You are on page 1of 24

Bán hàng đa cấp, một phương thức bán hàng tiên tiến hay một trò lừa bịp???

25/06/2005 ( 2061 lượt đọc )


Chúng ta đã được nghe nói nhiều đến hình thức “hợp tác tiêu thụ” hay “bán hàng đa cấp”,
“bán hàng theo mạng lưới”…(ở nhiều nước còn gọi là “bán hàng kim tự tháp”). Trong
thời gian gần đây, tại Việt nam hình thức này đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Ở đó,
công ty tiêu thụ sẽ thiết lập một mạng lưới thành viên tham gia và các thành viên hoạt
động dựa trên phần thù lao (hoa hồng) mà công ty trả cho họ nếu giới thiệu thêm được
thành viên mới, hoặc bán được hàng.
Chúng ta đã được nghe nói nhiều đến hình thức “hợp tác tiêu thụ” hay “bán hàng đa cấp”, “bán
hàng theo mạng lưới”…(ở nhiều nước còn gọi là “bán hàng kim tự tháp”). Trong thời gian gần
đây, tại Việt nam hình thức này đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Ở đó, công ty tiêu thụ sẽ thiết
lập một mạng lưới thành viên tham gia và các thành viên hoạt động dựa trên phần thù lao (hoa
hồng) mà công ty trả cho họ nếu giới thiệu thêm được thành viên mới, hoặc bán được hàng.
Chẳng hạn, nếu bạn là thành viên (tầng 1) của công ty, và bạn bán được sản phẩm thì bạn sẽ
được hưởng thù lao trực tiếp, còn nếu không bạn có thể giới thiệu thêm người thứ 2 tham gia vào
mạng lưới (được gọi là tầng 2) thì bạn sẽ được hưởng thù lao gian tiếp, và cứ thế, cứ thế, nếu
bạn giới thiệu được càng nhiều người tham gia thì bạn sẽ có mức thù lao tích luỹ càng lớn. Tuy
nhiên, trên thực tế, có một số công ty đang biến tướng hình thức này để thu lợi bất chính.
Để được là thành viên tham gia (ở một số công ty còn gọi là “Hợp tác viên tiêu thụ”) của công
ty, bạn phải được một người tham gia trước đó giới thiệu và phải mua một sản phẩm của công ty
bằng tiền với giá thường gấp 2-3 lần giá thực tế. Lúc này, công ty sẽ chứng nhận cho bạn là đã
có một lượng vốn tích luỹ cá nhân (thường nhỏ hơn khoản tiền bạn đã bỏ ra), và nó được dùng
để tính toán khoản thù lao sau này. Sau đó nếu bạn giới thiệu được người tham gia mới bạn sẽ
được hưởng thù lao 20-40% trên vốn tích luỹ cá nhân. Tiếp đến nếu người được bạn giới thiệu
lại giới thiệu một người mới thì bạn sẽ được hưởng thù lao gián tiếp từ 1-20% vốn tích luỹ cá
nhân. Rồi còn nhiều khoản thù lao nữa, nhưng tổng cộng thưong không vượt quá 50-60%. Nói
chung, bạn không cần phải bán hàng, bạn chỉ cần giới thiệu người tham gia và bạn sẽ được
hưởng một khoản tiền khá “béo bở”. Vậy câu hỏi đặt ra là công ty lấy đâu ra khoản tiền lớn như
vậy để chi trả thù lao cho người tham gia. Tôi đã phỏng vấn một số thành viên tham gia của
công ty X, và họ trả lời rằng công ty đã lấy từ lợi nhuận bán hàng của công ty, và từ nhiều nguồn
thu khác,…để chi trả. Nhưng vấn đề đặt ra là công ty đã bán hàng cho ai? Bán với giá như thế
nào để có thể nuôi một bộ máy lớn như vậy? Và tại sao bạn chỉ cần mất một khoản tiền cho việc
mua sản phẩm để được tham mạng lưới mà lợi ích thu về lớn như thế?
Chỉ cần làm một phép tính nhỏ thì đây quả là một trò lừa bịp. Tôi xin được đưa ra ví dụ sau đây
để các bạn tham khảo:
Theo quy định của công ty X, để trở thành thành viên của mạng lưới tiêu thụ bạn phải mua một
sản phẩm của công ty này với giá 3.000.000 đồng (nhưng thực tế thì sản phẩm này có giá tối đa
chỉ là 1.500.000 đồng). Lúc này công ty sẽ ghi nhận vốn tích luỹ cá nhân ban đầu của bạn là
2.000.000 đồng (đây không phải là số tiền bạn được hưởng mà chỉ là con số để tính thù lao sau
này).
Chúng ta sẽ tính toán lợi ích của từng người:
Đối với bạn: Giả sử giá thực tế của sản phẩm là 1.500.000 đồng, thì bạn đã mất 1.500.000 triệu
đồng để được quyền tham gia mạng.
Tiếp đến giả sử bạn giới thiệu thêm 2 thành viên mới. Theo quy định bạn sẽ được nhận khoản
thù lao là 20%*vốn tích luỹ cá nhân từ mỗi người, tức bạn sẽ có 20% * 2.000.000 đồng * 2
(người) = 800.000 đồng. (1)
Đến thời điểm này nếu xét về thiệt hại thì bạn chỉ bị mất 1.500.000 – 800.000 = 700.000 đồng.
Tuy nhiên nếu bạn giới thiệu thêm nhiều thành viên mới nữa hoặc thành viên mới đó giới thiệu
được thêm thành viên mới khác, thì bạn lại được hưởng thêm thù lao và chẳng mấy chốc bạn sẽ
hoàn vốn.
Đối với công ty X: Bạn nên nhớ rằng để là thành viên của công ty X, 2 thành viên mới mà bạn
giới thiệu cũng phải mua sản phẩm với giá 3.000.000 đồng. Sau khi trừ đi giá thực tế của sản
phẩm thì công ty đã thu một khoản tiền từ 2 thành viên này là: 1.500.000 * 2 (người) =
3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó do công ty X phải chi trả thù lao cho bạn là 800.000 đồng (theo 1) nên tổng số tiền
thực tế mà họ thu về tính đến thời điểm này là: 1.500.000 (từ việc bán sản phẩm cho bạn) +
3.000.0000 (từ việc bán sản phẩm cho 2 người bạn của bạn) - 800.000 (trả thù lao cho bạn) =
3.700.000 (đồng). Đây quả là một con số không nhỏ so với thu nhập của bạn. Trong khi bạn phải
vắt kiệt sức để “lôi kéo” “dụ dỗ” các thành viên mới tham gia, còn công ty X chỉ “ngồi chơi xơi
nước” và thu tiền về. Nên nhớ rằng đây mới chỉ là tầng đầu tiên, còn nếu thêm 2, 3.. tầng nữa thì
công ty này chỉ việc “ngồi rung đùi” và “hốt bạc”.
Tóm lại ai là người được lợi và bị hại trong trò chơi này:
Người được lợi, chẳng ai khác chính là công ty X.
Còn người bị hại chính là bạn và các bạn của bạn (các thành viên được bạn giới thiệu). Khoản
thù lao mà bạn có được thực ra chính là khoản tiền của các thành viên mà bạn giới thiệu đã bỏ ra
để mua sản phẩm của công ty X. Điều này cũng giống như việc các bạn quyên góp tiền để cho
một ai đó vậy, nhưng nếu các bạn quyên góp vì việc “nghĩa” thì xã hội sẽ ghi nhận còn trong
trường hợp này phần lớn đồng tiền lại “nhảy” vào “túi” công ty X. Thực sự, công ty X chẳng trả
gì cho bạn cả. Công ty X đã lợi dụng sự kém hiểu biết của các bạn để lừa gạt các bạn. Đặc biệt là
các bạn sinh viên, nhiều bạn nhà rất nghèo nhưng vì thấy hình thức này khá dễ dàng kiếm tiền
nên đã nghe theo lời dụ dỗ của các công ty. Nhiều người đã bỏ ra một khoản tiền khá lớn để trở
thành thành viên mạng lưới. Rồi một ngày nào đó công ty này giải thể, và các bạn sẽ là nạn nhân
của trò lừa bịp này. Và cũng vì một khoản lợi trước mắt mà chính các bạn đã tự làm hại lẫn
nhau.
Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng tiên tiến nhưng nó cũng là cách mà nhiều công ty
lợi dụng để thu lợi bất chính. Chính vì vậy hành vi bán hàng hàng đa cấp bất chính đã bị Luật
Cạnh tranh ngăn cấm. Khoản 1, điều 48 Luật cạnh tranh quy định: cấm các doanh nghiệp bán
hàng đa cấp “yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban
đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.” Luật
Cạnh tranh sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2005, nhưng cho đến ngày đó chắc chắn sẽ có một số
doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thúc đẩy việc lôi kéo thêm nhiều người tham gia để thu
lợi bất chính và khi Luật có hiệu lực họ sẽ cao chạy xa bay, hay thay đổi phương thức hoạt động,
lúc đó người tham gia sẽ là nạn nhân của trò lừa bịp này. Chắc chắn pháp luật sẽ trừng trị họ
nhưng trước mắt hy vọng tất cả chúng ta hãy biết đề cao cảnh giác.

Đôi điều về hình thức bán hàng đa cấp


Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 6 -- Thảo luận: 10 -- Số lần đọc: 19756)


Đọc bài viết của thành viên Icedrakin trên diễn đàn tôi thấy bạn là người hiểu khá sâu sắc về hình thức bán
hàng đa cấp. Quan điểm của tôi chỉ xin nhấn mạnh mấy điểm sau đây.
1. Tính hợp pháp của hình thức kinh doanh này đã được công nhận tại Việt
Nam. Tuy nhiên anh chị nào có ý định tham gia cộng tác với công ty bán hàng đa
cấp nào thì cần tìm hiểu hết sức cẩn thận, Ngành kinh doanh nào cũng vậy. Sẽ
có công ty thế này, có công ty thế khác.

2. Mô hình kinh doanh này có phải là công việc dễ làm, dễ kiếm tiền không? Như
các bạn biết để có thu nhập cao trong bất cứ ngành nghề nào đều phải bỏ công
sức, trí tuệ, Không có chuyện có thể có thu nhập một vài nghìn đô ở Việt Nam là
chuyện dễ dàng, như cách một số ngừơi hiểu vể ngành kinh doanh này. Các bạn
thử tìm hiểu một cách kĩ càng xem ở Việt Nam xem thu nhập bình quân đầu
người là bao nhiêu. Bán hàng đa cấp cũng là một mô hình kinh doanh giống như
các mô hình kinh doanh khác, để có thu nhập cao chắc chắn không phải là
chuyện dễ.

3. Tại sao mô hình kinh doanh này lại gây quá nhiều tranh luận ở Việt Nam tôi
xin trình bày một vài quan điểm của tôi.
• Thứ nhất: Do đây là mô hình kinh doanh còn khá mới ở Việt Nam nên
nhận thức của người dân chưa hiểu thực sự bản chất về ngành kinh
doanh này nên có hai xu hướng đánh giá: Một là phủ nhận hoàn toàn, hai là khuếch đại quá lớn về cơ hội
kinh doanh, về sản phẩm.
• Thứ hai: Do việc luật hoá các doanh nghiệp BHĐC còn chưa rõ ràng. Các bạn có thể đọc cuốn Nghị định
giám sát BHĐC, các bạn sẽ thấy còn nhiều lỗ hổng, nhiều điểm rất dễ để các doanh nghiệp làm ăn không
minh bạch lợi dụng, gây mất lòng tin với nhân dân. Điển hình là công ty Sinh Lợi trước đây.
• Thứ ba: Đây là mô hình kinh doanh mỗi phân phối viên ( nhà phân phối) kinh doanh theo tư cách độc lập,
được nhượng quyền kinh doanh từ công ty mẹ. Vì thế có rất nhiều nhà phân phối của các công ty, kể cả
các nhà phân phôi của các công ty có sản phẩm tốt, rất minh bạch đã thổi phồng sự thật về tính năng tác
dụng của sản phẩm, thổi phồng về cơ hội kinh doanh. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng cho thương
hiệu các công ty chân chính.
• Thứ tư: Vì nhận thức của người dân còn thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nên có nhiều trường hợp họ
bỏ ra một số tiền vài ba triệu đồng để mua những chiếc máy mà nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng, tinh
năng tác dụng không tương xứng với số tiền bỏ ra.
4. Theo quan điểm của tôi đây là ngành kinh doanh có phương thức phân phối khá
hay nhưng còn quá nhiều lỗ hỗng kẽ hở khi hoạt động trên thị trường Việt Nam.
Chắc chắn có công ty sản phẩm tốt, có cồng ty sản phẩm tồi, có công ty minh bạch,
có công ty lừa đảo. Điều quan trọng nhất là người dân cần nhận thức đầy đủ để
quyết định mua sp, hay tham gia hình thức kinh doanh này.

Để tránh những hiện tượng xấu xảy tôi hi vọng nhà nước sẽ có những luật hoá cụ
thể hơn về các công ty trong ngành KD này. Có ban tư vấn để người dân có thể
hiểu rõ hơn tránh tình trạng tiền mất tật mang, biết cách lựa chọn sản phẩm cũng
như công ty.

Tóm lại đây cũng là phương thức kinh doanh tồn tại song song với các phương
thức KD khác. Và chắc chắn không có chuyện làm giàu dễ dàng ở đây. Đã là kinh
doanh thì nó không thể phù hợp với tất cả mọi người và có người hợp với công ty
này, có người hợp công ty khác.

Chúc các bạn có những cái nhìn khách quan, chính xác không chi trong BHĐC mà trong bất cứ lĩnh vực nào khác
nữa trong cuộc sống.

Bán hàng đa cấp - từ kỳ vọng tới thực tế


Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 8 -- Số lần đọc: 13885)


Phương thức bán hàng đa cấp được ưa chuộng vì thực tế nó là cách bán hàng hiệu quả và giúp cho nhiều người
chưa có việc làm, ít tự tin biết được sức mạnh của bản thân họ. Tuy nhiên, nếu quá kì vọng mà quên đi những rủi ro
thì mỗi cá nhân tham gia vào mạng lưới này sẽ là nạn nhân và là tòng phạm hại chính những người thân yêu của
mình.
Khi bán hàng đa cấp, chúng ta có cơ hội được đào tạo các kĩ năng quan trọng như thuyết trình, thuyết phục…được
hưởng một lượng hoa hồng nhất định, được đến nhiều nơi (du lịch…) cũng như giúp được nhiều những người khác
được tham gia hưởng lợi.
Bán hàng đa cấp có thể làm được điều này nếu chúng ta có thể tính toán và chắc chắn có thể giải quyết được 3 lỗ
hổng.
1- Chất lượng sản phẩm có đảm bảo và có hợp lý với mức giá như vậy
Sản phẩm ta mua thực sự có những công năng như người ta nói nó có hay chỉ cho người dùng một cảm giác được
an toàn?
Với số tiền tương tự như vậy, liệu chúng ta có thể mua theo cách thông thường mặt hàng đó ở một chỗ tin cậy có
giấy phép kinh doanh và chứng nhận chất lượng ?
2- Vị trí thực sự của bạn trong mạng lưới và thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ
Thực tế có bao nhiêu người trong khu vực của bạn đã tham gia vào hệ thống? bạn đang ở cấp mấy?
Có bao nhiêu người đang chuẩn bị tham gia như bạn? những người
này sẽ làm được như bạn không ? và liệu bạn có thể làm tốt hơn họ
= thuyết phục nhiều người tham gia trước họ.
Có bao nhiêu người sẽ nghe lời bạn và cùng tham gia? Nếu bạn nghĩ
là bạn có thể thuyết phục được 3x3x3 hoặc 8x8 người tham gia thì
bạn đang nghĩ bạn có thể thành công. Thực tế sẽ chứng minh là bạn
nghĩ thế có đúng không.
3- Bạn có đủ năng lực, quyết tâm để làm ăn dài dài
Bạn hẳn phải có nhiều những cơ hội khác để quan tâm và theo đuổi,
liệu bạn có đủ kiên trì để tiếp tục sụ nghiệp bán hàng đa cấp của bạn
khi thị trường gần như bão hòa và không dễ làm ăn như bạn nghĩ.
Trên đây là những phân tích mang tính chất cá nhân, tôi KHÔNG
khuyên bạn có nên tham gia bán hàng đa cấp hay không mà chỉ
muốn nhắc bạn cần suy tính kĩ liệu rằng trái đất này có hình vuông,
cầu, hay phẳng.

án hàng đa cấp kiểu Mỹ


Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 5 -- Số lần đọc:


5824)
Một scandal gian lận tài chính lớn nhất toàn cầu!
Thông qua phương thức bán hàng đa cấp (huy động vốn nhiều nguồn với lãi suất cao và trả lợi tức hấp dẫn thông
qua thành lập qũy Hedge) có tên Bernard Madoff.
Thị trường tài chính thế giới vốn đang bị "èo uột" thì đến nay lại bị " rệu rã" bởi thông tin "siêu lừa" của người sáng
lập và là chủ tịch của Bernard L. Madoff Investment Securities LLC, nhà đầu tư chuyên nghiệp lão làng có tên khả
kính là Madoff.
Thật hết lời có thể bình luận vì vụ siêu lừa tổn thất hơn 50 tỷ USD này và còn dự báo trên con số đó, ngoài ra nhà
đầu tư "đáng nể" này đã có chiêu mời tất cả "anh hào" sáng giá trên thị trường tài chính thế giới vào dây thòng lọng
của mình gồm:
1. Banco Santander, ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha, thông báo khách hàng của họ đã mất 2.33 tỷ USD vào
tay Madoff, phần lớn thông qua quỹ đầu tư Optimal Strategic US Equity.
2. HSBC cho biết các khách hàng lớn của họ chịu thiệt hại tổng cộng 1 tỷ USD.
3. Royal Bank of Scotland, ngân hàng lớn thứ 2 của Anh với 58% sở hữu của Nhà nước, thông báo tổn thất
400 triệu USD.
4. Man Group, tổ chức quản lý quỹ đầu tư lớn nhất thế giới đã báo cáo thiệt hại khoảng 360 triệu USD.
5. Nomura Holdings của Nhật Bản thông báo bị lừa mất 27.5 tỷ yên (tương đương 306 triệu USD), nhưng cho
biết thêm tổn hại này khá khiêm tốn so với giá trị tổng tài sản.
Các ngân hàng ở Pháp tuy là những nạn nhân gián tiếp nhưng tổng thiệt hại theo dự đoán cũng có thể lên đến 1 tỷ
Euro. BNP Paribas, cho biết thiệt hại ước tính là 350 triệu euro. Ngân hàng này không đầu tư trực tiếp vào Madoff,
nhưng gián tiếp thông qua việc cho vay quỹ tín dụng.
Cả Societe Generale và Credit Agricole đều cho biết thiệt hại của họ là khá nhỏ với 10 triệu euro. Ngược lại, ngân
hàng lớn nhất khối sử dụng đồng tiền chung euro.
Tại Thụy Sĩ, Union Bancaire Privee tiết lộ hàng trăm triệu USD tài
sản của khách hàng đã được đầu tư vào quỹ của Madoff.
Reichmuth & Co of Lucerne, Benedict Hentsch of Geneva và Neue
Privat Bank of Zurich cũng có nguy cơ mất lượng tài sản tương
đương hàng triệu đô sau vụ việc này.
Tại Đức, Deutsche Bank AG, Dresdner Bank AG and
Commerzbank AG từ chối không đưa ra thông tin gì về vấn đề này.
Tại Mỹ, Bank of America Corp., Citigroup Inc., PNC Financial
Services Group Inc.và Merrill Lynch & Co. cũng từ chối đưa ra con
số thiệt hại. BlackRock Inc. và Goldman Sachs Group Inc. nói rằng
họ không phải chịu bất kì tổn thất nào.
Morgan Stanley, Wells Fargo & Co., Comerica Inc. và U.S. Bancorp
cũng không trả lời bất kì câu hỏi nào có liên quan.
Qua vụ này, cho thấy chiêu bán hàng đa cấp đang rất được thông
dụng và phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn tại Mỹ (nơi sinh ra
phương thức này) mà các đại gia tầm cỡ hay có nhiều máu mặt
trong tài chính vẫn bị dính chưởng bình thường.
Như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là các nhân vật đại gia trong ngành tài chính, bất động sản trên thế giới này liệu
chiếm số lượng bao nhiêu phần trăm là kinh doanh trung thực, ngoài hình thức "Eat and Run" như Madoff?
Bán hàng đa cấp: vì sao tồn tại và phát triển?
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 10 -- Số lần đọc: 7198)


© SAGA- saga.vn, 28/01/2008 -- Nhiều công ty bán hàng đa cấp ở Việt Nam đang tồn tại và ngày một phát triển?
Thực tế về các loại hình kinh doanh này?
Đã có dịp đi thực tế và thấy được sức hút của loại hình kinh doanh này, tôi đã tìm hiểu khá kỹ về nó. Có thể lấy ví dụ
cụ thể về công ty tôi đã đến, rất nhiều người, từ những bác nông dân gần nửa đời làm ruộng giống mẹ tôi cho đến
những kiểm toán nhà nước. Họ đã giới thiệu cho chúng tôi biết về sản phẩm của công ty, quả là rất hoàn hảo, hữu
dụng (theo cách họ nói). Tôi được nghe về một người, người có chức vụ lớn nhất ở đó với số tiền lương rất hấp dẫn,
gần 15.000 USD/1 tháng. Và để trở thành một thành viên kinh doanh của mạng lưới tôi sẽ phải mua một sản phẩm
hàng hóa bắt buộc, vì họ nói "bạn phải sử dụng sản phẩm thì mới cảm nhận được nó và giới thiệu cho những người
khác được!!". Số người tham gia thì ngày càng đông đảo vì cách kiếm tiền là cực dễ, bạn chỉ cần giới thiệu cho một
số lượng người và cho họ nhìn thấy số tiền thù lao mà họ có thể nhận đựơc khi tham gia mạng lưới, và dĩ nhiên họ
sẽ phải mua sản phẩm nếu muốn là thành viên.
Lúc đó tôi chỉ chợt nghĩ đến lời thầy giáo dạy kinh tế chính trị của
tôi: Người mua thì quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa, còn
nhà tư bản họ quan tâm đến giá trị. Ở đây, tôi lại không thấy thế,
người mua chỉ nghĩ đến lợi ích: là được tham gia mạng lưới, kiếm
tiền nhanh chóng chứ đâu cần biết quá nhiều về sản phẩm, và
thực tế có lẽ họ sẽ không bao giờ mua những sản phẩm này ở
ngoài đời nếu không vì lợi ích trước mắt này. Một cách bán hàng
thật phi văn hóa kinh doanh. Còn chưa kể đến, giá trị của sản
phẩm này không hề phù hợp với giá trị sử dụng của nó, tôi có thể
mua một món hàng 600.000 đồng, trong khi họ sẽ muốn những
người tham gia này phải mua với giá 2.000.000 đồng.
Tôi tin có rất nhiều người cũng hiểu những điều này như tôi, thậm
chí còn đọc luật về kinh doanh theo mạng và biết rằng công ty có
một số hoạt động chưa đúng pháp luật, nhưng số người tham gia thì ngày một nhiều hơn. Và tại sao các công ty này
vẫn cứ tồn tại, quy mô ngày càng mở rộng?
Bổ sung nội dung cho bài viết và tranh
luận( 8)

Có ích: 2/2
duchai289 (20/08/2008 10:04 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Kinh doanh đa cấp - Kinh doanh đa cấp ngày nay đã trở thành một khái niệm không còn xa lạ như
mấy năm về trước nữa. Nhưng ngày nay nói đến kinh doanh đa cấp nhiều người nói ngay đó là lừa đảo. Với
tôi là 1 sinh viên ngành kinh tế tôi rất thích bàn luận và tìm hiểu những lĩnh vực kinh doanh mới.
3 năm về trước tôi cũng đã được bàn bè mời đi tham dự những cuộc thảo luận về kinh doanh theo mạng, mà điển
hình lúc đó là hãng Sinh Lợi. Tôi cũng đã tìm hiểu khá kỹ và đi đến quyết định không tham gia vì điều kiện tham gia
cũng như giá trị sử dụng của hàng hoá không tương xứng. Và những người bạn của tôi tham gia với những hứa
hẹn về thu nhập cao thi bây giờ cũng phải từ bỏ. Hiện nay đã có luật pháp quy định về kinh doanh theo mạng và rất
nhiều hãng kinh doanh nổi tiếng trên thế giới như AMWAY, LÔHỘI (FLP VIETNAM), AVON.... đây là những hãng
kinh doanh nổi tiếng trên thế giới.
Theo tôi nhận định thì đây là 1 ngành sẽ có tiềm năng phát triển trong tương lai. Nhưng có vẻ những kiểu kinh
doanh này khi về Việt Nam đã được biến tướng thành nhiều kiểu khác nhau. Các hãng tuân thủ theo luật pháp
nhưng dưới hình thức áp dụng luật 1 cách nghệ thuật và khoa học. Luật pháp quy định các Công ty kinh doanh đa
cấp không được bắt ép người tham gia mua sản phẩm hay đóng bất kỳ 1 khoản phí nào, nhưng trong các cuộc hội
thảo, các tư vấn luôn ra sức khuyên các thành viên lên mua và sử các loại sản phẩm để biết và tư vấn cho khách
hàng. Hoặc để trở thành 1 nhà phân phối chính thức có thể bảo lãnh hay giới thiệu người khác tham gia thi phải
bán được hoặc phải mua 1 lượng sản phẩm với giá trị khoảng hơn 6 triệu đồng trong 1 thời gian nhất định. Một
điều nữa là giá của mỗi sản phẩm là rất đắt, để so sánh giữa giá trị và giá trị sử dụng thì có thể thấy chênh nhau 1
trời 1 vực. Có những sản phẩm nhập từ bên Mỹ với giá chỉ hơn 6000 đồng việt nam mà khi về đến Việt Nam được
bán với giá hơn 200 ngàn đồng.

Có ích: 0/0
meikey65 (21/05/2008 12:20 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Trong tương lai sẽ không còn nhiều thành kiến đối mới bán hàng đa cấp - Theo những gì tôi biết thì
hình thức kinh doanh này đã được hợp pháp hóa rồi, nhưng nó là hình thức mới nên khó được chấp nhận rộng
rãi. Và quả thực, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này tổ chức còn kém, kỷ luật khá lộn
xộn, nhìn từ ngoài vào giống một cái chợ không quản lý hơn là một doanh nghiệp. Hơn thế nữa, đa phần
những người tham gia đều không tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mà chỉ vì cái lời trước mắt -- một khoản thu nhập
đầy hứa hẹn. Người có chuyên môn trong ngành này rất ít. Nhưng tôi không phủ nhận về tiềm năng phát triển của
mô hình này ở Việt Nam, chắc là 5 - 7 năm nữa khi mọi người không còn nhiều thành kiến về đạo đức của người
kinh doanh đa cấp nữa.

Có ích: 1/1
tinhbm (13/05/2008 11:59 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - KDTM- những trải nghiệm của tôi - Kinh doanh theo mạng hay bán hàng đa cấp đã ra đời và phát
triển trên thế giới trên 80 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức kinh doanh này mới phổ biến khoảng 7 năm
trở lại đây. Do điều kiện kinh tế xã hội, môi trường pháp lý và nhận thức cùa công chúng còn hạn chế nên có
rất nhiều quan điểm, thậm chí là tranh cãi xung quanh hình thức này.
Với tư cách một người đã trải qua hầu hết các vị trí quản lý trong công ty nhà nước và cũng đã tìm hiểu, trải
nghiệm gần 4 năm với kinh doanh theo mạng (KDTM), tôi mạn phép chia sẻ đôi chút kinh nghiệm bản thân về hình
thức kinh doanh này.
Mặc dù đã may mắn được đào tạo khá bài bản về tài chính - bảo hiểm trong, ngoài nước và cũng đã có vị trí
trưởng phòng trong công ty nhưng tôi vẫn mong muốn có thêm thu nhập chính đáng để cải thiện cuộc sống gia
đình và có cơ hội học hỏi và phát triển các kỹ năng lãnh đạo. Năm 2004, tôi được một người bạn học cùng cao học
chia sẻ về KDTM, tôi nhận thấy mô hình kinh doanh này khá thú vị: không đòi hỏi vốn lớn, không bó buộc thời gian,
thu nhập không hạn chế và có cơ hội để hoàn thiện các kỹ năng quản lý và đây có thể là cơ hội tốt cho tôi thử sức.
Tuy vậy, tôi không tham gia ngay mà đi lùng mua sách để tìm hiểu bản chất kinh tế và nguyên lý của hình thức kinh
doanh mới mẻ này. Sau một tuần đọc hầu hết các sách viết về KDTM có ở Nhà sách Trí Tuệ, Giảng Võ, tôi quyết
định thử sức mình. Thời điểm đó, đối tác tôi chọn là một công ty kinh doanh về dinh dưỡng có tiếng của Hoa Kỳ,
đang có kế hoạch đặt kho hàng ở Việt Nam.
Tôi không hy vọng sẽ làm giàu nhanh chóng từ cơ hội này vì tôi biết rằng mình chỉ có thu nhập khi bán được hàng:
sản phẩm và cơ hội kinh doanh. Cũng như bao người khác tôi phải bỏ khá nhiều thời gian để học và thực hành bán
sản phẩm dinh dưỡng, cái mà trước đây tôi chưa từng làm. Điều khó khăn nhất là chấp nhận sự từ chối, thậm chí
là chê bai, nghi ngờ, dè bỉu của bạn bè và người thân. Đã rất nhiều người không vượt qua được điều này và bỏ
cuộc. Nhiều người kỳ vọng vào sự dễ dàng của KDTM, họ cho rằng KDTM chỉ cần bỏ ít công sức mà có thể có
nhiều tiền. Thực tế KDTM một cách chân chính thì ngược lại: nếu muốn có xây dựng hệ thống kinh doanh mạnh
mẽ thì thời gian, công sức bỏ ra để thay đổi bản thân, rèn luyện các kỹ năng cá nhân và giúp những nhà phân
phối/tư vấn trong hệ thống của mình phát triển. Trong KDTM bạn không thể thành công một mình. Phải nói KDTM
là trường dạy kinh doanh tốt nhất cho nhưng ai muốn xây dựng doanh nghiệp hay trở thành doanh nhân.
KDTM không phải là con đường trải thảm nhung, tôi cũng phải trải nghiệm nhưng thăng trầm của kinh doanh: lúc
mạng lưới phát triển, hàng hoá bán chạy và những lúc mạng lưới sụp đổ, hàng hoá khan hiếm hay chậm trễ. Với
những tình huống như thế sẽ giúp bạn rèn luyện bản lĩnh kinh doanh và phát huy tố chất lãnh đạo. Nó sẽ là kinh
nghiệm rất hữu ích khi bạn xây dựng doanh nghiệp riêng hay điều hành tổ chức của mình sau này.
KDTM là một môi trường mở, ai cũng có thể tham gia kinh doanh từ bác nội trợ đến những người đã có địa vị xã
hội nhưng không phải ai cũng trở thành thủ lĩnh hay thành công. Để thành công mỗi người cần phải định nghĩa thế
nào là thành công cho riêng mình và có mục tiêu cụ thể để đạt được thành công đó, trong quá trình này cần phải
không ngừng nỗ lực làm việc học hỏi và thay đổi bản thân. Số lượng người có được thành công lớn được nhiều
người biết đến trong KDTM cũng rất ít. Một trong những điều may mắn mà tôi có được là quen biết và được đào
tạo bởi những người đã được gọi là thành công. Qua KDTM, họ đã tôi luyện, họ lớn lên cả về tầm nhìn, kiến thức,
tố chất lãnh đạo và đặc biệt là nhân cách. Những điều học được từ họ đã giúp tôi thay đổi rất nhiều về cách nhìn
nhận cuộc sống, công việc và gia đình từ đó tôi có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn. Một trong những con
người thành công đó giờ đây đã thành lập được một số công ty hoạt động thành công trong lĩnh vực: phân phối
thực phẩm chức năng; đào tạo; đầu tư. Anh giờ đây là một trong những diễn giả có tiếng trong đào tạo phát triển cá
nhân, từng giảng bài cùng với những diễn giả hàng đầu thế giới tại Singapore. Sắp tới anh có tổ chức khoá học lấy
tên là "The Next Generation Entrepreneur". Nếu các bạn quan tâm có thể liên lạc với qua số điện thoại
08.820.2881/ 0989.00.45.65.
Nói tóm lại KDTM cũng nhưng ngành kinh doanh mới khác sẽ có nhiều chông gai nhưng theo xu thế phát triển
KDTM sẽ khẳng định vị thế của mình là một mô hình kinh doanh, một kênh phân phối sản phẩm hiệu quả. Tuy
nhiên, trước khi tham gia một cơ hội kinh doanh theo mạng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về đối tác về các mặt: giấy tờ
pháp lý đầy đủ, chất lượng sản phẩm phải thực sự tốt, giá cả hợp lý, chiến lược công ty rõ ràng, có chương trình
đào tạo bài bản, sơ đồ trả thưởng dễ hiểu không gây áp lực mua hàng cho người tham gia, thời điểm và phương
thức trả thu nhập/thuế rõ ràng.
Hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho các bạn quan tâm đến hình thức KDTM. Tôi rất mong nhận được
những phản hồi, chia sẻ của các bạn qua địa chỉ email: tinhbm@gmail.com.

Nguyên lý phát triển của hệ thống bán hàng đa cấp


Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 2 -- Số lần đọc: 7174)


Nguyên lý thứ nhất gọi là nguyên lý chia sẻ (truyền khẩu)
Vào một ngày đẹp trời nào đó, vô tình bạn ghé vào một cửa tiệm bán quần áo, tiệm được trang trí gọn gàng, nhân
viên bán hàng xinh đẹp và đặc biệt rất niềm nở chu đáo. Sau khi giúp bạn thử quần áo đến 50 lần mà vẫn tươi cười
vui vẻ. Cuối cùng bạn cũng lựa chọn được bộ quần áo vừa ý, chất liệu vải rất tốt, màu sắc rất đẹp, thế nhưng thật
ngạc nhiên vì giá cả cũng rất rẻ. Bạn cảm thấy rất hài lòng với bộ quần áo mới mua đó. Rồi khi về nhà bạn nói
chuyện lại cho bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình, và như vậy là bạn đã vô tình quảng cáo cho
cửa hàng đó.
Đến một ngày nào đó, bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bạn cũng có nhu cầu và họ tìm đến cửa hàng này. Kết
quả là họ cũng rất hài lòng và rồi lại giới thiệu đến những người khác.
Đó chính là tâm lý chung của mỗi con người chúng ta. Khi chúng ta dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào tốt mà
chúng ta cảm thấy hài lòng, chúng ta thường có thói quen kể lại, chia sẻ lại, truyền miệng lại cho những người bạn,
đồng nghiệp và gia đình chúng ta. Đó được gọi là nguyên lý chia sẻ.
Nguyên lý thứ hai gọi là nguyên lý phát triển theo cấp số nhân (Bội tăng)
Tăng theo cấp số nhân là như thế nào, có một câu chuyện kể như thế này. Ngày xưa ở nước Ấn Độ có một ông vua
rất thích chơi cờ. Một hôm có một người nông dân phát minh ra một cách chơi cờ mới mà ngày nay được gọi là cờ
vua, ông ta liền mang đến dâng cho Quốc Vương. Quốc Vương rất hài lòng và nói rằng: "Nhà ngươi muốn ta ban
thưởng gì". Người nông dân đáp rằng: "Thần không ước muốn gì cao xa, chỉ xin Quốc Vương đặt lên ô bàn cờ thứ
nhất 1 hạt gạo, ô thứ hai 2 hạt gạo, ô thứ ba 4 hạt và cứ thế, mỗi ô sau số hạt gạo được đặt gấp đôi ô trước. Khi đặt
đầy 64 ô cờ là hạ thần mãn nguyện vô cùng". Vừa nghe xong Quốc Vương liền cười lên và gật đầu đồng ý. Thế
nhưng rồi khi đem ra thực thi thì Quốc Vương nọ đã phải vét kho đến hạt gạo cuối cùng rồi mà vẫn không trả đủ cho
người nông dân ấy.
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được uy lực mạnh mẽ của cấp số nhân. Nó đã tập trung được sức mạnh của
nhiều người trong khoảng thời gian ngắn nhất để tạo nên một hiệu quả nhanh nhất.
Đối với công việc phát triển mạng lưới cũng vậy, thời điểm ban đầu rất chậm vì bạn phải tuyển chọn từng người một
cho đến khi có được người thật sự thích thú với công việc giống như bạn. Khi bạn tìm được 2 người tích cực thì từ 2
người này sẽ phát triển thành 4 người, và 4 người thành 8 người. Công việc thật chậm chạp và chán nản. Thế
nhưng khi bạn đã có 500 người trong mạng lưới thì từ 500 thành 1000 và từ 1000 thành 2000 rất là nhanh.
Một vài so sánh
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTT

Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành Sản Phẩm

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành Sản Phẩm

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTM


Hình thức kinh doanh truyền thống thì bất kỳ sản phẩm nào nó cũng được xuất xưởng từ một nhà máy. Ví dụ đối với
những sản phẩm nhập khẩu thì nó sẽ được nhập về bởi một công ty nhập khẩu, từ đó được phân phối đến các đại lý
khu vực - Đại lý bán sỉ - rồi đến các cửa hàng bán lẻ. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, chúng ta sẽ mua hàng
trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ.
Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường tăng giá ở các khâu trung gian. Thông thường các khâu này
chiếm từ 30% - 40% giá bán ra của một sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải gánh chịu một khoản chi
phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi. Khoản chi phí này cũng rất
đáng kể, thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phẩm.
Ví dụ như chi phí quảng cáo trên Tivi vào giờ cao điểm với khoảng thời gian 30 giây là khoảng 21 triệu đồng. Mà
theo các nhà tâm lý thì một mẫu quảng cáo muốn tạo được ấn tượng nơi người xem thì thường xuyên phải được
quảng cáo từ 4 - 10 lần trong 1 ngày và kéo dài liên tục trong nhiều tháng. Như vậy chi phí cho quảng cáo rất lớn
cộng với việc tăng giá ở mỗi khâu trung gian đã đẩy giá thành tăng lên từ 70-80%, trong khi giá thành sản xuất ra
một sản phẩm tại nhà máy thường chỉ chiếm từ 20-30% mà thôi, nhưng Người tiêu dùng chúng ta luôn phải mua với
100% giá thành, nên dù muốn hay không cũng vẫn phải gánh chịu khoản chi phí này.
Xin đưa ra một ví dụ cụ thể: 1 chai nước ngọt sản xuất ra tại nhà máy, giá thành sản xuất cỡ chừng 400đ, nhưng tại
các tiệm ăn hoặc các tiệm tạp hóa chúng ta vẫn phải trả với giá từ 2000 - 3000đ tuỳ theo mỗi nơi. Tại sao lại có sự
chênh lệch như vậy. Đó chính là do chi phí quảng cáo cộng với việc tăng giá ở các khâu trung gian đã đẩy giá lên.
Còn hình thức kinh doanh theo mạng là sao?
Thì sản phẩm cũng được xuất xưởng từ một nhà máy, sau đó được phân phối bởi một công ty tiêu thụ. Từ công ty
này hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng không qua bất cứ một chi phí quảng cáo hay một
khâu trung gian nào cả. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, ngoài việc có được một sản phẩm tốt để bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho người thân và gia đình, chúng ta thì chúng ta còn có 1 quyền gọi là quyền kinh doanh. Công
việc kinh doanh của chúng ta cũng rất là đơn giản, sau khi dùng sản phẩm, cảm nhận thấy sản phẩm thực sự tốt và
chất lượng thì chúng ta chia sẻ lại cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của chúng ta. Những người
chịu đi chia sẻ như vậy gọi là Nhà Phân Phối Và những người này cũng có mối quan hệ của họ, họ lại tiếp tục chia
sẻ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của họ, và vô hình chung một hệ thống mạng lưới tiêu thụ đã
được hình thành. Công ty sẽ tiết kiệm từ những khâu quảng cáo và những khâu trung gian này gởi lại cho những
người tham gia giới thiệu bằng hình thức phần trăm (%) hoa hồng.
Hiện nay ở nhiều nước, luật về kinh doanh theo mạng (KDTM) đã ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các
nhà phân phối độc lập và ngăn chặn các hình tháp ảo. Các trường đại học lớn đều có khoa KDTM, hàng vạn cuốn
sách về KDTM đã ra đời để giúp các nhà phân phối độc lập nắm bắt được phương pháp làm việc. Cũng theo ông
Richard Poe trong cuốn "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên mới trong KDTM" thì dù bạn có tin hoặc có theo hay không,
KDTM vẫn là một xu thế kinh doanh tất yếu trong thời gian tới.

Hỏi về quy định của pháp luật với bán hàng đa cấp
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 1 -- Thảo luận: 2 -- Số lần đọc: 5276)


Câu hỏi

Tôi muốn hỏi có phải là theo quy định của Việt Nam, từ tháng 7/2005 thì ngành nghề kinh doanh đa cấp chính thức
được cho phép thực hiện phải không, xin được tư vấn cụ thể về ngành nghề này và cho biết điều luật cụ thể quy
định vấn đề này

Trả lời

Chúng tôi hiểu kinh doanh đa cấp mà bạn nêu là bán hàng đa cấp được quy định tại Luật Cạnh tranh (có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2005). Theo khoản 11 điều 3 Luật Cạnh tranh quy định về bán hàng đa cấp như sau:
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều
cấp, nhiều nhánh khác nhau;
(ii) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của
người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người
tham gia;
(iii) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả
tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và
mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Bạn cũng cần phân biệt là Nhà nước cho phép về bán hàng đa cấp, nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo
điều 48 Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp bất chính được quy định như sau: Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành
vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
(i) Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản
tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
(ii) Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
(iii) Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
(iv) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính
chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Sưu tầm
Bán hàng đa cấp, vòng xoáy lừa đảo kiếm tiền
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 12 -- Thảo luận: 35 -- Số lần đọc: 37245)


Đó là một kiểu kinh doanh truyền tiêu, mà ai đã lọt bẫy một lần sẽ khó lòng thoát ra được. Ban đầu, họ là nạn nhân,
nhưng khi gia nhập mạng lưới đa cấp, họ lại trở thành kẻ tòng phạm, vì tiếp tục dụ dỗ nhiều người khác vào mạng
lưới để hưởng hoa hồng. Cứ thế, “chuỗi dây chuyền lừa nhau” ngày càng dài vô tận.
Siêu lợi nhuận
Bán hàng đa cấp xuất hiện lần đầu tiên ở TP.Hồ Chí Minh năm 1998, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên
doanh với Công ty Incomex. Sản phẩm mà họ rao bán đơn giản chỉ là chiếc nệm mút bình thường, nhưng qua các
buổi tập huấn bán hàng, chiếc nệm này được biết đến như một sản phẩm thần kỳ, có tác dụng chữa “bách bệnh”. Vì
thế, giá trị của món hàng được đẩy lên đến vài chục triệu đồng/tấm.
Tháng 12-2000, Công ty Sinh Lợi xuất hiện, rao tuyển nhân viên rầm rộ, với những lời hứa hẹn hoa mỹ: “Làm chức
càng cao sẽ được cấp nhà, xe và sẽ có trong tay 5 tỉ đồng chỉ sau 1 năm làm hội viên”. Sinh Lợi ra quân với dòng
sản phẩm “đa dạng” hơn như hàng điện tử do các tổ hợp nhỏ ở TP.HCM sản xuất, được “lên đời” bởi nhãn mác
ngoại mang cái tên chẳng ai biết tới: Peehuang, rồi rao bán với giá ngất trời. Chẳng hạn, mặt hàng đầu đĩa
Peehuang giá 2 triệu đồng, bán ra 4,5 triệu đồng (tổng cộng, Sinh Lợi đã bán được 957 cái, thu về hơn 4 tỉ đồng);
một chiếc áo ngực giá 3 USD, qua tay Sinh Lợi lên đến 1,5 triệu đồng/cái; đèn pin Trung Quốc mua giá 0,5 USD, bán
60.000 đồng; máy may mini Trung Quốc mua 2 USD, bán 420.000 đồng; máy tạo khí ozon Đài Loan mua 80 USD,
bán 3 triệu đồng...
Thấy Sinh Lợi ngon ăn, nhiều công ty khác cũng nhảy vào kinh doanh đa cấp như: Lô Hội, NONI, Vision, Tân Hy
Vọng, Tân Thành Phát, Thường Xuân, Lợi Ích, Phan Hưng Long, Toplife, Khang Hồng Thịnh, Vivalife, Harvet,
AMWAY, Khải Việt, Trùng Thảo Vương, Thế giới Hoàn Mỹ, Sáng Thế Kỷ Mới, Questnet (bán hàng đa cấp trên
mạng)… Mỗi nơi bán một loại hàng hóa, nhưng cùng một chiêu thức “dùng người dụ người” bỏ ra một số tiền nhất
định để mua sản phẩm, rồi sau đó chỉ cần ngồi mát hưởng hoa hồng từ những người bị dụ.
Vì sao không quản nổi bán hàng đa cấp?
Thứ nhất, tất cả phân phối viên khi đã bước vào kinh doanh đa cấp đều hiểu rằng mình đang bị lừa, nhưng vì lợi
nhuận nên họ nhắm mắt làm ngơ, trở thành kẻ tiếp tay, dụ thêm nhiều người khác, thậm chí cả người thân và bạn
bè vào mạng lưới để được hưởng hoa hồng nhiều hơn. Cứ như thế, chuỗi lừa nhau âm thầm hoạt động và kéo dài
đến vô tận.
Thứ hai, cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong cách quản lý hoạt động này. Kinh doanh đa cấp vào Việt
Nam từ năm 1998, nhưng mãi đến năm 2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định 110 thừa nhận tính hợp pháp. Đến
nay, đã có 8 đơn vị được cấp phép. Tuy nhiên, theo ông Trần Vinh Nhung - Phó Giám đốc Sở Thương mại TP.HCM,
thừa nhận: Nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp, chưa được cấp phép, nhưng hoạt động lén lút, nên cũng không
dễ phát hiện. Đối với những đơn vị có phép, cơ quan chức năng cũng vấp phải nhiều khó khăn vì khó phân biệt giữa
“vô tình” hay “cố ý” vi phạm. Chẳng hạn, dạng vi phạm “ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm, mới được trở
thành phân phối viên”, rồi công ty “đổ thừa” do mạng lưới phân phối viên tự ép nhau, chứ không phải do chủ trương
của công ty. Chưa kể, Sở Thương mại không có thẩm quyền chế tài với các công ty đa cấp vi phạm.
Thêm nữa, “vì mạng lưới đa cấp lôi kéo hàng chục ngàn người tham gia, nên khi “đụng vào” tức là đụng đến những
con người cụ thể. Vì vậy, khi đoàn kiểm tra đến là họ phản ứng ngay. Chưa kể những người trực tiếp đi kiểm tra luôn
đứng trước những băn khoăn, nếu xử lý những sai phạm của công ty này rồi, số phận những con người kia sẽ ra
sao?” - ông Nguyễn Trí Vị, Đội trưởng Đội 4A Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết.
Nhưng việc gì phải đến đã đến, ngày 23-6-2006, Sinh Lợi - con bạch tuộc to nhất trong các con bạch tuộc đã bị Đoàn
Thanh tra của Sở Thương mại TP.HCM tạm giữ giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, do có nhiều hành vi gian dối
trong kinh doanh và đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Tương tự, Trường Ngoại ngữ SITC, với chiêu bài dụ
học viên kiểu đa cấp, sau 2 năm quảng cáo rầm rộ ở Việt Nam đã “bốc hơi” không để lại dấu vết.
Người dân nhẹ dạ, ham tiền nên bị lừa. Nhưng, đáng trách hơn là các cơ quan chức năng còn quá chậm chạp,
buông lỏng, lúng túng trong việc quản lý, gây ra tình trạng “dở khóc, dở cười” cho biết bao nhiêu người, vì họ vừa là
nạn nhân, vừa là thủ phạm tiếp tay cho các hoạt động kinh doanh lừa đảo
SAGA - Cái nhìn khách quan về bán hàng đa cấp - Công việc của mình liên quan đến vấn đề kinh doanh nên
mình cũng muốn tìm hiểu bán hàng đa cấp với các biện pháp thu hút khách hàng để đạt doanh số cao. Nhưng
qua những thông tin mình tìm hiểu được thấy có một số vấn đề sau:
1. Người bán hàng (nhân viên công ty đa cấp) chỉ quan tâm tới lợi nhuận % mình được hưởng mà bỏ qua các
nguyên tắc kinh doanh cơ bản.

2. Sản phẩm của các công ty bán hàng đa cấp thường là các sản phẩm bình thường (không có giá trị hoàn hảo
như nhân viên bán hàng quảng cáo). Đã có cơ quan nào kiểm định chất lượng sản phẩm chưa?

3. Ai bảo bán hàng đa cấp bỏ qua các chương trình quảng cáo? Thế việc tổ chức hội nghị, hội giảng với mục
đích gì? Chi phí tổ chức hẳn là không nhỏ được trích từ nguồn nào?

4. Kiến thức về sản phẩm được trang bị sơ sài, trong đó để sử dụng những loại sản phẩm "chức năng" đòi hỏi
sự hiểu biết về y tế rất cao. Trong đó nhân viên bán hàng 100% thiếu kiến thức kinh doanh cơ bản (chỉ biết
thuyết phục người thân bạn bè tham gia), thiếu kiến thức về sản phẩm (bán lấy được để đạt doanh số).

Một câu chuyện buồn cho nhân viên công ty LÔ HỘI: Chồng bán sản phẩm lô hội nên cho vợ bị u vú uống với
mong muốn khối u teo đi, ngược lại khối u lại phát triển nhanh và chuyển thành K. Một sự thiếu hiểu biết dẫn
đến một kết quả đáng tiếc bởi "mặt tốt" của sản phẩm lô hội là tái tạo tế bào, trong khi K lại phải làm các liệu
pháp giảm sự phát triển của tế bào. Chết vì thiếu hiểu biết, đây là câu chuyện có thật.!

Có ích: 0/0
Herbalife (24/08/2010 09:55 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Herbalife - Kinh doanh đa cấp chân chính! - Tôi là nhà phân phối của Herbalife và tôi không thấy
kinh doanh đa cấp là lừa đảo.

Bạn có biết với hình thức phân phối truyền thống, một sản phẩm từ lúc xuất xưởng đến tay người tiêu dùng
phải trải qua bao nhiêu tầng nấc trung gian từ tổng đại lý đến các đại lý cấp 1 cấp 2 thậm chí cấp 3, rồi đến các cửa
hàng bán trực tiếp... rồi còn các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại?

Mỗi đại lý khi mở ra kinh doanh phải trả tiền mặt bằng, tiền thuê nhân viên, tiền kho bãi, tiền chuyên chở, tiền
thuế...Vậy những chi phí đó ai chịu? Tất nhiên là người tiêu dùng chịu. Do vậy giá của sản phẩm bị đội lên rất nhiều
thường là từ 70% đến 80% thậm chí 90%.

Ngoài ra khi bạn mua sản phẩm lại còn tùy thuộc vào địa điểm kinh doanh nữa. Ví dụ điển hình là khi bạn sử dụng
đồ uống, nếu mua ở các siêu thị hay cửa hàng nhỏ lẻ thì giá còn bình dân chứ nếu đi nhà hàng hay các quán cafe
sang sang một chút thì nhiều khi giá cao gấp nhiều lần. Lúc này thì giá đã bị đội lên không chỉ 90% phải không các
bạn?

Tuy nhiên với hình thức phân phối đa cấp thì người đưa các thông tin về sản phẩm chính là các nhà phân phối. Và
công ty thay vì chi trả những khỏan chi phí khổng lồ cho các tầng nấc trung gian, cho các công ty quảng cáo, tiếp
thị... họ trả cho các nhà phân phối.
Giá bán của các sản phẩm của Herbalife là thống nhất một giá trên toàn quốc và công ty nghiêm cấm bán sai giá
quy định. Như vậy không thể nói sản phẩm của Herbalife bị đội lên rất nhiều mà chỉ là sự lựa chọn mô hình phân
phối của họ mà thôi.

Trong mô hình đa cấp, nhà phân phối muốn thành công thì trước hết phải sử dụng sản phẩm để cảm nhận được
tác dụng của nó rồi sau đó mới chia sẻ cho mọi người biết. Vì nếu bạn không sử dụng bạn không thể chuyển tải
được “cái hồn” của sản phẩm. Công ty Herbalife luôn luôn nhắc nhở các nhà phân phối trong các buổi hội thảo khi
lên chia sẻ chỉ nói sự thật, không thổi phồng, về hiệu quả của sản phẩm. Công ty cũng luôn khuyến cáo rằng sản
phẩm của Herbalife không phải là thuốc.

Nếu bạn có bệnh thì phải đi bác sỹ. Còn tại sao khi sử dụng sản phẩm của Herbalife nhiều người nói là hết được
bệnh này bệnh kia thì tôi suy nghĩ đơn giản vì sản phẩm của Herbalife cung cấp nguồn dinh dưỡng lành mạnh, cân
bằng cho cơ thể, đầy đủ các yếu tố vi lượng cần thiết nên nếu ai đó mắc bệnh mà nguyên nhân là do thiếu các yếu
tố này thì khi cơ thể của họ được bổ sung đầy đủ bệnh tật sẽ được cải thiện.

Tôi thấy hầu hết các nhà phân phối của Herbalife đều là những người có vấn đề về sức khoẻ. Khi sử dụng sản
phẩm họ đã thấy được tác dụng tích cực và sau đó tham gia làm nhà phân phối. “Sức khoẻ là vàng” và chưa hẳn
có tiền bạn đã mua được sức khỏe vì vậy nếu sử dụng Herbalife mà bạn thấy khoẻ mạnh thì dù giá nó có cao hơn
những sản phẩm khác cũng là điều hợp lý - “Tiền nào của nấy”. Còn khi tham gia làm nhà phân phối bạn chịu khó
đi share cho mọi người về hiệu quả của sản phẩm thì việc hưởng những % hoa hồng cao cũng là sự tưởng thưởng
cho sự chăm chỉ của bạn. Điều đó là hòan toàn công bằng.

Tôi cũng xin nói luôn là chính sách của Herbalife không yêu cầu nhà phân phối phải đặt cọc bất kỳ một khoản tiền
nào cũng như ép buộc bạn phải mua một sản phẩm nào ngoài một khoản tiền chưa tới 500 ngàn để mua tài liệu.
Đầu tư cho việc kinh doanh như vậy thì có rủi ro không bạn?

Thêm thông tin nữa về Herbalife: Cổ phiếu của Herbalife đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New
York và Công ty Herbalife hiện có một nhà bác học: Tiến sỹ Louis J. Ignarro, người đoạt giải Nobel về Y học năm
1998. Hiện Herbalife đã ứng dụng công trình khoa học của ông vào sản xuất sản phẩm dành cho người có vấn đề
về tim mạch. Hiện Herbalife cũng là nhà tài trợ chính về dinh dưỡng cho CLB Inter Milan, Barcelona và Leo Messi,
L.A Galaxy và một số vận động viên thể thao khác.

Ngoài ra tôi cung cấp cho các bạn thêm một số thông tin về kinh doanh đa cấp:

1. Hiện nay công ty FPT cũng đang kinh doanh đa cấp. Nhãn hiệu FPT hẳn rất nhiều người Việt Nam chúng ta đều
biết. Nhưng FPT phân phối sản phẩm gì theo mô hình đa cấp thì chắc chưa nhiều người biết vì họ mới chỉ đưa loại
sản phẩm rất đặc biệt này phân phối theo mô hình đa cấp từ tháng 04/2010. Vậy một tập đoàn lớn hàng đầu Việt
Nam chắc chắn họ không phiêu lưu tên tuổi, uy tín đã gầy dựng hơn 20 năm nay để tham gia vào mô hình kinh
doanh mà nhiều người chưa hiểu rõ gọi nó là “lừa đảo”. Vậy sản phẩm đa cấp của họ là gì? Đó là sản phẩm dưỡng
da từ công nghệ sinh học tế bào gốc được ứng dụng từ một công trình nghiên cứu của một nhà khoa học người
Việt Nam. Nghe lạ quá nhỉ? Nếu bạn nào muốn biết thêm thông tin thì cứ liên lạc với tôi.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng ông Diệp Khắc Cường, một tấm gương điển hình về người thành đạt từ kinh doanh
đa cấp, người chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm trên của FPT hiện nay, cũng là người đạt danh hiệu “Doanh
nhân vì cộng đồng” năm 2009 do Phó chủ tịch nước trao bằng khen. Vậy chắc hẳn Nhà nước không trao bằng
khen cho người kinh doanh lừa đảo phải không các bạn? Và tôi cũng được nghe ông Diệp Khắc Cường chia sẻ
rằng “ Mô hình kinh doanh đa cấp không phải là xấu mà là do ban đầu khi áp dụng mô hình này ở Việt Nam người
ta đã làm méo mó nó nên đã gây thành kiến với nhiều người. Nếu bạn muốn tham gia kinh doanh đa cấp, trước hết
bạn phải tìm được một công ty mà bạn tin tưởng rằng người lãnh đạo có đủ “Tầm” và có “Tâm”. Sau đó là sản
phẩm phải có sự khác biệt nổi trội”.

2. Donald Jump – ông trùm bất động sản ở Mỹ- hẳn bạn cũng đã nghe nhiều về tên tuổi của ông trên các phương
tiện truyền thông. Khi một người hỏi ông rằng nếu một ngày nào đó trong tay ông không còn một xu, ông sẽ làm gì?
Ông trả lời rằng sẽ đi kinh doanh đa cấp. Lúc đó nhiều người cười ồ lên, ông hỏi rằng tại sao các vị lại cười? Nếu
điều đó sai thì hãy phản biện đi. Vì quý vị cười nên giờ đây quý vị vẫn còn ngồi ở dưới đó đó.

Tôi thiết nghĩ chỉ những thông tin trên cũng đủ để bạn suy nghĩ và tìm hiểu cho rõ ngọn ngành. Ban đầu tôi cũng là
người có định kiến về kinh doanh đa cấp nhưng khi nghe FPT kinh doanh mô hình này thì tôi quyết định tìm hiểu về
nó. Sau gần hai tháng tìm hiểu tôi đã “Ngộ” ra được một điều rằng: đôi khi “cái tôi” của ta quá lớn khiến ta cho rằng
ta đã biết hết cả rồi (đa cấp là lừa đảo, là bán giá trên trời... bla bla....) nhưng thực ra ta chẳng biết gì cả.

Bạn nào muốn liên lạc với tôi để có thêm thông tin về sản phẩm của Herbalife và sản phẩm dưỡng da của FPT vui
lòng gọi số 0989 480 339 gặp Ly.
Có ích: 0/0
lethanhminh77 (07/07/2010 09:05 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - MLM - Việt Nam chưa đủ tầm - Chào các bạn quan tâm đến MLM;

Thực ra thuật ngữ MLM và công việc MLM đã xuất hiện lâu tại các nước Tiên tiến, kinh tế phát triển, thậm chí
nó đóng vai trò không nhỏ trong việc mang lại lợi ích thu nhập và kinh tế cho con người tại những quốc gia
này...

Trước luồng sóng di dân của các dân tộc trên thế giới, thì MLM được lan tỏa và được du nhập đến các nước chậm
phát triển từ những người "di dân" mang về khi hồi hương. Tuy nhiên sự tiếp thu và sao bản đã bị lệch pha do "kiến
thức hạn chế" từ những đối tượng này như một nguyên tắc "tam sao thất bản", nên chính vì thế việc triển khai và
cách làm, cũng như sự vận hành bị sai lệch, và cũng chính sự yếu kém: Quản lý không xuể, hiểu chưa tới...đã tạo
ra các hệ lụy không nhỏ cho cả người trực tiếp làm, và các khách hàng "lở tin dùng" sản phẩm đó là đánh mất lòng
tin, thậm chí có một số người mất luôn cả tình thân hữu...

Việt Nam trước đây đã đau đầu vụ Bảo hiểm nhân thọ, hiện nay cũng đã và đang trong tình trạng "rối loạn MLM",
xuôi cho C.ty nào bị phát hiện thì đóng cửa, các công ty còn lại thì "mắt nhắm, mắt mở" làm với hy vọng tới đâu hay
tới đó...Nói vui thế này "Xin chia buồn cùng chiến hữu, bởi do đồng chí bị lộ thì bị đóng cửa, còn tôi thì chưa lộ thì
cứ tiếp tục khi nào lộ thì đóng cửa như đồng chí thôi..."

Haha tội nghiệp cho các vị "làm biếng mà lại muốn có thu nhập cao" nên là "tín đồ" thiếu hiểu biết của MLM hện
nay.

MLM là một cách làm "khoa học" đòi hỏi người làm MLM phải có một kiến thức Marketing - Sale và có nhận thức về
đạo dức kinh doanh nghề sâu sắc. Rất tiếc kiến thức MLM hiện nay tại Việt Nam còn hạn chế và thói quen kinh
doanh của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi cách nhìn "bán buôn", vì thế không phù hợp với cách làm "thương mại"
như MLM được.

Có ích: 0/0
cogngnouhp (03/07/2010 09:26 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Kinh doanh theo mang_ mo hinh cua the ki 21 - Mình nghĩ Mô hình kinh doanh theo mạng là rất
tiềm năng, không chỉ ở VIệt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã làm theo mô hình này. >Kinh doanh theo
mạng không có gì là xấu,chỉ là một số công ty VN lợi dụng sự cả tin, và một phần là do người dân chưa có
hiểu biết nhiều để phân biệt các dạng công ty lừa đảo.
Như minh thấy nhiều công ty VN bán các sản phẩm không rõ tên tuổi, chất lượng, dùng sản phẩm để trá hình thôi.
Tuy nhiên,không phải tất cả các công ty đều lừa đảo đâu. Ví dụ như sản phẩm của Herbalife hay Vision là có tên
tuổi, nguồn gốc vầ rất thành công ở các nước trên thế giới. Họ kinh doanh thật sự, không chỉ đem lại lợi nhuận mà
còm góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Bạn nào muốn biết thêm thông tin thi liên hệ với mình
Email:cogngnouhp@yahoo.com

Có ích: 0/0
Hoanglonghlc (02/07/2010 11:26 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Tôi thấy MLM rất tuyệt - Các bạn thân mến, chủ đề kinh doanh theo mạng (MLM) đang là một chủ
đề nóng vì có nhiều ý kiến đưa ra thậm chí trái ngược nhau. Thực tế đây là hình thức kinh doanh tiên tiến,
nhân đạo, Vì một người thành công luôn phải giúp cho những người khác thành công. Chỉ có điều một số công ty
đã lợi dụng MLM, đội giá các sản phẩm tạo nên một làn sóng "trò chơi tiền bạc" và kinh doanh lừa đảo.ở Việt Nam
hiện có 32 công ty đăng ký kinh doanh MLM nhưng có tới hơn 20 công ty theo dạng này khiến cho cái nhìn của
phần đông người dân về MLM rất xấu. Nếu các bạn thực sự muốn tìm cho mình một cơ hội kinh doanh, phát triển
thì hãy nghiêm túc nhìn nhận MLM. các bạn đừng chụp mũ tất cả, hãy tìm hiểu các công ty kinh doanh mạng chân
chính (VD: Tiens, Amway...). Các bạn đã từng đọc cuốn "Tai sao chúng tôi muốn bạn giàu" của hai con người rất
nổi tiến hợp sức viết ra: một người là đại tỷ phú Donal Tramp - một biểu tượng thành công ở Mỹ, một người là
Robert Kyiosaky- cố vấn tài chính của Bill Gates. Trong đó họ khuyên chúng ta hãy đến với MLM vì theo họ đây là
hình thức kinh doanh tuyệt vời nhất.

Các bạn có thể đọc thêm tập các tập, đặc biệt là T11 của "Dạy con làm giàu" viết bởi Robert Kyiosaky. bổ ích lắm
đó.

Chúc các bạn thành công!

Có ích: 3/4
gaphuthuy (13/01/2010 12:17 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Thái độ là tất cả! - AGA - Tôi người trong nghề đây.

Chào mọi người, bài này đã cũ và tôi muốn góp ý để ai quan tâm tham khảo nhé.

MLM là kinh doanh, mà kinh doanh đâu lại không có lừa đảo. Nói MLM là lừa đảo thì kinh doanh truyền thống cũng
lừa vô khối.

Tôi đồng tình bạn nói rằng "xem lại mình!", mới bị lừa được chứ tới thời điểm này ai cũng nghe, thấy chút ít, kẻ sợ,
người lo, những vẫn tham gia "vì tiền dễ kiếm, lại nhàn...".

Vì MLM không như vậy, bạn phải làm việc, giới thiệu người để hưởng lợi thì đúng là lừa thật, tôi đây phải bán
hàng, giới thiệu hình thức kinh doanh với mọi người quan tâm. Nhóm của tôi vẩn phải bán hàng và giới thiệu.

Chúc Thành Công!

À, có câu này dân MLM phải biết: Thái độ là tất cả.

Em nói thật với bác thế này bán hàng đa cấp chỉ gieo ảo tưởng cho những người ít học, thắt cavat mặc complet
như đúng rồi thì chả hiểu mình nói gì?

Chính vì không có kiến thức nên mới bị lừa đả. Lời nói của bác giống tiếng kêu than của kẻ tử tù.

Có ích: 2/2
thanhtunga2 (08/01/2010 02:23 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Một vài vấn đề!!! - Tôi biết đến hình thức bán hàng đa cấp từ cách đây 5 năm, thời tôi còn là sinh
viên. Về mặt lý thuyết thì hình thức KD này có vẻ không có gì là xấu, lấy chi phí quảng cáo truyền thông để
chia lợi nhuận cho các CTV KD bán được sản phẩm của họ (do sản phẩm không dùng phương pháp quảng
cáo thông thường để đến với người tiêu dùng). Nhưng trên thực tế tôi thấy một số vấn đề sau mà tôi không
đến với hình thức KD này:

- Giá trị của sản phẩm (giá trị sử dụng) mà họ bán ra không tương xứng với giá thành sản phẩm nếu đem so sánh
với các mặt hàng được bán theo hình thức mạketing thông thường (có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng).

- Điều kiện rằng buộc để trở thành thành viên mạng lưới bán hàng của họ (để được chia sẻ lợi nhuận cao hơn)
thường là phải mua sản phẩm của họ. Điều này khiến cho một số người có mức thu nhập thấp hoặc phụ thuộc (SV,
người lao động) bỏ ra một số tiền khá lớn (so với thu nhập của họ) mua sản phẩm mà chính bản thân họ không có
nhu cầu sử dụng trước sự cám dỗ về lợi nhuận (do Cty hoặc NVKD truyền đạt) khi được tham gia mạng lưới bán
hàng. Điều này có phải là lãng phí của cải không khi với số tiền đó họ có thể làm không ít việc thiết thực đối với
chính bản thân họ.

- Khi đã bỏ tiền ra để mua sản phẩm thì những người như trên tìm mọi cách để giới thiệu bán sản phẩm nhằm thu
lại những gì họ bỏ ra. Mà mục tiêu có khả năng thành công nhất của họ lại là chính người thân và bạn bè của họ
hoặc những người thiếu thông tin. (VD: từng có 1 nhân viên của Sinh Lợi lừa những người của một bản làng mua
SP của họ với lý do: khi mua sẽ được trở thành nhân viên nhà nước, về làm việc tại Hà Nội). Một sự lãng phí của
cải tăng theo cấp số nhân.

- Tất cả những chiêu thức bán hàng của mạng lưới có thể mang lại lợi nhuận cho cá thể nào đó và cty chủ quản
nhưng lại gây tổn hại không nhỏ cho cộng đồng về cả kinh tế và xã hội. Mà dòng lợi nhuận chính lại quay đầu ra
nước ngoài.

- Một hình ảnh nhức nhối: một SV Hà Nội sống với mức trợ cấp của gia đình nông thôn trung bình: 1 triệu đồng/1
tháng đang làm mọi cách xoay sở để có số tiền 3 triệu đồng mua sản phẩm. Tham gia vào mạng lưới bán hàng.

- Liệu chúng ta có nên đồng tình, cổ vũ hay tham gia vào hình thức KD (bán hàng) mà chính bản thân nó gây tổn
hại không nhỏ cho xã hội cho dù về mặt lý thuyết nó không sai hay quá đúng?

Có ích: 3/3
hahanhdung (05/01/2010 02:48 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Cần phải cảnh giác - Vẫn có rất nhiều người tham gia vào mô hình kinh doanh này. Có lẽ bởi tính
hấp dẫn của hoa hồng được hưởng nên một số người vẫn mạo hiểm. Cho nên có lẽ cần phải cân nhắc kỹ
trước khi tham gia.

Có ích: 2/2
hang24 (05/01/2010 11:08 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Chia sẻ - Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty bán hàng theo hình thức đa cấp đó và bản thân
họ tự hạ thấp sản phẩm của mình mặc dù sản phẩm của họ khá tốt hoặc tốt nhưng do hình thức kinh doanh
của họ làm cho họ bị người tiêu dùng nhìn nhận dưới con mắt khác.

Có ích: 5/6
meikey65 (04/01/2010 11:27 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Quan điểm cá nhân! - Theo cá nhân tôi, chúng ta nên nhìn nhận từ nhiều phía. Xuất phát điểm của
mô hình này từ đâu, tổ chức và phân chia lợi nhuận của mô hình này như thế nào, mục tiêu hoạt động của mô
hình này là gì và nhắm vào ai?

Mỗi người sẽ có những câu trả lời khác nhau cho vấn đề này.

Đầu tiên tôi phải đưa ra 1 ý kiến rằng "Bản chất mô hình này không xấu", nhưng: Cách áp dụng của những công ty
khác nhau lại khác nhau. Thực tế tôi thấy có 2 dạng như thế này:

1. Làm thành viên mà không cần có khoản "tiền cược" dưới dạng mua hàng hay nộp tiền mặt. Ai đã từng xem xét
dạng mô hình này chưa? Khi được tuyển, các thành viên hoạt động giống như nhân viên kinh doanh, thời gian đầu
được hỗ trợ kih phí, sau thì bán hàng hưởng hoa hồng (hưởng % doanh thu). Các bạn thấy mô hình này Tốt hay
Xấu, có mang tính chất "lừa đảo" hay không?
2. Muốn trở thành thành viên phải Có một khoản "tiền cược" dưới dạng mua hàng hóa hay nộp tiền mặt. Mô hình
này trước kia đã được Sinh Lợi áp dụng và nay có rất nhiều nơi áp dụng. Tôi đã từng nghe ở nhiều nơi và rút ra
được thế này:

- Mỗi cá nhân khi trở thành thành viên phải có 1 khoản "tiền cược", chủ yếu là dưới dạng mua hàng hóa, nhiều hay
ít mặt hàng nhưng phải đảm bảo tổng trị giá tối thiểu là (khoảng) 3 triệu đồng.

- Các cá nhân "thành viên" chủ yếu thuộc các thành phần: Sinh viên, lao động phổ thông, nông dân... tất cả đều rơi
vào 2 nhóm "Trình độ học vấn thấp" và/hoặc "Thu nhập thấp".

- Thuyết phục các cá nhân trở thành thành viên bằng chiêu "so sánh lợi ích" và "thu nhập hứa hẹn".

Điển hình là:

1. "Tấm gương" được nêu ra là các thành viên cũ trước kia đều là những sinh viên, lao công, thợ lò gạch, nông
dân... sau 1 thời gian tham gia vào công ty, nay đã có thu nhập hàng chục triệu một tháng... Nghe có vẻ bùi tai,
nhưng mặt trái là gì? Thành phần là những người học vấn thấp, nhận thức kém, đang chịu áp lực thu nhập, những
người này tham gia thành viên chủ yếu vì "thu nhập hứa hẹn". Thêm nữa, khi tham gia thành viên, họ phải chi ra
khoảng 3 triệu đồng, và đa số họ đều phải đi vay, và chính áp lực phải trả nợ đã níu họ lại làm việc khi thực sự thấy
đó là một trò lừa đảo.

2. "Bài toán so sánh lợi ích" họ đưa ra: Các sản phẩm bán ra theo hình thức này sẽ không chịu các chi phí tiếp thị
quảng cáo, mà thường các chi phí này chiếm tới 60-70% giá thành của sản phẩm, do vậy, khin tham gia thành
viên, ngoài khoản "thu nhập hứa hẹn" bạn còn được sử dụng các sản phẩm với giá rất rẻ... Hấp dẫn, nhưng chúng
ta lật lại, ở đây có gì mâu thuẫn?

- Thu nhập của thành viên và chi phí quảng cáo: Thành viên trực tiếp giới thiệu được hưởng khoảng 400.000 cho
việc giới thiệu 1 thành viên mới (tạo cho công ty khoảng 3 triệu - tương đương 13%), nhân viên cấp trên trực tiếp
quản lý sẽ được hưởng 10%, cấp trên nữa là 7%, rồi 5%, 3%... Tổng cộng "hoa hồng phải trả" là khoảng trên 30%
giá bán, tương đương trên 60% giá thành, vậy có lợi gì cho người tiêu dùng?

- Giá của sản phẩm, thông thường giá của sản phẩm "ký cược" cao hơn giá thị trường của nó, vào khoảng 2 lần
giá thị trường. Vậy nếu đơn thuần là tiêu dùng thì lợi ích ở đâu và thuộc về ai?

Cho phép tôi được đưa ra 1 kết luận cá nhân: Mô hình bán hàng đa cấp không xấu, bản chất không phải lừa đảo,
NHƯNG mô hình bán hàng đa cấp có điều kiện ràng buộc (bằng tiền hoặc mua sản phẩm) mang tính chất lừa đảo
có ràng buộc, với mục tiêu nhắm vào những người có nhận thức thấp, những người có thu nhập thấp hoặc không
có thu nhập đang nóng lòng làm giàu và giữ chân họ bằng "những thu nhập hứa hẹn" và "áp lực nợ".

Có ích: 3/4
nhatvm (16/12/2009 02:20 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Một cái nhìn phiến diện! - Bán hàng đa cấp hay Bảo Hiểm Nhân Thọ là những loại hình kinh doanh
non trẻ ở Việt Nam, mới có ở Việt Nam từ khoảng 10 năm nay nên người dân cũng chưa có một cái nhìn đúng
về nó. Nhưng trên thế giới nó đã tồn tại hàng trăm năm nay. Nếu nó thực sự lừa đảo nó sẽ không thể tồn tại
được dưới sự trừng phạt của pháp luật. Không có lý nào người dân các nước Âu-Mỹ lại có tầm nhìn, nhận
thức kém người Việt Nam khi không nhận ra bán hàng đa cấp là lừa đảo. Bán hàng đa cấp cũng chỉ là một loại
hình kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp, cũng như một con dao, nếu trong tay một người nội trợ, họ có thể
dùng để làm những việc có ích, nếu trong tay một tên tội pháp, họ có thể dùng để giết người. Vậy thôi.

Có ích: 3/4
tuonglien (26/08/2009 07:39 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Ngồi mát đòi ăn bát vàng? - Mình đang được một người bạn lôi kéo vào một hệ thống kinh doanh
theo mạng, dù đã rất tế nhị từ chối nhưng vì nể nang nên đành nghe nó giới thiệu. Kể ra cũng buồn cười, làm
gì có cái chuyện không làm gì mà ngồi ăn tiền triệu một tháng, không thể có đồng tiền dễ dàng thế được bởi làm gì
có "máy in tiền" cơ chứ.

Có ích: 3/3
PHT746 (24/08/2009 05:40 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Phiến diện - Tác giả nhìn hình thức bán hàng đa cấp không toàn diện. Thực ra đó là một hình thức
kinh doanh được pháp luật thừa nhận chỉ có những người xấu lợi dụng mô hình này để lừa những người nhẹ
dạ không có phân biệt rõ ràng và hiểu về vấn đề kinh doanh đa cấp!

Có ích: 2/3
cafe_me_cafe (24/08/2009 04:22 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Thật buồn - Trông thấy nhiều người lao theo bán hàng đa cấp mà thấy buồn. Theo tôi chính nó
cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều tệ nạn xã hội, bởi tôi thấy hầu như đa phần là sinh viên tham gia, bộ
phận này cũng không phải ai cũng dư tiền bạc, họ mượn để chơi rùi có người tiếp tục lôi kéo người khác, có
người từ bỏ nhưng mang theo một khoản nợ. Và rồi chính đồng tiền lúc này lại sai khiến họ làm đủ mọi thứ để
có thể trả nợ, bất chấp mọi thứ.
Hãy cố gắng học tập, đúc kết kinh nghiệm và trở thành người có bản lĩnh lập trường trong một xã hội đầy khắc
nghiệt như ngày nay.
Các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc một cách dứt khoát hơn để giải quyết vấn đề này.

supbapcai (11/08/2009 11:42 AM)


Có ích: 4/4
Có ích Không có ích

© SAGA - Chính chúng ta đã từng bán hàng đa cấp - Chủ đề bài viết khá hot, cửa để tranh luận thì mở toang
hoác! Thích thật!

Theo tôi, bán hàng đa cấp dựa trên nguyên tắc: Người mua trước thuyết phục người mua sau bằng chính trải
nghiệm, cảm xúc thực sự của mình sau khi đã sử dụng sản phẩm. Như vậy, hãy nhìn lại một chút. Chính chúng
ta, hàng ngày cũng đã gián tiếp bán hàng đa cấp, chỉ có điều không ý thức và không yêu cầu lợi nhuận là tiền.

Ví dụ: Tôi đang xây dựng mối quan hệ với khách hàng A. Một lần, tôi mua cuốn "Chuyện con mèo dạy hải âu bay".
Sau khi đọc xong, tôi thấy rất hay và hợp với anh A. Thế là tôi viết một email giới thiệu cho anh A sơ lược về nội
dung chính, điểm nào hấp dẫn, ứng dụng ra sao. Anh A bị thuyết phục và mua cuốn sách đó. Như vậy, tôi đã trở
thành một đại lý của nhà sách (nhưng lợi nhuận mà tôi nhắm đến là mối quan hệ chứ không phải tiền hoa hồng).

Có ích: 2/3
Cucbe0 (11/08/2009 01:00 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Phiến diện - Tác giả bài viết trên có cái nhìn không khách quan về bán hàng đa cấp. Đây là một
hình thức kinh doanh văn minh xuất hiện ở Mỹ từ những năm 1934 và phát triển cao độ vào năm 1959.
Những nước phát triển đã áp dụng hình thức kinh doanh này thì không có lý gì nó lại là có cái gì đó không tốt
cả.
Nó không tốt vì một số một số cá nhân thiếu hiểu biết lợi dụng nó và số nhiều cá nhân nhìn nhận nó một cách phiến
diện.

Có ích: 2/3
hangmedia (13/07/2009 04:30 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Bán hàng đa cấp - xuất phát từ lợi nhuận - Cái kiểu bán hàng đa cấp là đánh vào lòng tham của con
người nên dù nhiều người biết là bán hàng đa cấp nhưng thấy lợi nhuận trước mắt của cá nhân nên vẫn cứ
làm. Mới đầu sẽ là dụ dỗ người nhà, người quen biết, mời mọc để bán được hàng hoặc để họ cũng đi làm "đại
lý" cho mình, càng nhiều chân rết thì càng được lợi nhuận nhiều mặc dù không cần biết sản phẩm đó có thực
sự hữu ích hay không?
Xét về khía cạnh nhân văn trong kinh doanh thì kiểu bán hàng này dễ làm mất uy tín của cả công ty lẫn người bán
hàng vì đa số sản phẩm sử dụng cách này là sản phẩm không tốt.

Có ích: 0/1
quangipm (13/07/2009 04:06 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Lý do - Tại vì tham gia vào đó không phải đi làm nhiều, thích làm lúc nào thì làm. Miễn là mỗi tháng
giới thiệu được càng nhiều người vào tiền hoa hồng theo sản phẩm càng cao.

Có ích: 0/1
hang24 (13/07/2009 02:08 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Ý kiến - Theo như em biết thì Cty Lô Hội trên đường Cộng Hoà, củng là cty chuyên bán hàng đa
cấp, nhân viên ở đó rất nhiều,e m cũng có rất nhiều bạn làm trong đó, lương của họ củng ổn định. Buổi tối xe
dựng đầy trước toà nhà, người đông như kiến ,tập trung mua hàng hoá, đặc biệt là mỗi người tự tuyển người
vào, tạo cho mình một hệ thống để bán hàng theo hệ thống đó. Hình như doanh thu mua hàng trên 3triệu hay
4triệu gì đó là được phép tuyển người vào. Bản thân mình thì thấy như một công việc lừa đảo, nhưng sao đông
người tham gia thế không biết?

Có ích: 0/0
Thien_Quang (13/07/2009 10:50 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Chào các bạn trong diễn dàn - Chủ đề này cũng đã lâu nhưng nay tôi mới biết nên cũng muốn tham
gia thảo luận. Thực tế cho thấy, trong bán hàng đa cấp hay maketing đa cấp, MLM, có một số công ty lừa đảo
như một số bạn đã kể: Sinh Lợi, Thiên Ngọc Minh Uy..., nhưng cũng những tập đoàn hàng đầu thế giới về bán
hàng đa cấp như OriFlame, AMWAY..., kinh doanh rất có uy tín và phát triển (các bạn có thể kiểm tra trên
Internet về nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền, chất lượng sản phẩm, vv.. ).
Theo tôi khi xét một công ty bán hàng đa cấp hay xác định xem một mô hình đa cấp của công ty đó có phải là mô
hình kim tự tháp ảo hay ko, có thể dựa vào 7 câu hỏi sau:
1.Chi phí đầu tư ban đầu có cao quá mức hợp lý hay không?
2.Người tham gia nhận trả thưởng chủ yếu từ việc tuyển dụng thành viên mới?
3.Việc trả thưởng dựa chủ yếu vào doanh thu bán hàng?
4.Hàng hóa và dịch vụ có hợp pháp và có thể kinh doanh được không?
5.Thành viên có bị bắt buộc phải mua sản phẩm với số lượng nhiều hơn khả năng bán và sử dụng của họ?
6.Có thể trả lại hàng tồn không?
7.Có hợp đồng văn bản quy định những điều khoản chính và thời hạn xác định cho việc hủy hợp đồng không? Có
phù hợp quy định của pháp luật?
Vài lời chia sẻ cùng các bạn.

Có ích: 1/2
Bocau (21/05/2009 07:52 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Đừng ngụy biện - Kinh doanh kiểu này không phải là kinh doanh, gọi là bán hàng đa cấp thì hợp lý.
Nhưng sản phẩm mà họ bán đã được thổi lên tận chín tầng mây về giá, nhưng giá trị sử dụng thì bằng không!
Thử hỏi những người đã "lỡ" mua sản phẩm đó có bao nhiêu người còn sử dụng và đem lại sự hữu ích cho
họ? Thiên Ngọc Minh Uy hiện đang ráo riết săn lùng "con mồi" là các sinh viên, Bồ Câu vừa cắt đứt mối liên hệ
của con gái và nhóm bạn rủ rê tham gia vào đường dây này... cực kỳ phức tạp!

Nếu cơ quan chức năng không tập trung giải quyết kiểu bán hàng lừa đảo này, thì sẽ còn dài dài những người
thiếu hiểu biết đưa đầu vào tròng và lừa bịp lẫn nhau nữa mà thôi.

Đừng ngụy biện hỡi những kẻ đang tham gia vào cái gọi là bán hàng đa cấp, phải gọi là lừa đảo đa cấp thì đúng
hơn!

Có ích: 1/3
scoobyonfire (21/05/2009 04:59 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Tôi nghĩ khác - Với tôi đây là hình thức kinh doanh văn minh, mình có được thành công và thu nhập
nhờ vào sức lực và trí tuệ mà mình bỏ ra!

Có ích: 3/3
kieutue (04/02/2009 04:38 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Hình thức kinh doanh thiếu bền vững - Quả thực kinh doanh theo mạng đang thu hút sự chú ý cũng
như sự tham gia của rất nhiều người ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau.

Tôi cũng đã thấy rằng có rất nhiều ý kiến của các bạn bàn về tính hợp lý của hình thức kinh doanh MLM tại đất
nước Việt Nam.

Quả thực nếu người kinh doanh chân chính biết tận dụng một số lý thuyết trong kinh doanh MLM để áp dụng vào
lĩnh vực kinh doanh và phân phối của mình thì rất tốt và có rất nhiều triển vọng để mở rộng khả năng phân phối và
tiêu thụ hàng hoá.

Tôi cũng đã nghiên cứu và suy nghĩ rất nhiều về những ưu điểm trong lĩnh vực kinh doanh MLM để áp dụng cho
lĩnh vực Marketing sản phẩm và phân phối sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống ngày nay.

Phải nói rằng hình thức kinh doanh MLM tại Việt Nam đã bị biến tướng một cách sâu sắc và tôi cũng không quan
tâm nhiều tới hình thức kinh doanh này, cũng như việc kiếm tiền bằng hình thức kinh doanh này.

Xét về góc độ chung nhất trong kinh doanh, mọi doanh nghiệp và nhà phân phối đều áp dụng hình thức kinh doanh
truyền thống trên có sở lý thuyết vững chắc có hàng ngàn năm nay.Hình thức này dựa trên nền tảng năng lực phân
phối, khả năng tìm kiếm thị trường, phân tích thị trường và xây dựng mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng.
Trong khi đó đối với lĩnh vực kinh doanh MLM, gần như người ta không dựa trên các lý thuyết cơ bản trong kinh
doanh mà người ta đang sử dụng một hiệu ứng trong kinh doanh để bán hàng, đó là hiệu ứng "làn sóng ngầm",
hiệu ứng này thường kích thích trí tò mò, sự rung động của con người đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó.

Sự vật hiện tượng đó thông qua sự tác động của làn sóng ngầm mà đối tượng tham gia là con người sẽ được
phóng đại quá mức và trở thành một hiện tượng siêu nhiên hoặc siêu phàm nào đó trong giới tự nhiên, hiện tượng
trải qua này còn có thể gọi là hiện tượng "tam sao thất bản".

Ngày nay việc kinh doanh MLM đã áp dụng hiệu ứng này vào trong kinh doanh để đạt được mục đích bán hàng và
thu lợi nhuận cho nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm đó.

Trên thực tế những người tham gia hình thức kinh doanh này đều là những người bị cuốn và bị bao phủ bới làn
sóng đó, chứ thực chất rất hiếm khi hình thức này thu hút được những nhà kinh doanh có trình độ, sự am hiểu thị
trường tham gia vào.

Vì bản chất của hình thức kinh doanh này thường là không bền vững và không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Người mua hàng không có khả năng lựa chọn cũng như hưởng các quyền lượi cụ thể nhất của một cơ chế cạnh
tranh đem lại đó là chất lượng phục vụ và giá thành rẻ.

Do đó cơ chế này phát triển như cái cây và đến một giai đoạn nào đó khi cái cây đã đạt đến độ trưởng thành và
không còn khả năng phát triển hệ thống cành, nhánh nữa thì nó sẽ ngừng phát triển và sẽ già theo năm tháng. Khi
một hệ thống không phát triển có nghĩ mức độ tiêu thụ hàng hoá đó cũng sẽ chậm lại dẫn đến tình trạng hàng ế
thừa và bị thải hồi. Và như vậy cơ chế đó sẽ tự tan rã hoặc phải chuyển đổi sang một loại hàng hoá mới.

Nhìn chung theo nhận định của tôi thì hình thức kinh doanh này không có tính bền vững vì trong nó không có tính
cạnh tranh của hàng hoá, không có tính kế thừa và phát triển của hàng hoá.

Có ích: 0/0
gaubo (16/12/2008 12:18 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Lỗi nằm ở con người - Cảm ơn anh ldh1368 đã giải thích giúp. Quả thực tôi cũng không quan tâm
lắm tới hình thức bán hàng đa cấp, mà chỉ biết tới nó do một lần mua phải một cái máy tạo ozone về và ngay
lập tức cho vào bảo tàng. Nhân thấy mọi người trao đổi sôi nổi nên hỏi thêm cho biết. Có lẽ đúng như anh nói,
lỗi nằm ở con người chứ không phải mô hình.

Có ích: 0/0
ldh1368 (14/12/2008 04:57 PM) Có ích Không có ích
Thực ra có một loạt bài về MLM trên Saga rất hay hầu như đầy đủ từ Lịch sử ngành marketing đa cấp đến các
lý thuyết có liên quan. Nên đây là một kho thông tin để các bạn nghiên cứu nhưng tôi chỉ muốn bổ sung hệ
thống MLM có một đặc điểm tôi thích nhất nếu làm đúng là mọi người sẽ tự có nhu cầu hỗ trợ nhau và nếu với
sản phẩm tốt thì cơ hội của người vào sau vẫn như người vào trước (trong một số trường hợp nếu coi người
bảo trợ mình là sếp thì có cơ hội cho bạn sau 1 ngày phát triển bằng sếp).

Báo cáo anh Gaubo khác nhau là nếu đúng thì đây là Pyramid chổng lên trên, còn như cái anh nói là chổng xuống
dưới, người nào vào sớm thì hưởng lợi

Có ích: 3/3
ldh1368 (14/12/2008 09:26 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Do vấn đề con người - MLM theo tôi là một mô hình tổ chức bán hàng. Bản thân MLM không có lỗi
gì cả mà đây là một hệ thống khá thông minh. MLM được tổ chức theo nhiều hình thức và cải tiến theo cho phù
hợp với sản phẩm của các công ty áp dụng. Thực ra nhiều công ty bán bảo hiểm tổ chức đội ngũ bán hàng theo
nguyên tắc này. Đặc thù để nhận ra mô hình MLM là sản phẩm để bán thường là các sản phẩm cần sự giải thích
cho người sử dụng nghĩa là cần tiếp xúc giải thích dùng thử. Một nguyên tắc khác là người bán hàng không phải là
nhân viên của công ty mà là Đại lý hay cách khác là người kinh doanh độc lập. Tại sao MLM bị mang tiếng nhiều
hơn tại châu Á và đặc biệt tại Việt Nam có một vài lý do chính:

1. Lòng tham và tính kỷ luật của người Việt Nam kém, ví dụ với quy định của các công ty thường là cấm đưa một
số thông tin không đúng về sản phẩm, hoặc ví dụ cấm cho đại lý cấp dưới vay tiền để tham gia hệ thống,... nhưng
vì đây chỉ là quy định nên do muốn kiếm tiền nhanh nhiều Đại lý (cá nhân) tự phá và nói quá lên về sản phẩm gây
ảnh hưởng.

2. Một số công ty đưa ra các sản phẩm chất lượng kém, ăn sổi. Sản phẩm của hệ thống MLM thường là các sản
phẩm chất lượng và có những tính năng khác. Các Công ty châu Á thường nhắm vào việc ăn xổi nhanh hơn nên
hay đưa ra các sản phẩm không bền vững.

3. Văn hoá của Việt Nam đặc biệt dị ứng với việc người bán hàng (đại lý) và bạn bè mình được hưởng chiết khấu
cao. Khi biết tỷ lệ chiết khâu ai cũng có cảm giác bị lừa. Mặc dù tỷ lệ này là công khai. Với châu Âu, Mỹ do đặc tính
con người rất rõ ràng họ hiểu mua lẻ khác, mua buôn khác. Người đi làm MLM là làm kinh doanh họ được quyền
hưởng. Chính từ đây cũng xẩy ra việc làm MLM không thành công hẳn là do ngay cả việc cấm chiết khấu bằng tiền
cho khách hàng cũng không được cái đại lý tuân thủ.

Ngắn gọn lại nên đánh giá đúng mô hình tổ chức kinh doanh MLM không xấu, không có lỗi, bản chất nó là một hệ
thống khá thông minh và hoàn hảo. Lỗi là những cá nhân, công ty sử dụng mô hình này không tuân thủ những
nguyên tắc cơ bản và đạo đức kinh doanh. Vấn đề bao giờ cũng là vấn đề con người.

Có ích: 2/2
gaubo (14/12/2008 03:42 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Phân biệt giúp - Mô hình này khác gì loại hình Ponzi scheme hay Pyramid scheme vẫn thường
được nói tới nhỉ? Có ai biết phân biệt giúp với.

Có ích: 0/0
nguyennhuquynh (13/12/2008 11:51 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Công việc mới... - Hôm trước mình nhận được cuộc điện thoại của một người bạn. Nghe giọng nói
bên kia khá hồ hởi phấn khởi. Thì ra cô bạn ấy vừa tìm được công việc mới...

Có ích: 1/1
Bye_bye (24/03/2008 09:49 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Chưa rõ ý - Em thấy nhiều nơi có nhiều bài viết nói về vấn đề này, và gần như tỷ lệ người phản đối
và người đồng tình không chênh lệch nhau là mấy! Vì thế khó mà phân biệt được thế nào. Kinh doanh theo
mạng là một hình thức không xấu, nhưng để biết được công ty nào ở VN là "có thể tin tưởng" một cách tương
đối chắc chắn thì chưa có ai cho em câu trả lời thỏa đáng hết à.
Có ích: 2/4
adanhle (15/02/2008 04:44 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Tôi người trong nghề đây. - Chào mọi người, bài này đã cũ và tôi muốn góp ý để ai quan tâm tham
khảo nhé.
MLM là kinh doanh, mà kinh doanh đâu lại không có lừa đảo. Nói MLM là lừa đảo thì kinh doanh truyền thống
cũng lừa vô khối.

Tôi đồng tình bạn nói rằng "xem lại mình!", mới thì lừa được chứ tới thời điểm này ai cũng nghe, thấy chút ít, kẻ sợ,
người lo, những vẫn tham gia "vì tiền dễ kiếm, lại nhàn..."

Vì MLM không như vậy, bạn phải làm việc, giới thiệu người để hưởng lợi thì đúng là lừa thật, tôi đây phải bán
hàng, giới thiệu hình thức kinh doanh với mọi người quan tâm. Nhóm của tôi vẩn phải bán hàng và giới thiệu.

Chúc Thành Công! À, có câu này dân MLM phải biết: Thái độ là tất cả.

Có ích: 2/2
auroralpearl (06/11/2007 09:14 AM) Có ích Không có ích
Thông tin của bài đã cũ, đầu năm 2007, Sinh Lợi trở lại với tên Thien Ngoc Minh Uy. Sai luật rõ ràng, nhưng
vẫn cứ tồn tại. Kinh doanh đa cấp có nhiều ưu điểm, nhưng nó dường như biến mất hết khi nhập vào Việt
Nam. Có lẽ trước khi trách người, chúng ta nên xem lại bản thân, xem lại trình độ dân trí và mức sống của số
đông.

Có ích: 4/5
emoteplus (30/10/2007 06:51 PM) Có ích Không có ích
"Ngu thì chết chứ làm gì có ốm đau nào mà chết"... câu này tôi đọc ở đâu đó có vẻ khá phù hợp với cuộc sống
hiện đại, bộn bề cơ hội và cũng bộn bề thị phi. Ở đâu thì không biết, chứ riêng ở Việt Nam, cá nhân tôi thấy
bán hàng đa cấp thực sự là trò gian dối tận dụng tối đa lòng tham và sự háo danh của con người.
My $.02

Có ích: 1/3
nguyendung81 (30/10/2007 01:46 PM) Có ích Không có ích
Bao nhiêu tập đoàn lớn có uy tín trên thế giới vài chục năm, đã khẳng định tên tuổi thì sao không theo cơ
chứ? Có thể kể ra 1 vài cái tên: Amway, Avon, Oriflame...chỉ cần chọn 1 là đủ (riêng Amway thì sắp vào VN -
đang xây dựng, nhưng phải nói nghành KDTM chịu ơn Amway, vì nếu vụ kiện Amway có kết quả khác thì
ngành KDTM có lẽ khó có kết quả tốt như ngày hôm nay. Có thể nói vụ kiện đó gắn liền với lịch sử ngành
KDTM.

Có ích: 3/3
dnc (05/06/2007 04:20 PM) Có ích Không có ích
Hàng tỷ đồng trôi theo trò lừa đa cấp
Được thưởng 164 triệu đồng hoa hồng từ việc giới thiệu người tham gia kinh doanh đa cấp cho Công ty TNHH
thương mại Ưu thế Tuổi Trẻ (nhà 17 P4, khu đô thị Trung Hòa), ông Ngân ở Gia Thụy, Gia Lâm (Hà Nội) cảm
thấy đây là nghề hái ra tiền.
Giấu vợ con, ông Ngân rút hết tiền trong tài khoản của gia đình rồi đưa tên cả nhà vào danh sách hội viên với vốn
đóng góp là 1.000 USD cho cấp chủ tịch. Chỉ trong vòng 2 tháng, ông Ngân đã nộp cho công ty 780 triệu đồng và
được thông báo sẽ có thêm 5% tiền thưởng nữa. Chờ mãi, tiền thưởng vẫn không thấy đâu mà hàng cũng chẳng
nhận được. Sau mấy ngày háo hức đến công ty túc trực mà không biết vợ chồng giám đốc đi đâu, ông Ngân và
247 người cũng trong cảnh chờ hàng liền làm đơn gửi tới cơ quan công an.
http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/06/3B9F6BCD/

Có ích: 1/3
NKT (10/03/2007 03:20 PM) Có ích Không có ích
Chào bạn caikeo và những người quan tâm,
Trước hết, tôi có thể thẳng định rằng kinh doanh đa cấp không hề "thê thảm" như bài viết mà bạn đề cập. Vì
nếu như vậy thì hình thức này đã bị cấm từ thời "con đường tơ lụa" rồi bạn ạ?
Xin được chia sẻ với bạn như sau: Trên thế giới, kể từ khi có trao đổi hàng hoá là đã có xuất hiện kinh doanh theo
kiểu đa cấp rồi. Nhất là khi điều kiện giao thông chưa phát triển thì hình thức này bằng một cách nào đó vẫn tồn tại.
Hình thức kinh doanh này cùng với các hình thức kinh doanh khác tạo thành một hệ thống các hình thức kinh doanh
như ngày nay. Tuy nhiên, mỗi hình thức kinh doanh cũng có những ưu và nhược điểm của nó (Bạn có thể tham
khảo các bài viết về hình thức kinh doanh nhượng quyền), vấn đề là mỗi thể chế, mỗi nền kinh tế...có cách hiểu và
cho phép các hình thức kinh doanh nào tới đâu?
Tại Việt Nam, phải thừa nhận là hình thức này đã để lại một số "dấu ấn" chưa thật tốt đẹp. Nhưng đó chỉ là những
điển hình chứ không hề là đại đa số bạn ạ? Tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới, với sự hoàn thiện các thể chế pháp
lý cũng như có sự giao thoa kinh tế của các nước... thì mọi việc sẽ lại đi đúng qui luật tất yếu của nó.
Kinh doanh trong môi trường hiện đại có lẽ không có khái niệm nào là đúng hoàn toàn hay là sai hoàn toàn, vần đề
là chúng ta tiếp cận chúng như thế nào? Vài điều chia sẻ cùng bạn và những người quan tâm

Bán hàng đa cấp, những điều cần suy nghĩ


Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 6 -- Thảo luận: 26 -- Số lần đọc: 9329)


Gần đây tôi đã được biết đến hình thức bán hàng đa cấp nhờ bạn bè giới thiệu, nhưng trong quá trình tìm hiểu tôi có
cảm giác hình thức kinh doanh này bên cạnh những lợi ích nó mang lại cho mỗi cá nhân tham gia là những điều khó
hiểu cần lưu ý.

Lần đầu tiên bước vào công ty bán hàng đa cấp bạn sẽ có cảm giác choáng ngợp, bạn ngợp vì môi trường xung
quanh bạn, ngợp vì mọi thứ khác hẳn những gì bạn tưởng tượng. Một môi trường thật năng động, thật nhộn nhịp.
Có lẻ đây là lợi ích đầu tiên mà bạn trong thấy được từ hình thức bán hàng đa cấp, đó là những gì bạn được gặp,
được học hỏi từ môi trường bán hàng đa cấp này.

Nhưng một số vấn đề khiến tôi cảm thấy hình thức này khó phát triển như những hình thức bán hàng khác đang tồn
tại song song cùng nó.

Đầu tiên cũng như các bạn đều biết kinh doanh cần có nguồn vốn,và trong quá trình kinh doanh phải có mục tiêu
chính là đạt được lợi nhuận nhưng muốn đạt được lợi nhuận thì không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải bán
được sản phẩm ra thị trường bằng bất kỳ hình thức nào bạn có thể.Và ở đây, hình thức bán hàng đa cấp đã làm
được. Đó là việc khách hàng muốn được nhượng quyền kinh doanh thì mua sản phẩm của công ty.Bạn hãy làm một
bài tính đơn giản là doanh thu và lợi nhuận của công ty có được từ đâu? Và câu trả lời không đâu xa chính là từ việc
bạn mua sản phẩm của họ.Vậy mục tiêu lợi nhuận ban đầu có được thưc hiện không? Chính giá cả sản phẩm sẽ nói
lên điều này.
Có lẽ chúng ta sẽ quay trở lại một chút về lý thuyết kinh tế học. Đó là
"Cạnh tranh độc quyền" và hình thức bán hàng đa cấp đã cho ta thấy
sự độc quyền của công ty.Họ sẽ tự định giá sản phẩm và bán ra mà
chúng ta không thể biết được, hay tính được chi phí sản xuất của sản
phẩm đó.Từ đây chúng ta có thể nhận thấy phần chênh lệch từ chi
phí sản xuất với giá bán sẽ được đưa vào phần lợi nhuận của công ty
đang hoạt động với hàng ngàn nhân viên!

Một điều nữa khi bạn đến công ty bán hàng đa cấp, nhân viên ở đây
sẽ tư vấn(hay đúng hơn là thuyết phục) bạn tham gia, và một lần nữa
cho chúng ta thấy lợi ích mà môi trường này đem lại cho bạn.Ở đây
bạn sẽ phát huy được tối đa khả năng ăn nói của mình, khả năng
thuyết phục, cách thức tiếp cận hay chăm sóc khách hàng, khả năng
thuyết trình, phát biểu trứơc đám đông....và rất nhiều kỹ năng cá nhân
cho riêng bạn.

Tuy nhiên cách thức mà các công ty đưa ra để thuyết phục bạn rất dễ
làm chúng ta nghi ngờ về hình thức kinh doanh này, họ khuyên chúng
ta không nên cho gia đình hay bạn bè biết được việc làm này vì gia
đình và bạn bè sẽ không tin và ngăn cản, bạn sẽ mất đi cơ hội kinh doanh rất tốt như thế. Đối với riêng cá nhân tôi
chưa từng thấy công ty nào khuyên nhân viên của họ đừng để người thân biết việc mình dự định làm việc cho họ.
Một dấu hỏi lớn được đặt ra ở đây. Và cũng theo tôi được biết rất nhiều người đang làm việc này trong sự che giấu
thầm lặng đối với gia đình, bạn bè của họ. Đặc biệt là sinh viên còn đi học muốn làm thêm để kiếm thêm thu nhập
trang trải một phần học phí và chi phí ăn ở phụ gia đình. Thậm chí còn có nhiều người đã nói dối gia đình xin tiền
đóng học phí để mua sản phẩm chỉ để có được quyền kinh doanh tại công ty.
Lại một hình thức tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong hình thức bán hàng đa cấp, đó là việc chúng ta không làm gì mà
vẫn có tiền dựa trên sự cố gắng (giới thiệu người mua sản phẩm) của người khác. Chính hình thức trả hoa hồng
theo sản phẩm và theo cấp đã làm cho những người ở cấp trên có thể họ sẽ không cần đến công ty, không cần làm
việc mà vẫn có hoa hồng thậm chí rất cao.

Ở nước ta hình thức bán hàng đa cấp còn rất nhiều bất cập, nền kinh tế đang phát triển tuy nhiên sự quản lý của
nhà nước còn chưa hiệu quả nhiều mặt khi mà với hình thức kinh doanh này đã có nhiều sự lừa đảo diễn ra khiến
hình thức bán hàng này ngày càng gặp nhiều khó khăn và nổi nghi ngờ ở người tiêu dùng, mặc dù vậy những nhà
quản lý trong bán hàng đa cấp vẫn không có động thái khiến cho hình thức kinh doanh này rão ràng hơn, được lòng
tin nhiều hơn. Rất ít người đến đây với mục đích mua và sử dụng sản phẩm mà họ đến đây chỉ để mua quyền được
kinh doanh, được đem sản phẩm ra giới thiệu để nhận hoa hồng,điều này khiến cho mục tiêu kinh doanh vì khách
hàng, vì lợi ích người tiêu dung bị xâm hại, liên quan đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

Trên đây chỉ là bài cảm nhận về hình thức bán hàng đa cấp và một số bất cập của nó mà tôi nhận định theo hướng
chủ quan của cá nhân, tôi không phê phán hình thức kinh doanh này mà muốn mọi người tham gia phát biểu cảm
nhận của cá nhân về hình thức kinh doanh còn mới mẻ này.

You might also like