hiện sớm trẻ tự kỷ và thang điểm M- CHAT được xem như công cụ đầy triển vọng, được sử dụng phổ biến vì ít tốn kém, dễ thực hiện trong cộng đồng, độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 74,4% và 99,9% [4].
- Mặc khác, phần lớn trẻ đến trường từ rất sớm và giáo viên tiếp xúc rất nhiều với trẻ nên trường mầm non là địa điểm phù hợp để tầm soát sớm rối loạn này.
- tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT tại trường mầm non ở Thành phố Cà Mau năm 2020” với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ, các yếu tố liên quan trẻ 18- 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT tại trường mầm non ở Thành phố Cà Mau..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu:.
- Đối tượng nghiên cứu : 528 trẻ từ 18-36 tháng tuổi tại các trường mầm non ở Tp.
- Địa điểm nghiên cứu : 26 trường mầm non ở Thành phố Cà Mau..
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: tất cả trẻ từ 18-36 tháng tuổi tại 26 trường mầm non..
- Phương pháp nghiên cứu:.
- Thiết kế nghiên cứu:.
- Nghiên cứu mô tả, cắt ngang có phân tích..
- Cỡ mẫu nghiên cứu: 528 trẻ.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện - Lập danh sách 26 trường mầm non, nhóm trẻ tại Thành phố Cà Mau.
- Lập danh sách trẻ từ 18-36 tháng học tại 26 trường mầm non/nhóm trẻ, có tổng 528 trẻ được thăm khám, đánh giá.
- Nội dung nghiên cứu:.
- Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ của trẻ theo thang điểm M-CHAT..
- Mối liên quan giữa mức độ rối loạn phổ tự kỷ của trẻ với giới tính, nhóm tuổi, tuổi thai và cân nặng lúc sinh..
- Dấu hiệu lâm sàng gồm: Phụ huynh nghi ngờ trẻ có rối loạn, giáo viên nghi ngờ trẻ có rối loạn, trẻ chậm nói so với tuổi và tiền sử chẩn đoán RLPTK..
- Nghi ngờ tự kỷ: khi có ít nhất 3 câu bất kỳ bất thường..
- Không nghi ngờ tự kỷ: khi có dưới 3 câu bất kỳ bất thường..
- Công cụ nghiên cứu:.
- Giáo viên đánh giá thang điểm M-CHAT cho trẻ tại lớp học và sử dụng bộ công cụ thu thập thông tin soạn sẵn soạn trước để thu thập thông tin từ phụ huynh.
- Giáo viên được tập huấn trước khi thu thập số liệu theo thang điểm M-CHAT.
- Kiểm định χ2 để kiểm định mối liên quan giữa các yếu tố..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
- lượng Tỷ lệ.
- 25–36 tháng 368 69,70.
- nghi ngờ trẻ có rối loạn.
- Không 490 92,80 Giáo viên.
- Không 473 89,58 Trẻ chậm nói.
- Không 525 99,43 Trẻ nam chiếm đa số với 57,20%, lần lượt trẻ có gia đình và giáo viên nghi ngời mắc rối loạn, 12,69% trẻ chậm nói và 0,57% từng được chẩn đoán tự kỷ..
- Tỷ lệ dương tính với thang điểm M- CHAT:.
- Bảng 2: Tỷ lệ trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT.
- Trẻ Số lượng Tỷ lệ.
- Trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT chiếm 6,63%..
- Bảng 3: Kết quả các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT.
- TT Câu hỏi nghiên cứu trong thang điểm M-CHAT Dương.
- Các câu có tỷ lệ dương tính nhiều nhất là câu 3, 11 và 19 với tỷ lệ lần lượt là và 88,57%..
- Các yếu tố liên quan và dấu hiệu lâm sàng ở trẻ 18-36 tháng có biểu hiện RLPTK với thang điểm M-CHAT:.
- Bảng 4: Một số yếu tố liên quan ở trẻ 18-36 tháng có biểu hiện RLPTK.
- p Nhóm tuổi 18 – 24 tháng 25 – 36 tháng .
- 2500 gram ≥ 2500 gram Không có yếu tố liên quan nào cho thấy làm tăng nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ có ý nghĩa thống kê Bảng 5: Dấu hiệu liên quan ở trẻ 18-36 tháng có biểu hiện RLPTK theo thang điểm M- CHAT.
- Gia đình nghi ngờ trẻ.
- có rối loạn Không Có lt;0,001 Giáo viên nghi ngờ.
- trẻ có rối loạn Không Có lt;0,001 Trẻ chậm nói Không Có .
- RLPTK Không Có lt;0,001 Trẻ có gia đình và giáo viên nghi ngờ mắc rối loạn có tỷ lệ dương tính cao và 100% trẻ có tiền sử chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ dương tính với thang điểm M-Chat.
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
- Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ trẻ nam là 57,2%, trẻ ở trung tâm thành phố chiếm 67,8%, nhóm 25-36 tháng tuổi chiếm đến 69,7% điều này có thể giải thích do mẫu ghi nhận tại thành phố Cà Mau nên phần lớn dân cư thuộc trung tâm và lứa tuổi trẻ >24 tháng cũng chiếm đa số hơn ở các trường mầm non.
- Có đến 7,2% phụ huynh nghi ngờ trẻ của mình có vấn đề về phát triển, trong khi số này ở giáo viên là 10,42%, tỷ lệ này là phù hợp vì xét chung các rối loạn về phát triển bao gồm rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động… tỷ lệ thường khá cao, mặc khác sự phát triển của trẻ không đồng đều nên việc phụ huynh và giáo viên có thể nghi ngờ sự phát triển của con em mình là hoàn toàn phù hợp..
- Chúng tôi cũng ghi nhận có 67 trẻ tương đương 12,69% có chậm nói, nghiên cứu dùng mốc phát triển về ngôn ngữ để ghi nhận trẻ chậm nói, trẻ 18-24 tháng chưa nói được từ đơn và trẻ trên 24 tháng chưa nói được từ đôi được xác định là chậm nói.
- Nghiên cứu cũng ghi nhận 3 trẻ tương ứng 0,57% từng được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu ở Việt Nam của Nguyễn Thị Hương Giang và cộng sự[4]..
- Tỷ lệ dương tính với thang điểm M- CHAT.
- Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ trẻ nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ qua sàng lọc bằng thang điểm M-CHAT là 6,63%, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Đức Trí (2014) trên 1369 trẻ tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ và cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thiện Thắng (2019) trên 400 trẻ đến khám tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ [6].
- Sự khác biệt này do thiết kế nghiên cứu, chúng tôi thu thập dữ liệu M-CHAT từ giáo viên, họ ít được đào tạo về rối loạn cũng như thư tập thang điểm hơn các sinh viên y khoa trong nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thắng, nên tỷ lệ dương tính giả cao hơn là hoàn toàn phù hợp.
- Tuy nhiên với độ nhạy là 74,4% [4] và tỷ lệ rối loạn này trong cộng đồng khoảng 1,69% [2] cho thấy tỷ lệ này.
- rất cao, điều này phản ánh việc đánh giá của giáo viên là chưa được chính xác..
- Nhóm câu hỏi dương tính cao nhất là câu 3,11,19 với tỷ lệ lần lượt là các câu hỏi dương tính tỷ lệ thấp dưới 10% là các câu Câu hỏi số 3,11,19 đều là các câu hỏi liên quan đến sự giới hạn về giao tiếp xã hội.
- Tất cả trẻ rối loạn phổ tự kỷ đều thể hiện những thiếu sót trong các mối quan hệ xã hội, chia sẽ cảm xúc và khả năng tưởng tượng, kết bạn [1],[5].
- Mặc dù có tỷ lệ dương tính cao nhưng do trong nghiên cứu không có bác sĩ khám nên chưa thể xác định câu có tỷ lệ câu hỏi nào có tỷ lệ dương tính cao thì đồng thuận với tỷ lệ mắc rối loạn.
- So với nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thắng (2019) câu hỏi số 6 lại là câu hỏi có tỷ lệ dương tính cao [6], kết quả này có thể chỉ ra sự đào tạo giáo viên thực hiện thang điểm M-CHAT chưa phù hợp vì vậy tỷ lệ trẻ dương tính rất cao như đã phân tích ở trên và các câu hỏi có tỷ lệ khác biệt nhiều so với nghiên cứu khác..
- Các yếu tố liên quan và biểu hiện lâm sàng.
- Trẻ nam nguy cơ mắc rối loạn nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam:nữ là 1,87:1 là phù hợp vì tỷ lệ trẻ tự kỷ nam cao hơn nữ [6],[7].
- Trẻ dương tính với M-CHAT có tỷ lệ khác nhau ở các nhóm nơi sống, nhóm tuổi, người chăm sóc, nhẹ cân lúc sinh và sinh non, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Nhẹ cân và sinh non được ghi nhận là yếu tố có liên quan làm tăng tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ nhưng do trong nghiên cứu này mẫu ghi nhận còn hạn chế nên chưa thể thấy được sự khác biệt..
- Có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ trẻ có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ở nhóm bị phụ huynh và giáo viên nghi ngờ về phát triển.
- Điều này hoàn toàn phù hợp vì những dấu hiệu dương tính trong thang điểm M-CHAT là những dấu hiệu về phát triển cảm xúc, xã hội của trẻ mà phụ huynh và giáo viên có thể dễ dàng nhận thấy mà không cần qua đào tạo.
- Điều này cũng chứng tỏ các dấu hiệu nghi ngời của phụ huynh hay giáo viên là rất giá trị, nên khuyến cáo những trẻ bị nghi ngờ về phát triển sớm được tầm soát rối loạn phổ tự kỷ.
- Tỷ lệ dương tính ở nhóm trẻ chậm nói lên tới 41,79% so với 1,52% ở nhóm không chậm nói, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Điều này hoàn toàn phù hợp vì biểu hiện chậm nói là dấu hiệu thường thấy ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ và.
- trong nghiên cứu này mốc phát triển để xác định trẻ chậm nói cũng là dấu hiệu báo động đỏ nguy cơ trẻ rối loạn phổ tự kỷ được khuyến cáo.
- 3 trẻ có tiền sử được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ đều có M-CHAT dương tính, kết quả này cũng phản ánh độ đặc hiệu của thang M-CHAT là rất cao, các nghiên cứu khác ghi nhận giá trị này lên đến 99,9% [4]..
- Qua sàng lọc 528 trẻ 18-36 tháng tuổi tại 26 trường mầm non bằng thang điểm M-CHAT do giáo viên thực hiện ghi nhận 6,63% trẻ dương tính, tỷ lệ này phản ánh thang điểm M- CHAT do giáo viên mầm non thực hiện có độ nhạy thấp hơn những nghiên cứu khác..
- Trẻ có biểu hiện chậm nói so với tuổi hay bị gia đình và giáo viên nghi ngờ có vấn đề về phát triển có tỷ lệ dương tính cao lần lượt là và 61,82% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Các câu hỏi 3,11,19 trong thang điểm M-CHAT có tỷ lệ dương tính cao nhất lần lượt là .
- Áp dụng sàng lọc trẻ RLPTK bằng thang điểm M-CHAT tại các trường mầm non đặc biệt nhóm trẻ chậm nói so với tuổi hoặc có phụ huynh, giáo viên nghi ngờ về phát triển..
- Tăng cường tập huấn cho giáo viên thực hiện thang điểm M-CHAT, đánh giá độ nhạy độ.
- đặc hiệu của thang điểm khi được áp dụng tại các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau.
- “Nghiên cứu một số nguy cơ của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi”, Tạp chí y học thực hành Tr.16-18..
- Trần Thiện Thắng (2019), “Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ tại phòng khám bệnh viện nhi đồng cần thơ bằng thang điểm M-CHAT”, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ, 22-25,tr.
- “Nghiên cứu tỷ lệ M-CHAT dương tính (nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ): Một khảo sát tại cộng đồng trẻ học mầm non từ 16-36 tháng trong Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, Tạp chí nghiên cứu y học TP.
- BỆNH QUANH RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT.
- Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả thực trạng bệnh quanh răng và mối liên quan giữa bệnh và HCTH tiên phát ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 407 trẻ).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số trẻ viêm lợi và phì đại lợi độ 1, cao răng gặp nhiều nhất ở trẻ 13-18 tuổi, có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, số lần tái phát, thể bệnh, việc sử dụng loại thuốc điều trị và bệnh viêm lợi, phì đại lợi ở nhóm đối tượng nghiên cứu..
- Từ khóa: hội chứng thận hư tiên phát, bệnh quanh răng, viêm lợi, lợi phì đại, cao răng, mối liên quan.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt