« Home « Kết quả tìm kiếm

Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với giáo dục phát triển bền vững trong dạy học vật lí


Tóm tắt Xem thử

- BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GẮN VỚI GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ.
- Vật lí là môn học có nhiều cơ hội GDPTBV cho người học, giúp họ nhận thức và hiểu được mối quan hệ qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) thực tiễn.
- Bài báo trình bày quy trình tổ chức trải nghiệm gắn với giáo dục phát triển bền vững và những kết quả thu được trong việc bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn cho người học..
- Từ khóa: hoạt động trải nghiệm, giáo dục phát triển bền vững, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, dạy học vật lí..
- Không nên hiểu một cách đơn giản là GDPTBV chỉ là sự tích hợp, lồng ghép các hoạt động GDPTBV vào chương trình GD phổ thông mà cần hiểu rằng GDPTBV.
- GDPTBV nhấn mạnh đến học qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong cộng đồng.
- Đó là cơ hội để bồi dưỡng cảm xúc và NLGQVĐ thực tiễn mà cộng đồng đặt ra.
- Có thể kể ra một số NC đi theo hướng này như NC tích hợp PTBV thông qua HĐTN ở bậc đại học [7], giáo dục bảo vệ môi trường đất thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo [8], vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb trong giảng dạy học phần “Giáo dục môi trường” cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học [9]..
- Các nghiên cứu này đều nhấn mạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm trong PTBV, nhưng chưa đề cập một cách tường minh đến mục tiêu bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn.
- Vì thế, cần thiết phải có các NC để đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong cộng đồng và vì cộng đồng nhằm tổ chức hiệu quả GDPTBV phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội, môi trường ở địa phương đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn cho người học..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu để đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong cộng đồng và vì cộng đồng cũng như đề xuất cấu trúc của NLGQVĐ thực tiễn..
- Các dữ liệu thu thập được sẽ được mô tả và phân tích định tính để qua đó kiểm chứng sự đáp ứng của các hoạt động đã tổ chức với mục tiêu bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đã đề ra..
- Hoạt động trải nghiệm gắn với giáo dục phát triển bền vững.
- Các vấn đề PTBV gắn liền với thực tiễn sẽ giúp người học có nhiều cơ hội ứng dụng những nguyên tắc PTBV vào cuộc sống, giúp họ được tham gia các hoạt động thực tiễn, tự học tập qua quá trình trải nghiệm của bản thân..
- Năm 1977, với sự thành lập của “Hiệp hội GD trải nghiệm” (Association for Experiential Education - AEE), “Giáo dục trải nghiệm” đã chính thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi.
- Chương trình “Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thông qua, trong đó “Giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng [12]..
- Theo nghĩa đơn giản nhất, học qua trải nghiệm có nghĩa là học thông qua làm.
- GD trải nghiệm.
- “nhúng, thả” người học vào một trải nghiệm thực tiễn và khuyến khích họ suy ngẫm (phản ánh) về những trải nghiệm đó để phát triển các kĩ năng, thái độ hoặc cách nghĩ mới.
- Các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường được xây dựng dựa trên nền tảng của lí thuyết kiến tạo và dạy học tích hợp..
- Học qua trải nghiệm thường được coi như một chu trình học tập, trong đó hai bước đầu tiên là trải nghiệm và phân tích/chiêm nghiệm.
- Người học hành động trong thực tiễn để kiểm nghiệm các.
- Điểm cốt lõi trong học trải nghiệm gắn với PTBV là người học cần thiết phải có sự tư duy trở lại trong ý thức hướng đến các kinh nghiệm của bản thân, phân tích, khái quát hóa chúng thành các khái niệm.
- sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tiễn nhằm làm thay đổi không những nhận thức, thái độ, hành vi của người học đối với các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa mà còn kéo theo sự tham gia tích cực của cộng đồng.
- Các hoạt động của người học trong thực tiễn gắn với PTBV lại xuất hiện các kinh nghiệm mới và chúng lại trở thành đầu vào cho chu trình học tập tiếp theo cho tới khi việc học đạt được mục tiêu ban đầu..
- Yếu tố quyết định thành công của HĐTN là nội dung hoạt động phù hợp với đối tượng tham gia, phù hợp với địa bàn hướng tới, giải quyết được vấn đề xã hội, cộng đồng quan tâm, đáp ứng yêu cầu PTBV..
- Các loại hoạt động trải nghiệm.
- Các vấn đề PTBV gắn liền với thực tiễn nên việc dạy “lí thuyết hàn lâm” đơn thuần ở trong lớp học là chưa đủ mà thông qua quá trình học giúp người học có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động thực tế, tự học tập qua quá trình trải nghiệm của bản thân.
- Một số loại hoạt động trải nghiệm chủ yếu [14, 15]:.
- 177 (i) Hoạt động mang tính khám phá: là cách tổ chức hoạt động như tham quan, cắm trại, thực địa,… nhằm tạo cơ hội cho học sinh (HS) trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề nảy sinh từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực đối với PTBV..
- (ii) Hoạt động liên quan đến chiêm nghiệm, thể nghiệm, kết nối kinh nghiệm: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh (HS) nhìn nhận lại, đánh giá lại những gì trải nghiệm để khái quát kinh nghiệm thành các giá trị làm thay đổi nhận thức và rút ra bài học về biểu hiện thái độ và hành vi ứng xử cũng như cách giải quyết vấn đề.
- (iii) Hoạt động mang tính cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS được đóng góp và cống hiến thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích (nạo vét kênh mương, làm sạch đường phố.
- (iv) Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động để HS tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tiễn, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học.
- Nhóm hình thức tổ chức này gồm hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật,….
- Hoạt động này tạo cơ hội cho người học vận dụng kiến thức và kĩ năng vào một bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa với sự PTBV, tạo động lực để người học phát huy sự sáng tạo trong tư duy, hành động, việc làm để chuẩn bị ứng phó với các tình huống cuộc sống đặt ra, qua đó phát triển NLGQVĐ thực tiễn..
- Các loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm như trên là cơ hội quý giá để người học vừa có được những kiến thức nền tảng thông qua các hoạt động GQVĐ thực tiễn một cách trách nhiệm và có ý thức, vừa hình thành những giá trị đạo đức.
- Đó chính là quan điểm học hiện đại nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn cho HS, ở đó:.
- Người học được học tập, được tham gia trong quá trình ra quyết định, GQVĐ một cách sáng tạo, tích hợp những kinh nghiệm học được vào cuộc sống thực tiễn..
- Quan điểm học hiện đại nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn gắn với phát triển bền vững.
- Bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn thông qua hoạt động trải nghiệm gắn với phát triển bền vững - Bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn trong GDPTBV.
- Với học sinh THPT, NLGQVĐ thực tiễn bao gồm 3 mục tiêu chính được mô tả ở Hình 2..
- Mục tiêu của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Từ đó, phát hiện ra được những vấn đề cần giải quyết..
- Về mặt hành vi, các mục tiêu mô tả những năng lực hoạt động, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch để GQVĐ..
- Với mục tiêu này, cấu trúc của NLGQVĐ thực tiễn được thể hiện qua Bảng 1..
- NL giải quyết vấn đề thực tiễn trong GDPTBV.
- Hành vi: Hoạt động GQVĐ để thúc đẩy các.
- mục tiêu PTBV.
- Cấu trúc của NLGQVĐ thực tiễn.
- Phát hiện vấn đề.
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Lí giải ý nghĩa của kết quả hoạt động đối với đời sống, xã hội và với PTBV..
- Lí giải được ý nghĩa của kết quả hoạt động đó đối với đời sống, xã hội và đưa ra quyết định xoay quanh tình huống cá nhân..
- Lí giải được ý nghĩa của kết quả hoạt động đó đối với đời sống, xã hội và với PTBV, và đưa ra quyết định xoay quanh tình huống cá nhân và cộng đồng..
- Như vậy, để bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn ở người học, GV cần tổ chức lại hoạt động dạy và học và tăng thời gian HS hoạt động trải nghiệm ở ngoài xã hội, tổ chức các chủ đề dạy học gắn với thực tiễn, liên quan đến các mục tiêu PTBV trong những tình huống và bối cảnh phức tạp khác nhau..
- Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với PTBV bồi dưỡng năng lực GQVĐ thực tiễn cho học sinh.
- Bản chất của HĐTN là hoạt động GD và hoạt động dạy học được tổ chức trong môi trường thực tiễn, gắn với cộng đồng nhằm hình thành và phát triển năng lực, nhân cách cho HS [8].
- Dựa trên 3 mục tiêu chính của NLGQVĐ trong GDPTBV cũng như chu trình học qua trải nghiệm của Kolb, nghiên cứu đề xuất các bước trong chu trình tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với PTBV như sau:.
- GV có thể lựa chọn các chủ đề để HS có cơ hội tham gia vào hoạt động trải nghiệm trong cộng đồng, các hoạt động ngoại khóa, cộng tác với các bên liên quan ngoài nhà trường, tham quan và thảo luận với các chuyên gia về các vấn đề PTBV..
- Bước 2: Đặt tên cho hoạt động: Cần ngắn gọn, chính xác.
- phản ảnh được chủ đề, nội dung hoạt động.
- Bước 3: Xác định mục tiêu hoạt động.
- Bước 4: Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức hoạt động.
- Căn cứ vào mục tiêu, điều kiện xác định nội dung cho phù hợp với hoạt động..
- Bước 6: Tổ chức hoạt động.
- Cách thức tổ chức hoạt động học tập qua trải nghiệm có thể diễn ra gồm các giai đoạn như trong chu trình trải nghiệm của Kolb:.
- Trải nghiệm: Người học làm, thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, học sinh làm trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách làm..
- Chia sẻ, phân tích và suy ngẫm về những điều đã trải nghiệm: Người học chia sẻ các kết quả, các chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện.
- HS học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan của chúng..
- Khái quát hóa: Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với phát triển bền vững và kết quả thu được.
- Các chủ đề hoạt động trải nghiệm.
- Từ việc tìm hiểu những vấn đề gắn với PTBV của cộng đồng, các chủ đề hoạt động trải nghiệm dành cho HS ở cả ba khối lớp ở THPT được thể hiện trong Bảng 2..
- Các chủ đề hoạt động trải nghiệm gắn với PTBV.
- Stt Tên chủ đề HS tham gia Địa điểm trải nghiệm.
- Phân tích trường hợp hoạt động trải nghiệm với chủ đề Làng gỗ Đức Minh.
- Để xác định hiệu quả của HĐTN, nghiên cứu thực hiện phân tích trường hợp chủ đề đầu tiên, từ đó làm căn cứ điều chỉnh các hoạt động cho các chủ đề tiếp theo..
- Giáo viên đưa ra những vấn đề thực tế của địa phương.
- Bước 2: Đặt tên cho hoạt động.
- Trải nghiệm với làng nghề truyền thống.
- Mục tiêu của HĐTN là bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Đánh giá được các vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề.
- Từ đó, phát hiện ra được những vấn đề cần giải quyết (NL thành tố 1: Đặt ra những câu hỏi về những thách thức của PTBV để khám phá một nhiệm vụ cần giải quyết)..
- Bước 4: Xác định phương pháp, nội dung, phương tiện, hình thức hoạt động - Phương pháp làm việc: Học sinh hoạt động nhóm..
- HS được trải nghiệm tại làng nghề, làm việc theo nhóm để đánh giá sơ bộ ô nhiễm bụi tại làng nghề gồ, từ đó nảy sinh nhu cầu cần giải quyết: đề xuất giải pháp nhằm hạn chế bụi ở làng nghề mộc, phân tích và lựa chọn giải pháp và chế tạo máy hút bụi mịn trong không khí đơn giản..
- Bước 6: Tổ chức hoạt động trải nghiệm và kết quả đạt được - Tìm hiểu sự phân bố nhà xưởng..
- Cụ thể: từ các hoạt động trải nghiệm thực tế qua việc quan sát, phỏng vấn, HS đặt ra câu hỏi “Làm thế nào hạn chế ô nhiễm môi trường do bụi mịn ở làng nghề”.
- Điều này cho thấy cần phải đưa HS tham gia các hoạt động để khuyến khích họ đề xuất giải pháp và lựa chọn giải pháp.
- Hoạt động này, cần nhiều sự hỗ trợ của GV.
- Ở hoạt động này, HS thu thập được thông tin, đo được số liệu về ô nhiễm không khí làng nghề.
- Mặc dù vậy, kết quả bước đầu cho thấy việc bồi dưỡng NLGQVĐ thực tiễn qua tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với GDPTBV trong dạy học vật lí là có hiệu quả, HS tích cực tham gia hoạt động và có sự thay đổi thái độ, hành vi trước những vấn đề của PTBV.
- Để phát triển NLGQVĐ thực tiễn trong dạy học vật lí cần có thời gian, GV phải tạo cơ hội cho HS được rèn luyện qua nhiều chủ đề học tập, qua nhiều hoạt động trải nghiệm gắn với GDPTBV.
- Tổ chức các HĐTN trong cộng đồng và vì cộng đồng có đầy đủ cơ hội để bồi dưỡng ở người học NLGQVĐ thực tiễn gắn với PTBV.
- Chương trình Giáo dục Phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo- góc nhìn từ lí thuyết “học tập trải nghiệm”.
- Kỉ yếu hội thảo quốc gia “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.37-44..
- Quy trình tích hợp giáo dục phát triển bền vững thông qua hoạt động trải nghiệm trong học phần “Môi trường và con người”.
- Giáo dục bảo vệ môi trường đất thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại tỉnh Phú Thọ.
- Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb trong giảng dạy học phần “Giáo dục môi trường” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Tây Bắc.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt