You are on page 1of 36

Schweizerische Eidgenossenschaft

Confédération suisse
Confederazione Svizzera
Confederaziun svizra

Swiss Confederation

Federal Departement of Economic Affairs,


Education and Research EAER BỘ CÔNG THƯƠNG
State Secretariat for Economic Affairs SECO CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CẨM NANG
HƯỚNG DẪN
XUẤT KHẨU
VÀO THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC
CHO QUẢ NHÃN
Nhóm tác giả:
TS. Nguyễn Bảo Thoa
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh
ThS. Nguyễn Thị Minh Thuý
CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU
VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUÔC
CHO QUẢ NHÃN

Schweizerische Eidgenossenschaft
Confédération suisse
Confederazione Svizzera
Confederaziun svizra

Swiss Confederation

Federal Departement of Economic Affairs,


Education and Research EAER BỘ CÔNG THƯƠNG
State Secretariat for Economic Affairs SECO CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 8
1.1. Giới thiệu về thị trường hoa quả của Trung Quốc 9
1.2. Đặc điểm và nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với nhãn nhập khẩu 10
1.3. Tình hình sản xuất, cung ứng và xuất khẩu nhãn vào thị trường Trung Quốc 10
1.4. Các chính sách liên quan đến xuất khẩu nhãn của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc 12
1.4.1. Chính sách xuất khẩu nhãn của Việt Nam 12
1.4.2. Chính sách xuất nhập khẩu nhãn của Trung Quốc 14
1.5. Chuỗi cung ứng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 16

Phần 2: CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 18
2.1. Đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu 20
2.2. Chuẩn bị điều kiện thanh toán 23
2.3. Chuẩn bị hàng để xuất khẩu 24
2.4. Kiểm tra hàng hóa 25
2.5. Làm thủ tục hải quan 26
2.6. Thuê phương tiện vận tải và giao hàng cho vận tải 28
2.7. Thanh toán 29
2.8. Thanh lý hợp đồng 29

Phần 3: QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 30
3.1. Kiểm nghiệm, kiểm dịch và truy xuất nguồn gốc 31
3.2. Tiêu chuẩn và quy cách đóng gói 37
3.3. Quy định hải quan 37
3.4. Các quy định khác 38
3.4.1. Trao đổi hàng hóa cư dân biên giới 38
3.4.2.Thương mại tiểu ngạch biên giới 38

Phần 4. CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỂ XUẤT KHẨU NHÃN SANG TRUNG QUỐC 40

4.1. Danh mục giấy tờ cần thiết phía Việt Nam 41


4.2. Danh mục giấy tờ cần thiết phía Trung Quốc 42
4.2.1. Thực hiện theo chính sách trao đổi cư dân biên giới 42
4.2.2. Thực hiện theo hình thức biên mậu tiểu ngạch 42

Phần 5: LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CÁC CÔNG TY XUẤT KHẨU NHÃN SANG TRUNG QUỐC 44

Phần 6. CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU NHÃN SANG TRUNG QUỐC 48

6.1. Cơ quan nhà nước 49


6.2. Đối tác cung ứng 54
6.3. Khách hàng (hội chợ và khách hàng Trung Quốc) 55
6.3.1. Danh sách một số hội chợ lớn tại Trung Quốc 55
6.3.2. Danh sách một số nhà nhập khẩu các loại trái cây của Trung Quốc 58
6.4. Dịch vụ hỗ trợ 62
6.4.1. Danh sách một số đơn vị cung cấp dịch vụ logistic của Trung Quốc 62
6.4.2. Danh sách một số đơn vị cung cấp dịch vụ logistic của Việt Nam 63
IMPRINT
__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.

Published by:
“Decentralized Trade Support Services for Strengthening the
International Competitiveness of Vietnamese Small and Medium-sized
Enterprises” Program, Vietnam Trade Promotion Agency (VIETRADE)

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Support for Economic Cooperation in Sub-Regional Initiatives in Asia (SCSI)


E scsi-asia@giz.de
I www.connecting-asia.org

Authors:
Dr. Nguyen Bao Thoa
Dr. Nguyen Thi Hong Minh
MPA. Nguyen Thi Minh Thuy

Editors:
GIZ SCSI Programme

Opinions of the author(s) do not necessarily reflect the views of the


publishers/the editors.

Hanoi, January 2018


THÔNG TIN VỀ ẤN PHẨM
__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.__.

Ban hành:
Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống
xúc tiến thương mại địa phương”, Cục Xúc tiến Thương mại
(VIETRADE) – Bộ Công thương

Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) GmbH

Chương trình Hỗ trợ hợp tác kinh tế cho các sáng kiến tiểu vùng tại
Châu Á (SCSI)

E scsi-asia@giz.de
I www.connecting-asia.org

Các tác giả:


TS. Nguyễn Bảo Thoa
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Th.s. Nguyễn Thị Minh Thuý

Biên tập:
Chương trình GIZ SCSI

Các ý kiến của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của
Đơn vị ban hành ấn phẩm / biên tập viên.

Hà Nội, tháng 1 năm 2018


LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐÂU

LỜI MỞ ĐẦU
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng cho trái
cây Việt Nam với khoảng 70% tổng lượng trái cây tươi xuất khẩu.
Trong quá trình hội nhập vào thương mại toàn cầu, Việt Nam đã tham
gia ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
có hiệu lực từ năm 2010, kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các
doanh nghiệp Việt Nam với mức thuế quan được giảm xuống còn 0%
trên gần 8.000 loại sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam
chưa tận dụng được các cơ hội và lợi ích của ACFTA, giữ thói quen
xuất khẩu qua các kênh thương mại không chính thức nên tăng độ rủi
ro, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, thiếu hiểu biết về các quy
định, yêu cầu của thị trường và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
của các công ty Trung Quốc.

Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ hợp tác kinh tế cho các sáng
kiến tiểu vùng tại Châu Á (Support for Economic Cooperation in Sub-
Regional Initiatives in Asia- SCSI) do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(BMZ) Đức tài trợ, được thực hiện bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức
(GIZ) để xây dựng năng lực tại Campuchia, Lào và Việt Nam nhằm cập
nhật những cơ hội và thách thức trong thương mại với Trung Quốc,
đồng thời xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, Cẩm nang hướng
dẫn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc được xây dựng cho bốn loại
quả là (1) Vải, (2) Thanh long, (3) Nhãn, (4) Dưa hấu với sự hợp tác
chặt chẽ cùng VIETRADE. Đây là bốn loại quả có tiềm năng xuất khẩu
cao trong ngành trái cây tươi của Việt Nam, thuộc danh mục 8 loại quả
được chính thức xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cho quả nhãn1 là
cẩm nang hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm
mục đích xuất khẩu nhãn sang thị trường Trung Quốc. Để xây dựng
Cẩm nang hướng dẫn, nhóm chuyên gia tư vấn đã thực hiện: Nghiên
cứu tại bàn (về thị trường nhãn Trung Quốc, quy trình xuất khẩu sang
Trung Quốc, các quy định xuất khẩu của Việt Nam và quy định nhập
khẩu nhãn của Trung Quốc), lấy ý kiến chuyên gia (Cục Xúc tiến

1
Trong Cẩm nang hướng dẫn này, “quả nhãn” được viết tắt là “nhãn”

-6-
LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại, Trung tâm Xúc tiến Thương mại các tỉnh, Phòng Tham
tán Kinh tế và Thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc, cán bộ hải
quan) và phỏng vấn trực tiếp (doanh nghiệp xuất khẩu nhãn, doanh
nghiệp logistics).

Cẩm nang hướng dẫn do nhóm chuyên gia tư vấn gồm TS. Nguyễn
Bảo Thoa (Trưởng nhóm), TS. Nguyễn Thị Hồng Minh và ThS.
Nguyễn Thị Minh Thúy cùng phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ, phối
hợp chặt chẽ và đóng góp ý kiến của rất nhiều người. Xin cảm ơn GIZ
SCSI, Chương trình GIZ ASEAN - Hệ thống phát triển nông sản bền
vững (SAS) đã hỗ trợ tư vấn nhiệt tình trong suốt quá trình soạn thảo
cuốn cẩm nang. Xin cảm ơn các chuyên gia Cục Xúc tiến thương mại
(VIETRADE), Phòng Thị trường Châu Á – Châu Phi (nhóm thị trường
nói tiếng Trung), Phòng Tham tán Kinh tế và Thương mại của Việt
Nam tại Trung Quốc, Trung tâm Xúc tiến Thương mại các tỉnh, Viện
Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI), cán
bộ hải quan về những ý kiến đóng góp quý báu góp phần nâng cao
chất lượng cuốn Cẩm nang hướng dẫn. Xin cảm ơn các doanh nghiệp
xuất khẩu nhãn, doanh nghiệp logistics đã dành thời gian quý báu
tham gia phỏng vấn và cung cấp thông tin cần thiết cho Cẩm nang
hướng dẫn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của Bộ Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (BMZ) Đức, Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ),
Chương trình Hỗ trợ hợp tác kinh tế cho các sáng kiến tiểu vùng tại
Châu Á (SCSI) và Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE).

Cuốn hướng dẫn này là công trình của các chuyên gia tư vấn độc lập.
Mọi ý kiến, quan điểm, giải thích trình bày ở đây không nhất thiết phản
ánh quan điểm của BMZ, GIZ, SCSI hay VIETRADE.

-7-
à N
N H
Ẩ U ỐC
K H QU
ẤT NG
X U RU
V Ề GT
A N ỜN
Q U RƯ
N G HỊ T
TỔ O T

http://vuongiongcay.com
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU
NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC

1.1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY CỦA TRUNG QUỐC

Những năm gần đây, ngành trái Thống kê Trung Quốc, năm
cây của Trung Quốc, bao gồm 2016, tổng san ̉ lượng trái cây
trồng trọt và gia công chế biến của Trung Quốc đạt 283,2 triệu
trái cây có sự phát triển mạnh tấn, tăng 3,4% so với 2015.
mẽ, giá trị xuất nhập khẩu trái
cây tăng trưởng liên tục. Ngành Về xuất nhập khẩu trái cây, hiện
trái cây của Trung Quốc được Trung Quốc cho phép nhập
dự báo sẽ bước vào giai đoạn khẩu trái cây từ 43 quốc gia và
phát triển mới với tốc độ nhanh khu vực trên thế giới, trong đó
chóng. Việt Nam có 8 loại trái cây được
chính thức xuất khẩu sang
Về diện tích trồng trái cây, Trung Trung Quốc gồm vải thiều,
Quốc nhiều năm liền là quốc gia nhãn, dưa hấu, thanh long,
có diện tích và sản lượng trái chuối, chôm chôm, mít và xoài.
cây lớn nhất thế giới. Trồng trọt Theo thống kê của Bộ Thương
và trái cây là lĩnh vực nông mại Trung Quốc, năm 2016, kim
nghiệp lớn thứ 3 tại Trung Quốc ngạch xuất khẩu trái cây tươi
sau lĩnh vực lương thực và rau của Trung Quốc đạt 5,48 tỷ
xanh. Theo số liệu thống kê đến USD, tăng 6,3%; nhập khẩu
cuối năm 2015, tổng diện tích 5,84 tỷ USD, giảm 2,7% (trong
trồng trái cây của Trung Quốc đó, 3 thị trường Trung Quốc
đạt gần 15,4 triệu ha, chủ yếu nhập khẩu chủ yếu là Chi Lê
phân bố tại 04 địa phương gồm (304,7 nghìn tấn, kim ngạch
tỉnh Thiểm Tây, Quảng Tây, 1,19 tỷ USD), Thái Lan (572,3
Quảng Đông và Hà Bắc. nghìn tấn, kim ngạch 1,11 tỷ
USD) và Việt Nam (1,09 triệu
Sản lượng trái cây sản xuất tấn, kim ngạch 628,3 triệu
hàng năm tại Trung Quốc cũng USD).
tiếp tục tăng trưởng. Theo Cục

-9-
ĐẶC ĐIỂM VÀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI NHÃN NHẬP KHẨU
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG


TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI NHÃN NHẬP KHẨU

Tại Trung Quốc, nhãn chủ yếu được trồng tại khu vực phía Nam và Tây
Nam, trong đó Quảng Đông là địa phương có diện tích và sản lượng
nhãn lớn nhất Trung Quốc với diện tích 138 nghìn ha và khoảng 170
tấn; tiếp đó là các địa phương như Quảng Tây, Phúc Kiến và một số ít
diện tích trồng nhãn phân bố tại Hải Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý
Châu.

Về nhu cầu thị trường, theo thống kê không đầy đủ, năm 2016, tổng
nhập khẩu quả nhãn tươi của Trung Quốc đạt gần 348,5 tấn, giảm
1,6% với kim ngạch trên 270 triệu USD, giảm 21% so với 2015.

1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VÀ XUẤT KHẨU


NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Diện tích trồng nhãn của Việt Nam năm 2016 đạt 73,3 nghìn ha, trong
đó tập trung chủ yếu tại miền Bắc với diện tích trồng nhãn đạt gần 37
nghìn ha (chiếm 50% diện tích trồng nhãn cả nước) và Đồng bằng
sông Cửu Long với diện tích trồng đạt 27,5 nghìn ha (chiếm 37% diện
tích).

Nhãn tại các tỉnh phía Bắc có nhiều giống, tuy nhiên tập trung vào các
giống: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn muộn Hà tây, nhãn Hương chi, nhãn
cùi. Thời gian thu hoạch từ đầu tháng 7 đến trung tuần tháng 8 hàng
năm.

Nhãn tại các tỉnh miền tây gồm: Nhãn Ido, nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng
cơm vàng... Thời gian thu hoạch chính: từ tháng 7 đến cuối tháng 9
hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay người nông dân Miền Tây đã áp dụng
thành công kỹ thuật xử lý cho nhãn ra quả trái vụ, nên mùa thu hoạch
nhãn kéo dài quanh năm.

Mặc dù có diện tích trồng trọt nhỏ hơn diện tích trồng của miền Bắc,
Đồng bằng sông Cửu Long lại cho năng suất cây trồng cao hơn rất
nhiều. Năng suất nhãn tại miền Bắc là 61,7 tạ/ha trong khi đó năng suất
của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 100,4 tạ/ha.

- 10 -
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VÀ XUẤT KHẨU NHÃN
VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

2016 2015

Diện tích Năng Sản Diện tích Năng Sản


gieo suất lượng gieo trồng suất lượng
trồng (Ha) (tạ/ha) (Tấn) (Ha) (tạ/ha) (Tấn)
Cả nước 73.344,8 78,8 504.079.5 73,267,5 79,4 513.044,6

MIỀN BẮC 36.977,6 61,7 199.143,2 36.266,5 61,6 197.822,6

Đồng bằng 13.290,2 81,3 98.844,4 13.118,8 80,5 96.573,4


sông Hồng

Hà Nội 2.022,6 131,6 22.669,0 1.994,1 137,1 23.041,1


Hải Dương 2.147,0 36,2 7.490,0 2.129,0 35,1 6.935,0
Hưng Yên 3.553,6 116,4 36.218,2 3.226,3 115,4 32.893,9

Trung du MN 21.133.8 49,2 88.270,8 20.554,4 49,7 89.107,6


phía Bắc
Bắc Giang 3.070,6 68,9 15.576,2 2.617,7 59,1 11.508,7

Sơn La 8.495,0 48,7 34.479,0 7.900,0 57,4 40.277,0


Bắc Trung Bộ 2.553,5 55,4 12.028,1 2.593,3 55,1 12.141,6

MIỀN NAM 36.367.3 96,2 304.936,3 37.001,0 97,0 315.222,0

Duyên hải 805,8 47,2 3.305,4 780,3 47,2 3.239,5


Nam Trung Bộ
Tây Nguyên 969,5 83,2 6.767,1 976,2 78,7 6.296,8

Đông Nam Bộ 7.142,9 87,9 56.971,6 7.070,8 84,8 54.390,4

Tây Ninh 3.300,0 95,1 28.353,0 3.200,0 94,6 27.260,0

Bà Rịa - Vũng 1.330,0 125,4 13.908,0 1.185,6 118,2 11.335,9


Tàu

ĐB Sông Cửu 27.449,1 100,4 237.892,2 28.173,7 102,2 251.295,2


Long

Tiền Giang 4.829,6 179,0 79.373,7 5.027,3 184,4 88.759,1

Bến Tre 3.196,0 104,0 31.794,0 3.626,0 99,8 34.081,0

Vĩnh Long 7.061,0 80,8 43.012,9 7.370,9 80,3 43.714,0

Đồng Tháp 4.563,1 84,1 37.127,0 4.425,8 85,2 36.684,0

Sóc Trăng 3.678,0 58,5 18.932,0 3.745,0 61,6 20.219,0


CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NHÃN
CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.4. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU


NHÃN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Xuất khẩu nhãn của Việt Nam trong năm 2016 đạt gần 149 triệu USD,
trong đó xuất xứ từ Thái Lan tái xuất chiếm đến 84,8%, đạt 126 triệu
USD. Nhãn của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các quốc gia
như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada…

1.4.1. Chính sách xuất khẩu nhãn của Việt Nam


Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nhãn được điều tiết bởi hệ
thống các văn bản pháp lý như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp,
Luật Đất đai, Luật An toàn thực phẩm, Luật Thuế…, các văn bản
hướng dẫn thi hành cũng như những cam kết song phương, đa
phương về mở cửa thị trường trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt
Nam, cụ thể:

r Thuế xuất khẩu: Theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày


15/11/2013 của Bộ Tài chính, tổ chức, doanh nghiệp xuất
khẩu nhãn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu là
0810.90.92 và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

r Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định tại Thông tư số
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật
thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Luật thuế Giá trị gia tăng, nhãn xuất khẩu
không phải chịu thuế VAT.

r Lệ phí hải quan: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số
172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng
dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong
lĩnh vực hải quan.

Như vậy, theo quy định hiện hành của Việt Nam thì nhãn là mặt hàng
nông sản khi xuất khẩu thuộc đối tượng không phải chịu thuế VAT và
được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%. Quy định trên của
Việt Nam được áp dụng đối với cả hai trường hợp xuất khẩu chính
ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch, trong đó bao gồm cả hoạt động thương

- 12 -
CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NHÃN
CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

mại mậu biên của cư dân biên giới.

Về việc miễn thuế với cư dân biên giới, năm 2015 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định mới, trong đó quy định “cư dân biên giới
khi mua bán, trao đổi hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và các loại
thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/người/ngày/lượt
và không quá 4 lượt/tháng”.

Ngoài chính sách về thuế, từ năm 2014, cùng với quả vải, một số vùng
trồng nhãn tại Hưng Yên và một số tỉnh miền Tây đã được Trung tâm
kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu vùng I – Cục Bảo vệ thực vật cấp mã
số vùng trồng nhãn xuất khẩu đi Mỹ, Úc. Tại các vùng trồng được cấp
mã số, được cán bộ kiểm dịch thực vật, cán bộ nông nghiệp từ tỉnh đến
cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy
định đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ và Úc yêu cầu. Bên cạnh đó,
nông dân các vùng trồng nhãn được tập huấn về quy trình Basic GAP,
VietGAP, IPM, Global GAP, nên nông dân nắm vững và thực hiện các
quy định về sản xuất an toàn, đảm bảo thời gian cách li thuốc BVTV
theo quy định. Tại Hưng Yên, ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí
mua thuốc BVTV cho các vùng nhãn được cấp mã số để kiểm soát dư
lượng thuốc BVTV trên nhãn xuất khẩu. Do vậy, tại các vùng được cấp
mã số, ngoài sản lượng xuất khẩu đi Mỹ, Úc theo định hướng, các
doanh nghiệp và thương lái Trung Quốc ưu tiên thu mua để xuất khẩu
đi Trung Quốc vì chất lượng tốt hơn và được kiểm soát chặt chẽ, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguồn: http://www.fnfsmile.com
CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NHÃN
CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.4.2. Chính sách xuất nhập khẩu nhãn của Trung Quốc

Hiện nay, phía Trung Quốc chỉ quy định về hình thức xuất nhập khẩu
chính ngạch mà không có quy định về hình thức xuất nhập khẩu tiểu
ngạch như ở Việt Nam, tuy nhiên, phía bạn cũng cho phép cư dân biên
giới được mua bán hàng hóa của Việt Nam ở một mức nhất định mà
không phải chịu thuế.

Đối với hình thức xuất khẩu chính ngạch: Thực hiện chính sách quy
hoạch, phát triển kinh tế vùng cửa khẩu biên giới, Trung Quốc giao cho
các tỉnh, khu tự trị tự cân đối và áp dụng chính sách thuế một cách linh
hoạt để điều tiết lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, đây là cửa khẩu quốc gia của Trung
Quốc, hàng hóa giao dịch qua thực hiện theo Luật Ngoại thương.
Trước đây, nhãn xuất qua cửa khẩu này phải chịu thuế nhập khẩu và
VAT, toàn bộ thuế nhập khẩu chuyển về Trung ương. Đối với cửa khẩu
Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây) là cửa khẩu của địa
phương tỉnh Quảng Tây, được áp dụng cơ chế riêng; theo đó thuế trái
cây giảm 50% và để lại cho tỉnh Quảng Tây. Do vậy, tỉnh Quảng Tây
khuyến khích giao dịch ngoại thương biên giới qua cửa khẩu Tân
Thanh - Pò Chài.

Thực hiện lộ trình giảm thuế trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN -
Trung Quốc, hiện nay nhãn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc áp
dụng mức thuế nhập khẩu là 0% (nếu hoàn tất thủ tục hồ sơ, trong đó
có Giấy Chứng nhận xuất xứ theo mẫu quy định - C/O form E) nhưng
vẫn phải chịu thuế VAT 11%.

Tại cặp cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây), Trung
Quốc có chủ trương khuyến khích buôn bán biên mậu và chỉ cho một
số doanh nghiệp thuộc tỉnh biên giới (doanh nghiệp biên mậu) được
nhập khẩu nhãn theo hình thức biên mậu tại cửa khẩu này theo kế
hoạch cụ thể, thực chất là theo hạn ngạch nhất định. Như vậy phía
Trung Quốc vẫn kiểm soát số lượng doanh nghiệp, số lượng và giá cả
nhãn nhập khẩu. Nhãn Việt Nam xuất qua cửa khẩu Pò Chài (Quảng
Tây) theo hình thức biên mậu được áp dụng thuế nhập khẩu của Trung
Quốc là 0% và miễn giảm 50% thuế VAT.

- 14 -
CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU NHÃN
CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Tại cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam), Chính
quyền Vân Nam khuyến khích các doanh nghiệp buôn bán theo hình
thức biên mậu. Theo đó, nếu nhãn xuất qua cửa khẩu Hà Khẩu theo
hình thức biên mậu thì ngoài việc áp dụng mức thuế nhập khẩu 0%,
thuế VAT chỉ phải nộp là 3%; còn nếu thực hiện bằng đường chính
ngạch doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế VAT 11%.

Ngoài quy định về thuế nhập khẩu và thuế VAT, để bảo vệ người tiêu
dùng trong nước, Trung Quốc áp dụng quy định về an toàn thực phẩm
đối với trái cây nhập khẩu của Trung Quốc.

Đối với hình thức mua bán của cư dân biên giới: Hiện phía Trung Quốc
cũng thực hiện chính sách khuyến khích biên mậu như phía Việt Nam,
theo đó cư dân biên giới Trung Quốc được mua hàng miễn thuế nhập
khẩu, thuế VAT với mức 8.000 Nhân dân tệ/người/ngày (khoảng 28
triệu VNĐ) và số hàng này người dân được quyền bán lại cho doanh
nghiệp (chính sách này của Việt Nam là 2 triệu đồng/người/ngày)

Chính sách khuyến khích biên mậu đối với cư dân biên giới thực chất là
để hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh tế cho người dân sống ở vùng biên của
chính quyền Trung ương và địa phương phía Trung Quốc. Tuy nhiên
trên thực tế, chính sách này đã tạo điều kiện để thương nhân Trung
Quốc gom hàng trong đó có sản phẩm nhãn của Việt Nam thông qua
những cư dân vùng biên mà không phải chịu thuế như khi nhập khẩu
chính ngạch.

- 15 -
CHUỖI CUNG ỨNG NHÃN XUẤT KHẨU SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.5. CHUỖI CUNG ỨNG NHÃN XUẤT KHẨU SANG


THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Sơ đồ chuỗi cung ứng nhãn xuất khẩu sang Trung Quốc

Thương nhân
xuất khẩu
chính ngạch

Doanh nghiệp Nông dân,


đại lý cung hộ gia đình, Thương lái Thương nhân
ứng vật tư trang trại sản thu mua Trung Quốc
đầu vào xuất nhãn tươi

Thương nhân
xuất khẩu
tiểu ngạch

Trong chuỗi xuất khẩu nhãn sang thị trường Trung Quốc, ngoài doanh
nghiệp, đại lý cung ứng vật tư đầu vào, mỗi chuỗi cung ứng đều gồm
bốn tác chính nhân tham gia và thường không có sự phân định rõ các
tác nhân tham gia vào từng chuỗi cung ứng.

r Nông dân, hiện vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất nhãn,
tại một số địa phương, người dân đã liên kết hình thành nên
những hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để hỗ trợ nhau trong việc
chọn giống, cung ứng đầu vào, trồng, chăm sóc, tập huấn kỹ
thuật và tiêu thụ sản phẩm.

r Thương lái/thu mua, giữ vai trò chủ đạo trong việc thu gom
nhãn cho các thương nhân xuất khẩu. Hệ thống thương
lái/thu mua đa dạng (có thể là thương lái/thu mua Trung Quốc
hoặc Việt Nam) và hình thành do nhu cầu của thị trường.

r Thương nhân xuất khẩu, là cá nhân hoặc doanh nghiệp xuất


khẩu, có khả năng chi phối giá cả và hệ thống thương lái/thu
mua.

r Thương nhân Trung Quốc là đầu mối tiêu thụ sản phẩm nhãn,
bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc và hệ
thống thương nhân, tiểu thương tại Trung Quốc hoặc tại Việt
Nam.

- 16 -
CHUỖI CUNG ỨNG NHÃN XUẤT KHẨU SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Về thói quen giao dịch, khi đến mùa vụ, thương nhân Việt Nam thường
gom nhãn từ các vùng trồng nhãn trọng điểm của Việt Nam và đưa lên
các cửa khẩu rồi mới tìm Khách hàng Trung Quốc bán lại. Tuy nhiên,
nhãn là loại quả được ưa chuộng trong việc sấy khô nên người trồng
nhãn ít bị ảnh hưởng về việc bị ép giá, mùa vụ ngắn hạn hơn so với các
loại quả khác.

Về đóng gói, nhãn thường được đựng trong các túi lưới với các trọng
lượng 2kg, 5 kg, 10 kg. Bên ngoài túi lưới thường có giỏ nhựa cứng
hoặc đóng trực tiếp vào các thùng carton. Nhãn của Việt Nam thu mua
tại các vùng trồng được xếp lên xe tải (loại khoảng 20 tấn/xe) để vận
chuyển lên biên giới. Tiếp đó, nhãn của Việt Nam được chuyển tới chợ
đầu mối các tỉnh/ thành phố và huyện thị. Ngoài ra, xu hướng mới trong
thương mại nội địa của Trung Quốc, một lượng nhãn Việt Nam sau khi
được thông quan cũng được đưa về kho trung chuyển của các website
thương mại điện tử và được bán online đến khách hàng.

http://cdn.chilledmagazine.com
CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN

PHẦN 2 VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC


CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Để xuất khẩu nhãn vào thị thương, hóa đơn, chứng từ


trường Trung Quốc, đơn vị xuất thanh toán như qua đường
khẩu nhãn Việt Nam có thể lựa chính ngạch, chỉ cần tờ khai tiểu
chọn hình thức xuất khẩu chính ngạch và chịu phí biên mậu. Khi
ngạch hoặc tiểu ngạch. xuất khẩu tiểu ngạch, đơn vị
xuất khẩu không nhất thiết phải
Xuất khẩu chính ngạch đối với tiến hành bước 1 (Đàm phán và
nhãn là việc các doanh nghiệp, ký hợp đồng xuất khẩu), bước 2
cá nhân Việt Nam ký hợp đồng (Chuẩn bị điều kiện thanh toán)
xuất khẩu nhãn với đối tác tại và bước 8 (Thanh lý hợp đồng)
Trung Quốc theo Hiệp định như các bước xuất khẩu chính
được ký kết (hoặc cam kết) giữa ngạch, nhưng vẫn phải đóng
hai nước hoặc được hai nước thuế và chịu sự kiểm tra nghiêm
tham gia theo thông lệ quốc tế ngặt về chất lượng hàng hóa,
để xuất khẩu nhãn sang Trung kiểm dịch động thực vật, an toàn
Quốc. Mặt hàng nhãn xuất khẩu vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn
chính ngạch được kiểm duyệt kĩ bởi các cơ quan quản lý nhà
lưỡng về chất lượng, an toàn vệ nước chuyên ngành trước khi
sinh thực phẩm… bởi các cơ thông quan. Mặc dù xuất khẩu
quan chức năng chuyên ngành tiểu ngạch thủ tục đơn giản và
và phải hoàn thành mọi thủ tục chi phí vận chuyển thấp, tuy
cũng như phải đóng thuế đầy đủ nhiên không ổn định, dễ gặp rủi
trước khi thông quan. Thông ro, bị ép giá bởi sau khi làm thủ
thường với hình thức xuất khẩu tục hải quan sẽ không thể mang
chính ngạch, nhãn được vận nhãn về. Xuất khẩu chính ngạch
chuyển qua biên giới thông qua giúp doanh nghiệp giảm rủi ro,
các cửa khẩu với số lượng lớn. nâng cao năng lực và vị thế, xây
dựng quan hệ đối tác bền vững
Xuất khẩu tiểu ngạch đối với
với khách hàng Trung Quốc và
nhãn là việc các doanh nghiệp,
được hưởng thuế ưu đãi từ Hiệp
cá nhân Việt Nam xuất khẩu
định thương mại tự do ASEAN -
nhãn sang Trung Quốc mà
Trung Quốc.
không cần hợp đồng ngoại
CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐÀM PHÁN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

Các bước xuất khẩu nhãn chính ngạch


vào thị trường Trung Quốc

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8


Đàm phán Chuẩn bị Chuẩn bị Kiểm tra Làm Thuê Thanh toán Thanh lý
và ký kết điều kiện hàng để hàng hoá thủ tục phương tiện hợp đồng
hợp đồng thanh toán xuất khẩu hải quan vận tải và
xuất khẩu giao hàng
cho vận tải

Các bước xuất khẩu nhãn tiểu ngạch


vào thị trường Trung Quốc

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5


Chuẩn bị Kiểm tra Làm Thuê
phương tiện Thanh toán
hàng để hàng hoá thủ tục
xuất khẩu vận tải và
hải quan giao hàng
cho vận tải

Dưới đây là các bước xuất khẩu nhãn chính ngạch vào thị trường
Trung Quốc.

2.1. ĐÀM PHÁN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU


Hợp đồng xuất khẩu nhãn là hợp đồng bán nhãn của thương nhân Việt
Nam cho bên mua có trụ sở kinh doanh ở Trung Quốc để chuyển giao
nhãn sang Trung Quốc đồng thời chuyển quyền sở hữu nhãn sang cho
bên mua.

Bên bán nhãn có thể trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho đơn vị khác
(chuyên xuất khẩu) để thực hiện xuất khẩu.

Để ký hợp đồng xuất khẩu nhãn, chủ thể hợp đồng phía Việt Nam (bên

- 20 -
ĐÀM PHÁN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

bán) là thương nhân, bao gồm pháp nhân (tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp) hoặc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Chủ thể hợp đồng phía Trung
Quốc (bên mua) là tổ chức, cá nhân Trung Quốc có năng lực pháp lý và
năng lực hành vi dân sự.

Nội dung chính của hợp đồng xuất khẩu nhãn bao gồm:

Phần giới thiệu


r Số hợp đồng;
r Địa điểm, địa điểm ký hợp đồng;
r Tên và thông tin của bên bán, bên mua: Tên, địa chỉ, số điện
thoại, số fax, e-mail, người đại diện có thẩm quyền ký hợp
đồng;
r Các định nghĩa, thuật ngữ;
r Cơ sở ký kết hợp đồng;
r Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên.

Các điều khoản, điều kiện hợp đồng


r Hàng hóa: tên hàng (nhãn), chất lượng, số lượng, bao bì,
đóng gói
Lưu ý: Điều khoản về chất lượng của nhãn xuất khẩu có thể được xác
định theo những tiêu chí:
v Màu sắc nhãn có màu vàng sáng tự nhiên.
v Nhãn đồng đều nhau, độ chênh lệch to nhỏ không lớn
quá hoặc không nhỏ quá.
v Không có quả sâu thối, hoặc bị dơi ăn, bị dập vỡ vỏ
v Điều khoản về bao bì cần quy định vật liệu, hình thức,
kích thước, phương pháp cung cấp bao bì, phương
pháp xác định giá bao bì.
v Mã ký hiệu là những ký hiệu và chữ hướng dẫn sự giao
nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Mã ký hiệu phải
dễ đọc, dễ nhìn, viết bằng sơn hoặc mực không nhòe,
kích thước đủ lớn, không ảnh hưởng đến phẩm chất
hàng hóa, viết theo ký tự nhất định.

- 21 -
CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐÀM PHÁN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

r Điều kiện tài chính: giá cả (đồng tiền tính giá, mức giá, phương
thức định giá), thanh toán (đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh
toán, hình thức thanh toán: L/C, D/A, T/T, bộ chứng từ thanh toán:
hối phiếu, hóa đơn thương mại, chứng thư bảo hiểm, giấy chứng
nhận chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận số lượng, trọng
lượng, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phiếu đóng gói hàng
hóa)
r Điều kiện vận tải: thời gian, địa điểm giao hàng, số lần giao hàng,
phương thức giao hàng, phương tiện vận tải
r Bảo hiểm, bảo đảm: Ai là người mua bảo hiểm, điều kiện bảo
hiểm cần mua, loại chứng thư bảo hiểm cần lấy
r Điều khoản pháp lý: khiếu nại, trọng tài, trường hợp bất khả
kháng

Phần kết
r Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên.
r Ngôn ngữ hợp đồng: tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh. Nếu hợp
đồng được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ, cần ghi rõ những ngôn
ngữ đó có giá trị pháp lý ngang nhau, hoặc quy định ngôn ngữ nào
là bản chính để xem xét khi có tranh chấp.
r Thời gian hiệu lực của hợp đồng.
r Quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

- 22 -
CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN

2.2. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN

Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành
những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán. Với mỗi
phương thức thanh toán khác nhau, những công việc này sẽ khác
nhau.

Nếu thanh toán bằng L/C, bên bán cần nhắc nhở bên mua yêu cầu
ngân hàng mở L/C theo đúng thỏa thuận, kiểm tra L/C, nếu thấy phù
hợp thì tiếp tục các thủ tục tiếp theo để giao hàng, nếu không phù hợp
thì thông báo cho bên mua và ngân hàng mở L/C để tự chỉnh, đến khi
phù hợp mới tiếp tục tiến hành.

Nếu thanh toán bằng TT trả trước, bên bán nhắc nhở bên mua chuyển
tiền đủ và đúng hạn. Chờ ngân hàng báo “Có” rồi mới tiến hành giao
hàng.

Với các phương thức thanh toán khác như TT trả sau, thì bên bán phải
giao hàng rồi mới có thể thực hiện các công việc của khâu thanh toán.

http://hungyentv.vn

- 23 -
CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ HÀNG ĐỂ XUẤT KHẨU

2.3. CHUẨN BỊ HÀNG ĐỂ XUẤT KHẨU

Đơn vị sản xuất/ trồng nhãn xuất Do đặc tính của hoa quả tươi
khẩu cần chuẩn bị hàng về số không để được lâu nên phải thu
lượng và chất lượng, bao gói, mua về xưởng và đóng gói trong
bảo quản… đáp ứng đầy đủ các ngày để đưa vào kho lạnh hoặc
điều kiện quy định của hợp containers lạnh. Vì vậy phải
đồng, cụ thể là: chọn một đội ngũ đóng gói có
sức khỏe, biết cách đóng gói,
r Chuẩn bị lao động, công chịu khó khi hàng về kho phải xử
cụ, phương tiện vận lý đóng gói ngay bất kể ngày
chuyển sản phẩm khi đêm.
thu hoạch, chuẩn bị mặt
bằng, kho chứa tập kết Đối với đơn vị sản xuất/ trồng
sản phẩm về để xử lý, nhãn nhưng không muốn hoặc
đóng gói, lập các trạm không thể trực tiếp xuất khẩu thì
hay điểm thu mua tại có thể ủy thác cho đơn vị khác
các trang trại, các vườn xuất khẩu.
của các hộ gia đình
Đối với đơn vị chuyên kinh
r Làm tốt công tác tuyên doanh xuất khẩu cần khai thác
truyền nhắc nhở đến nguồn hàng xuất khẩu bằng các
từng hộ, từng người hình thức như thu mua hàng
dân trồng nhãn về theo kế hoạch, đơn đặt hàng,
những điều khoản đã đầu tư trực tiếp để trồng nhãn,
được thỏa thuận ký hợp đặt hàng, đổi hàng… dưới các
đồng với phía Trung hình thức hợp đồng như Hợp
Quốc, để người dân và đồng mua đứt bán đoạn, hợp
các chủ trang trại nhận đồng đổi hàng, hợp đồng ủy
thức được tầm quan thác xuất khẩu… Sau khi ký hợp
trọng của việc thu đồng, đơn vị sẽ tiếp nhận hàng
hoạch, không để dập, hóa để xuất khẩu, bao bì đóng
hư hỏng, chọn lọc các gói, kẻ mã ký hiệu… phù hợp
loại quả tốt đạt tiêu với quy định được ký kết với
chuẩn cung ứng cho khách hàng ở nước ngoài.
doanh nghiệp để bán
cho Trung Quốc.

- 24 -
KIỂM TRA HÀNG HÓA

2.4. KIỂM TRA HÀNG HÓA

Trước khi giao hàng, bên xuất Trong trường hợp Nhà nước
khẩu cần kiểm tra hàng về số quy định hoặc theo yêu cầu bên
lượng, trọng lượng, chất lượng mua, sẽ cần mời đơn vị giám
(kiểm nghiệm) và khả năng lây định độc lập. Quy trình giám
lan bệnh (kiểm dịch). Việc kiểm định hàng hóa gồm các bước: (i)
tra này được tiến hành cả ở đơn Nộp hồ sơ yêu cầu giám định
vị và ở cửa khẩu (để thẩm tra lại gồm Giấy yêu cầu giám định,
kết quả kiểm tra ở đơn vị). Hợp đồng, L/C; (ii) Cơ quan
giám định thực hiện giám định
Việc kiểm nghiệm ở đơn vị do bộ hàng hóa tại hiện trường, phân
phận kiểm tra chất lượng sản tích mẫu tại phòng thí nghiệm;
phẩm tiến hành nhưng người (iii) Cơ quan giám định thông
đứng đầu đơn vị vẫn là người báo kết quả và cấp chứng nhận
chịu trách nhiệm chính về phẩm tạm để làm thủ tục hải quan (nếu
chất hàng hóa. có yêu cầu); (iv) Kiểm tra vệ sinh
kho hàng; (v) Giám sát quá trình
Việc kiểm dịch ở đơn vị do Chi
xuất hàng; (vi) Cơ quan giám
cục kiểm dịch thực vật cấp giấy
định cấp chứng thư chính thức.
chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Nguồn: http://asianfruitworld.com

- 25 -
CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

2.5. LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

r Đơn vị xuất khẩu nhãn khai và nộp tờ khai hải quan, nộp hoặc
xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan gồm
tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan và
chứng từ có liên quan. Tùy trường hợp, người khai hải quan
phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa
đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất
xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông
báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các
chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật
có liên quan. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy
hoặc chứng từ điện tử. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình
cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.

Về thời hạn nộp tờ khai hải quan, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa
điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi
phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng
dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương
tiện vận tải xuất cảnh;

Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày đăng ký.

Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm
tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp
các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có
trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia; Trường hợp khai tờ khai hải
quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có
liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

Về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan xác định
xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của
người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra
thực tế hàng hóa. Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất
khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng
từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm

- 26 -
LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

r Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy
định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

r Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

r Thông quan hàng hóa sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Đối với hàng hóa phải kiểm tra, phân tích, giám định để xác
định có đủ điều kiện được xuất khẩu, cơ quan hải quan chỉ
thực hiện thông quan hàng hóa sau khi xác định hàng hóa
được xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân
tích, giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan
kiểm tra chuyên ngành.

- 27 -
CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ GIAO HÀNG CHO VẬN TẢI

2.6. THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ GIAO HÀNG


CHO VẬN TẢI

Việc xuất khẩu nhãn của Việt Insurance Paid - Cước phí và
Nam sang Trung Quốc chủ yếu phí bảo hiểm trả tới), DAT
qua đường bộ, gửi hàng bằng ô (Delivered at Terminal - Giao tại
tô hoặc container. Việc thuê bến), DAP (Delivered At Place -
phương tiện vận tải có thể do Giao tại nơi đến), DDP
bên bán (đơn vị xuất khẩu) hoặc (Delivered Duty Paid - Giao
bên mua (đơn vị nhập khẩu) tiến hàng đã nộp thuế).
hành.
Bên mua (đơn vị nhập khẩu) sẽ
Bên bán (đơn vị xuất khẩu) sẽ phải tiến hành thuê phương tiện
phải tiến hành thuê phương tiện vận tải chuyên chở về nước nếu
vận tải nếu hợp đồng xuất khẩu hợp đồng xuất khẩu quy định
quy định bên bán thuê phương giao hàng tại quốc gia bên xuất
tiện để chở hàng. Phương thức khẩu. Phương thức này được
này được thực hiện trong điều thực hiện trong điều kiện cơ sở
kiện cơ sở giao hàng của hợp giao hàng của hợp đồng xuất
đồng xuất khẩu là CPT khẩu là EXW (EX Works - Giao
(Carriage Paid To - Cước phí trả tại xưởng), FCA (Free Carrier -
tới), CIP (Carriage and Giao cho người chuyên chở).

Nguồn: http://1.bp.blogspot.com

- 28-
THANH TOÁN & THANH LÝ HỢP ĐỒNG

2.7. THANH TOÁN 2.8. THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Thanh toán là nghĩa vụ chủ yếu Thanh lý hợp đồng là bước cuối
của người mua trong quá trình cùng của xuất khẩu nhãn chính
mua bán. Tùy từng phương ngạch. Đối với xuất khẩu nhãn
thức mà công việc thanh toán sẽ tiểu ngạch không ký hợp đồng
khác nhau. nên không cần tiến hành công
đoạn này.
Nếu thanh toán bằng L/C, khi
nhận bộ chứng từ do bên bán
chuyển tới, ngân hàng mở L/C
sẽ kiểm tra. Trường hợp chứng
từ đảm bảo thì ngân hàng thanh
toán, thông báo cho người mua,
mời bên mua lên thanh toán lại
cho ngân hàng và nhận bộ
chứng từ đi lấy hàng.

Nếu xuất khẩu tiểu ngạch, bên


mua sẽ thanh toán trực tiếp cho
bên bán

- 29 -
PHẦN 3
QUY ĐỊNH
NHẬP KHẨU NHÃN
VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
KIỂM NGHIỆM, KIỂM DỊCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

3.1. KIỂM NGHIỆM, KIỂM DỊCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch đối với nhãn nhập khẩu vào
Trung Quốc:

Nhãn là một trong số ít mặt hàng trái cây thuộc nhóm các mặt hàng
trao đổi/ giao thương truyền thống của cư dân biên giới giữa hai nước
nên được phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu mà không cần ký Nghị
định thư về kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Tuy nhiên, nhãn nhập khẩu
vào Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch
như sau:

r Không đóng lẫn hoặc chứa các loại trái cây khác không được
ghi trong Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;

r Trên bao bì đóng gói phải ghi đầy đủ tên trái cây, xuất xứ, nhà
xưởng đóng gói hoặc mã số doanh nghiệp bằng tiếng Trung
hoặc tiếng Anh;

r Không có dư lượng thực vật như sâu bệnh kiểm dịch, đất,
nhánh cành, lá mà Trung Quốc cấm nhập cảnh;

r Lượng các chất độc hại được phát hiện không được vượt
quá các tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ có liên quan của
Trung Quốc;

r Việt Nam đã có thoả thuận, Hiệp định với Trung Quốc và phải
tuân thủ các yêu cầu liên quan của thoả thuận, nghị định thư.

Theo Biện pháp quản lý giám sát kiểm nghiệm kiểm dịch trái cây nhập
khẩu có hiệu lực từ ngày 05 tháng 7 năm 2005, Trung Quốc nghiêm
cấm mang/ xách trái cây theo người nhập cảnh hoặc gửi trái cây qua
đường bưu điện trừ trường hợp có quy định khác trong văn bản quy
phạm luật pháp Trung Quốc. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ siết
chặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời với các yêu
cầu về môi trường.

- 31 -
QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC KIỂM NGHIỆM, KIỂM DỊCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Trong thời gian tới, Trung Quốc chuẩn bị áp dụng một số qui định kiểm
dịch thực vật mới đối với quả tươi nhập khẩu như: phải cung cấp thông
tin vùng trồng, biện pháp vận chuyển, hàng hóa phải được bao gói,
dán nhãn đầy đủ... Theo công văn số 949/BVTV-KD của Cục Bảo vệ
thực vật gửi các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, các yêu cầu về kiểm
dịch, kiểm nghiệm trái cây nhập khẩu mà Cục Kiểm dịch, kiểm nghiệm
Hà Khẩu mới đưa ra gồm:

r Trái cây nhập khẩu phải chịu toàn bộ sự giám sát về kiểm
dịch kiểm nghiệm; chủ hàng khi báo kiểm phải cung cấp
thông tin tình hình trồng trọt, nơi sản xuất của nước xuất khẩu
và phương thức vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, tình hình
tiêu thụ, sử dụng. Cơ quan kiểm dịch kiểm nghiệm sẽ tiến
hành giám sát trước và tiếp tục quản lý sau.

r Giám sát trước: Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch có thể áp


dụng các phương pháp khảo sát vùng trồng về tình hình
trồng trọt, sản xuất trái cây của nước xuất khẩu; dự kiểm nơi
sản xuất, kiểm nghiệm kiểm dịch trước khi bao gói, vận
chuyển hoặc kiểm tra ngoài nước... đảm bảo trái cây nhập
khẩu phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch.

r Trái cây nhập khẩu phải có bao gói, trên đó phải ghi rõ tên sản
phẩm, địa chỉ, số lượng, trọng lượng, số hồ sơ vườn trồng (kí
hiệu), số đăng ký vệ sinh xưởng, cơ sở bao gói, tiêu chí kiểm
dịch chính thức, đồng thời đối chiếu có phù hợp yêu cầu kiểm
dịch hay không.

r Trái cây nhập khẩu không được dùng thực vật như lá, trái
cây, rơm rạ ... làm vật liệu chèn lót. Cành cuống, quả không
được quá 15 cm.

r Trái cây nhập khẩu phải có Giấy Chứng nhận kiểm dịch chính
thức của nước (khu vực) xuất khẩu hoặc giấy tờ chứng minh
có liên quan.

r Để nâng cao tốc độ thông quan, bảo đảm chất lượng, trái cây

- 32 -
KIỂM NGHIỆM, KIỂM DỊCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch.

r Trái cây nhập khẩu qua kiểm dịch kiểm nghiệm khi phát hiện
thấy sinh vật hại, hoặc chất độc hại thuộc quy định chính thức
của Trung Quốc sẽ tùy tình hình hàng hoá tiến hành cách
thức xử lý như: trả lại, tiêu huỷ, xử lý trừ dịch hại... Căn cứ
quy định, chủ hàng phải chịu chi phí xử lý.

Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch của Trung Quốc:

Theo Luật kiểm nghiệm kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, Tổng
Cục kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia Trung
Quốc (General Administration of Quality Supervision, Inspection and
Quarantine of the People's Republic of China - AQSIQ), là cơ quan
quản lý chung về công tác kiểm tra kiểm dịch trái cây nhập khẩu của
Trung Quốc, ban hành các Lệnh/ biện pháp quản lý kiểm dịch các mặt
hàng trái cây nhập khẩu. Các Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám
sát chất lượng quốc gia của các địa phương/ các Cơ quan/Chi
nhánh/Văn phòng đại diện của các Chi cục này tại các cửa khẩu chỉ
định nhập khẩu phụ trách công tác giám sát và kiểm dịch trái cây nhập
khẩu tại nơi địa phương được giao quản lý (sau đây gọi tắt là Cơ quan
kiểm nghiệm kiểm dịch).
Tải bản FULL (72 trang): bit.ly/3nDgXA7
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Điều kiện đề nghị kiểm dịch cấp phép nhập khẩu:

Trong trường hợp có những điều kiện phù hợp dưới đây, đơn vị nhập
khẩu nhãn có thể đề nghị Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch tiến hành
các thủ tục kiểm tra kiểm dịch cho phép nhập khẩu trái cây, cụ thể:

r Nước xuất khẩu hoặc khu vực xuất khẩu không có bệnh dịch
nghiêm trọng.

r Phù hợp với các quy định có liên quan được quy định tại
pháp luật về kiểm định động thực vật của Trung Quốc.

r Phù hợp với các thoả thuận kiểm dịch có liên quan được ký
kết song phương giữa Trung Quốc và nước (khu vực) xuất
khẩu (bao gồm cả Nghị định thư, Hiệp định kiểm dịch, Bản
ghi nhớ...).

- 33 -
QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC KIỂM NGHIỆM, KIỂM DỊCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Các bước kiểm dịch trái cây trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc:

Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền trước khi hoặc khi nhập khẩu
trái cây phải tiến hành khai báo kiểm dịch với Chi cục Kiểm dịch kiểm
nghiệm nơi cửa khẩu nhập khẩu, đồng thời điền vào Đơn xin phép
kiểm dịch động thực vật nhập khẩu quốc gia nước cộng hoà nhân dân
Trung Hoa và nộp cho Cục/Chi cục kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát
chất lượng quốc gia tại cửa khẩu nhập khẩu. Ngoài đơn trên, Chủ
hàng hoặc người được uỷ quyền phải nộp kèm các giấy tờ khác như
hoá đơn, hợp đồng thương mại, giấy chứng nhận xuât xứ, Chứng
thư/giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về
kiểm dịch động thực vật của nước (khu vực) xuất khẩu cấp.

Cục/Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát chất lượng quốc gia
tại cửa khẩu kiểm tra, đánh giá, xem xét nếu đạt yêu cầu kiểm dịch sẽ
cấp "Giấy phép nhập khẩu động thực vật" của Tổng Cục kiểm nghiệm
kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia nước cộng hoà nhân dân
Trung Hoa. Trong quá trình kiểm dịch nếu phát hiện các loại thực vật
mang tính nguy hiểm hoặc sâu bệnh vượt quá quy định cho phép sẽ
phải diệt trừ, loại bỏ sâu bệnh trên. Xử lý đạt tiêu chuẩn mới cho phép
nhập khẩu, kiểm dịch không đạt tiêu chuẩn hoặc không có biện pháp
xử lý sâu bệnh phát hiện sẽ trả lại hàng hoặc tiêu huỷ. Trường hợp
không phù hợp với yêu cầu sẽ không được cấp giấy phép và được
thông báo rõ nguyên nhân.

Sau khi đã hoàn tất thủ tục xin kiểm dịch nhập khẩu và được cấp phép,
nếu chủ hàng hoặc người được uỷ quyền thuộc một trong những
trường hợp sau thì phải tiến hành lại các thủ tục xin kiểm dịch:

r Tăng số lượng hoặc thay đổi loại trái cây nhập khẩu.

r Thay đổi nước hoặc khu vực xuất khẩu

r Thay đổi cửa khẩu nhập khẩu

r Vượt quá thời hạn có giá trị sử dụng của giấy phép kiểm dịch.

Yêu cầu về Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch:

- 34 -
KIỂM NGHIỆM, KIỂM DỊCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch phải do cơ quan chủ quản
kiểm dịch của Việt Nam cấp và được bên bán/ xuất khẩu làm các thủ
tục kiểm dịch trước khi ký hợp đồng/thỏa thuận thương mại với bên
mua/ bên nhập khẩu. Nội dung của Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm
dịch phải ghi rõ:

r Nội dung và cách thức trình bày của Chứng thư/ giấy chứng
nhận kiểm dịch phải phù hợp với yêu cầu tại số 12 “Hướng
dẫn cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” của ISPM tiêu
chuẩn của Quốc tế nhằm kiểm dịch về thực.

r Nhãn được vận chuyển bằng container, số container phải


được ghi trên Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch thực
vật.

r Phù hợp với các nội dung yêu cầu được ghi tại Nghị định thư/
Hiệp định song phương/ Thỏa thuận về kiểm dịch song
phương mà Việt Nam ký với Trung Quốc.

Đối với nhãn dùng cho triển lãm, phải được Chi cục Kiểm dịch kiểm
nghiệm tại địa phương nơi tổ chức triển lãm ghi ý kiến loại trái cây
được bán hoặc sử dụng trên các chuyến tàu, xe, cửa hàng miễn thuế
đặt tại các cửa khẩu và tại các khách sạn ở khu vực cửa khẩu nhập
khẩu ghi rõ ý kiến mới được phép tiêu thụ.

Đối với các nhãn không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ
quan có thẩm quyền kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp hoặc chưa tiến
hành kiểm tra theo luật định, chi cục kiểm nghiệm kiểm dịch tại cửa
khẩu nhập khẩu căn cứ tình hình thực tế tiến hành xử lý theo phương
thức trả lại hàng hoặc tiêu huỷ.

Một số cửa khẩu chỉ định nhập khẩu nhãn từ Việt Nam:

Theo quy định của Trung Quốc tại Biện pháp quản lý giám sát kiểm
nghiệm kiểm dịch trái cây nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 05 tháng 7
năm 2005, do cửa khẩu nhập khẩu cần có đủ không gian lưu trữ độc
lập, có đủ phương tiện và thiết bị bảo quản, đáp ứng các yêu cầu về
Tải bản FULL (72 trang): bit.ly/3nDgXA7
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- 35 -
QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU NHÃN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC KIỂM NGHIỆM, KIỂM DỊCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh và có đủ năng lực xử lý phòng


hại, vì vậy Trung Quốc tiến hành chỉ định cửa khẩu kiểm dịch nhập
khẩu với mặt hàng trái cây. Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm dịch và giám
sát chất lượng quốc gia Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở kiểm
nghiệm kiểm dịch của từng cửa khẩu, bãi kiểm nghiệm để cấp phép
phê chuẩn cửa khẩu chỉ định kiểm nghiệm nhập khẩu trái cây. Các cửa
khẩu của Trung Quốc chỉ định nhập khẩu nhãn từ Việt Nam là:

Tại Quảng Tây: Quảng Tây hiện có 06 cửa khẩu được AQSIQ cho
phép nhập khẩu trái cây gồm: Cửa khẩu Bằng Tường; cửa khẩu sân
bay quốc tế Lưỡng Giang Quế Lâm; Cửa khẩu Phòng Thành Cảng;
Khu Cảng bảo thuế Khâm Châu; cửa khẩu Đông Hưng và cửa khẩu
Long Bang, trong đó Khu thí điểm kiểm nghiệm thương mại biên giới
Trung Quốc – ASEAN (Khả Phượng) tại Bằng Tường là cửa khẩu
nhập trái cây lớn của Việt Nam với năng lực có thể giải phóng 400 lượt
xe container/ngày.

- Tại Vân Nam: Vân Nam hiện được AQSIQ cho phép nhập khẩu trái
cây tại 06 cửa khẩu chỉ định gồm: sân bay quốc tế Trường Thủy, cửa
khẩu quốc tế Thụy Lệ (Ruili), cửa khẩu quốc tế Đại Lạc (Daluo), cửa
khẩu quốc tế Hà Khẩu (Hekou), cửa khẩu quốc tế Mohan và cửa khẩu
Quan Lũy (Guanlei); trong đó cửa khẩu lưu thông giao thương với Việt
Nam là Hà Khẩu – Lào Cai.

5424095

- 36 -

You might also like