« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng tri thức hán nôm trong đào tạo dạy học mở rộng vốn từ cho sinh viên sư phạm tiểu học: Khảo sát gốc từ Hán Việt phần mở rộng vốn từ, sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5


Tóm tắt Xem thử

- VẬN DỤNG TRI THỨC HÁN NÔM TRONG ĐÀO TẠO DẠY HỌC MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TIỂU HỌC:.
- KHẢO SÁT GỐC TỪ HÁN VIỆT PHẦN MỞ RỘNG VỐN TỪ, SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 5.
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Mở rộng vốn từ liên quan mật thiết tới khả năng đọc hiểu và năng lực ngôn ngữ..
- Để giáo viên tiểu học thực hiện tốt được nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ thì bản thân giáo viên cần được đào tạo chuyên sâu, có nền tảng vững chắc về lĩnh vực này.
- Bài viết phân tích tài liệu cụ thể (phần mở rộng vốn từ SGK Tiếng Việt 5) để đề xuất các hướng tiếp cận nhằm phát triển vốn từ trong đào tạo giáo viên sư phạm tiểu học, cụ thể: Kết nối hình ảnh với ý nghĩa, khắc sâu ý nghĩa của yếu tố gốc Hán dựa trên mối liên hệ với hình thể văn tự.
- phân biệt các yếu tố Hán Việt đồng âm, mở rộng vốn từ Hán Việt dựa trên các gốc từ có sẵn.
- Đây là những bước được coi là nền tảng trong xây dựng tri thức về nghĩa của từ..
- Từ khóa: mở rộng vốn từ, tri thức Hán Nôm, sư phạm tiểu học, Tiếng Việt 5..
- Mở rộng vốn từ (MRVT) vốn là yêu cầu quan trọng trong dạy học ngôn ngữ (3, 1).
- Những nghiên cứu liên quan tới dạy học mở rộng vốn từ đối với trẻ em được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
- Mở rộng vốn từ trước hết gia tăng khả năng đọc hiểu của trẻ, đứa trẻ có vốn từ sâu và rộng sẽ có khả năng đọc hiểu văn bản phong phú hơn [1.
- Để mở rộng vốn từ, trước hết trẻ cần được cung cấp “nghĩa” của từ.
- Đối với việc học tiếng Việt, đặc biệt trong những năm tiểu học, Mở rộng vốn từ luôn chiếm vị trí trọng yếu.
- Các công trình nghiên cứu chủ yếu đưa ra những phương pháp, cách thức, hoạt động để dạy mở rộng vốn từ cho học sinh [2.
- Tuy nhiên, mảng đào tạo, mở rộng vốn từ cho đối tượng là sinh viên sư phạm tiểu học- giáo viên tương lai lại hoàn toàn bỏ ngỏ.
- Đối với giáo viên dạy Tiếng Việt, để thực hiện tốt được nhiệm vụ dạy học mở rộng vốn từ thì bản thân người giáo viên cần được đào tạo chuyên sâu, có nền tảng vững chắc về kiến thức từ vựng tiếng Việt, đặc biệt là các từ có gốc Hán Việt.
- Cung cấp tri thức Hán Nôm cho sinh viên sư phạm tiểu học sẽ góp phần giải quyết và hỗ trợ tích cực mảng kiến Ngày nhận bài: 21/2/2021.
- Từ hình thể và nghĩa gốc của văn tự có thể truy nguyên nghĩa gốc của yếu tố gốc Hán Việt, xây dựng hệ thống giải nghĩa có kết nối với hình ảnh và kết hợp thị giác, hỗ trợ ghi nhớ, ngoài ra còn có thể dễ dàng phân biệt các yếu tố Hán Việt đồng âm có trong tiếng Việt.
- Đây là nền tảng hỗ trợ việc hiểu sâu và có căn cứ đối với dạy học mở rộng vốn từ..
- Bài viết này dùng phương pháp phân tích tài liệu để tổng hợp, phân tích các yếu tố Hán Việt trong phạm vi phần Mở rộng vốn từ SGK Tiếng Việt 5, giải thích các yếu tố này dựa trên tri thức Hán Nôm nhằm cung cấp công cụ cho sinh viên ngành Sư phạm tiểu học.
- Đây có thể coi là bộ công cụ sử dụng trong đào tạo giáo viên sư phạm tiểu học đồng thời có thể sử dụng trong dạy học phát triển vốn từ ở tiểu học..
- Định hướng mục tiêu và những khó khăn của sinh viên sư phạm Tiểu học trong học tập phần kiến thức liên quan tới MRVT.
- Mục tiêu cần đạt đối với sinh viên sư phạm tiểu học đối với phần kiến thức liên quan tới MRVT tiếng Việt:.
- Sinh viên cần nhận diện được ý nghĩa của yếu tố gốc Hán (ví dụ: nhân (nhân đạo), hữu (bạn hữu)… Hiểu và giải nghĩa được ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện trong nội dung MRVT của chương trình.
- Xác định được các nét nghĩa liên quan tới nghĩa gốc của từ..
- Sinh viên nhận diện được ý nghĩa của từ Hán Việt (ví dụ: nhân đạo, nhân ái, hữu nghị…) Sinh viên phân biệt nghĩa các yếu tố gốc Hán đồng âm dựa trên hình thể văn tự thay vì chỉ sử dụng “âm” trong việc hiểu và nhận diện nghĩa từ (vd: Phân biệt được các các chữ “thiên” khác nhau trong thiên niên, thiên phú, thiên lệch, thiên di)..
- Sinh viên sử dụng được từ với ý nghĩa tương ứng ở các cấp độ khác nhau: (1) sử dụng trong câu.
- (2) sử dụng trong đoạn.
- (3) sử dụng trong tình huống mới..
- Hiện tại công cụ tra cứu dành cho sinh viên, giáo viên tiểu học tương đối ít ỏi và hạn chế.
- Phần giải nghĩa trong Sách giáo viên tương đối sơ lược.
- Công là “của nhà nước, của chung” Công là “không thiên vị” Công là “Thợ, khéo tay”.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng từ điển, tự điển Hán Việt bổ trợ cho giáo viên.
- Ngoài những từ được SGV giải nghĩa, giáo viên, sinh viên sư phạm tiểu học có thể gặp khó khăn khi cần giải nghĩa các từ Hán Việt khác..
- Sách giáo viên không có các hoạt động hỗ trợ giáo viên lĩnh hội và khắc sâu ý nghĩa yếu tố gốc Hán mà chỉ đơn thuẩn giải nghĩa trên bề mặt phiên âm.
- 69 Cùng là tiếng “công” nhưng phần giải nghĩa không cung cấp các kiến thức hỗ trợ người học để họ có thể hiểu vì sao nghĩa của chúng lại khác nhau.
- Nếu học viên được cung cấp và giải thích 3 tiếng công trên vốn là 3 văn tự khác nhau, với mỗi văn tự lại có các yếu tố hình thể kết nối với tới ý nghĩa từ vựng thì việc hiểu bản từ vựng sẽ đi vào bản chất..
- Thứ hai: không có chỉ dấu để phân biệt nghĩa giữa các yếu tố Hán đồng âm..
- Nếu sinh viên sư phạm tiểu học và giáo viên tiểu học được hướng dẫn và có thể nhận diện ý nghĩa yếu tố gốc Hán thông qua hình thể của văn tự, việc khai thác vốn từ của giáo viên sẽ được tiến hành từ gốc, nhận thức và kết nối được ý nghĩa của gốc từ, từ đó mở rộng và phát triển vốn từ của bản thân.
- Bài viết này sẽ cung cấp những gợi ý đó..
- Khảo sát các yếu tố gốc Hán Việt trong phần MRVT - chương trình Tiếng Việt 5 hiện hành.
- Lấy chương trình Tiếng Việt 5 làm đối tượng khảo sát, chúng tôi thống kê được 18 tuần học mở rộng vốn từ liên quan tới từ Hán Việt (trên tổng số 35 tuần cả năm học).
- Tổng 18 tuần học MRVT có 29 yếu tố gốc Hán cần được giải nghĩa và làm rõ.
- Đề xuất khai thác yếu tố hình thể văn tự Hán trong giải nghĩa yếu tố gốc Hán 29 yếu tố gốc Hán cần khai thác trong chương trình Tiếng Việt 5, phần Mở rộng vốn từ đều là các yếu tố quen thuộc, có tần suất sử dụng tương đối thường xuyên trong tiếng Việt.
- Vì vậy, nắm chắc các yếu tố này còn là cơ sở cho giáo viên tiếp cận với kho từ Hán Việt phong phú trong ngôn ngữ dân tộc..
- Hình thể của các chữ này có chứa yếu tổ biểu ý, có thể dựa vào văn tự mà kết nối, ghi nhớ được ý nghĩa của chữ..
- Stt Yếu tố gốc Hán.
- Tuần Giải thích hình thể văn tự Từ ngữ hỗ trợ chủ điểm/ từ HV 1 Quốc 國 Tuần 1,.
- 2 Chữ hội ý, được tạo bởi bộ Vi 囗 biểu thị cương vực và chữ hoặc 或 biểu thị đất nước.
- Những từ ghép có yếu tố.
- 3 Dân 民 Tuần 3 Chữ chỉ sự, cổ văn có bộ mẫu, liên quan tới nghĩa sinh nở tự nhiên, nhiều, đông đúc.
- Vu là chỉ khí gặp trở ngại mà có thể vượt qua, bát là để chỉ ý phân chia, 2 yếu tố này ghép lại có nghĩa là khí vượt qua rồi có thể phân tán được, nói khí tự nhiên điều hòa, bình thản, thư thái, thuận lợi..
- Vậy nghĩa gốc của chữ bình là để chỉ khí cân bằng, thong dong, điều hòa, thuận..
- 5 Hữu 友 Tuần 6 Chữ hội ý, giáp cốt văn vẽ hình 2 bàn tay cùng đưa về một hướng, biểu thị sự giúp đỡ bằng tay.
- Nghĩa gốc chỉ bạn bè (với hàm ý là bạn bè là người giúp đỡ nhau)..
- Phần bộ hỏa bên dưới chỉ ý nghĩa, liên quan tới lửa, bên trên chữ nhiên để chỉ âm đọc và ý thịt chó, cả 2 yếu tố hợp lại tạo nên nghĩa đốt cháy..
- Vốn nghĩa của chữ này là cõng đứa trẻ trên lưng, từ đó dẫn tới các nghĩa bảo vệ, gánh vác, nhận lấy trách nhiệm..
- Chữ hội ý.
- Trong văn tự cổ hạnh là chữ hội ý, gồm bộ yêu 夭 biểu nghĩa cong vạy và chữ nghịch thể hiện ý “đảo lại”, để thay đổi cong vạy thành ngay thẳng cần đến sự may mắn.
- Chữ tượng hình, vẽ hình cái mũi, tự cũng là một bộ thủ trong hệ thống văn tự Hán, nghĩa gốc chỉ mũi..
- Tượng hình, vẽ đứa trẻ, phần bên trên biểu thị phần đầu của trẻ nhỏ còn chưa kín (thóp)..
- Hội ý, gồm bộ đao (dao) và bộ hòa (cây lúa), biểu thị lấy dao cắt lúa, nghĩa gốc:.
- Chữ được tạo bởi chữ mộc 木 (cây) và 1 kí hiệu gạch ngang đánh dấu ở phần gốc, biểu thị gốc cây.
- Nghĩa gốc: một phân làm 2..
- Các chữ có cả yếu tố biểu ý và biểu âm: hình thanh Stt Tổ 祖 Tuần.
- Bộ thị biểu thị các vấn đề liên quan tới tế tự, tông miếu, chữ thả 且 biểu thị âm đọc..
- Chữ hòa bao gồm hòa 禾 (cây lúa, lấy âm đọc) bộ khẩu 口 biểu thị liên quan tới lời nói..
- Bộ thị, biểu thị ý nghĩa liên quan tới cúng tế, thờ tự, chữ phúc 畐 vừa chỉ âm đọc vừa chỉ ý nghĩa.
- Nghĩa gốc: phúc khí, phúc vận (trái nghĩa với họa).
- Ý nghĩa của nó ban đầu liên quan tới việc trồng lúa, cấy lúa theo hàng lối, ko hỗn loạn..
- Chữ hình thanh bộ nhân biểu thị ý nghĩa liên quan tới con người, chữ truyền biểu thị âm thanh.
- Bộ mịch chỉ các chữ có ý nghĩa liên quan tới tơ sợi.
- 33 Chữ hình thanh, bộ lập 立 (đứng) chỉ ý nghĩa liên quan tới hình ảnh đứa trẻ đứng hầu hạ trong nhà quan thời xưa.
- Nghĩa gốc: đồng chỉ đứa trẻ, trẻ nhỏ..
- Chữ hình thanh, bộ mộc liên quan tới cây cối, chữ quyền chỉ âm đọc.
- Khai thác và phân biệt các yếu tố Hán Việt đồng âm, mở rộng vốn từ đối với các từ có gốc Hán Việt đồng âm..
- STT Gốc Hán- Văn tự.
- Nghĩa Từ Hán Việt, thành ngữ.
- 2.3.4 Đề xuất các mức độ yêu cầu đối với sinh viên sư phạm tiểu học.
- Dựa trên kiến thức về nghĩa của yếu tố gốc Hán bên trên, chúng tôi đề xuất một số mức độ thiết kế bài tập/ hoạt động dạy học để dạy MRVT cho sinh viên sư phạm tiểu học như sau:.
- Mức độ 1: Cung cấp và kiểm tra nghĩa yếu tố gốc Hán: cung cấp nghĩa của yếu tố gốc Hán, kiểm tra nghĩa của yếu tố gốc Hán.
- Để hiểu kĩ các các yếu tố Hán Việt, tránh ghi nhớ máy móc, sinh viên sư phạm tiểu học cần được cung cấp, giới thiệu hình thể chữ Hán tương ứng với ý nghĩa văn tự..
- Mức độ 2: Cung cấp và kiểm tra nghĩa từ Hán Việt: dựa trên nghĩa của yếu tố gốc Hán, kết hợp kiến thức phân loại từ vựng Hán Việt cung cấp phần giải nghĩa từ Hán Việt, kiểm tra và đánh giá nội dung kiến thức này..
- Mức độ 3: Dựa trên nhận thức về tự nghĩa, mở rộng vốn từ Hán Việt trên cơ sở mở rộng khả năng kết hợp các yếu tố Hán Việt.
- Sinh viên được khuyến khích xây dựng từ điển Hán Việt của riêng mình trên cơ sở hiểu biết về tự hình, ý nghĩa yếu tố Hán Việt..
- Mức độ 4: Xác định từ Hán Việt trong câu, đoạn, bài: Vận dụng kiến thức về nghĩa từ, xác định từ ghép Hán Việt trong câu, đoạn, bài văn.
- Phân biệt từ láy, từ ghép Hán Việt, đặc biệt lưu ý các trường hợp dễ nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép Hán Việt vô tình có yếu tố trùng lặp âm thanh..
- Mức độ 5: Sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái, ý nghĩa trong tạo lập văn bản.
- Sinh viên sử dụng nhuần nhuyễn từ Hán Việt trong tạo lập văn bản đặc biệt là các văn bản học thuật, có tính chính xác cao..
- Dựa trên cơ sở lí luận về tầm quan trọng của dạy học phát triển từ vựng, bài viết phân tích dữ liệu từ chương trình MRVT sách Tiếng Việt 5 để đề xuất cách thức tiếp cận yếu tố hình thể văn tự Hán trong dạy học yếu tố gốc Hán Việt cho đối tượng sinh viên Sư phạm tiểu học.
- Bài viết đã: Cung cấp công cụ gồm giải thích chi tiết 29 yếu tố gốc Hán xuất hiện trong nội dung MRTV thuộc chương trình SGK Tiếng Việt 5.
- Cung cấp 30 chữ Hán chia thành 12 nhóm văn tự đồng âm, khu biệt ý nghĩa của chúng dựa trên hình thể văn tự.
- Đây là công cụ hỗ trợ việc phân loại yếu tố gốc Hán đồng âm trong tiếng Việt.
- đề xuất, gợi ý các mức độ dạy học MRVT đối với sinh viên sư phạm tiểu học..
- Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ là công cụ hữu ích cho sinh viên sư phạm tiểu học và giáo viên trong học tập và giảng dạy bộ môn tiếng Việt tiểu học nói chung, phần MRVT nói riêng..
- “Sử dụng trò chơi “mở rộng vốn từ” trong dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 4”.
- Một số biện pháp dạy các bài mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 335, kì 1- 2014, tr 46-47..
- “Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 2”..
- Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 2

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt