You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

TRANG HỮU ĐỨC

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ


PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

CHUYÊN ĐỀ NGÀNH
KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

07-2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

TRANG HỮU ĐỨC


MSSV: B1810595

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ


PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

CHUYÊN ĐỀ NGÀNH
KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG

07-2021
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................2
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung...........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................3
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu....................................................................3
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu..................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỐNG QUAN VỀ
SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM...........................4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ..................4
2.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu.........................................4
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu..............................................................4
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt xuất khẩu...............................................5
2.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT
NAM.....................................................................................................................6
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê trong
nước......................................................................................................................6
2.2.2 Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê..............................................7
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2019 – 2020..................................................8
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2019 – 2020..............................................................................................8
3.1.1 Cơ cấu sản phẩm........................................................................................8
3.1.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu...........................................................8
3.1.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu.....................................................................8
3.1.4 Thị trường xuất khẩu.................................................................................8
3.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2019 – 2020..........................................................9
3.2.1 Khái quát thị trường nhập khẩu cà phê EU..............................................9
3.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2019 – 2020........................................................................................................10
3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2019 – 2020....................................12
3.3.1 Những thành tựu và kết quả đã đạt được................................................12
3.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân..................................................12
3.4 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU TRONG TƯƠNG LAI....................................................13
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN.................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16
DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai
đoạn 2019 – 2020....................................................................................................10
Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai
đoạn 2019 – 2020....................................................................................................11

1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp hiện
đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào GDP của quốc gia.
Các sản phẩm nông sản chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu có thể kể đến như: gạo, cao
su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều,… Trong đó cà phê là một trong những mặt hàng chủ
lực, góp phần rất lớn vào GDP của Việt Nam.
Trong cơ cấu ngành, cà phê chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh
vực cung ứng cà phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính mà cà phê Việt
Nam đã xuất hiện phải kể đến như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trong đó,
EU đang là thị tường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn cùng với như cầu tiêu thụ cà
phê tăng mạnh theo từng năm. Hiện nay EU đang là thị trường tiêu thụ cà phê nhiều
nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của cả nước.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời
gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm
tiếp theo cần phải có những giải pháp cấp thiết. Với những lý do trên, tôi xin đưa ra đề
tài: “ Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong
giai đoạn 2019 – 2020”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung


Phân tích thực trạng ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam đến thị trường EU
trong giai đoạn từ 2019 đến 2020 và qua đó đưa ra giải pháp thúc đẩy việc xuất khẩu
cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể


- Phân tích thưc trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các
thị trường lớn nói chung cũng như thị trường EU nói riêng.
- Đề ra những giải pháp thúc đẩy ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường
EU trong tương lai.

2
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu


Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về tính hình hoạt động xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường EU trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020.

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang
thị trường EU.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu


Nguồn số liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn: báo, internet, các bài
chuyên đề có liên quan.

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu


Phương pháp được sử dụng là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
so sánh,… nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường
EU từ nằm 2019 đến nằm 2020 và đưa ra các giải pháp.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng
kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng,
mức độ biến động của các chỉ tiêu.
Đề tài sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ số trong hoạt động xuất
khẩu cà phê Việt Nam, qua đó thấy được chiều hướng biến động của hoạt động xuất
khẩu cà phê Việt Nam và đánh giá được mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả
hay kém hiệu quả.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
ΔF= F1 – F0
ΔF: Trị số chênh lệch tang giảm của các chỉ tiêu kinh tế
F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: Trị số chỉ tiêu kỳ trước
Phương pháp này dung để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trước của
các chỉ tiêu để xem chiều hướng biến động của thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Từ đó có thể đưa ra được những giải pháp hợp lý để thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt
Nam.

3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỐNG QUAN VỀ SẢN XUẤT
VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

2.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1. Khái niêm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc
gia.
Xuất khẩu ngày nay đã phát triền rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình
thức. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi
rộng khấp trong hầu hết các tất cả các ngành, đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong cơ cấu nền kinh tế với tỉ trọng ngày càng cao.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng
quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Tất cả hoạt động trao đổi đều nhằm mục
tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia hoạt động xuất khẩu.
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Các hoạt động xuất khẩu
tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo tiền đè cho các hoạt động nhập khẩu các mặt
hàng như các trang thiết bị hiện đại, quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu có tác động lớn đến việc giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập
và cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội nhập và phát triển.
Hoạt động xuất khẩu góp phẩn làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu


Xuất khẩu trực tiếp: hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu giao trực tiếp với
khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình,
không qua trung gian.
Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ
mua bán được thiết lập thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập (trung gian) để tiến
hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài.

4
Buôn bán đối lưu: là phương thức giao dịch của ngoại thương trong đó xuất
khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, một bên vừa đóng vai trò người bán, vừa đóng
vai trò người mua.
Giao dịch tái xuất: là hình thức xuất khẩu những hàng hoá trước đây đã nhập
khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Giao dịch tái xuất bao gồm cả nhập khẩu và
xuất khẩu vì vậy nó thu hút ba nước: nước nhập khẩu, nước tái xuất và nước xuất
khẩu.
Hình thức gia công quốc tế: là hình thức giao dịch kinh doang trong đó một bên
(bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm của một bên
(bên đặt để chế biến ra thành phẩm, khi đó bến đặt gia công sẽ trả cho bên nhận gia
công một khoản tiền (phí gia công).

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt xuất khẩu


Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, lao động, khoa học công nghệ
Về điều kiện tự nhiên: Đối với Việt Nam có các điều kiện thuận lợi để phát
triển các hoạt động sang các thị trường trên thế giới ví dụ như Việt Nam có các điều
kiện phát triển cây cà phê vì vậy có lợi thế sản xuất xuất khẩu cà phê, điều kiện tự
nhiên cùng với các nguồn lực về lao động, kinh nghiệm đã tạo cho cà phê Việt Nam
những hương vị riêng, có các yếu tố để giảm giá thành xuất khẩu cà phê chính vì vậy
đây sẽ là yếu tố góp phần thúc đẩy xuất khẩu xà phê của Việt Nam.
Về lao động: Yếu tố lao động ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của 1 nước
khi nguồn lực về lao động dồi dào đặc biệt là đối với các vùng nông thôn và các tỉnh
trung du việc dồi dào về nhân công kéo theo giá cả thuê nhân công rẻ và việc đó tạo ra
được các mặt hàng phong phú, giá thành sản phẩm thấp, tạo được sức cạnh tranh cho
các mặt hàng cũng như tạo ra nguồn hàng dồi dào nhu cầu tiêu dùng trong nước không
hết điều đó đòi hỏi các nước phải mở rộng hoạt động xuất khẩu để trao đổi các mặt
hàng với các nước trên thế giới.
Về khoa học công nghệ: Khoa học phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể trao đổi thông tin nhanh chóng hơn, qua hệ
thống mạng Internet giúp cho các nhà kinh doanh các nhà đầu tư thu thập được nhiều
thông tin về môi trường đầu tư kinh doanh cũng như các thông tin của các đối tác làm
ăn, bên cạnh việc thu thập thông tin các doanh nghiệp cũng có thể quảng bá hình ảnh
thương hiệu của mình ngày một đi xa hơn tới các nước trên thế giới mà tốn ít chi phí.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất khẩu được biểu hiện thông qua ngang giá
sức mua đó chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai đồng tiền,
được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặt hàng ở hai nước khác
nhau theo giá cả của đồng tiền đó để từ đó xác định tỷ giá hối đoái của đồng tiền này
so với đồng tiền nước khác.
5
Do vậy khi thực hiện hoạt động xuất khẩu điều cần thiết là duy trì tỷ giá hối
đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi khi bán các sản phẩm công nghiệp,
nông nghiệp và dich vụ của họ trên thị trường quốc tế.
Hạn ngạch và những tiêu chuẩn kĩ thuật
Hạn ngạch là qui định của nhà nước về lượng hàng hóa tối đa được phép xuất
khẩu hoặc nhập khẩu đối với một thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định
thường là 1 năm. Hạn ngạch thường dùng để tránh tình trạng cung vượt quá cầu gây
thiệt hại cho nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Được áp dụng với các hàng hóa
xuất khẩu có nguồn gốc tài nguyên thiên nhiều có nguy cơ bị cạn kiệt hoặc gây ô
nhiễm môi trường.
Xuất phát từ các nhu cầu thực tế của đời sống , nhu cầu về vệ sinh an toàn, chất
lượng,... Một loạt các hệ thống tiêu chuẩn được đưa ra bao gồm các qui định về bao
bì, đóng gói vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch bệnh. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu vị hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường phải
đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và các mức tiêu chuẩn của mỗi
quốc gia là khác nhau.
Các yếu tố về thể chế chính trị - kinh tế - xã hội
Các thể chế chính trị – kinh tế – xã hội được thừa nhận tác động tới hoạt động
xuất khẩu theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các
nhà đầu tư.
Một thể chế chính trị – xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới
liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu. Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn
định, thậm chí dẫn đến phá vỡ những mối quan hệ cơ bản gây ảnh hưởng không tốt
cho hoạt động xuất khẩu. Yếu tố thể chế chỉ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu theo mục tiêu có lợi và hạn chế các mặt bất lợi.

2.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê trong
nước
Cây cà phê được giới thiệu vào Việt Nam vào năm 1857 bởi người Pháp. Nhà
máy chế biến cà phê đầu tiên là Nhà máy Cà phê Coronel do một nghiệp chủ người
Pháp tên là Marcel Coronel thành lập tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào năm 1969 với
công suất 80 tấn/năm.
Chiến tranh Việt Nam đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất cà phê tại khu vực
Buôn Ma Thuột, vùng cao nguyên tập trung trồng chủ yếu cây cà phê. Sau Giải phóng
1975, ngành cà phê cũng giống như các ngành nông nghiệp khác được quốc hữu hóa,
hạn chế các doanh nghiệp tư nhân dẫn đến sản lượng cà phê thấp.
Sau thời kỳ Đổi mới 1986, các doanh nghiệp cà phê tư nhân được phép thành
lập lại dẫn đến sự phát triển ở ngành cà phê.
6
Trong ba thập kỷ qua (tính từ công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là một
trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt
Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung. Ngành công nghiệp cà phê đã
tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của
hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp. Giá trị xuất khẩu cà
phê thường chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng
cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp trong những năm gần đây.
2.2.2 Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê
Lợi thế khách quan
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo
phương kinh tuyến từ 8o30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai
thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất
riêng, độc đáo.
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng, mưa nhiều.
Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh
trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có
mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.
Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ
trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu
ha.
Lợi thế chủ quan
Với môi trường chính trị ổn định được cả thế giới công nhận, đã tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm khi cộng tác với Việt Nam. Đường lối mới
của Đảng và Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất và xuất khẩu
cà phê.
Bên cạnh đó, những sửa đổi các chính sách hành chính cho nhanh và đơn giản
thuận tiện, cùng với các chính sách mở cửa thu hút đầu tư, kêu gọi đầu tư cũng góp
phần phát triển ngành. Đây chính là những thế mạnh, lợi thế của cà phê Việt Nam trên
con đường cạnh tranh quốc tế.

7
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2019 – 2020
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2019 – 2020

3.1.1 Cơ cấu sản phẩm


Cà phê vối (Robusta) được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây nguyên và một số tỉnh
Đông Nam bộ xung quanh do có môi trường tự nhiên và khí hậu rất thuận lợi. Chỉ
riêng 5 tỉnh Tây Nguyên ( Đắc lắk, Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai và Kon Tum) đã
chiếm 93% diện tích đất trồng cà phê và 96% sản lượng của cả nước , trong đó Đắc
Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước.
Cà phê chè (Arabica) được trồng ở Trung Bộ (Quảng Trị ,Huế ) và miền núi
phía Bắc (Sơn La, Lai Châu ). Giống cà phê này khó phát triển tại Việt Nam do độ cao
không phù hợp , lại có nhiều sâu bệnh hại nên không có giá trị kinh tế bằng cà phê
Robusta nếu trồng tại nước ta, diện tích chỉ có 50.000 ha (chỉ gần 7%), sản lượng gần
67.000 tấn (chỉ gần 4%).

3.1.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu


Theo hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2019 –
2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 – 2019.
Theo Cục Chế Biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê vào
những tháng cuối năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị 170 triệu USD, đưa khối
lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, giảm
8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019.

3.1.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu


Để có thể xuất khẩu đi các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… cà phê
xuất khẩu của Việt Nam luôn phải đạt chất lượng tốt nhất, trải qua nhiều khâu đánh
giá và kiểm tra để có thể đưa ra hạt cà phê chất lượng đến các thị trường lớn. Ngoài ra
đối với các chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ
trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra; và trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm
không được vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm.

3.1.4 Thị trường xuất khẩu


Những thị trường nhập khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong nửa đầu năm
cho thấy tăng ở các nước như Đức, Nhật Bản, Angieri, Thái Lan; trong khi giảm ở
Italia, Mỹ, Philippines, Tây Ban Nha, Nga.
Trong năm 2020, Đức dẫn đầu tiêu thụ cà phê Việt với trên 228 triệu USD
tương đương hơn 151 nghìn tấn; kế đến là Mỹ chi gần 143 triệu USD nhập gần 79

8
nghìn tấn cà phê Việt. Bên cạnh đó Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản là những thị trường
có mức chi tiêu trên trăm triệu USD để nhập khẩu cà phê nước ta.

3.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

3.2.1 Khái quát thị trường nhập khẩu cà phê EU


1. Quy định của EU về nhập khẩu cà phê
An toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm
châu Âu và được điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung.
Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm
EU quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể
để không đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực
phẩm. Các chất gây ô nhiễm phổ biến có thể được tìm thấy trong các sản phẩm cà phê
là: thuốc trừ sâu; độc tố nấm mốc; salmonella; dung môi chiết; polycyclic aromatic
hydrocarbons (PAHs); Acrylamide.
Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu
EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên các
sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm có chức mức thuốc trừ sâu vượt quá mức cho
phép sẽ bị thu hồi khỏi thị trường châu Âu.
Đối với cà phê hữu cơ: mức dư lượng thuốc trừ sâu phải bằng 0, điều này gây
khó khăn cho một số nhà xuất khẩu trong trường hợp glyphosate khiến cà phê mất
trạng thái hữu cơ.
Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm
Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối. Các
nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng
gần nhất.
Ghi nhãn thực phẩm
Thực phẩm đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các thông tin bắt buộc về
tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo
quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng.
2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường
EU
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đem lại nhiều giá trị kinh tế xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ đứng sau gạo. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của
mặt hàng này chiếm khoảng 20-25 % tương đương mang lại trên 500 triệu USD trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của cả nước. Cà phê luôn nằm trong 10
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam do đó tạo được mối quan hệ tốt với các đối
tác nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng khác có khả năng xuất khẩu
sang các thị trường này. EU sẽ là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho việc xuất khẩu
cà phê của Việt Nam.

9
Hiện nay, cà phê đang nắm những vai trò quan trọng trong chiến lược đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam và thị trường xuất khẩu chủ
yếu là thị trường EU, trong đó cà phê có mặt ở hầu hết các nước là thành viên chính
của EU với sản lượng xuất khẩu lớn đã đem lại giá trị kim ngạch góp phần vào tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam.

3.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2019 – 2020
COVID-19 đã ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, đặc biệt
là cà phê, làm gián đoạn việc vận chuyển và nhu cầu sau khi các quốc gia ban hành
biện pháp phong tỏa trên diện rộng. Mặc dù các nước đã dần nới lỏng lệnh giãn cách
xã hội, đại dịch COVID-19 vẫn có thể tiếp tục tác động đến thương mại cho đến cuối
năm 2020.
Bảng 3.1 Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn
2019 – 2020
Năm So sánh năm 2020 so với năm
Sản lượng Sản lượng 2019
năm 2019 năm 2020
Số tuyệt đối
Thị trường (Tấn) (Tấn) Tỉ lệ (%)
(Tấn)
EU 725.704 563.628 -162.076 -22,33
Đức 234.569 196.870 -37.699 -16,07
Ý 140.993 124.569 -16.424 -11,65
Tây Ban Nha 133.982 86.346 -47.626 -35,55
Bỉ 73.226 63.330 -9.896 -13,51
Anh 49.255 25.953 -23.302 -47,31
Pháp 34.427 17.573 -16.854 -48,96
Ba Lan 13.552 14.712 1.160 8,56
Bồ Đào Nha 15.204 9.277 -5.927 -38,98
Hy Lạp 12.808 9.547 -3.261 -25,46
Hà Lan 10.179 9.879 -300 -2,95
Hunggary 1.196 248 -948 -79,26
Rumani 3.154 2.396 -758 -24,03
Phần Lan 2.003 1.686 -317 -15,83
Đan Mạch 1.156 1.242 86 7,44

Trong 10 tháng đầu của năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu sang EU được
563.628 tấn cà phê, với giá trung bình 1.733 USD/Tấn. So với cùng kì năm 2019 đã
giảm 22,33%, tương ứng giảm 162.076 Tấn cà phê. Các nước tiêu thụ cà phê Việt
Nam hàng đầu như Đức, Ý và Tây Ban nha cũng đã giảm nhập khẩu một lượng lớn cà
phê. Tính đến tháng 11 năm 2020, Đức đã nhập khẩu 196.870 tấn cà phê Việt Nam,
giảm 16,07% tương ứng giảm 37.699 tấn so với cùng kì năm 2019. Trong khi đó cũng

10
có các quốc gia như Ba Lan, Đan Mạch có sản lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam
tăng. Tổng sản lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Ba Lan tính đến tháng 11 năm
2020 đã đạt 14.712 tấn, so với cùng kì năm 2019 đã tăng 8,56%, tương ứng tăng 1.160
tấn cà phê.
Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn
2019 – 2020
So sánh năm 2020 so với
Năm Trị giá năm Trị giá năm năm 2019 Tỷ trọng
2019 (Nghìn 2020 (Nghìn năm 2020
Thị trường USD) USD) Số tuyệt đối (%)
Tỉ lệ (%)
(Nghìn USD)
EU 1.164.243 907.785 -256.458 -22,03 39,07
Đức 366.279 303.896 -62.383 -17,03 13,07
Ý 224.377 196.050 -28.327 -12,62 8,43
Tây Ban Nha 214.642 143.007 -71.635 -33,37 6,15
Bỉ 115.923 103.355 -12.568 -10,84 4,44
Anh 79.115 44.269 -34.846 -44,04 1,9
Pháp 52.571 25.288 -27.283 -51,90 1,13
Ba Lan 30.158 33.640 3.482 11,55 1,45
Bồ Đào Nha 24.498 14.694 -9.804 -40,02 0,63
Hy Lạp 19.898 14.785 -5.113 -25,70 0,64
Hà Lan 17.843 18.255 0.412 2,31 0,78
Hunggary 6.542 1.184 -5.358 -81,90 0,05
Rumani 6.476 4.579 -1.897 -29,29 0,2
Phần Lan 4.226 2.853 -1.373 -32,49 0,12
Đan Mạch 1.696 1.930 234 13,80 0,08

Về kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2020 cũng chịu sự sụt giảm
nghiêm trọng. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đã giảm mạnh lên đến
22,03%, tương đương với giá trị 256 triệu USD. Chỉ tính riêng nước Đức, một trong
những quốc gia nhâp khẩu cà phê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang Đức tính đến tháng 11 năm 2020 đã đạt 303.896 nghìn USD, giảm đến 17,03%
tương ứng giảm 62.383 nghìn USD so với cùng kì năm 2019. Bên cạnh đó các nước
như Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan thì lại có sự trái ngược, kim ngạch xuất khẩu cà
phê Việt Nam sang các quốc gia nay lại có chiều hướng tăng. Tính đến cuối tháng 11
năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê vào Ba Lan đã đạt 33.640 nghìn USD, tăng
đến 11,55% tương ứng tăng 3.482 nghìn USD so với cùng kì năm 2019. Sự sụt giảm
kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là do sự ảnh hưởng của COVID-19, gây ảnh hưởng để
chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù vậy, thị trường EU vẫn là một thị trường hàng đầu
chiếm tỷ trọng đến 39,07% cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

11
3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

3.3.1 Những thành tựu và kết quả đã đạt được


Kể từ khi hiệp định EVFTA được thực thi cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang
EU sẽ có 93% dòng thuế về 0%. Theo đó, EU sẽ xóa bỏ ngay mức thuế 7,5% - 9,0%
đối với cà phê nhân (rang, rang xay). Đối với một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm
cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê mức thuế 9,0% - 11,5% sẽ được xóa bỏ trong
vòng 3 năm. Như vậy, EVFTA là cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường lớn cho cà phê
Việt Nam vào EU. Sản phẩm được hưởng lợi theo EVFTA là các sản phẩm cà phê chế
biến. Vì vậy, khi thực thi EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn để thúc đẩy xuất
khẩu các mặt hàng cà phê chế biến sang thị trường EU.
EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nông sản nổi
tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao, trong đó có sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột và
thêm nhiều dịch vụ mới cung cấp bởi đối tác EU phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
như về tài chính, bảo hiểm nông nghiệp,... Đây là lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành Cà
phê Việt Nam tại thị trường EU. Vì vậy, ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền
thống, các doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư phát triển thương hiệu cà phê đặc sản
tại vùng này và tận dụng các điều kiện ưu đãi mà phía EU dành cho cà phê của Việt
Nam.
Việc ký kết EVFTA với EU giúp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn
đầu tư, công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê đến từ các
nước thuộc EU và các nước có kinh nghiệm về chế biến sâu. Từ đó, các doanh nghiệp
Việt Nam được có thể được chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất để
nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc
tế.
3.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
EU có những quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc trong nước tối thiểu hoặc
nguyên liệu có nguồn gốc ngoài EU tối đa. Vì vậy,  cà phê của Việt Nam sẽ phải đáp
ứng các tỷ lệ này để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan của EU. Theo đó, cà phê
nhân xanh xuất khẩu sang EU theo nguyên tắc của EVFTA cần đáp ứng quy tắc xuất
xứ thuần túy, tức là 100% phát triển từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với các
chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng
nhóm với sản phẩm đầu ra. Trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được
vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm. Việc tuân thủ các quy tắc về xuất xứ là một
trong những khó khăn lớn đối với Việt Nam để tận dụng lợi ích của EVFTA trong
xuất khẩu cà phê.
Ngoài ra EU cũng quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức
thấp nhất để không đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất
lượng thực phẩm (trong đó có cà phê). Các quy định về biện pháp phi thuế quan
(NTM) nói chung và các biện pháp SPS của EU nói riêng vẫn còn phức tạp làm gia
tăng chi phí đáp ứng và làm cho tỷ lệ chi phí để đáp ứng các NTM ở Việt Nam cao

12
hơn so với các nước xuất khẩu cà phê vào EU, đây là một yếu tố làm hạn chế năng lực
thương mại của Việt Nam nói chung và lợi ích tiềm năng từ EVFTA nói riêng. Thêm
vào đó, khả năng thay đổi của ngành Cà phê Việt Nam nói chung để thích ứng với
EVFTA còn hạn chế, nhất là việc đáp ứng yêu cầu nội địa hóa, đáp ứng yêu cầu về
tiêu chuẩn chất lượng, môi trường. Chi phí sản xuất tăng khi phải nỗ lực đáp ứng các
tiêu chuẩn rất cao của thị trường EU.
Hiện nay, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu cà phê chưa được doanh
nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả dẫn đến vị thế trong thương mại quốc
tế của cà phê Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Ngay
cả với các thương hiệu cà phê hiện nay cũng chưa được các doanh nghiệp khai thác
hiệu quả tại thị trường nước ngoài nói chung và thị trường EU nói riêng.
3.4 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU TRONG TƯƠNG LAI
Hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng xuất
Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê Việt nam tương đối thấp so với
nhiều nơi khác vì GDP bình quân trên đầu người cũng thấp, và năng suất cà phê Việt
nam cũng vào loại cao trên thế giới nhưng giá thành cà phê Việt nam vẫn chưa thấp
đến mức có thể cạnh tranh được. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân Việt nam với
mong muốn đạt năng suất cao nhất đã tăng đầu tư phân bón, nước tưới lên mức rất cao
đã làm giảm hiệu quả của đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất.
Việc cần phải làm là tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong
đó giảm thiểu đầu tư vào phân hoá học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một
năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi nhuận tốt nhất. Việc sử dụng quá
mức lượng phân bón tại các vùng chuyên canh cà phê thường cao hơn từ 10 – 23% so
với yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, dẫn tới chi phí sản xuất cao, vì vậy, việc giảm
bớt lượng phân bón tiêu thụ sẽ giúp giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh.
Đổi mới công nghệ
Đầu tư công nghệ chế biến hiện đại cho ngành cà phê là điều hết sức cần thiết.
Để tạo đà cho các doanh nghiệp cà phê phát triển và ứng phó kịp thời với những thay
đổi về chất lượng, giá cả,... cần tập trung máy móc thiết bị chế biến cà phê thô ngay từ
khi mới thu hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng ổn định, đồng đều. Khuyến khích các
doanh nghiệp kinh doanh cà phê tập trung đầu tư trang thiết bị để chuyển từ xuất khẩu
thô sang xuất khẩu cà phê chế biến. Đồng thời cần tập trung đầu tư vào xây dựng nhà
máy chế biến cà phê hoà tan tại các vùng sản xuất cà phê lớn, cà phê hoà tan có giá trị
xuất khẩu cao, giá cả ổn định, bảo qua được lâu dài.
Xây dựng hệ thống đồng bộ giữa các khâu
Để cải thiện hệ thống thu mua phân phối cà phê, các doanh nghiệp cà phê cần
tập trung cải tiến cách thức tổ chức thu mua cho phù hợp với từng vùng, từng loại cà
phê, trước khi thu hoạch nên có những đầu tư cho nông dân một cách hợp lý, khi thu
hoạch cần tập trung cao độ về vốn thu mua cà phê để thanh toán ngay cho nông dân.
Bên cạnh đó cũng cần xây dựng một hệ thống kho tàng phục vụ cho công tác chế biến
bảo quản cà phê ngay từ đầu nhằm giữ cho chất lượng cà phê ngày càng cao, đảm bảo
đủ chân hàng phục vụ tốt cho xuất khẩu.
Tăng cường hợp tác quốc tế

13
Trên cơ sở đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, mở rộng thị trường toàn
cầu, tăng uy tín và vị thế cà phê Việt Nam là công việc không dễ dàng cần phải thực
hiện. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày một lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến
mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở rộng thị trường. Đây là một trong
những quốc sách lớn của Nhà nước và nhiệm vụ chung của các ngành các cấp. Nhà
nước cần tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cà phê tiếp cận với thị trường
nước ngoài thông qua hệ thống tham tán thương mại, qua hội chợ triển lãm thương
mại quốc tế.
EU hiện đang là thị trường rất tiềm năng cho việc xuất khẩu mặt hàng cà phê.
Với thị trường khó tính này, ngành cà phê Việt Nam cần phải có những chính sách
hợp lý và sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

14
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề án đã thấy được thực trạng sản xuất , xuất khẩu cà phê Việt
Nam vào EU về kim ngạch ,sản lượng, giá trị,... trong những năm gần đây, các chính
sách của nhà nước, của ngành. Từ đó cho thấy tuy xuất khẩu cà phê vào EU đã đạt
được những kết quả khả quan như việc kí kết thành công hiệp định EVFTA với EU,
việc này giúp cho các mặt hàng xuất khẩu nói chung cũng như cà phê nói riêng được
miễn giảm thuế. Cùng với đó Việt Nam có được sự bảo hộ của EU cũng như được tiếp
cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà
phê đến từ các nước thuộc EU. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc
phục như ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, chi phí vận chuyển có nhiều biến
động, xuất khẩu cà phê dạng thô của Việt Nam chiếm tới 90%, trong khi tỷ lệ cà phê
chế biến sâu, giá trị gia tăng cao chỉ mới chiếm 10% trong tổng sản lượng cà phê
nhân, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm. Cùng với tình hình dịch COVID
– 19 vẫn chưa có chiều hướng giảm, ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động xuất khẩu
nói chung và xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói riêng.

Ngành cà phê đã và đang đóng góp giá trị rất lớn đất nước, và thị trường EU
nói riêng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cà phế của
nước nhà. Chính bởi vậy, Nhà nước, các bộ ngành liên quan cần tiếp tục nghiên cứu
thực hiện những chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ tạo dựng thương hiệu,... để thúc
đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa
các cơ quan từ trên xuống dưới, cùng các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng cà phê để
có thể đưa mặt hàng cà phê của Việt Nam lên một tầm cao mới.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn


- Thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU: http://tapchicongthuong.com
- Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam: http://nhandan.vn
- Cà phê Việt: Chất lượng và giá trị: http://agro.gov.vn
- Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam: http://vinanet.vn
- http://phuocancoffee.com.vn
- Tổng quan thị trường cà phê 2020: http://tradingfoe.com
- http://congthuong.hochiminhcity.gov.vn
- http://Thitruongnongsan.gov.vn
- http://iasvn.org

16

You might also like