intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn bài Trung Quốc thời phong kiến

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học tích hợp liên môn và thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, đề xuất quy trình, nội dung, hình thức dạy học chủ đề: “Trung Quốc thời phong kiến ” thông qua dạy học tích hợp , nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của người học. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng, hiệu quả giáo dục học sinh nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn bài Trung Quốc thời phong kiến

  1. MỤC LỤC Phần 1 : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . 2. Mục đích nghiên cứu . 3. Khách thể , đối tượng nghiên cứu . 4. Phạm vi nghiên cứu . 5. Giả thuyết khoa học . 6. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7. Phương pháp nghiên cứu . 8. Đóng góp mới của đề tài . Phần 2 :GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận . 1.1 khái niệm dạy học tích hợp liên môn . 1.2 vai trò của dạy học tích hợp liên môn 2. cơ sở thực tiễn 2.1 Nhận thức của CBQL và giáo viên bộ môn đối với dạy học tích hợp . 2.2 Thực trạng dạy học bộ môn Lịch sử tại nhà trường hiện nay . 2.3 Những khó khăn khi dạy chủ đề : Trung Quốc thời phong kiến . 3 Mục tiêu bài học : 3.1 Kiến thức 3.2 Kĩ năng 3.3 Thái độ, tình cảm . 3.4 Định hướng các năng lực hình thành . 4. Đối tượng dạy học chủ đề . 5. Thiết bị dạy học . 6. Kế hoạch dạy học 7. Hoạt động dạy học và tiến trình tổ chức dạy học . 7.1 Tiến trình tổ chức dạy học 1
  2. 7.2 Củng cố, nâng cao và hướng dẫn học bài mới . 7.3 Bảng ý kiến đánh giá của HS sau khi kết thúc bài học . Phần 3 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận . 2. Kiến nghị ,đề xuất . * TÀI LIỆU THAM KHẢO * PHỤ LỤC 2
  3. Phần 1 : MỞ ĐẦÙ 1. Lý do chọn đề tài : Mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Quốc dân theo tinh thần của Nghị quyết số 29 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ VIII khóa XI là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.[10;3]. Để thực hiện được mục tiêu ấy cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nội dung quan trọng là đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong những năm qua, dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng đã được giáo viên đổi mới theo tinh thần lấy học sinh làm trung tâm. Tuy vậy dạy học truyền thống vẫn còn nặng nề, chưa kích thích được hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS. Để đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức dạy học trong đó chú trọng tích hợp liên môn . Đặc thù của bộ môn Lịch sử là tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật… trong quá khứ, từ đó rút ra bài học nhận thức cho bản thân, hình thành thái độ tình cảm, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc , ý thức đấu tranh chống ngoại xâm . Nếu dạy học Lịch sử chỉ dừng lại ở lý thuyết sẽ gây cảm giác nhàm chán cho cả người dạy và người học. Mặt khác nếu dạy học theo lối truyền thống sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tích hợp liên môn trong giảng dạy để phát huy phẩm chất và năng lực người học. Tích hợp liên môn trong giảng dạy có ý nghĩa to lớn , đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở trường phổ 3
  4. thông . Đây là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa “Học” và “Hành”, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, hình thành nên các phẩm chất và năng lực cần thiết cho bản thân. Trong quá trình dạy học chương trình Lịch sử lớp 10 THPT , chúng tôi đã xây dựng nội dung bài 5 ( ban cơ bản ) thành chủ đề : " Trung Quốc thời phong kiến " ”. Đây là nội dung có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức đấu tranh chống ngoại xâm , tinh thần dân tộc sâu sắc, hình thành các phẩm chất tự hào, tự tôn dân tộc. Đồng thời giúp HS phát triển các năng lực tư duy logic, phân tích, so sánh , tổng hợp đánh giá vấn đề và liên hệ với thực tiễn . Đây cũng là nội dung có thể tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy để phát huy các năng lực, sở trường của học sinh. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp đối với chủ đề này trong nhiều năm qua tôi nhận thấy nếu không tiến hành đổi mới, đa dạng các hình thức giảng dạy thì rất khó để đạt được mục tiêu về thái độ, kỹ năng, đặc biệt là hình thành phẩm chất và năng lực cho người học. Mặt khác, thời gian qua, trong trường, trong Tỉnh chưa có đề tài nghiên cứu nội dung, hình thức để tiến hành dạy học chủ đề trên bằng hình thức tích hợp liên môn . - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực , tư duy sáng tạo đồng thời gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học và các lĩnh vực với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội , làm cho học sinh yêu thích môn học , yêu cuộc sống hơn. - Biết vận dụng các kiến thức và có năng lực để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế , đó là vấn đề : Trung Quốc thời phong kiến và tác động của nó đối với lịch sử và cuộc sống người Việt qua các thời kì từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân. - Qua việc thực hiện chuyên đề sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức 4
  5. các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả. Với quan điểm đổi mới mạnh mẽ và toàn diện theo chủ trương của ngành nhưng sự thay đổi phải có tính kế thừa và là nền tảng sau này, nên khi xây dựng chủ đề này, bản thân tôi vẫn phải lấy kiến thức môn Lịch sử làm trọng tâm. Trong những vấn đề trọng tâm đó, những phần nào có sự tích hợp của những môn học nào, những lĩnh vực nào để làm sáng tỏ vấn đề đó, để làm nổi bật trọng tâm thì tôi vận dụng vào.Trong phạm vi chủ đề này , tôi chọn hình thức kết hợp giữa tích hợp bộ phận với tích hợp toàn phần và liên hệ thực tiễn . Tôi tích hợp trong toàn bài trong đó chú trọng tích hợp nhiều nhất ở mục 4 ( mục Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến ) của bài Trung Quốc thời phong kiến ). Để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử,qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, năng động sáng tạo và hình thành các phẩm chất và năng lực người học, tôi chọn đề tài: “Dạy học tích hợp liên môn bài Trung Quốc thời phong kiến " bằng hình thức dạy học tích hợp . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học tích hợp liên môn và thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, đề xuất quy trình, nội dung, hình thức dạy học chủ đề: “Trung Quốc thời phong kiến ” thông qua dạy học tích hợp , nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của người học. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng, hiệu quả giáo dục học sinh nói chung. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử THPT . 5
  6. Đối tượng nghiên cứu: tích hợp kiến thức chủ đề “Trung Quốc thời phong kiến ” Lịch sử lớp 10 THPT, nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của HS. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Dạy học tích hợp chủ đề “Trung Quốc thời phong kiến ” trong chương trình Lịch sử lớp 10, ban cơ bản năm học 2016 - 2017 tại trường THPT Nguyễn Trung Thiên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 5. Giả thuyết khoa học . Nếu xây dựng được nội dung để tổ chức dạy học chủ đề: “Trung Quốc thời phong kiến ” bằng hình thức tích hợp liên môn thì sẽ phát triển được các năng lực của Học sinh ,giúp Học sinh vừa nắm vững kiến thức Lịch sử vừa biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống đồng thời góp phần nâng cao kết quả dạy học môn Lịch sử nói riêng, kết quả giáo dục nói chung. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy ở trường THPT. - Phân tích, đánh giá thực trạng dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử tại nhà trường. - Xây dựng quy trình, nội dung, chủ đề “Trung Quốc thời phong kiến ” Lịch sử 10 THPT - Nghiên cứu việc tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Trung Quốc thời phong kiến ” cho HS lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trung Thiên. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 6
  7. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa…các tài liệu lý luận và các văn bản pháp quy về tích hợp liên môn trong dạy học. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp trò chuyện, phỏng vấn… 8. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt khoa học: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của dạy học tích hợp trong dạy học ở trường phổ thông nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Đề xuất quy trình, nội dung và hình thức tổ chức dạy học tích hợp khi dạy học chủ đề “ Trung Quốc thời phong kiến , Lịch sử lớp 10 THPT. 7
  8. Phần 2 :GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận : 1.1 Khái niệm dạy học tích hợp liên môn . Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. 1.2 Vai trò của dạy học tích hợp liên môn trong dạy học ở trường phổ thông 1.2.1 Vai trò : - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực học tập của học sinh . - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở 8
  9. học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. - Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. - Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp. - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. - Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. - Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. - Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. 1.2. 2 Phương pháp: 9
  10. - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp trong bài Trung Quốc thời phong kiến ( Sử lớp 10 - THPT ) giáo viên sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: + Dạy học thuyết trình . + Phương pháp trực quan. + Phương pháp vấn đáp . + Phương pháp hoạt động nhóm . + Phương pháp thảo luận trên lớp . + Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ sáu đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. 2. Cơ sở thực tiễn : 2.1. Nhận thức của CBQL và giáo viên bộ môn đối với dạy học tích hợp 10
  11. Đa số CBQL và giáo viên bộ môn đều cho rằng tích hợp liên môn là hoạt động dạy - học trên lớp . Đồng thời rất coi trọng vai trò của dạy học tích hợp đối với việc hình thành nhân cách học sinh. Tuy vậy, việc xây dựng kế hoạch cho dạy học tích hợp của nhà trường, của giáo viên là chưa cụ thể, không thường xuyên, chủ đề thường không rõ ràng. Nếu có tổ chức dạy học tích hợp thì GV vẫn là người trung tâm trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi chứ chưa thực sự để cho HS tự khám phá để phát huy tính cực và năng lực sáng tạo của người học. 2.2. Thực trạng dạy - học bộ môn Lịch sử tại nhà trường hiện nay Hiện nay, mặc dù giáo viên đã có nhiều đổi mới về phương pháp giảng dạy nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành. Đa số giáo viên còn nặng về lý thuyết, chủ yếu vẫn là cung cấp kiến thức cho học sinh. Lối dạy truyền thụ một chiều, khép kín về không gian như vậy không thể phát huy tốt tính tích cực trong học tập, càng không thể tạo điều kiện để học sinh sáng tạo từ đó hình thành các phẩm chất và năng lực. Ngược lại nó gây cảm giác nhàm chán, khô khan, khó hiểu, khó nhớ, mau quên không biết vận dụng kiến thức khi học môn Lịch sử. Điều này dẫn đến chất lượng dạy và học môn Lịch sử không cao, học sinh ngày càng quay lưng lại với môn lịch sử. Đây cũng là nguyên nhân khiến một bộ phận học sinh bị “mù” về kiến thức lịch sử. Nguyên nhân của hiện tượng trên xuất phát từ hai yếu tố: Chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan: Một số giáo viên do tâm lý ngại đổi mới, sợ khó khăn, bằng lòng với những gì đã làm. Một số muốn thực hiện dạy học tích hợp nhưng thiếu kiến thức và năng lực tổ chức dạy học tích hợp . Mặt khác để tổ chức dạy học tích hợp thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức, tốn nhiều thời gian – từ khâu sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng, lập 11
  12. kế hoạch, thiết kế nội dung đến triển khai, tổ chức thực hiện… Đó là nguyên nhân chính khiến giáo viên không tổ chức dạy học tích hợp Nguyên nhân khách quan: Dạy học tích hợp là một khái niệm mới nên nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ, chưa nắm được các nội dung, hình thức tiến hành, cách thức đánh giá…Trang thiết bị, phương tiện, CSVC, kinh phí hoạt động… của nhà trường còn có những hạn chế nhất định. Muốn tổ chức dạy hoc tích hợp ngoài tấm lòng yêu nghề và khả năng của nhà giáo, rất cần có những điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thu hút, lôi cuốn học sinh, đồng thời lại cần có cả môi trường hoạt động. Trong học tập nói chung, học lịch sử nói riêng HS luôn mong muốn được khám phá, được trình bày vấn đề, được làm những việc mình thích. Đặc biệt các em rất muốn được thể hiện mình trước thầy cô, bạn bè, được thầy cô ghi nhận. Cho nên khi được giáo viên gợi mở, hướng dẫn, giao nhiệm vụ các em cảm thấy háo hức, phấn chấn, chủ động, tích cực, tự giác mong muốn được hoàn thành sớm nhiệm vụ được giao. 2.3. Những khó khăn khi dạy chủ đề “Trung Quốc thời phong kiến ” lịch sử lớp 10 THPT Đây là chủ đề có lượng kiến thức lớn mang tính trọng tâm trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT hiện hành được tổ chuyên môn đã xây dựng chủ đề này với thời lượng 02 tiết dạy. Thực tế tại trường khi dạy chủ đề này gặp phải những khó khăn sau: Đối với giáo viên trong thời lượng 02 tiết rất khó để làm rõ các nội dung trọng tâm trong chủ đề, quan trọng hơn giáo viên không có nhiều thời gian để tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận các vấn đề, xem phim tư liệu… từ đó giúp các em biết, hiểu và vận dụng kiến thức. Do nhiều giáo viên còn coi trọng kiến thức hơn các hoạt động của HS nên khi dạy chỉ lo cung cấp 12
  13. kiến thức mà không chú ý đến tổ chức, tạo tình huống cho HS hoạt động. Như vậy, theo phương pháp truyền thống khi dạy chủ đề này giáo viên gặp phải mâu thuẫn đó là yêu cầu về việc đảm bảo kiến thức với phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo cho học sinh. Đối với học sinh nếu các em không có sự chuẩn bị chu đáo sẽ không thể hiểu được các nội dung cơ bản của bài học. Theo phương pháp truyền thống các em không có nhiều thời gian, không gian để thảo luận, trao đổi, đánh giá nhận xét các vấn đề. 3.Mục tiêu chủ đề : 3.1: Kiến thức : Qua bài học theo chủ đề , học sinh biết được : * Môn Lịch sử : ( Lịch sử 10:Bài 5:Trung Quốc thời phong kiến ) - Những nét chính về sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến và Trung Quốc thời Tần , Hán . - Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường . - Những nét chính về Trung Quốc thời Minh - Thanh . - Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến và sức lan tỏa của nó đối với các thời kì sau và với Văn hóa Việt Nam . - Bài tập vận dụng,liên hệ thực tiễn & bài tập tìm tòi mở rộng sau mỗi mục . * Môn Ngữ Văn : ( Ngữ Văn 10 - tập 1 : Bài : Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quãng Lăng ; Bài : Cảm xúc mùa thu ) , Ngữ Văn 10 - tập 2 ( Hồi trống cổ Thành - trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa ) . - Những thành tựu nổi bật của thơ Đường ( giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật ) và ảnh hưởng của thơ Đường đến văn học Việt Nam qua các thời kì . - Những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết Minh - Thanh và ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh - Thanh đến Văn học Việt Nam 13
  14. * Lĩnh vực Thiên văn học : hiểu được những thành tựu chính của Thiên văn học Trung Quốc thời phong kiến và ảnh hưởng của nó đối với đời sống lao động sản xuất của người Việt . * Lĩnh vực Đía lí, địa chất học : biết được dụng cụ đo động đất và tác dụng của nó ; biết cách xác định vị trí địa lí * Lĩnh vực Y dược : biết được những thành tựu nổi bật của Y dược Trung Quốc thời phong kiến và liên hệ với Y dược Việt Nam để thấy được sự phát triển rực rỡ từ rất sớm của Y dược Trung Quốc * Lĩnh vực Kiến trúc Nghệ thuật : thấy được vẻ đẹp và giá trị của các công trình Kiến trúc Nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc thời phong kiến đặc biệt là các công trình còn lưu giữ đến ngày nay . 3.2 : Kĩ năng : * Kĩ năng chung: - Xác định, phát hiện và giải quyết vấn đề. - Thu thập, phân tích, xử lí sự kiện lịch sử , số liệu. - Sử dụng công nghệ thông tin, làm bài báo cáo bằng các slide, video clip… - Thuyết trình, hùng biện về một vấn đề - Kĩ năng sống: giao tiếp, trao đổi, phản biện, trình bày chính kiến - Tổ chức các hoạt động. - Xác lập mối liên hệ giữa kiến thức môn học, các môn khác với vấn đề tìm hiểu và với thực tiễn. * Kĩ năng các bộ môn, các lĩnh vực : - Lịch sử : Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức , thực hành bộ môn , xác định mối quan hệ giữa các sự kiện , hiện tượng Lịch sử ,so sánh, giải thích, nhận xét, đánh giá các vấn đề Lịch sử . 14
  15. - Văn học : Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ Đường, tiểu thuyết lịch sử , kĩ năng cảm nhận Văn học , bình luận Văn học , phân tích, đánh giá các nhân vật ,các tác giả ,các tác phẩm Văn học . . . - Lĩnh vực Thiên Văn học , Y dược : hiểu biết về các thành tựu nổi bật của Trung Quốc và liên hệ với thực tiễn Việt Nam . - Lĩnh vực Địa lí, địa chất học : : + Thu thập và xữ lí thông tin cho bài học + Xác định vị trí địa lí , sử dụng bản đồ , lược đồ , sơ đồ . . . -. Lĩnh vực Kiến trúc Nghệ thuật : Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích vẻ đẹp và giá trị của các công trình Kiến trúc Nghệ thuật - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Văn học, Địa lí , Thiên Văn học, Y dược , Kiến trúc Nghệ thuật thông qua chủ đề . .- Lĩnh vực Kiến trúc Nghệ thuật : Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích vẻ đẹp và giá trị của các công trình Kiến trúc Nghệ thuật . 3.3 Thái độ, tình cảm : - Học sinh có ý thức và tích cực trong học bài ở trên lớp , thông qua đó các em yêu thích hơn các môn Lịch sử, Địa lí , Văn học và các lĩnh vực như Thiên văn học , Y dược , Kĩ thuật ,Kiến trúc Nghệ thuật . . . từ đó có niềm đam mê nghiên cứu khoa học . - Luôn quan tâm đến các vấn đề văn hóa và việc tiếp nhận văn hóa ngoại quốc - Mạnh dạn phê phán , lên án các hành vi làm tổn hại đến văn hóa truyền thống dân tộc do cách tiếp thu văn hóa ngoại quốc và tìm những giải pháp tích cực để ngăn chặn . - Hình thành ý thức , trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước những thời cơ và thách thức của đất nước . 3.4 Định hướng các năng lực hình thành : 15
  16. - Năng lực chung: Năng lực tự học, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác theo nhóm; năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực chọn lọc kiến thức, vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau có liên quan để giải quyết vấn đề, tình huống của bài học cũng như trong thực tế. - Năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử : Dù dạy theo chủ đề tích hợp kiến thức nhiều môn học theo dạng liên môn và xuyên môn nhưng kiến thức trọng tâm phải đảm bảo là kiến thức môn Lịch sử . Cho nên năng lực hình thành cho học sinh thông qua chủ đề này cần đạt cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử cần đạt: - Năng lực chung : năng lực tự học , giải quyết vấn đề ,sử dụng ngôn ngữ sáng tạo , sử dụng công nghệ thông tin, năng lực tư duy, sử dụng tranh ảnh, bản đồ , biểu đồ . - Năng lực chuyên biệt : tái hiện kiến thức , thực hành bộ môn , xác định mối quan hệ giữa các sự kiện , hiện tượng Lịch ; 4. Đối tượng dạy học chủ đề : Học sinh khối 10 THPT 5. Thiết bị dạy học : - Sơ đồ về Sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc , sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán và sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Minh . - Tranh ảnh về các công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng mà vẫn còn lưu giữ đến ngày nay : Cố cung Bắc Kinh ( Tử cấm thành ) , Vạn lí trường thành, Tượng phật bằng ngọc thạch 6. Kế hoạch dạy học chủ đề Trung Quốc thời phong kiến : Nội dung chủ đề : Dạy trong 2 tiết với sự phân công cụ thể như sau : Tiết 1 : Tuần đầu : Nội dung 1 và nội dung 2 : 16
  17. 1. Nội dung 1 : Quá trình hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc & những nét chính về Trung Quốc thời Tần - Hán;.Bài tập vậndụng,liên hệ thực tiễn và bài tập tìm tòi mở rộng . 2. Nội dung 2 : Những biểu hiện của sự thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc thời Đường;Bài tập vậndụng,liên hệ thực tiễn và bài tập tìm tòi mở rộng . Tiết 2 : Tuần 2 : Nội dung 3 và nội dung 4 : 3.Nội dung 3 : Những nét chính về Trung Quốc thời Minh Thanh . ;Bài tập vậndụng,liên hệ thực tiễn và bài tập tìm tòi mở rộng . 4.Nội dung 4 : Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến và ảnh hưởng của nó đối với các thời kì sau và với Việt Nam ;Bài tập vận dụng,liên hệ thực tiễn và bài tập tìm tòi mở rộng 7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học . Chủ đề : Trung Quốc thời phong kiến ( 2 tiết ) 7.1 Tiến trình tổ chức dạy học : 17
  18. I. Nội dungchủ đề II. Tổ chức dạy học theo chủ đề : 1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học Thảo luận nhóm, thảo luận trên lớp, thuyết trình, đàm thoại ,quan sát, trực quan , giảng giải, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề. 2. Tiến trình dạy học: Dạy 2 tiết trong 2 tuần của học kỳ I. Tiết 1 : Tuần đầu : Nội dung 1 và nội dung 2 : * Ổn định lớp : GV kiểm tra sĩ số lớp * Khởi động : ( tạo hứng thú ): GVH ( Giáo viên hỏi ) : ? Những bức tranh sau đây gợi cho các em nhớ đến đất nước nào có diện tích lớn nhất và có nền văn hóa phát triển rực rỡ ,độc đáo nhất Châu Á thời phong kiến ? 18
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2