« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre dựa trên mô hình kinh tế xanh


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN DU LỊCH VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE DỰA TRÊN MÔ HÌNH KINH TẾ XANH.
- Trong bài viết này, nhóm tác giả dựa trên lí thuyết về mô hình Kinh tế Xanh để phân tích khái quát về nguồn lực, thực trạng phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre..
- Từ đó tác giả đưa ra định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch ven biển theo 03 nhóm: Du lịch sinh thái ven biển;.
- du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa biển và các di tích văn hóa - lịch sử gắn với biển.
- du lịch vui chơi - giải trí biển phù hợp với xu hướng Xanh của thế giới..
- Từ khóa: du lịch ven biển, Kinh tế Xanh, Bến Tre..
- Kinh tế Xanh có thể được áp dụng để hỗ trợ phát triển bền vững nền kinh tế trong đó có du lịch ven biển [1]..
- Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về phát triển du lịch ven biển dựa vào Kinh tế Xanh trên thế giới như Kinh tế Xanh như một định hướng phát triển bền vững các vùng ven của nhóm tác giả Evgeniya Arumova, Elena Belyaeva, Maria Bitarova, Veronkia Panaseykina.
- Trong bài báo Du lịch biển và ven biển: Một yếu tố thách thức trong quy hoạch không gian biển tác giả Marilena Papageorgiou cho rằng du lịch ven biển thường gây tranh cãi về tác động môi trường do các hoạt động khác của con người [3].
- Những nghiên cứu trên mang nặng tính lí thuyết và các tác giả thường chọn lựa những địa điểm du lịch có cảnh quan ven biển hấp dẫn để phân tích..
- Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về mô hình Kinh tế Xanh tại Viêt Nam gắn với hoạt động du lịch ven biển đặc biệt là tại vùng ven biển cửa sông.
- Vùng ven biển Bến Tre là vùng cửa sông có những hạn chế như nhiều phù sa, nước biển đục, cảnh quan thiên nhiên không đa dạng.
- Nơi đây không thể phát triển loại hình du lịch ven biển chất lượng cao như: nghỉ dưỡng, thể thao biển,… Vùng ven biển này có loại hình sinh thái đặc trưng, đa dạng từ các cánh rừng ngập mặn cho đến các bãi ngao, sò.
- Đây là một thế mạnh có thể khai thác du lịch sinh thái biển.
- Du lịch ven biển tỉnh Bến Tre cần phát triển dựa vào những lợi thế riêng về môi trường tự nhiên, tạo ra những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, giúp nâng cao ý thức phát triển bền vững như: du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển, du lịch sinh thái văn hóa ven biển, du lịch chuyên đề biển, du lịch nghiên cứu biển… phù hợp với xu hướng phát triển của nền Kinh tế Xanh..
- Khái quát về du lịch ven biển và nền Kinh tế Xanh 2.1.1.
- Du lịch ven biển.
- Du lịch ven biển, là một loại hình du lịch trong đó yếu tố nước / biển là chủ đạo được coi là tài sản và lợi thế chính.
- Đối với du lịch ven biển, tất cả các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất liên quan (khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ, v.v.) cũng chỉ được tìm thấy trên đất liền và thường được xây dựng gần bờ biển hơn.
- Du lịch ven biển thường thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên ven biển, nơi có các cửa sông, đất ngập nước, rạn san hô và các thành phần quý hiếm khác của hệ sinh thái tự nhiên [1]..
- Hầu hết các hoạt động du lịch ven biển bao gồm phát triển và xây dựng các khu nghỉ dưỡng ven biển có khả năng gây thiệt hại cho môi trường ven biển.
- Trong vài thập kỉ qua, xu hướng xây dựng các cơ sở du lịch và cơ sở hạ tầng mới ở các vùng ven biển vẫn đang tăng lên.
- Các hoạt động du lịch ở vùng biển như lặn biển, lặn với ống thở, bơi lội và các hoạt động du lịch dưới nước khác, gây ra mối đe dọa cho hệ sinh thái rạn san hô và làm giảm độ che phủ của san hô sống, dẫn đến suy giảm chức năng của nó.
- Du lịch biển nói chung và ven biển nói riêng là hoạt động kinh tế quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất ở biển.
- Tuy nhiên, du lịch cũng là một trong những ngành tác động mạnh gây ra sự suy giảm môi trường do xây dựng các công trình cơ sở dịch vụ và các hoạt động du lịch..
- Kinh tế Xanh.
- Khái quát về nguồn lực phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre 2.2.1.
- Vị trí địa lí Bến Tre và vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
- Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là:.
- Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km..
- Ba huyện giáp biển của tỉnh Bến Tre gồm Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú..
- Vùng ven biển Bến Tre có sự liên kết chặt chẽ với vùng biển của Tp.HCM, Tiền Giang và Trà Vinh.
- hàm lượng phù sa lớn trong nước biển, phù sa giúp phát triển các dãy cồn cát và rừng ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Bến Tre..
- Trong những năm vừa qua, địa hình khu vực ven biển tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng sạt lở.
- Hiện nay, đường bờ biển Bến Tre hiện có 8 điểm sạt lở, trên tổng chiều dài 19km bờ biển.
- Nhìn chung địa hình ven biển tỉnh Bến Tre tạo nên sự khác biệt bởi các cồn cát tại khu vực cửa sông ven biển, tạo nên các hệ sinh thái đặc trưng giúp hình thành sự đa dạng các loại hình du lịch.
- Chính vì thế việc thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ đường bờ biển và hệ sinh thái ven biển là việc làm hết sức cần thiết nhằm bảo vệ không gian sinh sống của người dân, cũng chính là bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn..
- Vùng ven biển tỉnh Bến Tre thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa.
- Hướng gió thịnh hành ở Bến Tre là Đông Nam và Tây, Tây Nam.
- Khí hậu ôn hòa nên con người dễ thích nghi, ít bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết thất thường đặc biệt là bão thuận lợi cho sự phát triển du lịch ven biển, có thể khai thác du lịch quanh năm..
- Tuy diện tích không nhiều nhưng rừng ngập mặn Bến Tre lại có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường.
- 77 tỉnh còn đóng vài trò vừa là môi trường sinh sống của các loài thủy sản, vừa là tài nguyên du lịch hấp dẫn..
- Ở các bãi triều cửa sông ở Bến Tre đã xác định được 120 loài cá.
- Các sản vật này không chỉ là nguồn cung dồi dào cho thị trường mà còn tạo dấu ấn trong ẩm thực du lịch địa phương..
- Khu vực ven biển thuộc ba huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú là một trong những khu vực khó khăn về nguồn nước ngọt nhất trên địa bàn của tỉnh Bến Tre..
- Khu vực ven biển tỉnh Bến Tre được cung cấp nguồn nước mặt bởi 4 con sông lớn Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên trong đó sông Hàm Luông và ba Lai là nguồn cung cấp chính..
- Sông Hàm Luông: Tổng chiều dài thuộc địa phận tỉnh Bến Tre: 78km, lưu lượng nước bình quân các tháng mùa kiệt: 829m3/s.
- Sông Mỹ Tho chảy suốt theo chiều dọc của tỉnh, dài 90 km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang..
- Theo quan trắc sơ bộ có đến 1/4 lãnh thổ tỉnh Bến Tre gồm các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày có nguồn nước ngầm hoàn toàn bị nhiễm mặn.
- Nên xem đây có thể là vấn đề cực kì quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung và các vùng ven biển nói riêng..
- Hệ thống sông, rạch, kênh mương toàn tỉnh Bến Tre nói chung và vùng ven biển Bến Tre nói riêng chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông.
- Phạm vi ảnh hưởng mặn chiếm đến 3/4 lãnh thổ Tỉnh Bến Tre.
- Thực trạng khai thác du lịch ven biển Tỉnh Bến Tre 2.3.1.
- Hiện trạng phát triển du lịch Bến Tre.
- Trong những năm gần đây, Bến Tre nói chung và khu vực ven biển tỉnh Bến Tre nói riêng thu hút được khá đông khách du lịch trong và ngoài nước.
- Năm 2019 lượng khách đến Bến Tre là 1.882.025 lượt, tăng 20% so cùng kì.
- Doanh thu từ khách du lịch năm 2018 là 1.329 tỉ đồng, năm 2019 là 1.791 tỉ đồng, tăng 34% so cùng kì..
- Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2018, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 1.329 tỉ đồng.
- Năm 2019, huyện Bình Đại và huyện Ba Tri đón khoảng 70.000 lượt khách, nổi trội là du lịch Thạnh Phú đón trên 500 ngàn lượt khách, tăng gần 100 ngàn lượt so với năm 2018.
- Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2018, toàn tỉnh hiện có trên 90 cơ sở lưu trú du lịch với trên 1.600 phòng.
- Tại huyện Thanh Phú có 2 khách sạn: Thảo Anh, Au Soo Khoon, 4 nhà nghỉ du lịch: Bảo Ngọc, Vạn Phúc, Hoàng Lang, Minh Hiếu và một Homestay: Chín Sông.
- Tại huyện Bình Đại có 2 khách sạn: 33, Phương Trang, 2 nhà nghỉ du lịch: Tây Đô, Toàn Mỹ và 2 homestay: Út Trinh và Cồn Bà Tư.
- 79 Lao động trong du lịch: năm 2010 lao động trực tiếp trong ngành du lịch là vượt 47% so với quy hoạch.
- Năm 2018, có trên 5.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó lao động qua đào tạo, tập huấn về du lịch chiếm 60%...
- Năm đầu năm 2021 ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch tỉnh Bến Tre nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 khiến số lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu từ ngành du lịch bị giảm sút nặng nề.
- Tuy nhiên, ngành du lịch cả nước đang từng bước phục hồi hướng tới một thị trường du lịch thân thiện, an toàn thu hút khách du lịch..
- Các loại hình du lịch đang được khai thác tại khu vực ven biển a) Dịch vụ tắm biển.
- Với chiều dài 65km đường bờ biển, vùng ven biển tỉnh Bến Tre đang khai thác dịch vụ tắm biển thu hút khách du lịch.
- b) Du lịch sinh thái ven biển.
- Với diện tích rừng ngập mặn 3.900 hecta, Bến Tre có hệ sinh thái ven biển đa dạng phong phú, một số nơi đã đưa vào khai thác du lịch.
- Nổi tiếng nhất là khu du lịch Vàm Hồ tại Huyện Ba Tri.
- Tới thăm sân chim Vàm Hồ du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến,… đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn mới ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long..
- Khu vực ven biển tỉnh Bến Tre có nhiều di tích công trình - di tích thu hút khách du lịch như Lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Khu lưu niệm Đốc Binh Phan Ngọc Tòng, Di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản, Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan (Tán Kế), Khu mộ Phan Thanh Giản – vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kì lục tỉnh tại huyện Ba Tri, di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam tại huyện Thạnh Phú,…..
- d) Du lịch lễ hội.
- Một trong những lễ hội lớn nhất và tưng bừng nhất ở Bến Tre thu hút khách du lịch là lễ hội Nghinh Ông của ngư dân ven biển.
- e) Du lịch ẩm thực biển.
- Bắt đầu từ năm 2018, hai năm một lần tỉnh Bến Tre tổ chức Tuần lễ Văn hóa Du lịch Ẩm thực biển Thạnh Phú nhằm kích cầu du lịch tỉnh Bến Tre nói chung và du lịch biển tỉnh Bến Tre nói riêng.
- Thông qua hoạt động này, ngành du lịch tỉnh Bến Tre đã giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, hàng lưu niệm, đặc sản địa phương đến với du khách, tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giữa các tổ chức kinh doanh du lịch, thương mại trong và ngoài tỉnh.
- triển loại hình du lịch ẩm thực biển Bến Tre, thông qua các món ăn đặc sản gắn liền với xứ biển - xứ dừa..
- Định hướng phát triển du lịch ven biển tỉnh Bến Tre dựa vào nền Kinh tế Xanh 2.4.1.
- Để du lịch tỉnh Bến Tre phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành DL Bến Tre đã đặt mục tiêu: “Phát triển đa dạng các loại hình DL xứ Dừa dựa vào tiềm năng tự nhiên, văn hóa và con người.
- Phát triển du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phấn đấu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà..
- Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm phát triển bền vững, không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa..
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh, phát triển dịch vụ để các di sản văn hóa phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tham quan của du khách.
- Tuy nhiên hạn chế các tác động của hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường xã hội, thuần phong mĩ tục..
- Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre nói chung và du lịch biển tỉnh Bến Tre nói riêng phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh thành lân cận.
- Định hướng phát triển du lịch ven biển dựa vào mô hình Kinh tế Xanh.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch ven biển theo 03 loại hình du lịch: Du lịch sinh thái ven biển, du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa biển và các di tích văn hóa - lịch sử gắn với biển, du lịch vui chơi - giải trí biển..
- Để phát triển loại hình du lịch sinh thái ven biển khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng các sản phẩm cụ thể phục vụ du khách như: tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn, các khu bảo tồn, vườn chim, các tour du lịch chuyên đề: du lịch trải nghiệm trồng cây gây rừng, chèo xuồng trong rừng ngập mặn, mò cua bắt ốc… Thông qua việc khai thác loại hình du lịch này, du khách sẽ được tìm hiểu về tầm quan trọng của hệ sinh thái ven biển, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ven biển nói riêng và môi trường sống nói chung.
- Việc khai thác loại hình du lịch này sẽ tăng cường các hoạt động bảo tồn thông qua phí bảo tồn từ vé tham quan và các nguồn đầu tư, góp phần gìn giữ môi trường sinh thái phù hợp với xu hướng Xanh của thế giới..
- Du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa biển và các di tích văn hóa - lịch sử gắn với biển tại tỉnh Bến Tre cần được chú trọng vì dọc theo đường bờ biển, tỉnh Bến Tre có rất nhiều đền cá ông (5 đền) gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông và lễ hội nghinh ông thu hút được du khách..
- 81 Du lịch vui chơi - giải trí biển sẽ là một hướng phát triển không thể thiếu đối với ngành du lịch tỉnh Bến Tre.
- Về định hướng phát triển, ngành du lịch Bến Tre cần xác định phân khúc khách hàng và tạo ra những sản phẩm phục vụ cho từng nhóm, tránh việc phát triển tự phát chung chung vì biển Bến Tre không có nhiều thế mạnh cạnh tranh như những vùng biển khác như Vũng Tàu, Cần Giờ,… Cần định hướng phát triển sinh thái bao gồm sinh thái tự nhiên lẫn sinh thái văn hóa..
- Góp phần nâng cao nhận thức của người tham gia vào hoạt động du lịch hiểu được vai trò của Kinh tế Xanh đối với hoạt động du lịch.
- Cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyên trên các phương tiện truyền thông giúp sản phẩm du lịch ven biển Bến Tre gần với du khách..
- Du lịch ven biển là một xu hướng hiện đang phát triển nhanh chóng, tùy vào lợi thế từng địa phương mà sẽ có những định hướng phát triển mang nét đặc trưng riêng.
- Bến Tre cần lựa chọn loại hình du lịch ven biển gắn với mô kình Kinh tế Xanh chú trọng vào môi trường sinh thái vì những lợi thế đặc trưng của mình.
- Việc lựa chọn mô hình Kinh tế Xanh không những giúp du lịch ven biển Bến Tre tạo ra sự khác biệt so với khu vực xung quanh mà còn đảm bảo mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai..
- Địa chí Bến Tre.
- Tổng Quan du lịch

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt