intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý dạy học ở các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình hiện hành. Tác giả đề xuất biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo chương trình mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN QUÝ NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TẠI CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN QUÝ NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TẠI CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ TRƢỜNG HỌC Mã số: Thí điểm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Dƣơng Tuyết Hạnh Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong Ban Lãnh đạo, Phòng Đào tạo, Khoa Quản lý Giáo dục Trƣờng Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội, quý thầy cô giáo của trƣờng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Dương Tuyết Hạnh ngƣời đã luôn luôn động viên, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. Trong khoảng thời gian không dài, luận văn của em không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận đƣợc những góp ý của quý thầy cô giáo. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... Học viên Nguyễn Quý Nam i
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Chữ viết tắt 1 BGH Ban giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 GD Giáo dục 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7 GDPT Giáo dục phổ thông 8 GV Giáo viên 9 HĐDH Hoạt động dạy học 10 HS Học sinh 11 HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học 12 KHXH Khoa học xã hội 13 PP Phƣơng pháp 14 PPDH Phƣơng pháp dạy học 15 QLGD Quản lý giáo dục 16 QLNT Quản lý nhà trƣờng 17 QTTH Quản trị trƣờng học 18 TB Trung bình 19 THCS Trung học cơ sở 20 THPT Trung học phổ thông 21 XHCN Xã hội chủ nghĩa ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................ii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TẠI TRƢỜNG THPT ................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 6 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 6 1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 9 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ........................................................................ 9 1.2.2. Quản lý nhà trƣờng ................................................................................ 12 1.2.3. Hoạt động dạy học ................................................................................. 13 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học .................................................................... 14 1.2.5. Quản lý HĐ DH môn Ngữ văn theo định hƣớng CT GDPT mới. ......... 16 1.3. Hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng THPT theo định hƣớng CTGDPT mới ................................................................................................... 16 1.3.1. Môn Ngữ văn ở trƣờng THPT trong chƣơng trình GDPT mới ............. 16 1.3.2. Mục tiêu và yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình GDPT mới................................................................................................ 18 1.3.3. Nội dung dạy học môn Ngữ văn ............................................................ 19 1.3.4. Mối quan hệ giữa HĐDH và chƣơng trình giáo dục phổ thông ............ 21 1.3.5. Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới............................................................................................ 22 iii
  6. 1.4. Quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở trƣờng THPT theo định hƣớng CTGDPT mới .................................................................................................. 23 1.4.1. Nội dung quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới.................................................................................... 23 1.4.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới................................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 34 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TẠI CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH ...................................................................................................... 35 2.1. Vài nét về tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 35 2.1.1. Khái quát về tình hình đặc điểm vị trí địa lý và kinh tế - xã hội ........... 35 2.1.2. Khái quát về Giáo dục và đào tạo của Huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh ... 36 2.2. Giới thiệu vài nét về khảo sát thực trạng hoạt động day học môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh ................................... 37 2.2.1. Mục đích................................................................................................. 37 2.2.2. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................. 37 2.2.3. Phạm vi khảo sát .................................................................................... 37 2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................ 37 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh........... 38 2.3.1. Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên ........................................... 38 2.3.2. Thực trạng về hoạt động học tập của học sinh....................................... 43 2.4. Thực trạng quản lý về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng tài, tỉnh Bắc Ninh. 45 2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ......................... 45 iv
  7. 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh .............................. 52 2.4.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học môn Ngữ văn .. 53 2.4.4. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ cho quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ............................................................................................................ 55 2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo CTGDPT mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh ........... 58 2.5.1. Ƣu điểm .................................................................................................. 58 2.5.2. Hạn chế................................................................................................... 58 2.5.3. Nguyên nhân .......................................................................................... 59 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 60 Chƣơng 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH ......... 61 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 61 3.1.1. Đảm bảo tính khoa học .......................................................................... 61 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ........................................................................... 61 3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................ 61 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa ............................................................................. 62 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................... 62 3.2.1. Biện pháp 1:Tổ chức xác định mục tiêu môn Ngữ văn phù hợp với chƣơng trình mới .............................................................................................. 62 3.2.2. Biện pháp 2. Chỉ đạo lựa chọn nội dung môn Ngữ văn đảm bảo yêu cầu chƣơng trình giáo dục phổ thông mới và phù hợp với địa phƣơng ................. 64 3.2.3. Biện pháp 3. Chỉ đạo tổ chức bồi dƣỡng đổi mới phƣơng pháp dạy học đối với giáo viên theo định hƣớng giáo dục phổ thông mới ............................ 66 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dƣỡng cách học môn Ngữ văn cho học sinh theo định hƣớng giáo dục phổ thông mới ........................................................ 74 v
  8. 3.2.5. Biện pháp 5: Đề xuất xây dựng môi trƣờng học tập thích hợp cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới .... 78 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 80 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ....... 81 3.4.1. Về sự cần thiết của các biện pháp đƣợc đề xuất .................................... 81 3.4.2. Về tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất .................................... 83 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 90 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê về đội ngũ cán bộ giáo viên dạy môn Ngữ văn các trƣờng THPT huyện Lƣơng tài, tỉnh Bắc Ninh (tính đến tháng 5 năm 2019) ............. 38 Bảng 2.2. Khảo sát tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp ...................... 40 Bảng 2.3. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn của GV ............................................................................................... 41 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn.............................................................................. 42 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn của HS ............................................................................................... 44 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát học tập của HS năm học 2018 – 2019 ................. 45 Bảng 2.7. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của GV: ...................... 46 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV 47 Bảng 2.9. Thực trạng quản lý việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV48 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động cải tiến nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy của GV Ngữ văn ................... 49 Bảng 2.11. Thực trạng QL hoạt động KT - ĐG kết quả học tập của HS......... 50 Bảng 2.12. Thực trạng quản lý thực hiện quy định hồ sơ chuyên môn của GV .... 51 Bảng 2.13. Thực trạng QL hoạt động học tập của HS môn Ngữ văn .............. 52 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về biện pháp tăng cƣờng CSVC, QL giáo viên sử dụng CSVC, thiết bị dạy học nhằm thực hiện tốt hoạt động dạy học môn Ngữ văn .......... 54 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về thực trạng các điều kiện hỗ trợ đảm bảo cho HĐDH môn Ngữ văn ....................................................................................... 56 Bảng 3.1. Kết quả phiếu trƣng cầu ý kiến về sự cần thiết của các biện pháp .. 81 Bảng 3.2. Kết quả phiếu trƣng cầu ý kiến về tính khả của các biện pháp ....... 83 vii
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các chức năng trong chu trình quản lý ........................................... 11 Biểu đồ 3.1. Mức độ rất cần thiết của các biện pháp ....................................... 82 Biểu đồ 3.2. Mức độ rất khả thi của các biện pháp .......................................... 84 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môn Ngữ văn là môn học bắt buộc, quan trọng không chỉ đối với chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông nói chung mà còn là môn học góp phần xây dựng cho học sinh những phẩm chất cao đep nhƣ: Tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, ý thức đối với cội nguồn, tự hào dân tộc, lòng nhân ái vị tha... Môn Ngữ văn hƣớng tới đào tạo con ngƣời toàn diện trong xã hội. Chính vì vậy mà đổi mới chƣơng trình GDPT phải gắn liền với đổi mới dạy học Ngữ văn. Vai trò quan trọng của môn Ngữ văn trong chƣơng trình GDPT không còn phải bàn cãi, nhƣng thực trạng học, dạy và quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Trong những năm gần đây tình trạng học sinh không thích học môn Ngữ văn ngày càng có chiều hƣớng gia tăng, giáo viên cũng vì thế mà thiếu đi lòng nhiệt tình say mê với nghề nghiệp, cán bộ quản lí đôi khi vì thành tích giáo dục của nhà trƣờng cũng chú trọng đầu tƣ hơn vào những môn Tự nhiên để nâng cao số lƣợng học sinh đỗ đại học (vì đây là những môn nhiều học sinh lựa chọn, nhiều cơ hội vào ĐH, tốt nghiệp đại học sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn). Chính vì vậy, các môn KHXH trong đó có môn Ngữ văn hiện nay tại các trƣờng THPT (Trừ các trƣờng chuyên KHXH) đang bị buông lỏng. Hơn nữa, môn Ngữ văn trong chƣơng trình GDPT hiện hành còn những hạn chế, bất cập nhƣ chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chƣa đáp ứng nhu cầu về phát triển hình thành phẩm chất năng lực của học sinh, chƣa coi trọng hƣớng nghiệp.... Vì thế đổi mới quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng giáo dục phổ thông mới tại các trƣờng THPT hiện nay là việc làm cấp bách và cần thiết. 1
  12. Xuất phát là một cán bộ quản lý đồng thời cũng là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tác giả luận văn luôn trăn trở và xác định đƣợc tầm quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý các hoạt động giảng dạy, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn làm sao để có thể giúp cho Nhà trƣờng và các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ “trồng ngƣời” cho xã hội đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” để làm hƣớng nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý dạy học ở các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh theo chƣơng trình hiện hành. Tác giả đề xuất biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo chƣơng trình mới. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại Trƣờng THPT Lƣơng Tài và trƣờng THPT Lƣơng Tài số 2, tỉnh Bắc Ninh. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới thì công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT ở huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh có cần thay đổi hay không ? 2
  13. - Cần có các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn nào để đáp ứng sự đổi mới trong hoạt động quản lý đào tạo cho phù hợp với chƣơng trình giáo dục phổ thông mới? 5. Giả thuyết khoa học Ngữ văn là một trong những môn học bắt buộc và có vị trí quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT Lƣơng Tài tỉnh Bắc Ninh đang ngày càng đƣợc quan tâm tuy nhiên chất lƣợng vẫn còn hạn chế. Do vậy, cần phải có các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh để đáp ứng mục tiêu môn học theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới cũng nhƣ phát triển năng lực học sinh trong giai đoạn hiện nay. 6 . Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐDH và HĐDH môn Ngữ văn. 6.2. Đánh giá thực trạng về quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo chƣơng trình hiện hành ở các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh. 6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu khảo sát thực tiễn quản lí HĐDH môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh: Trƣờng THPT Lƣơng Tài và trƣờng THPT Lƣơng Tài số 2. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu lý luận Tìm kiếm, phân tích, khái quát hóa, tổng hợp các tài liệu liên quan đến HĐDH và quản lý HĐDH nói chung để làm rõ các khái niệm và xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. 3
  14. 8.2. Nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp quan sát: Tiến hành quan sát HĐDH và QL HĐDH ở các trƣờng THPT trên địa bàn để đánh giá thực trạng HĐDH và QL HĐDH ở các trƣờng này làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng trình giáo dục phổ thông mới cho CBQL trong các nhà trƣờng. - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế phiếu điều tra, Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả. - Phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm GD: Tổng hợp các kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học nói chung tại một số trƣờng THPT trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. - Phƣơng pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của GV, hồ sơ của tổ chuyên môn của BGH, Báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học của nhà trƣờng từ năm học 2015 - 2016 đến 2018 – 2019 để tác giả có cơ sở đánh giá nhận định thực trạng HĐDH và QL HĐDH tại các trƣờng THPT trong huyện Lƣơng Tài. 9. Đóng góp của đề tài 9.1. Về mặt lý luận Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài đồng thời thiết lập đƣợc cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. 9.2. Về mặt thực tiễn Khảo sát và đánh giá đƣợc thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chƣơng trình hiện hành tại các trƣờng trung học phổ thông huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh; Từ đó chỉ ra những hạn chế cần khắc phục và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình GDPT mới tại các trƣờng THPT 4
  15. huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý hoạt động đào tạo trong xã hội hiện nay. 10. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 3 chƣơng. Ngoài ra là phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng giáo dục phổ thông mới tại các trƣờng THPT Chƣơng 2: Thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình GDPT mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh Chƣơng 3: Các biện pháp QL HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh 5
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TẠI TRƢỜNG THPT 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước Giáo dục là chức năng của xã hội loài ngƣời, chức năng đó đƣợc thực hiện một cách tự giác, và ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào các nhà khoa học cũng quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về giáo dục đã có từ hơn hai ngàn năm trƣớc đây, trong đó có sự quan tâm đặc biệt đến quản lý giáo dục. Các nhà khoa học đã đƣa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau áp dụng vào thực tế và có những thành công đáng kể về quản lý giáo dục. Từ lâu vấn đề quản lý, nhất là Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng luôn đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Việc chú trọng vào các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động dạy học trong nhà trƣờng luôn giữ vị trí quan hàng đầu. Về công tác quản lý GD đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài có thể kể đến nhƣ: Socate (469-399 – TCN), Platon (427-347 – TCN), Nicola Copecnich (1473-1543), F. Taylo ( 1841- 1925); Khổng Tử ( 551-479 TCN), Mạnh Tử (372-289 – TCN)... Tƣ tƣởng quan điểm của những nhà khoa học, triết học nói trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến khoa học quản lý, đặc biệt là sự nghiệp phát triển giáo dục của thế giới. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng và quản lý HĐDH. Đặc biệt là các tác giả: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Viết Vƣợng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Xuân Hải... Các công trình khoa học của các tác giả trên có giá trị cả về mặt 6
  17. lý luận và thực tiễn đƣợc ứng dụng rộng rãi trong thực tế giáo dục và mang lại kết quả to lớn trong phát triển sự nghiệp giáo dục của Việt Nam. Yêu cầu đổi mới cơ bản của nền giáo dục Việt Nam là chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang việc hình thành năng lực phát huy tính chủ động sáng tạo của ngƣời học. Trong đó đổi mới hoạt động dạy học môn Ngữ văn đã đƣợc một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu của tác giả Trần Đình Sử về vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học văn. Đó chính là đổi mới về quan điểm dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Còn theo tác giả Bùi Mạnh Hùng ( Đại học Sƣ phạm TPHCM) việc đổi mới hoạt động dạy học môn Ngữ văn, phải đƣợc xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chƣơng trình Ngữ văn từ đó mới theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học, xuất phát từ đặc trƣng môn học và mục tiêu giáo dục. Về đổi mới chƣơng trình Ngữ văn trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, không thể không nhắc đến tác giả Đỗ Ngọc Thống ( Vụ Giáo dục trung học, bộ GD và ĐT) với những công trình nghiên cứu: “Chƣơng trình Ngữ Văn trong nhà trƣờng phổ thông Việt Nam và hƣớng phát triển 2015”; “Đổi mới căn bản toàn diện chƣơng trình Ngữ văn; đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn”. Trong các công trình này, tác giả đã nêu ra những quan niệm khoa học về “ Năng lực và đánh giá năng lực”, khái quát đánh giá năng lực cơ bản của bộ môn đó là: Năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Tác giả Đỗ Ngọc Thống cho thấy những mục tiêu chính và tầm quan trọng của đánh giá chất lƣợng Ngữ văn theo hƣớng phát triển năng lực. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đƣa ra những giải pháp rất cụ thể để hoạt động đánh giá theo năng lực có hiệu quả thiết thực. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc chủ yếu đi sâu nghiên cứu về lý luận có tính chất tổng quan về quản lý giáo dục, quản lí 7
  18. trƣờng học, đổi mới phƣơng pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, về hoạt động dạy và học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, hiện nay tại các trƣờng THPT nhu cầu đổi mới công tác quản lý HĐDH, trong đó có quản lý HĐDH môn Ngữ văn là rất lớn. Nhiều học viên cao học học quản lý giáo dục đã đi vào nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH ở các trƣờng THCS, THPT và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong công tác quản lý HĐDH nhƣ: Luận văn: “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo đổi mới phương pháp ở các trường THCS huyện Ninh Giang- tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng. Trong luận văn này, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải đảm bảo quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, hoặc “Dạy học tích cực hóa hoạt động của người học” và phải lấy việc bồi dƣỡng, chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới PPDH tại lớp, bộ môn...là khâu then chốt. [tr91]. Cũng viết về tài quản lí hoạt động dạy học, tác giả Hoàng Thị Kim Hoạt đã thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài: “Biện pháp quản lí HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT Đình Lập tỉnh Lạng Sơn”. Theo tác giả: vấn đề lý luận trong quản lý dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng THPT đã góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng và qua việc đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở các trƣờng THPT để từ đó chỉ ra những mặt hạn chế cần phải khắc phục [Tr. 4]. Ngoài ra còn rất nhiều các đề luận văn Thạc sĩ đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THPT nhƣ đề tài: “Quản lí HĐDH ở trường THPT Lê Qúy Đôn, Hà Đông, Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục” của tác giả Nguyễn Gia Khánh; Quản lí DH môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục của tác giả Lê Thúy Hòa... Tuy nhiên nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ở các trƣờng Trung học phổ 8
  19. thông thì chƣa có đề tài quản lý giáo dục nào đề cập đến. Từ thực trạng HĐDH môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT trong huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là chất lƣợng và kết quả học tập môn Ngữ văn của các nhà trƣờng còn hạn chế. Với những băn khoăn của một giáo viên, cán bộ quản lý đƣợc phân công phụ trách công tác chuyên môn môn Ngữ văn tôi nhận thấy nghiên cứu về quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh là rất thiết thực và cần thiết. Từ cơ sở lý luận của công tác quản lý HĐDH và thực trạng của HĐ quản lý HĐDH môn Ngữ văn tác giả đƣa ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình GDPT mới tại các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục * Quản lý Khái niệm quản lý và hoạt động quản lí luôn là một vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Quản lý và hoạt động quản lý đƣợc bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Hoạt động quản lý giúp cho ngƣời đứng đầu tổ chức phối hợp với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Trong nghiên cứu, chúng ta thƣờng sử dụng một số khái niệm nhƣ: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” ( Các Mác)[ 4,tr15 ]. 9
  20. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những ngƣời lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện đƣợc những mục tiêu dự kiến” [ 19,tr24 ]. Còn Trần Kiểm thì cho rằng: “quản lý là một quá trình tác động có định hƣớng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tƣợng và môi trƣờng nhằm giữ cho sự vận hành của đối tƣợng đƣợc ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [11,tr18]. Những định nghĩa trên mặc dù khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận nhƣng đều thể hiện những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý: “Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”. Chức năng quản lý:Ta có thể hiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản của quá trình quản lý, là nhiệm vụ không thể thiếu đƣợc của chủ thể quản lý. Các nhà nghiên cứu không đƣa ra con số cụ thể về số lƣợng các chức năng quản lý. Tất cả các chức năng quản lý đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch ; thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngƣợc) diễn tiến hoạt động của tổ chức và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho ngƣời quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức. Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý. Chủ thể quản lý khi triển khai hoạt động quản lý đều thực hiện chu trình này. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2