You are on page 1of 2

Hoạch định tổng hợp trong quản lý điều hành:

Khái niệm:

Là tổng hợp các các chiến thuật nhằm sử dụng tổng hợp các nguồn lực của doanh nghiệp để đảm bảo
cân đối giữa cung và cầu với chi phí thấp nhất trong từng thời gian ngắn trong năm.

Trong từng thời điểm nhất định, nhà quản trị sẽ điều chỉnh mức sản xuất, mức tồn kho, các hoạt động
phụ, những công việc ngoài giờ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ứng dụng: doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, bệnh viện, trường học…

Vị trí của hoạch định tổng hợp:

Đây là bước mở rộng hệ thống kế hoạch sản xuất. Cho nên nhà quản trị ngoài các kết quả dự báo của bộ
phận nghiên cứu thị trường cần phải nắm chắc cả các số liệu về tài chính, nhân sự, nguồn nguyên liệu…
để hoạch định sản xuất.

Sơ đồ:

Vẽ sau

Chiến thuật hoạch định tổng hợp:

Chiến thuật thuần túy:

1. 5 chiến thuật tác động vào mức cung của doanh nghiệp:
a. Thay đổi tồn kho
b. Thay đổi lượng lao động thường xuyên
c. Thay đổi lượng lao động tạm thời
d. Tăng giờ làm việc trong ngày
e. Sử dụng hợp đồng phụ
2. 3 chiến thuật tác động vào mức cầu cảu doanh nghiệp:
a. Khuyến thị
b. Thực hiện hợp đồng chịu
c. Sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa

Chiến thuật tổng hợp: là kết hợp 2 hay nhiều chiến lược thuần túy có khả năng kiểm soát được.

Chiến thuật thuần túy:

1. Chiến thuật thay đổi mức tồn kho: Duy trì mức sản xuất bình thường trong giai đoạn cầu thấp,
tăng lượng tồn kho để cung cấp cho thị trường trong giai đoạn cầu tăng.

Ưu điểm:

- Ít thay đổi về nguồn lao động


- Sản xuất ổn định
- Chủ động nguồn hàng

Khuyết điểm:
- Chi phí dự trữ tăng
- Dễ lạc hậu về mẫu mã
- Rủi ro cao

Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng có thể dự trữ được, không thích hợp cho những hoạt
động dịch vụ.

2. Chiến thuật thay đổi lượng lao động theo mức cầuL

Duy trì sản xuất theo mức cầu, cầu tăng sản xuất tăng, cầu giảm sản xuất giảm. Lượng lao động tăng
giảm theo mức sản xuất.

Ưu điểm:

- Linh hoạt, sản xuất kịp thời và gắn với nhu cầu của thị trường.
- Sản phẩm luôn đổi mới, không lạc hậu mẫu mã
- Không tốn phí tồn kho

Khuyết điểm:

- Sản xuất không ổn định


- Có thêm chi phí đào tạo và sa thải nhân viên
- Chất lượng sản phẩm không cao do lao động mới được đào tạo
- Ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của lao động (do sa thải nhân viên nhiều)

Áp dụng cho doanh nghiệp hay bộ phận sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ năg, lao động chủ yếu thủ
công. Tối ưu ở các khu vực có nhiều lao động phổ thông, muốn tăng thu nhập phụ của mình khi nhàn rỗi
(làm tính công, thời vụ…)

3. Chiến thuật tăng giảm giờ làm việc:

Tổ chức làm thêm giờ khi nhu cầu sản phẩm tăng lên. Việc tăng giờ này sẽ có 1 giới hạn cho phép (tùy
vào luật pháp quy định và công suất của máy móc thiết bị của doanh nghiệp). Khi nhu cầu giảm trong
một giai đoạn thì doanh nghiệp phải cắt giảm giờ làm của lao động và tìm biện pháp để khắc phục thời
gian nhàn rỗi do không có việc làm.

Ưu điểm:

- Linh hoạt, gắn sản xuất với thị trường


- DN có thể đương đầu với nhu cầu tăng cao hoặc giảm đột ngột.
- Trường hợp này DN không cần thuê mướn thêm bên ngoài
- Không tốn chi phí đào tạo và huấn luyện

Khuyết điểm:

- Tốn thêm chi phí trả ngoài giờ


- Sản xuất không ổn định
- Năng suất lao động có thể giảm khi nhân công mệt mỏi vì tăng ca
- Có thể không đáp ứng được nhu cầu do thời gian làm việc bị hạn chế
- Khắc phục thời gian nhàn rỗi là một điều khó khắn

You might also like