Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể trong chương trình Sinh học lớp 12.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật. Trình bày được quá trình hình thành quần thể. Lấy được các ví dụ minh họa và phân tích được các ví dụ đó.
+ Phân tích được các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Lấy được ví dụ minh họa và phân tích được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
+ Giải thích được nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi bầy đàn.
Kĩ năng:
+ Quan sát, phân tích tranh hình quần thể sinh vật.
+ Đọc tài liệu về quần thể; vẽ sơ đồ, lập bảng; sưu tầm tranh ảnh, bài viết.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
Khái niệm về quần thể sinh vật: Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. Hình thành quần thể sinh vật: Đa số các quần thể sinh vật được hình thành theo hiệu ứng người sáng lập, cụ thể: + Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới. + Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. + Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Quan hệ hỗ trợ: là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản. + Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm). + Ví dụ: các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên. Hình 29.1. Quan hệ hỗ trợ cùng loài ở động vật Quan hệ hỗ trợ cùng loài ở thực vật Quan hệ cạnh tranh: khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể nên các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác; các con đực tranh giành con cái. Hình 29.3. Quan hệ cạnh tranh cùng loài + Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. + Ví dụ: khi thiếu thức ăn một số động vật ản thịt lẫn nhau; cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

[ads]