intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh nhận thức được vai trò, hiểu được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và cải tạo môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chủ đề Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học

  1. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. MỤC LỤC Trang THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 3 CÁC KÍHIỆU VIẾT TẮT 4 PHẦN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 5 PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN 6 II. GIẢI PHÁP II.1. TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP 7 II.2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 8 CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍLUẬN A. Khái niệm năng lực. 8 B. Chương trinh định hướng giáo dục năng lực 9 C. Dạy học theo định tiếp cận năng lực trong bộ môn Hóa học 11 THPT D. Một số phương pháp dạy học tí ch cực 17 E. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 20 cho học sinh phổ thông CHƯƠNG II – KẾ HOẠCH DẠY HỌC A. Đối tượng thực hiện 24 B. Thời gian vàdự kiến thời lượng thực hiện 25 C. Cách thức thực hiện 1. Nêu vấn đề. 26 2. HS chọn đề tài và thành lập nhóm. 28 3. Hướng dẫn các bước tiến hành. 29 4. Học sinh thực hiện dự án ( quá trình trải nghiệm) 29 5. Thiết kế KHDH 30 6. Kiểm tra đánh giá. 49 CHƯƠNG III – KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Danh sách các đề tài HS lựa chọn nghiên cứu (trải nghiệm) 53 2. Kết quả bài kiểm tra 20 phút 55 GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 1
  2. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. 3. Kết quả phiếu đánh giá 56 CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 59 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả kinh tế 60 2. Hiệu quả về mặt xãhội 60 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa sáng kiến áp dụng trong thực tế. 63 2. Phụ lục 2: Bản Hướng dẫn các bước tiến hành vàcác yêu cầu trong quá 66 trì nh thực hiện dự án. 3. Phụ lục 3: “Sổ theo dõi dự án” 69 4. Phụ lục 4: Các mẫu phiếu đánh giá. 71 5. Phụ lục 5: Sản phẩm của học sinh ( lưu ngoài). Sản phẩm năm học 2014 – 2015 sử dụng làm tư liệu 10 sản phẩm nộp dự thi SKKN cấp trường năm học 2014 - 2015 12 sản phẩm nộp dự thi SKKN cấp trường năm học 2015 - 2016 GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 2
  3. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG NHẰM HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy chủ đề “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường” – Hóa học 12. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học kì II năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 - 2016 4. Tác giả: Họ vàtên: Bùi Thị Thúy Hạnh Năm sinh: 1984 Nơi thường trú: 25B – ô18 tổ 14 phường Hạ Long – thành phố Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân SP Hóa học Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn Nơi làm việc: THPT Trần Văn Lan Địa chỉ liên hệ: THPT Trần Văn Lan – xãMỹ Trung huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định Điện thoại: cá nhân 0936.991.357 , cơ quan 03503.810.111 5. Đồng tác giả : không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tên đơn vị: THPT Trần Văn Lan Địa chỉ: xãMỹ Trung huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503.810.111 GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 3
  4. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. CÁC KÍHIỆU VIẾT TẮT Kíhiệu tắt Giải thí ch THPT Trung học phổ thông. KHDH Kế hoạch dạy học GV Giáo viên. HS Học sinh. ĐH,CĐ Đại học, Cao đẳng. PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học KTĐG Kiểm tra đánh giá SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TNST Trải nghiệm sáng tạo HĐGD Hoạt động giáo dục GQVĐ Giải quyết vấn đề GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 4
  5. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. PHẦN I- ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TƯ Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó phát triển phẩm chất, năng lực của người học là một trong những nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết. Sau hai năm học 2014 - 2015 và2015 - 2016 bản thân đã được tập huấn, quán triệt tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TƯ Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đồng thời áp dụng đổi mới PPDH, KTĐG theo hướng theo định hướng phát triển năng lực của người học, tôi lựa chọn chủ đề “ Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” – Hóa học 12 (chương trình cơ bản) với PPDH mới, cách tiếp cận kiến thức theo hình thức “trải nghiệm sáng tạo” nhằm mục đích “ Hoàn thiện các phẩm chất, năng lực người học” với những lí do sau: - Đây là chủ đề cuối cùng trong chương trình Hóa học phổ thông, chủ đề mang tính thực tiễn cao có ý nghĩa quan trọng giúp học sinh nhận thức được vai trò, hiểu được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và cải tạo môi trường. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 5
  6. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. - Học sinh đã được hình thành phẩm chất và năng lực trong quá trình học các chủ đề trước nhưng còn rời rạc chưa có tính toàn diện. Có những học sinh rất tích cực và cũng có học sinh còn thụ động trong quá trình tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Do đó, thông qua chủ đề, với cách thức học sinh tiếp cận kiến thức theo hướng “tự chọn đề tài – tự nghiên cứu – tự trình bày nội dung – tự phản biện” từng cá nhân học sinh đều tự hoàn thiện , củng cố các năng lực đã được hình thành. - Học sinh ít được tham gia các hoạt động trải nghiệm sang tạo, nên khi thực hiện dự án này học sinh được tiếp cận kiến thức dưới hình thức trải nghiệm sang tạo. - Thông qua quá trình học sinh thảo luận, nghiên cứu, báo cáo và “bảo về” đề tài giáo viên chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chútrọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo. PHẦN II – MÔ TẢ GIẢI PHÁP I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Chương trình Chủ đề “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường” được trình bày trong SGK Hóa học 12 theo 3 bài - Bài 43: Hóa học với vấn đề kinh tế. - Bài 44: Hóa học với vấn đề xã hội. - Bài 45: Hóa học với vấn đề môi trường. Theo phân phối chương trình áp dụng từ năm 2008 chủ đề “ Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường” được thực hiện từ tiết 65 đến 67 (3 tiết) Theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Hóa học, cấp THPT có hướng dẫn thực hiện cụ thể Bài 43, 44: “Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và điền phiếu trả lời hệ thống các câu hỏi do giáo viên biên soạn, sau đó tổ chức đánh giá chéo trong học sinh (học sinh này đánh giá bài viết của học sinh khác)”. 2. Giáo viên - Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn xây dụng chủ đề dạy học, mỗi đơn vị trường tự xây dụng KHDH phù hợp, nên hầu hết các trường đều giữ nguyên KHDH GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 6
  7. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. theo 3 tiết vìnội dung kiến thức rộng vàbản thân GV còn “loay hoay” chưa biết khai thác nội dung chủ đề một cách hợp lí . - GV thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-VP một cách máy móc theo hì nh thức: GV cho câu hỏi, HS trả lời vào phiếu, HS chấm chéo. Nhưng, vấn đề làkhi giáo viên tổ chức đánh giá thì thấy các vấn đề: + HS chỉ bám SGK, íttham khảo tài liệu ngoài. + HS làm bài giống nhau. + Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực không hiệu quả. 3. Học sinh - Chưa nhìn nhận rõ tầm quan trọng và tí nh thực tiễn của bộ môn Hóa học trong cuộc sống. - Có những học sinh rất tích cực và cũng có học sinh còn thụ động trong quá trình tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. - Học sinh mong muốn được tìm hiểu cụ thể hơn về các vấn đề thực tiễn, thời sự: vệ sinh an toàn thực phẩm, chất độc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, pin năng lượng mặt trời, nilon, … nhưng trong chương trình không đủ thời gian để các em thảo luận. - Thực tế học sinh ít được tham gia các hoạt động trải nghiệm sang tạo. - Học sinh đã được hình thành phẩm chất và năng lực trong quá trình học các chủ đề trước nhưng còn rời rạc chưa có tính toàn diện. Để góp phần giải quyết những khó khăn trên, dựa trên thực tiễn đã giảng dạy, trong báo cáo này tôi trình bày một số kinh nghiệm giảng dạy chủ đề “ Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường” nhằm hoàn thiện năng lực người học một cách toàn diện khi hoàn thành chương trình giáo dục THPT. II. GIẢI PHÁP II.1.TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP Các nội dung cơ bản được đưa ra là: - Nghiên cứu líluận chung về năng lực, PPDH tí ch cực, PP dạy học dự án. - KHDH chủ đề “Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường”. - Kinh nghiệm lập KHDH, hướng dẫn HS thực hiện một đề tài nghiên cứu. - Thực nghiệm sư phạm. Điểm mới – sáng tạo của giải pháp: GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 7
  8. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. - Chưa có đề tài nghiên cứu, SKKN được công bố giống hoặc gần giống với đề tài của SKKN. - Áp dung linh hoạt các phương pháp dạy học tí ch cực đặc biệt là phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển toàn diện năng lực người học. - Thông qua chủ đề, với cách thức học sinh tiếp cận kiến thức theo hướng học sinh“tự chọn đề tài – tự nghiên cứu – tự trình bày nội dung – tự phản biện” từng cá nhân học sinh đều tự hoàn thiện, củng cố các năng lực đã có và đã được hình thành. - Học sinh thực hiện dự án của mình như một hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Qua các bài tiểu luận, HS được củng cố và mở rộng kiến thức thực tiễn, thấy được vai trò quan trọng của bộ môn Hóa học đối với sự phát triển kinh tê, xã hội , môi trường. Giúp học sinh nhận thức được vai trò, hiểu được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và cải tạo môi trường. - Học sinh bước đầu biết cách nghiên cứu khoa học, khai thác vàtrì nh bày một đề tài, cách thức thực hiện một dự án. - Thông qua quá trình học sinh thảo luận, nghiên cứu, báo cáo và “bảo vệ” đề tài của học sinh giáo viên chuyển từ chủ yếu đánh giákiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. - Sản phẩm ( kết quả) học tập của học sinh phong phú, rõràng, khoa học, hiệu quả vàtính thực tiễn cao. Đặc biệt các sản phẩm học tập học sinh mang đầy đủ yếu tố giáo dục, phát triển 6 phẩm chất người học. II.2- NỘI DUNG GIẢI PHÁP: CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍLUẬN A. Khái niệm năng lực Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng. 1998) có giải thích: Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 8
  9. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi” . Định hướng chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: + Năng lực tự học; + Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sáng tạo; + Năng lực quản lí bản thân. – Năng lực xã hội, bao gồm: + Năng lực giao tiếp; + Năng lực hợp tác. – Năng lực công cụ, bao gồm: + Năng lực tính toán; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ; + Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ITC) Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. B. Chương trình giáo dục định hướng năng lực. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 9
  10. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS. Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực: Chương trình định hướng Chương trình định hướng nội dung phát triển năng lực Kết quả học tập cần đạt được mô tả Mục tiêu dạy học được mô tả Mục tiêu chi tiết và có thể quan sát, đánh giá không chi tiết và không nhất thiết giáo dục được; thể hiện được mức độ tiến bộ phải quan sát, đánh giá được của HS một cách liên tục Lựa chọn những nội dung nhằm đạt Việc lựa chọn nội dung dựa vào các được kết quả đầu ra đã quy định, khoa học chuyên môn, không gắn Nội dung gắn với các tình huống thực tiễn. với các tình huống thực tiễn. Nội giáo dục Chương trình chỉ quy định những dung được quy định chi tiết trong nội dung chính, không quy định chi chương trình. tiết. - GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả GV là người truyền thụ tri thức, là Phương năng giải quyết vấn đề, khả năng trung tâm của quá trình dạy học. pháp dạy giao tiếp,…; HS tiếp thu thụ động những tri thức học – Chú trọng sử dụng các quan điểm, được quy định sẵn. phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành Tổ chức hình thức học tập đa dạng; Hình thức Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp chú ý các hoạt động xã hội, ngoại dạy học học khóa, nghiên cứu khoa học, trải GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 10
  11. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây dựng đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong kết quả chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái quá trình học tập, chú trọng khả học tập hiện nội dung đã học. năng vận dụng trong các tình huống của HS thực tiễn. C. Dạy học theo định tiếp cận năng lực trong bộ môn Hóa học THPT C.1 Mục tiêu của môn Hóa học vànhững năng lực chuyên biệt của môn Hóa học trong trường trung học phổ thông 1. Mục tiêu chung của môn Hóa học trong nhà trường phổ thông Mục tiêu chung của việc giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường phổ thông là học sinh tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng Hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản của Hóa học , về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoáhọc, môi trường và con người vàcác ứng dụng của của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS cónhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, nh thành nhân cách phẩm chất của người lao động mới năng động, sáng tạo. hì 2. Mục tiêu giáo dục môn hóa học cấp THPT Trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hóa học ở cấp THPT , HS có được hệ thống kiến thức hoáhọc phổ thông cơ bản, hiện đại vàthiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: Kiến thức cơ sở hoáhọc chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ. Hình thành và phát triển nhân cách của một công dân; phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hóa học như : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoáhọc. Năng lực thực hành hoáhọc. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoáhọc. Năng lực tí nh toán. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 11
  12. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. Năng lực vận dụng kiến thức hoáhọc vào cuộc sống; Sau khi kết thúc cấp học HS có thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 3. Năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trường THPT Bảng môtả những năng lực chuyên biệt của môn hóa học NĂNG LỰC Môtả các năng lực Các mức độ thể hiện CHUYÊN BIỆT a) Nghe vàhiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, Năng lực sử dụng biểu tượng danh pháp hóa học vàcác hóa học ; biểu tượng hóa học (Kíhiệu, hì nh vẽ, môhì nh cấu trúc 1.Năng lực sử dụng phân tử các chất, liên kết hóa ngôn ngữ hóa học học…) Năng lực sử dụng thuật ngữ b) Viết vàbiểu diễn đúng hóa học; công thức hóa học của các hợp chất vô cơ và hữu cơ, các dạng công thức (CTPT, CT CT, CT lập thể…),đồng đẳng,đồng phân…. Năng lực sử dụng danh pháp c) Hiểu và rút ra được các quy hóa học. tắc đọc tên và đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ. d) Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học vàhiểu được ý nghĩa của chúng. e) Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tì nh huống mới. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 12
  13. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. - Năng lực tiến hành thí - Hiểu và thực hiện đúng nội nghiệm, sử dụng TN an toàn; quy, quy tắc an toàn PTN 2. Năng lực thực - Nhận dạng vàlựa chọn được hành hóa học dụng cụ và hóa chất để làm TN - Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ và hóa chất cần thiết để làm TN - Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiết chuẩn bị cho các TN. - Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết ch sự đúng sai trong phân tí cách lắp . - Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơn giản - Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một số thínghiệm hóa học phức tạp. - Năng lực quan sát, mô tả , - Biết cách quan sát, nhận ra giải thích các hiện tượng TN được các hiện tượng TN vàrút ra kết luận. Mô tả chí nh xác các hiện tượng thínghiệm. - Năng lực xử lý thông tin Giải thí ch một cách khoa học liên quan đến TN các hiện tượng thínghiệm đã xảy ra, viết được các PTHH và rút ra những kết luận cần thiết. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 13
  14. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. 3. Năng lực tính Tính toán theo khối lượng a)Vận dụng được thành thạo toán chất tham gia vàtạo thành sau phương pháp bảo toàn ( bảo phản ứng. toàn khối lượng, bảo toàn điện tí ch, bảo toàn electron... trong việc tí nh toán giải các bài toán hóa học. Tính toán theo mol chất tham c) Xác định mối tương quan gia vàtạo thành sau phản ứng giữa các chất hóa học tham gia vào phản ứng với các thuật toán để giải được với các dạng bài toán hóa học đơn giản. Tìm ra được mối quan hệ và c) Sử dụng được thành thạo thiết lập được mối quan hệ phương pháp đại số trong giữa kiến thức hóa học với toán học và mối liên hệ với các phép toán học. các kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa học. Vận đụng các thuật toán để d) Sử dụng hiệu quả các thuật tính toán trong các bài toán toán để biện luận vàtính toán hóa học. các dạng bài toán hóa học và áp dụng trong các tì nh huống thực tiễn. a) Phân tích được tình huống a)Phân tích được tì nh huống 4. Năng lực giải trong học tập môn hóa học ; trong học tập, trong cuộc quyết vấn đề thông Phát hiện và nêu được tì nh sống; qua môn hóa học huống có vấn đề trong học Phát hiện và nêu được tì nh tập môn hóa học huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 14
  15. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. b) Xác định được vàbiết tìm b) Thu thập vàlàm rõcác hiểu các thông tin liên quan thông tin có liên quan đến vấn đến vấn đề phát hiện trong đề phát hiện trong các chủ đề các chủ đề hóa học; hóa học ; c) Đề xuất được giải pháp c) Đề xuất được giả thuyết giải quyết vấn đề đã phát khoa học khác nhau. hiện. - Lập được kế hoạch để giải - Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn giản quyết vấn đề đặt ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác tư duy và các PP phán đoán, tự ch, tự giải quyết đúng phân tí -Thực hiện được kế hoạch đã với những vấn đề mới. đề ra cósự hỗ trợ của GV - Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hợp tác trong nhóm. d) Thực hiện giải pháp giải d) Thực hiện và đánh giágiải quyết vấn đề và nhận ra sự pháp giải quyết vấn đề; suy phù hợp hay không phù hợp ngẫm về cách thức và tiến của giải pháp thực hiện đó. nh giải quyết vấn đề để điều trì Đưa ra kết luận chí nh xác và chỉnh và vận dụng trong tì nh ngắn gọn nhất. huống mới. 5) Năng lực vận a) Có năng lực hệ thống hóa a)Có năng lực hệ thống hóa dụng kiến thức hoá kiến thức. kiến thức , phân loại kiến thức học vào cuộc sống hóa học , hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tí nh của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chí nh là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tì nh huống cụ thể xảy ra trong GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 15
  16. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. cuộc sống, tự nhiên vàxãhội. b) Năng lực phân tí ch tổng b) Định hướng được các kiến hợp các kiến thức hóa học thức hóa học một cách tổng vận dụng vào cuộc sống thực hợp vàkhi vận dụng kiến thức tiễn hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì , ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. c) Năng lực phát hiện các nội c) Phát hiện vàhiểu rõ được các dung kiến thức hóa học được ứng dụng của hóa học trong các ứng dụng trong các vấn để vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y các lĩnh vực khác nhau học, sức khỏe, KH thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường. d) Năng lực phát hiện các vấn d) Tìm mối liên hệ và giải đề trong thực tiễn vàsử dụng thích được các hiện tượng kiến thức hóa học để giải trong tự nhiên và các ứng thích. dụng của hóa học trong cuộc sống vàtrong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học vàcác kiến thức liên môn khác. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 16
  17. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. e) Năng lực độc lập sáng tạo e) Chủ động sáng tạo lựa trong việc xử lý các vấn đề chọn phương pháp, cách thức thực tiễn giải quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết vàtham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia NCKH để giải quyết các vấn đề đó. D. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC TÍCH CỰC ( Sử dụng khi xây dựng KHDH chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường – Hóa học 12) PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. I- Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án) 1- Bản chất Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp líthuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tí nh tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hì nh thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án lànhững sản phẩm hành động cóthể giới thiệu được. 2- Quy trì nh thực hiện - Bước 1: Lập kế hoạch + Lựa chọn chủ đề + Xây dựng tiểu chủ đề + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập - Bước 2: Thực hiện dự án + Thu thập thông tin + Thực hiện điều tra + Thảo luận với các thành viên khác + Tham vấn giáo viên hướng dẫn GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 17
  18. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. - Bước 3: Tổng hợp kết quả + Tổng hợp các kết quả + Xây dựng sản phẩm + Trình bày kết quả + Phản ánh lại quátrình học tập 3- Một số lưu ý Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sốngXH; có sự kết hợp giữa nghiên cứu líthuyết vàvận dụng líthuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phùhợp với trình độ vàkhả năng của HS. HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phùhợp với khả năng và hứng thúcánhân. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc vàsự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lýthuyết; sản phẩm này cóthể sử dụng, công bố, giới thiệu. II- Phương pháp dạy học nhóm 1- Bản chất Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công vàhợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tí nh tí ch cực, tí nh trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. 2- Quy trình thực hiện nh dạy học nhóm cóthể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Tiến trì a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề vàgiao nhiệm vụ - Giới thiệu chủ đề GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 18
  19. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. - Xác định nhiệm vụ các nhóm - Thành lập nhóm b. Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc - Lập kế hoạch làm việc - Thoả thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả. c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá - Các nhóm trình bày kết quả - Đánh giákết quả. 3- Một số lưu ý . Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chíkhác nhau, không nên áp dụng một tiêu chíduy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS. . Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, làcác phần trong một chủ đề chung. . Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. . Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: - Chủ đề cóhợp với dạy học nhóm không? - Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau? - HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa? - Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? - Cần chia nhóm theo tiêu chínào? - Cần tổ chức phòng làm việc, kêbàn ghế như thế nào? III- Phương pháp giải quyết vấn đề 1- Bản chất Dạy học (DH) phát hiện vàgiải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kí ch họ tự lực, chủ động vàcó nhu cầu ch thí mong muốn giải quyết vấn đề. GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 19
  20. SKKN : Kết hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quátrình dạy học chủ đề Hóa học vàvấn đề phát triển kinh tế, xãhội, môi trường nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực người học. 2- Quy trình thực hiện - Xác định, nhận dạng vấn đề/tì nh huống; - Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra; - Liệt kêcác cách giải quyết cóthể có; - Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tí ch cực, hạn chế, cảm xúc, giátrị) ; - So sánh kết quả các cách giải quyết ; - Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất; - Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn; - Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tì nh huống khác. 3- Một số lưu ý Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí , giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau: - Phùhợp với chủ đề bài học - Phùhợp với trình độ nhận thức của HS - Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS - Vấn đề/ tình huống cóthể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hì nh, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ vàkênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS - Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải - Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề. Tổ chức cho HS giải quyết, xử lívấn đề/ tì nh huống cần chúý: - Các nhóm HS cóthể giải quyết cùng một vấn đề/ tì nh huống hoặc các vấn đề/ nh huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động. tì - HS cần xác định rõvấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề. - Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kêcác cách giải quyết có thể có. - Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS cóthể giống hoặc khác nhau. E. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Theo Dự thảo Đề án đổi mới chương trì nh vàsách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã nêu: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐ TNST) bản chất là GV: Bùi Thị Thúy Hạnh – THPT Trần Văn Lan Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0