« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên


Tóm tắt Xem thử

- THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN.
- Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được xem là một chương trình có tính nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện bình đẳng xã hội trong giáo dục.
- Mục đích của bài viết là xem xét, phân tích một số quan điểm của một số tác giả về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, những kết quả đã đạt được, mặt hạn chế để từ đó đưa ra giải pháp về thực thi quá trình chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Các phương pháp được sử dụng cho nghiên cứu là khảo cứu, phân tích về mặt định lượng và định tính việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, nhằm làm cho việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hiệu quả hơn..
- Từ khóa: Chính sách tín dụng.
- học sinh, sinh viên.
- thực thi chính sách tín dụng..
- Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên là một trong những chủ trương rất nhân văn của Nhà nước trong việc hỗ trỡ cho sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể tiếp tục duy trì việc học tập nghề nghiệp ở các cơ sở đào tạo.
- Tuy nhiên, chủ trương này chưa quy định rõ mức tối đa mà học sinh, sinh viên được vay hàng tháng, nhưng tính đến thời điểm Ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/ QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên [2].
- đã có gần 100 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn đi học.
- Quyết định đã nêu rõ đối tượng được vay vốn, và đều là những học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo có hoàn cảnh khó khăn và giao cho ngân hàng chính sách thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên, mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên [2].
- Chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên đã đem lại những lợi ích tích cực.
- Bất kể học sinh, sinh viên ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tượng vay vốn chính sách tín dụng theo Quyết định số 1656/QĐ-TTg đều có thể được vay vốn theo quy định để có điều kiện tiếp tục học tập.
- Mặt khác, việc cho vay theo chính sách tín dụng học sinh, sinh viên còn được thực hiện trực tiếp cho vay hộ gia đình học sinh, sinh viên thông qua ủy thác một số Ngày nhận bài: 21/3/2021.
- Ngoài ra, đối tượng học sinh, sinh viên được tiến cận với chính sách tín dụng đối rất đa dạng, từ học sinh, sinh viên mồ côi, các đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề.
- Bên cạnh đó, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có những thuận lợi khác như chi phí quản lí của chính sách tín dụng này khá tiết kiệm..
- Tỉ lệ trả được nợ của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ cao..
- Có thể khẳng định chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có ý nghĩa lớn về nhiều mặt, nhất là trong thực hiện an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh, sinh viên khó khăn vó điều kiện vươn lên và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Tuy nhiên, cho đến nay trong các văn bản của Nhà nước chưa có khái hay giải thích từ ngữ về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, do đó cần làm rõ quan niệm về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng như thực tế vấn đề này.
- Phương pháp mà nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp như tổng hợp, đánh giá, phân tích định lượng và định tính thực tế việc thực thi chính sách tín dung đối với học sing, sinh viên trong thời gian vừa qua từ các nghiên cứu sẵn có.
- Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Cho đến nay đã có một số tác giả đưa ra quan điểm về vấn đề này, tín dụng học sinh, sinh viên là hoạt động cho vay tài trợ chi phí học tập với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội [6].
- Tín dụng cho học sinh, sinh viên là quan hệ cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, để học sinh, sinh viên chi trả chi phí học tập và sinh hoạt.
- Theo như Dự thảo Nghị định Quy định về chính sách tín dụng và hoàn trả khoản vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên sư phạm của Chính phủ năm 2019 có nêu: Tín dụng sư phạm là chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên.
- Tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2007 Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có nêu: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí.
- Có thể khẳng định, cho đến nay trong các văn bản của Nhà nước chưa có văn bản nào giải thích từ ngữ về chính sách tính dụng đối với học sinh, sinh viên..
- Từ các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên là quan hệ giữa ngân hàng chính sách với học sinh, sinh viên qua hoạt động vay vốn tín dụng, nhằm hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có thể theo học trong quá suốt trình học tập tại các cơ sở đào tạo..
- Vai trò của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên.
- Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có vai trò giảm bớt khó khăn về tài chính trong quá trình học tập, đào tạo.
- Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên là công cụ để Chính phủ thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện tốt cho những học sinh, sinh viên có điều kiện theo học, với học sinh học nghề sẽ nâng cao kĩ năng nghề, với sinh viên có thể tốt nghiệp đại học hoặc theo học các chương trình cao hơn..
- Chính sách tín dụng sinh viên góp phần giảm tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cho mọi học sinh, sinh viên dù có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể theo học các bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân..
- Đặc điểm chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên:.
- Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên không vì mục tiêu lợi nhuận, mà nhằm phục vụ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học nghề hoặc học lên các bậc học cao hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội..
- Đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn..
- Nguồn vốn để cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước..
- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn, thủ tục cho vay..
- Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định cụ thể về các nội dung với vốn tín dụng mà học sinh, sinh viên được vay nhằm trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trog thời gian theo học tại trường gồm tiền học phí.
- Cụ thể, đối tượng được thụ hưởng gồm: 1) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên hiện nay.
- Theo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, tính đến ngày chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với dư nợ đạt 11.038 tỉ đồng, chiếm 5,5% tổng dư nợ với trên 414 nghìn khách hàng còn dư nợ.
- 135 tỉ đồng, với gần 199 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn đi học [8].
- Một số tỉnh đã triển khai hoạt động này rất tính cực như tỉnh Hà Nam đến nay tổng số học sinh, sinh viên được vay theo Chương trình tín dụng cho 47.000 học sinh, sinh viên, với tổng dư nợ của chương trình tín dụng hơn 81,8 tỉ đồng, với tổng số 3.065 học sinh, sinh viên.
- Hầu hết học sinh, sinh viên vay vốn đều nghiêm túc trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn [9].
- Tại tỉnh Nam Định, từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho 3.458 hộ được vay vốn với số tiền 170 tỉ đồng giúp cho 3.801 học sinh, sinh viên được vay vốn tín dụng, doanh số thu nợ 618 tỉ đồng.
- Dư nợ đến 31/3/2020 đạt 190,5 tỉ đồng, giảm 448,2 tỉ đồng so với với 6.836 học sinh, sinh viên của 6.215 hộ gia đình.
- Tại tỉnh Thanh Hóa, từ khi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay, tổng dư nợ 244 tỉ đồng với 8.247 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn [10]..
- Ở các tỉnh phía Nam, từ khi triển khai chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên đến nay, tổng dư nợ của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tỉnh Bạc Liêu là hơn 117,5 tỉ đồng, tổng số 4.302 lượt học sinh, sinh viên còn dư nợ [11].
- Tại tỉnh An Giang, từ đầu năm 2019 đến nửa cuối tháng 11 cùng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 68 tỉ đồng cho hơn 10.100 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn.
- Nếu tính từ khi quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ đến tháng 11 năm 2019, Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân gần 1.010 tỉ đồng, với gần 90.000 lượt học sinh, sinh viên nhận tiền vay [12].
- Tại tỉnh Long An, tính đến dư nợ cho vay dựa trên chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt gần 420 tỉ đồng với trên 15 nghìn học sinh, sinh viên còn dư nợ.
- Chỉ trong tháng 9 năm 2019, tổng doanh số cho vay học sinh, sinh viên vay đạt hơn 17 tỉ đồng với hơn 1.200 lượt hộ vay vốn, trong đó có hơn 300 học sinh, sinh viên được giải ngân lần đầu [13]..
- Dư nợ và số học sinh, sinh viên dư nợ.
- Với dư nợ như trên, các đánh giá, phân tích đã chỉ ra chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên hiện nay tổng số dư nợ cũng như số học sinh, sinh viên dư nợ không nhiều, phần lớn học sinh, sinh viên trả nợ đúng kỳ hạn.
- Hơn nữa, tương quan giữa các tỉnh trong về tổng số dư nợ và số học sinh, sinh viên khác biệt không đáng kể.
- Điều này góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, đồng thời không có học sinh, sinh viên phải bỏ học vì khó khăn về kinh tế [15].
- trước khi cho vay, các hoạt động như điều tra, khảo sát nhằm nắm bắt nhu cầu vốn vay, mức vay, thời hạn trả nợ cũng như hoàn thiện phát triển tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng như sự quan tâm định hướng đào tạo, ngành đào tạo, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên [5].
- Hoặc sau khi cho vay, cần có những hoạt động tham vấn của nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội để sinh viên không chỉ sử dụng vốn được vay có hiệu quả mà việc cho vay còn để học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, có việc làm ổn định tiếp tục tuyên truyền, tham gia vào các hoạt động gắn với chính sách tín dụng mà họ đã được thừa hưởng.
- Khó khăn trong thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên đang dần bộc lộ một số bất cập khi nhiều trường đại học đang chuyển dần sang cơ chế tự chủ, có thể thấy được điều này về chi phí sinh hoạt mà một sinh viên cần chỉ trả trong một năm học qua thống kê của Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thùy Linh [16] được tổng hợp ở bảng 1 dưới đây:.
- Tổng chi phí sinh hoạt và học tập của một sinh viên [16].
- Tuy nhiên, sau gần 14 năm, kể từ khi có Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, về tín dụng đối với học sinh, sinh viên ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đến nay, việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có một số khó khăn sau:.
- Một là, tín dụng đối với học sinh, sinh viên hiện nay chủ yếu được xem xét trong phạm vi hẹp là chủ trương tín dụng chính sách, chưa được định hướng trở thành tín dụng thương mại, bởi quá trình vận động và phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động của tái sản xuất xã hội.
- Hai là, thiếu đánh giá năng lực tài chính đối với học sinh, sinh viên nên thiếu cơ sở cho việc ngân hàng xét hồ sơ pháp lí, dẫn đến học sinh, sinh viên cần vay vốn được vay ít, học sinh, sinh viên ít khó khăn cũng được vay song có thể sử dụng khoản vay không đúng mục đích.
- Hơn nữa, đối tượng của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên chưa linh hoạt, tập trung vào nhóm học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Trong điều kiện hiện nay có thể mở rộng đến nhóm học sinh, sinh viên bán thời gian nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học..
- Do đó, chính sách tín dụng đối với.
- 137 học sinh, sinh viên còn một số bất cập trong cơ hội tiếp cận giáo dục giữa nhóm học sinh, sinh viên khá giá và nhóm học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học ở những trường có quy định mức học phí cao..
- Bốn là, bộ máy để thực thi chính sách hính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tương đối cồng kềnh, dẫn đến hiệu quả trong thực tế hoạt động chưa cao [17].
- Năm là, quy trình, thủ tục tín dụng cho học sinh, sinh viên thông qua hộ gia đình còn những bất cập, mặc dù có Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD, ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Ngân hàng Chính sách xã hội về thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ [18] theo quy trình với nhiều khâu:.
- (1) Tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa phương tiếp nhận hồ sơ vay vốn, dưới sự chỉ đạo hoặc phối hợp với Tổ chức chính trị xã hội tại địa phương tiến hành bình xét người đề nghị vay vốn là học sinh, sinh viên trên địa bàn.
- Quy trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên [19]..
- Thủ tục bình xét cho học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng thông qua hộ gia đình tại địa phương có thể lên đến hàng tháng vì các tổ tiết kiệm và vay vốn tập hợp nhiều hồ sơ mới làm thủ tục một lần.
- Hơn nữa, tiêu chí bình xét để xác định đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chủ yếu dựa vào tiêu chí mức thu nhập của gia đình, ngoài ra còn có các học sinh, sinh viên mồ côi, theo từng năm học.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Có thể thấy chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được xem như một chủ trương, cũng là một quá trình chính sách của Chính phủ dưới góc độ chính sách công, là những hoạt động.
- gắn với an sinh xã hội, nên việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo quá trình chính sách của chính sách công sẽ có những lợi thế..
- Một là, xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách tín dụng cho sinh viên cần có sự linh hoạt theo định hướng trở thành tín dụng thương mại, làm cho chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trở thành động lực thúc đẩy bình đẳng xã hội.
- Trong tuyên truyền chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên thông qua các hộ gia đình, ngân hàng chính sách xã hội kết hợp các tổ chức chính trị-xã hội đến từng thôn, xóm, từng gia đình để tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên.
- Cách làm cần đúng đối tượng, đúng nội dung để các học sinh, sinh viên có nhu cầu cần vay vốn nắm được cách thức, quy trình, vì đa phần các hộ gia đình nghèo thường khó khăn với việc tiếp cận thông tin.
- Ngoài ra, trong các trường có thể phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trên cơ sở hướng dẫn, trang bị cho học sinh, sinh viên có kĩ năng, nghiệp vụ tuyên truyền về thực thi chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên..
- Ba là, công tác phân công, phối hợp thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên cần rõ ràng giữa từng bộ phận trong ngân hàng chính sách và phân công trong nhà trường.
- Do đó, rất cần có sự phân công, phối hợp ngay trong Ngân hàng Chính sách xã hội và trong các nhà trường để thực thi hoặc tham gia vào quá trình chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên..
- Để thực thi việc theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực thi chính sách có hiệu quả cần có phương pháp thu thập, xử lí và phân tích thông tin, đặc biệt là kịp thời phát hiện ra các trường hợp sinh viên liên quan đến tín dụng đen, những học sinh, sinh viên khó khăn khi vay vốn để kịp thời giúp đỡ..
- Có thể có những tiêu chí đánh giá khác nhau, có thể căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên trong diện chính sách được vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, tác động của tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến học tập và rèn luyện, tỉ lệ thu hồi nợ và tỉ lệ nợ quá hạn [7].
- Đó cũng là căn cứ để kịp thời biểu dương các cá nhân, tổ chức có nhiều kết quả tích cực trong việc thực thi chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên..
- Chính phủ đã có những điều chỉnh kịp thời về chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên qua trong thời gian vừa qua, góp phần quan trọng thúc đẩy bình đẳng và an sinh xã hội, tạo thuận lợi cho nhiều học sinh, sinh viên tiếp tục được học tập nghề nghiệp, song vẫn được xem là chương trình tín dụng chính sách, chưa được định hướng trở thành tín dụng thương mại.
- Số lượng học sinh, sinh viên được vay vốn ngày càng gia tăng, song khi tiến hành cho vay vốn không áp dụng hình thức đánh giá năng lực tài chính của sinh viên nên khó xác định được nhu cầu thực sự, mục đích sử dụng vốn đã vay.
- Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tư cho sự phát triển con người..
- [2] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên,” Hà Nội, 2007..
- [5] Nguyễn Hoàng Long, “Đánh giá kết quả triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên,”.
- Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam - nghiên cứu trường hợp các trường đại học thành viên tại Đại học quốc gia Hà Nội.
- Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội.
- “Tăng mức cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên .
- “Hiệu quả chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên tại Hà Nam,”.
- [10] Khánh Phương, “Hiệu quả chương trình tín dụng học sinh, sinh viên,” 5 2 2020.
- “Hiệu quả từ Chương trình tín dụng học sinh - sinh viên .
- “Gần 1.010 tỷ đồng cho gần 90.000 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn .
- “Long An: Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp bước sinh viên đến trường .
- “Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra,” Tạp chí Tài chính Online, 6 2 2019..
- [18] Ngân hàng Chính sách xã hội, “Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD, ngày 02 tháng 10 năm 2007 thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG NGÀY 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ,” Hà Nội, 2007.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt