intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á: Tiếp cận ở góc độ thị trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực chứng phân tích ảnh hưởng của kiến thức thị trường (bao gồm: kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh tranh) đến kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á: Tiếp cận ở góc độ thị trường

  1. ISSN 1859-3666 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Nguyễn Thị Phương Liên - Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Mã số: 152.1FiBa.12 2 Solutions to Developing Non-Cash Payment in Vietnam 2. Nguyễn Hoài Nam - Cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới ở Tỉnh Nghệ An. Mã số: 152.1Deco.11 9 Mechanism of Using Financial Resources from the State Budget for New Rural Construction in Nghe An Province 3. Phạm Văn Hồng và Phạm Minh Đạt – Chính thức hóa khu vực hộ kinh doanh cá thể: thực trạng và kiến nghị. Mã số: 152.1SMET.12 18 Formalizing Household Sector: Situation and Suggestions 4. Phan Anh Tú và Hứa Thanh Nghị - Các nhân tố tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Cần Thơ. Mã số: 152.1IIEM.12 24 Factors Affecting FDI in Can Tho City 5. Nguyễn Đức Kiên - Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn áp dụng mô hình sử dụng đất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp của nông hộ ở vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Bình. Mã số: 152.1GEMg.12 33 Factors Influencing the Adoption of Agricultural Land Use Models Towards Adaptation to Climate Change: A Case Study of Farmers in the Sandy Area of Quang Binh Province QUẢN TRỊ KINH DOANH 6. Phan Chí Anh và Nguyễn Thu Hà - Phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á: tiếp cận ở góc độ thị trường. Mã số: 152.2BMkt.22 41 Developing New Products in Asian Producing Enterprises: from Market Perspective 7. Lưu Thị Minh Ngọc - Tác động của đổi mới công nghệ ngân hàng lõi đến kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại - nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Mã số: 152.2FiBa.21 49 Impact of Core Banking Technology Innovation on Commercial Bank Performance – Case Study at Vietinbank 8. Đỗ Thị Vân Trang - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ giữa các ngành kinh doanh. Mã số: 152.2FiBa.22 57 Determinants of the Debt Maturity Structure in Different Sectors 9. Đàm Thị Thanh Huyền - Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính tại các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Mã số: 152.2FiBa.22 65 Factors Affecting Financial Risk at Member Firms of Vietnam Coal - Mineral Industry Group Ý KIẾN TRAO ĐỔI 10. Phạm Hùng Cường và Hoàng Ngọc Bảo Châu - Ý định lựa chọn sàn thương mại điện tử của người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa ngoài lãnh thổ Việt Nam. Mã số: 152.3BAdm.31 76 Intention to Select E-Commerce Products of Consumers Shopping Outside Vietnam khoa học Số 152/2021 thương mại 1 1
  2. QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHÂU Á: TIẾP CẬN Ở GÓC ĐỘ THỊ TRƯỜNG Phan Chí Anh Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Email: anhpc@vnu.edu.vn Nguyễn Thu Hà Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Email: hant@vnu.edu.vn Ngày nhận: 01/03/2021 Ngày nhận lại: 29/03/2021 Ngày duyệt đăng: 01/04/2021 P hát triển sản phẩm mới được xem là phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh mọi doanh nghiệp sản xuất trên thế giới. Sản phẩm mới có chất lượng và tính sáng tạo vượt trội giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cho khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng, mở rộng thị phần và thị trường, hướng tới phát triển bền vững doanh nghiệp. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực chứng phân tích ảnh hưởng của kiến thức thị trường (bao gồm: kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh tranh) đến kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp sản xuất. Thông qua dữ liệu thu được từ 118 doanh nghiệp sản xuất ở 5 nước Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Lan và Việt Nam, kết quả nghiên cứu không chỉ cho thấy sự mối tương quan chặt chẽ giữa thu thập và khai thác các kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới tại từng nước mà còn chỉ ra ảnh hưởng tích cực của yếu tố kiến thức về nhà cung cấp và kiến thức về đối thủ cạnh tranh đến kết quả việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thiết kế và tác nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Từ khóa: phát triển sản phẩm mới, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. JEL Classifications: M16, F10, F15 1. Giới thiệu ty và các đối tác khác (Simatupang & Sridharan, Ngày nay, trong môi trường kinh doanh cạnh 2002). Năng lực kiến thức thị trường bao gồm của tranh và thay đổi nhanh chóng, vai trò của phát triển các hoạt động nghiên cứu và thu thập dữ liệu thông sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng. Dưới áp lực tin thị trường, đây là những nguồn thông tin quan của việc mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng, trọng, ảnh hưởng đến kết quả phát triển sản phẩm các tổ chức luôn tìm cách nâng cao hiệu suất phát mới của doanh nghiệp. Thực vậy, phân tích dữ liệu triển sản phẩm về thời gian phát triển, chi phí và khả thị trường sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp hiểu năng sinh lời (Neto và cộng sự, 2015). Do đó, chủ rõ về đặc điểm thị trường, xu hướng phát triển sản đề làm thế nào để đạt được thành công trong việc phẩm và công nghệ, phản hồi của khách hàng về sản phát triển Sản phẩm Mới đã được nghiên cứu trên phẩm, qua đó giúp doanh nghiệp hình thành ý tưởng toàn cầu như một hoạt động kinh doanh quan trọng phát triển sản phẩm mới và cải thiện hiệu quả phát trong công ty. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng triển sản phẩm mới. Chính vì vậy, kiến thức thị các thực hành hợp tác ảnh hưởng đáng kể đến quá trường đã nổi lên như là một chủ đề nghiên cứu quan trình phát triển sản phẩm mới (Johnson & Filippini, trọng trong nghiên cứu đổi mới và phát triển sản 2010). Sự hợp tác này mở rộng từ các hoạt động nội phẩm mới. bộ (trong chính công ty) sang các hoạt động bên Bên cạnh đó, cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ngoài (trong chuỗi cung ứng). Sự hợp tác trong ra rằng việc tích hợp các chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng đề cập đến hoạt động chia sẻ kiến một công ty có thể mang lại lợi ích cho công ty trong thức, đồng phát triển giữa các chức năng trong một việc phát triển sản phẩm mới, ví dụ như hợp tác tiếp công ty (Liker và cộng sự, 1996) hoặc giữa các công thị và R&D (Olson và cộng sự, 2001), tiếp thị và sản khoa học ! Số 152/2021 thương mại 41
  3. QUẢN TRỊ KINH DOANH xuất (Swink & Song, 2007), sản xuất và thiết kế cũng sẽ giúp công ty dự đoán xu hướng thị trường để (Zhu và cộng sự, 2011). Bên cạnh đó, tích hợp với bắt kịp nhu cầu của khách hàng hoặc hiểu được sở các đối tác bên ngoài được coi là hoạt động quan thích tiếp thị sản phẩm mới của khách hàng. trọng để đạt được kết quả phát triển sản phẩm mới Để tương ứng với nhu cầu đa dạng của khách cao hơn (Lau, 2011; Petersen và cộng sự, 2003). hàng, sự thay đổi của thị trường, các vấn đề chính trị Các nghiên cứu từ trước đến nay tập trung nghiên xã hội hoặc lợi thế kỹ thuật, nghiên cứu của Sanchez cứu cách thức hợp tác nội bộ hoặc thực hành hợp tác (2004) đã đề xuất bốn loại linh hoạt là nguồn lực cho bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản năm phương thức quản lý dựa trên năng lực, bao phẩm mới. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu mới gồm tính linh hoạt về nhận thức đối với logic chiến chỉ tập trung hướng tới nghiên cứu thực hành phát lược và quy trình quản lý, tính linh hoạt trong phối triển sản phẩm mới được thực hiện trong một quốc hợp sử dụng tài sản vô hình và hữu hình, tính linh gia và ngành cụ thể. Do bối cảnh khác nhau, kết quả hoạt về nguồn lực trong hoạt động và tính linh hoạt giữa các nghiên cứu có thể trái ngược nhau. Do toàn trong hoạt động để cung cấp các sản phẩm khác biệt cầu hóa, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên cho thị trường. Trong số bốn loại linh hoạt này, tính quốc tế hơn, việc hiểu rõ quy trình phát triển sản linh hoạt về nguồn lực phụ thuộc mạnh mẽ vào mối phẩm mới và các thực tiễn hợp tác giữa các quốc gia quan hệ với các nhà cung cấp và mạng lưới chuỗi là điều cần thiết. Do đó, bài nghiên cứu này hướng cung ứng, trong khi các tính linh hoạt khác có thể tới việc nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa được nâng cao nhờ quản lý nội bộ. kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm - Kiến thức về nhà cung cấp mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á (Nhật Việc quan sát thị trường của các nhà cung cấp sẽ Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Lan và Việt Nam) giúp các công ty tạo ra cơ sở nhà cung cấp tiềm năng và phân tích ảnh hưởng của kiến thức thị trường với để đấu thầu cạnh tranh nhằm giảm chi phí sản xuất các chỉ tiêu đo lường kết quả phát triển sản phẩm trong khi vẫn duy trì chất lượng. Đồng thời, một mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. nhóm các nhà cung cấp cho một phần sản phẩm cụ 2. Cơ sở lý thuyết thể sẽ giúp sản xuất suôn sẻ khi các vấn đề không 2.1. Cơ sở lý thuyết về kiến thức thị trường thể đoán trước xảy ra tại nhà máy của nhà cung cấp Năng lực hiểu biết thị trường của doanh nghiệp như một phần của quản lý khủng hoảng. Hơn nữa, thường được định nghĩa là “các quá trình tạo ra và kiến thức về các nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh tích hợp thông tin thị trường vào hoạt động” (Claudy sẽ giúp các công ty tìm ra những hành động cần thiết và cộng sự, 2016). Tạo ra thông tin thị trường chủ để cải thiện hoạt động của các nhà cung cấp, điều yếu tập trung vào hai chiều: khách hàng và đối thủ này có tác động tích cực đến hoạt động của các công cạnh tranh. Thông tin từ đối thủ cạnh tranh sẽ cung ty (Modi & Mabert, 2007; Humphreys và cộng sự, cấp kiến thức về sản phẩm và chiến lược của đối thủ 2004). Hiểu biết sâu sắc về thị trường nhà cung cấp cạnh tranh trong khi phân tích thông tin từ khách cũng giúp các công ty đạt được khả năng thương hàng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về khách hàng và lượng trong đàm phán, cũng như đưa ra phương án nhu cầu cuối cùng của người tiêu dùng. Từ đó, công cải tiến phù hợp với hoàn cảnh của nhà cung cấp để ty có thể xác định sản xuất cái gì, cách tung sản phẩm đạt được sự liên kết trong chuỗi cung ứng hiệu quả. ra thị trường hoặc cách xác định kế hoạch chiến lược - Kiến thức về đối thủ cạnh tranh để tạo sự khác biệt sản phẩm của họ với đối thủ cạnh Đối với một ngành công nghiệp toàn cầu, vị thế tranh để giành lợi nhuận, thị phần và phát triển bền cạnh tranh của một quốc gia dựa vào điểm mạnh và vững (Li & Calantone, 1998). Trong nghiên cứu này, điểm yếu tương đối của các quốc gia khác (Porter, kiến thức thị trường trong phát triển sản phẩm mới 1980; Zou & Cavusgil, 2002). Hơn nữa, các tổ chức được xem xét dựa trên cấu trúc 3 chiều bao gồm: - mong muốn đề ra một chiến lược toàn cầu đang kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp phải đối mặt với sự cạnh tranh của cả nước ngoài và và kiến thức về đối thủ cạnh tranh. địa phương. Tuy nhiên, các công ty thường được - Kiến thức về khách hàng hưởng lợi từ các đối thủ cạnh tranh như là nguồn để Kiến thức về khách hàng được tạo ra bởi chương đo điểm chuẩn (benchmarking) và chuyển giao các trình quản lý quan hệ khách hàng chiến lược (CRM), phương pháp hay nhất (Drew, 1997). Do đó, kiến bao gồm mối quan hệ với người dùng chính và khách thức về đối thủ cạnh tranh bao gồm các khả năng hàng thân thiết cũng như khách hàng tiềm năng để chính của các công ty đối thủ. Hơn nữa, số lượng, mở rộng kinh doanh (Campbell, 2003; Carbonell và tính kịp thời và độ chính xác của trí tuệ đối thủ cạnh cộng sự, 2012). Ngoài ra, kiến thức về khách hàng tranh xác định khả năng của một công ty trong việc khoa học ! 42 thương mại Số 152/2021
  4. QUẢN TRỊ KINH DOANH phản ứng với các động thái cạnh tranh trên quy mô được tung ra thị trường vì thiếu một quy trình có cấu toàn cầu. Tương tự như năng lực hiểu biết về khách trúc (Owens & Davies, 2000), mức độ không chắc hàng, năng lực hiểu biết của đối thủ cạnh tranh có chắn và rủi ro cao, lượng thông tin cần thiết để nghĩa là khả năng thu nhận, diễn giải và tích hợp chuyển qua nhiều chức năng (Almeida & Miguel, thông tin về môi trường cạnh tranh toàn cầu. Do đó, 2007), cũng như chi phí liên quan cao. Gần đây, việc kiến thức về đối thủ cạnh tranh là một trong những loại bỏ các rào cản trong giao tiếp ở phát triển sản năng lực kiến thức thị trường cần thiết để đạt được phẩm mới đã được chú trọng hơn thông qua việc sử thành công trên thị trường, năng lực đó được cho là dụng các phương pháp hợp tác như sự tham gia của sẽ có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động của nhà cung cấp và tích hợp giữa các chức năng (Lau công ty (Kohli & Jaworski, 1990). Do đó, các nhà và cộng sự, 2011). Theo Klein (1995), quá trình phát quản lý cần có sự hiểu biết thấu đáo về các đối thủ triển sản phẩm mới ngày càng trở nên hợp tác hơn cạnh tranh của họ, cũng như luôn cảnh giác để xác do yêu cầu của sự tương tác giữa các bên khác nhau. định cả các mối đe dọa và cơ hội trên thương trường. 3. Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu Môi trường cạnh tranh hiện tại được đặc trưng Dựa trên các cơ sở lý thuyết và lập luận hình thành bởi nhiều nguồn thông tin hơn, công nghệ thay đổi các giả thuyết nghiên cứu được đề cập ở trên, khung nhanh chóng, thực hành quản lý mới, nhiều đối thủ phân tích của nghiên cứu được trình bày như sau: cạnh tranh hơn và vòng đời sản phẩm ngắn hơn - tất cả đều làm nổi bật tầm quan trọng của kiến thức tổ chức. Các công ty có đủ năng lực, quy trình và kiến thức sẽ có thể phân biệt giá trị mà họ có thể cung cấp cho khách hàng từ đó cung cấp bởi đối thủ cạnh tranh của họ. Do đó, các công ty nên phát triển thành công khả năng của mình để thu thập kiến thức ngầm bên ngoài Hình 1: Khung phân tích của nghiên cứu hoặc chuyển giao kiến thức ngầm hiện tại của họ cho các đơn vị nội bộ để đạt Kiến thức thị trường được phân tích theo ba lĩnh được lợi thế cạnh tranh bền vững. Nghiên cứu của Li vực kiến thức về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ và Calantone (1998) cũng chỉ ra rằng việc sử dụng cạnh tranh được đánh giá thông qua các yếu tố tóm kiến thức của đối thủ cạnh tranh có ba giai đoạn sau: tắt như sau (bảng sau): thu nhận, giải thích và tích hợp và những kiến thức Các giả thuyết nghiên cứu: đó không được tạo ra tự động mà phụ thuộc vào khả Giả thuyết H1: Kiến thức về khách hàng có mối năng quản trị tri thức liên quan của tổ chức. quan hệ tương quan chặt chẽ với kết quả phát triển 2.2. Cơ sở lý thuyết về kết quả phát triển sản sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại 5 phẩm mới của doanh nghiệp nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan Tỷ lệ thành công của sản phẩm mới có thể được và Việt Nam. đo lường bằng mức độ chấp nhận của khách hàng, Giả thuyết H2: Kiến thức về nhà cung cấp có lợi nhuận mà sản phẩm mới mang lại và sự tồn tại mối quan hệ tương quan chặt chẽ với kết quả phát của nó trên thị trường (Ateke và cộng sự, 2015). Sự triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại hài lòng của khách hàng và thị phần là hai phép đo 5 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài quan trọng cho sự thành công của phát triển sản Loan và Việt Nam. phẩm mới vì chúng chỉ ra cách thương hiệu mới của Giả thuyết H3: Kiến thức về đối thủ cạnh tranh tổ chức giành được thị trường trước các đối thủ. có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với kết quả phát Trong trường hợp dưới một mức thị phần nhất định, triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại một tổ chức có thể bị coi là không đủ sức sống 5 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài (Ateke và cộng sự, 2015). Các nghiên cứu đã chỉ ra Loan và Việt Nam. rằng hầu hết các ý tưởng mới đều thất bại khi chúng khoa học ! Số 152/2021 thương mại 43
  5. QUẢN TRỊ KINH DOANH Đại học Minnesota và Đại học Bang Iowa với mục đích khám phá các phương pháp thực hành tốt nhất cho các công ty sản xuất để cải thiện hiệu suất hoạt động. Điều tra vòng 4 được thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2015 tại 304 doanh nghiệp sản xuất tại 12 nước trên thế giới. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 118 doanh nghiệp sản xuất ở 5 nước bao gồm Nhật Bản (JPN), Trung Quốc (CHN), Hàn Quốc (KOR), Đài Loan (TWN) và Việt Nam (VIE) với số lượng doanh nghiệp từng nước lần lượt là 19; 25; 25; 30 và 19. Các doanh nghiệp này thuộc 3 lĩnh vực sản xuất là điện - điện tử, cơ khí và ôtô. Đối tượng trả lời khảo sát nhóm câu hỏi liên quan đến thang đo về kiến thức về khách hàng là đại diện bộ phận quản trị dòng xuôi chuỗi cung ứng (downstream); nhóm Giả thuyết H4: Kiến thức về khách hàng có ảnh câu hỏi liên quan đến hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới kiến thức về thị trường là đại diện bộ phận dòng tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. ngược chuỗi cung ứng (upstream); nhóm câu hỏi Giả thuyết H5: Kiến thức về nhà cung cấp có ảnh liên quan đến kiến thức về đối thủ cạnh tranh là đại hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới diện bộ phận quản lý nhà máy; nhóm câu hỏi liên tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. quan đến kết quả phát triển sản phẩm là đại diện Giả thuyết H6: Kiến thức về đối thủ cạnh tranh có nhóm phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp. ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm Nghiên cứu sử dụng 4 thang đo lường với 25 biến mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. quan sát, trong đó: (1) Kiến thức về khách hàng (5 4. Phương pháp nghiên cứu biến quan sát); (2) Kiến thức về nhà cung cấp (5 Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được thu thập biến quan sát); (3) Kiến thức về đối thủ cạnh tranh trong khuôn khổ Dự án Sản xuất Hiệu suất cao (4 biến quan sát); (4) Kết quả phát triển sản phẩm (HPM) được khởi xướng vào những năm 1980 và mới (11 biến quan sát). Thang điểm Likert 5 điểm vẫn đang được tiếp tục kéo dài đến nay. Dự án quốc được sử dụng trong đánh giá mức độ 3 loại kiến thức tế HPM được khởi xướng bởi các nhà nghiên cứu tại khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh (1 - khoa học ! 44 thương mại Số 152/2021
  6. QUẢN TRỊ KINH DOANH Rất không đồng ý và 5 - Rất đồng ý). Kết quả phát giá trị trung bình của các thang đo về kiến thức về thị triển sản phẩm mới được đánh giá trên cơ sở so sánh trường và kết quả phát triển sản phẩm mới có sự với đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc thị trường tương đồng nhau tại các doanh nghiệp sản xuất của theo thang đo 5 điểm (1 - Kém hơn đáng kể, 5 - Tốt 4 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài hơn đáng kể). Loan. Giá trị trung bình của thang đo kiến thức về Quy trình phân tích dữ liệu được tiến hành theo nhà cung cấp và kiến thức về đối thủ cạnh tranh tại các bước sau: (1) Kiểm tra độ tin cậy của thang đo; các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam hiện cao (2) Thống kê mô tả giá trị trung bình của các thang hơn các nước còn lại. Các doanh nghiệp sản xuất của đo và phân tích ANOVA để làm rõ điểm tương Nhật Bản cho thấy điểm thấp nhất ở khía cạnh về kết đồng/khác biệt giữa 05 nước về 4 thang đo; (3) Phân quả phát triển sản phẩm mới. Các doanh nghiệp sản tích tương quan giữa các biến độc lập (kiến thức về xuất của Hàn Quốc cho thấy có điểm số cao ở kiến khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về thức về khách hàng và có điểm số thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh) và biến phụ thuộc - kết quả phát Việt Nam và Trung Quốc về kết quả phát triển sản triển sản phẩm mới để kiểm định nhóm các giả phẩm mới. Các doanh nghiệp tại Trung Quốc cho thuyết từ H1 đến H3; (4) phân tích hồi quy bội để thấy có điểm số khá tương đồng ở các thang đo, dao kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (H4 đến H6). động trong khoảng từ 3,62 đến 3,95; trong đó thang 5. Kết quả phân tích và thảo luận đo về kết quả phát triển sản phẩm mới có giá trị cao 5.1. Kiếm tra độ tin cậy và thống kê mô tả hơn Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Bước đầu tiên của quá trình phân tích là đánh giá Tiếp đến, phân tích ANOVA được tiến hành để chất lượng của dữ liệu thông qua việc tính toán hệ tìm hiểu có hay không sự khác biệt giữa doanh số Cronbach’s Alpha của từng thang đo, với điều nghiệp sản xuất tại 5 nước về mức độ kiến thức về kiện cần đạt là giá trị Cronbach’s Alpha của thang thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới. Kết đo phải lớn hơn hoặc bằng 0,60 và giá trị quả phân tích trình bày trong Bảng 2 cho thấy: (i) Có Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát phải lớn sự khác biệt về kết quả phát triển sản phẩm mới giữa hơn hoặc bằng 0,30. Kết quả cho thấy các biến quan các doanh nghiệp sản xuất Đài Loan và Việt Nam; sát đều có hệ số lớn hơn 0,30 và hệ số Cronbach’s giữa Hàn Quốc và Việt Nam; (ii) Không có sự khác Alpha của 4 thang đo trong khung phân tích đều lớn biệt đáng kể mức độ kiến thức về thị trường bao gồm hơn hoặc bằng 0,70. Đồng thời, kết quả phân tích kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp nhân tố khẳng định cũng cho thấy hệ số tải nhân tố hay kiến thức về đối thủ cạnh tranh giữa 5 nước. của các biến quan sát đều lớn hơn 0,45. Kết quả này 5.3. Phân tích tương quan giữa kiến thức thị cho thấy của dữ liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy và trường và kết quả phát triển sản phẩm mới giữa có thể được sử dụng để kiểm định các giả thuyết. các nước Kết quả phân tích thống kê mô tả được trình bày Kết quả phân tích tương quan được trình bày trên Bảng 1 cho thấy các mức độ kiến thức về thị trong Bảng 3 cho thấy có mối tương quan giữa kiến trường được xem xét dựa trên giá trị trung bình của thức về thị trường và kết quả phát triển sản phẩm 3 thang đo bao gồm kiến thức về khách hàng, kiến mới tại các DN sản xuất của 5 nước với mức ý nghĩa thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh 0,01; trong đó: kiến thức về khách hàng (với hệ số tranh có giá trị dao động trong khoảng từ 3,86 đến tương quan là 0,250); kiến thức về nhà cung cấp 3,95; trong đó kiến thức về nhà cung cấp được đánh (0,319); kiến thức về đối thủ cạnh tranh (0,421). giá cao nhất trong kiến thức về thị trường. Kết quả Như vậy, các giả thuyết H1, H2 và H3 được chấp phát triển sản phẩm mới cũng được đánh giá với giá nhận. Tiếp đến, kết quả phân tích tương quan giữa trị trung bình là 3,51. Như vậy, các thang đo và biến kiến thức thị trường với từng chỉ số thuộc kết quả quan sát đều đạt độ tin cậy và được nhóm tác giả phát triển sản phẩm mới tương ứng với từng nước tiếp tục thực hiện Bảng 1: Kết quả kiểm tra độ tin cậy và thống kê mô tả phân tích ANOVA. 5.2. Giá trị trung bình của các thang đo theo từng nước và phân tích ANOVA Kết quả trình bày tại Bảng 2 cho thấy Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả khoa học ! Số 152/2021 thương mại 45
  7. QUẢN TRỊ KINH DOANH Bảng 2: Kết quả phân tích ANOVA Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả cũng được trình bày chi tiết ở Bảng 3. Với mức ý 5.4. Phân tích hồi quy giữa kiến thức thị nghĩa ở mức 5%, số cặp có mối tương quan có ý trường và kết quả phát triển sản phẩm mới tại các nghĩa đối với Việt Nam là 25 trên 33. Con số này lần DN sản xuất tại Việt Nam lượt là 5, 4, 2 và 1 đối với Trung Quốc, Đài Loan, Bài viết thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhìn chung, các kiến thức cho bộ dữ liệu các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. về thị trường đều có mối tương quan đáng kể đối với Kết quả trình bày trên Bảng 4 cho thấy 3 yếu tố cấu thành kiến thức thị trường có thể giải thích 19,5% sự ít nhất một trong 11 chỉ số của kết quả phát triển sản phẩm mới. Kết quả phân tích cũng cho thấy kiến biến thiên của kết quả phát triển sản phẩm mới nói thức về khách hàng không thể hiện tương quan với chung (Bảng 4). Hệ số phóng đại phương sai VIF các chỉ số về đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năngnhỏ hơn 2 cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến, nếu sinh lời, chi phí đơn vị sản xuất; kiến thức về nhà có xảy ra, cũng không làm ảnh hưởng đáng kể về cung cấp không thể hiện tương quan với chỉ số sự mặt thống kê đối với phân tích hồi quy. Kết quả hài lòng của khách hàng; kiến thức về đối thủ cạnh phân tích hồi quy cũng cho thấy kiến thức về khách tranh không thể hiện tương quan với chỉ số về đáp hàng có mức ý nghĩa là 0,566 (lớn hơn 0,05). Do đó, ứng các chỉ tiêu kỹ thuật. giả thuyết H4 không được chấp nhận. Giả thuyết H5 và giả thuyết H6 được Bảng 3: Kết quả phân tích tương quan chấp nhận do yếu tố kiến thức về nhà cung cấp và yếu tố kiến thức về đối thủ cạnh tranh (lần lượt có mức ý nghĩa 0,035 và 0,001) đều nhỏ hơn 0,05. 6. Một số hàm ý và kết luận Kết quả phân tích tương quan giữa kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp tại 5 nước Châu Á, kết hợp với kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của kiến thức thị trường đối với kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Nguồn: kết quả phân tích của nhóm tác giả Việt Nam, đã gợi ý khoa học ! 46 thương mại Số 152/2021
  8. QUẢN TRỊ KINH DOANH Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy cho dữ liệu doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế liên quan đến cỡ mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ và cách thức thu thập mẫu dựa trên bảng hỏi đánh giá dựa trên cảm nhận của cán bộ quản trị trong các doanh nghiệp *Biến phụ thuộc: kết quả phát triển sản phẩm mới sản xuất. Các nghiên cứu Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả tiếp theo có thể khắc phục một số hàm ý để cải thiện thêm hiệu quả phát triển bằng cách sử dụng cỡ sản phẩm mới của các doanh nghiệp tại Việt Nam mẫu điều tra có quy mô lớn hơn và thu thập dữ liệu tóm lược như sau: nghiên cứu kết hợp cả thứ cấp và sơ cấp. Điều này Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiến sẽ cho phép sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại thức về khách hàng không thể hiện ảnh hưởng có ý và phức hợp hơn để đánh giá cấu trúc quan hệ giữa nghĩa về mặt thống kê đến kết quả phát triển sản từng khía cạnh của kiến thức thị trường và từng khía phẩm mới. Điều này có thể được giải thích là do mô cạnh của kết quả phát triển sản phẩm mới.! hình của các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất theo đơn đặt hàng (make to order) của khách hàng (phần Tài liệu tham khảo: lớn cũng chính là các doanh nghiệp). Vì vậy, việc thấu hiểu khách hàng là điều bắt buộc và đương 1. Almeida, L. F., & Miguel, P. A. C. (2007), nhiên của các doanh nghiệp sản xuất. Tất cả các Managing new product development process: a pro- thông tin về khách hàng này phần lớn được truyền posal of a theoretical model about their dimensions tải vào trong thiết kế sản phẩm và dịch vụ của các and the dynamics of the process, In: Loureiro G., doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, yếu tố hiểu khách Curran R. (Eds), Complex Systems Concurrent hàng trong nhiều trường hợp không quyết định sự Engineering. Springer, London. 239-246. khác biệt trong kết quả phát triển sản phẩm mới của 2. Ateke, Walter, B., Iruka, & Chijindu H. các doanh nghiệp (do tất cả các doanh nghiệp sản (2015), Investigating the Relationship between xuất thường làm tương tự nhau). Customer Involvement Management and Marketing Thứ hai, cần gia tăng thu thập và tích lũy kiến Performance in the Manufacturing Industry, thức của công ty về các nhà cung cấp. Doanh nghiệp International Journal of Research in Business cần nghiên cứu và phân tích kỹ về xu hướng, về tình Studies and Management, 2(9), 22-34. hình phát triển kinh tế không chỉ trong nước mà còn 3. Campbell, A. (2003), Creating customer các nước bên ngoài để có thể tìm kiếm và mở rộng knowledge competence: Managing customer rela- các nhà cung cấp mới, nhiều tiềm năng. Quan trọng tionship management programs strategically, hơn, các doanh nghiệp cũng cần ưu tiên tìm hiểu về Industrial Marketing Management, 32(5), 375-383. quy trình sản xuất của các nhà cung cấp, đây là một 4. Claudy, M. C., Peterson, M. & Pagell, M., vấn đề rất quan trọng. Cũng tương tự như tìm hiểu về 2016, The Roles of Sustainability Orientation and đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng Market Knowledge Competence in New Product cần hiểu rõ các hoạt động R&D, các đặc trưng sản Development Success, Journal of Product Innovation phẩm và quy trình phân phối của các nhà cung cấp. Management, November, 33(S1), pp. 72-85. Thứ ba, doanh nghiệp sản xuất cần tăng cường 5. Drew, S. A. W. (1997), From knowledge to hiểu biết về đối thủ cạnh tranh về các khía cạnh đặc action: The impact of benchmarking on organization- điểm sản phẩm dịch vụ, quy trình phân phối sản al performance, Long Range Planning, 30(3), 427. phẩm của đối thủ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần 6. Humphreys, P. K., Li, W. L. & Chan, L. Y., đặc biệt tìm hiểu về các hoạt động R&D cũng như 2004, The Impact of Supplier Development on các chiến lược marketing hiện nay họ đang triển Buyer-Supplier Performance, Omega, April, 32(2), khai. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà sản pp. 131-143 xuất rút ngắn thời gian R&D, tạo ra các thiết kế sản 7. Johnson, W. H. A., & Filippini, R. (2010), phẩm đột phá trên thị trường. Collaboration practices, strategic capabilities and performance in Japanese and American product khoa học ! Số 152/2021 thương mại 47
  9. QUẢN TRỊ KINH DOANH development: Do they differ?, Operations 20. Swink, M. L., & Song, M. (2007), Effects of Management Research, 3(1-2), 22-32. marketing-manufacturing integration on new prod- 8. Klein, M. (1995), Integrated Coordination in uct development time and competitive advantage, Cooperative Design, International Journal of Journal of Operations Management, 25(1), 203-217. Production and Economics, 38(1), 85-102. 21. Tseng, S, M., (2009), A study on customer, 9. Kohli, A., & Jaworski, B. J. (1990), Market supplier, and competitor knowledge using the orientation: The construct, research propositions, knowledge using the knowledge chain model, and managerial implications, Journal of Marketing, International Journal of Information Management, 54(1), 1-18. Vol.29(6), pp.488-496 10. Lau, A. K. W. (2011), Supplier and customer 22. Zou, S., & Cavusgil, S. T. (2002), The involvement on new product performance: GMS: A broad conceptualization of global market- Contextual factors and an empirical test from man- ing strategy and its effects on firm performance, ufacturer perspective, Industrial Management & Journal of Marketing, 66(4), 40–56. Data Systems, 111(6), 910-942. 23. Zhu, Y., Alard, R., You, J., & Schönsleben, 11. Li, T. & Calantone, R. J., (1998), The P. (2011), Collaboration in the Design- Impact of Market Knowledge Competence on New Manufacturing Chain: A Key to Improve Product Product Advantage: Conceptualization and Quality, In Supply Chain Management - New Empirical Examination, Journal of Marketing, Perspectives. October, 62(4), pp. 13-29. 12. Liker, J. K., Kamath, R. R., Wasti, S. N., Summary Nagamachi, M. (1996), Supplier involvement in auto- motive component design: are there really large US New product development is considered a Japan differences?, Research Policy, 25(1), 59-89. method of creating a competitive advantage in all 13. Modi, S. B. & Mabert, V. A., (2007), Supplier manufacturing enterprise in the world. Oustanding Development: Improving Supplier Performance quality and innovative new products would help through Knowledge Transfer, Journal of Operations businesses to add value to customers, increase cus- Management, January, 25(1), pp. 42-64. tomer satisfaction, expand market share and market, 14. Neto, G. Z., Pereira, G. M., & Borchardt, towards sustainable business development. This M. (2015), What problems manufacturing compa- article presents the results of an empirical study ana- nies can face when providing services around the lyzing the impact of market knowledge (including: world?, Journal of Business & Industrial Marketing, knowledge about customers, knowledge of suppli- 30(5), 461-471. ers, knowledge of competitors) on the new product 15. Olson, E., Walker, O. C., Ruekert, R. W., & development. performance of manufacturing enter- Bonner, J. M. (2001), Patterns of cooperation dur- prises. Based data obtained from 118 manufacturing ing new product development among marketing, enterprises in 5 Asian countries including Japan, operations and R&D: Implications for project per- China, Korea, Taiwan and Vietnam, the results of formance, The Journal of Product Innovation this study not only show a strong correlation Management, 18(4), 258-271. between the collection and exploitation of market 16. Owens, J. D., & Davies, J. (2000), The knowledge and new product development perform- Importance of a New Product Development (NPD) ance in each country but also show the positive process: Getting Started, 1st European Conference effect of supplier knowledge and competitor knowl- on KM, Bled School of Management, Bled, edge on the results of high product quality, reduction Slovenia. of production costs, shorten design time of manu- 17. Petersen, K., Handfield, R., & Ragatz, G., facturing enterprises in Vietnam (2003), A model of supplier integration into new product development, Journal of Product Innovation Management, 20(4), 284-299. 18. Porter, M. E. (1980), Competitive Strategy, New York: The Free Press. 19. Simatupang, T. M., & Sridharan, R. (2002), The collaborative supply chain, International Journal of Logistics Management, 13(1), 15-30. khoa học 48 thương mại Số 152/2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2