« Home « Kết quả tìm kiếm

BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG GÓP PHẦN “XOA DỊU NỖI ĐAU”NHỮNG NẠN NHÂN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG GÓP PHẦN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG GÓP PHẦN “XOA DỊU NỖI ĐAU”NHỮNG NẠN NHÂN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM PGS.TS.
- Khoa Báo chí và Truyền thông.
- Hồ Chí Minh để kêu gọi cộng đồng trong và ngoài nước góp sức, gop phần “xoa dịu nỗi đau” những con người bị bệnh tật, khuyết tật, thương tích, nhiệm chất độc hóa học trong chiến tranh.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng này có sức mạnh lan tỏa trong xã hội, tạo diễn đàn rộng rãi, hữu ích, thiết thực, nhanh chóng cho cộng đồng chung tay, góp sức giúp các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trong chiễn tranh và những số phận không may mắn khác.
- Và như vậy, báo chí trở thành cầu nối, người đồng hành của các quan hệ đó.
- Nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh là một trong những đối tượng đặc biệt của xã hội.
- Trước hết họ là những con người bình thường nhưng do chiến tranh, họ bị nhiễm chất độc hóa học, trở thành những người tàn tật, dị dạng, ốm yếu, đa phần mất khả năng lao động, sinh hoạt.
- Chăm lo, chia sẻ và trợ giúp đối tượng này là toàn xã hội, trong đó báo chí truyền thông là một trong những kênh quan trọng, thiết thực và hiệu quả.
- Qua hệ thống tin, bài, ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình, các nhà báo, cộng tác viên, thông tin viên đã đưa tin, phản ảnh chân thực, khách quan, trách nhiệm và đầy tính nhân đạo, nhân văn về những người bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh.
- Nội dung các tác phẩm báo chí đã phân tích, chứng minh tội ác của chiến tranh do kẻ thù gây ra đối với người Việt nam, yêu cầu phía họ phải bồi thường, xin lỗi.
- Vệt bài này ủng hộ tích cực, nhiệt thành, đồng hành cùng các cơ quan chức trách của ta trong các vụ kiện quốc tế, các cuộc vận động thu thập chữ ký, mít tinh, hội thảo do báo chí tổ chức cũng minh chứng cho mục đích này.
- Mặc dù chưa có kết quả cụ thể nhưng đã đánh động và kêu gọi “tòa án lương tâm” quốc tế phán xét và yêu cầu bồi thường cho những nạn nhân.
- Cuộc chiến này chưa có hồi kết, báo chí truyền thông sẽ kiên trì theo đuổi mục đích chính đáng của chúng ta.
- Nội dung khác trong các tác phẩm báo chí là ca ngợi, biểu dương, khuyến khích kịp thời những điển hình vượt khó “tàn những không phế” của những nạn nhân.
- Ở đây không chỉ những nhà báo, người dân nói về những nạn nhân, mà chính những nạn nhân cũng cất lên tiếng nói của mình trên báo chí tạo thành thông tin hai chiều cho dư luận rọng rãi, sẻ chia.
- Nội dung tiếp theo là các tác phẩm báo chí đã thông tin, phản ánh kịp thời sự động viên, khích lệ, chia sẻ, cảm thông của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, xã hội, cá nhân đối với những người không may mắn đó.
- Sự quan tâm và tình cảm (qua tin, bài, ảnh hoặc đi thăm hỏi) đã thực sự góp phần “xoa dịu nỗi đau” vè mặt tinh thần cho họ.
- về chủ đề này được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông hoặc báo chí truyền thông phối hợp với các cơ quan bên ngoài tổ chức cũng là món ăn tinh thần quý giá cho những người bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh.
- Tóm lại, bằng các hoạt động phong phú, đa dạng, tâm huyết, tình thương và trách nhiệm, các cơ quan thông tấn báo chí đã góp phần “xoa dịu nỗi đau” về mặt tinh thần cho những nạn nhân do hậu quả của chiến tranh để lại.
- Một vai trò, chức năng quan trọng khác của báo chí truyền thông là góp phần tạo dựng vật chất cho nhứng đối tượng này.
- Về phương diện vật chất, báo chí truyền thông thực hiện theo hai phương cách: Cách thứ nhất là kênh bên trong, tức là các cơ quan báo chí qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng điện tử.
- cho các nạn nhân, góp phần khắc phục khó khăn cho họ.
- Đồng thời các cơ quan báo chí cũng động viên cán bộ, phóng viên, biên tập viên.
- tùy tâm đóng góp ngay tại cơ quan.
- Hoạt động này được đông đảo mọi người hưởng ứng.
- Các cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên còn đi đến từng gia đình, gặp từng số phận, các cơ sở nuôi dưỡng để thăm hỏi và tặng quà cho các nạn nhân vào các dịp Lễ, Tết hoặc cả những ngày thường.
- Tiêu biểu cho hoạt động này là một nữ phóng viên (thượng tá) báo Công an TP.
- Hồ Chí Minh đã lập và chủ trì Quỹ “Ngã ba Đồng Lộc” để huy động tiền trợ giúp cho các thương, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học.
- Và rất nhiều hoạt động tương tự ở các cơ quan báo chí và các nhà báo.
- Thực tế nhiều năm qua, không ít cá nhân, gia đình, cơ sở nuôi dưỡng nạn nhân đã nhận được sự trợ giúp vật chất của phong trào này.
- cho các nạn nhân.
- Báo chí đã phản ánh, thông tin chính xác, kịp thời, cụ thể những địa chỉ, những cá nhân, tổ chức cấp tiền, vật dụng, quần áo, thuộc men và những nạn nhân, gia đình, cơ sở nuôi dưỡng được thụ hưởng để tạo niềm tin cho cả hai bên.
- Tất nhiên, do số nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh nhiều mà số tiền hay vật chất khác còn có hạn nên chưa thể “phủ kín” đến từng con người, từng gia đình hay từng cơ sở nuôi dưỡng.
- Đây chỉ là những đóng góp, hỗ trợ phần nào đẻ góp phần “xoa dịu nỗi đau” mà thôi.
- Tóm lại, trong hoạt động thực tiễn của mình, báo chí truyền thông đã góp phần huy động sự trợ giúp của cộng đồng về vật chất để động viên, hỗ trợ, giảm bớt những khó khăn trong sinh hoạt cho những nạn nhân.
- Tuy nhiên, trong hoạt động này, báo chí truyền thông cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế.
- Các cơ quan báo chí chưa thường xuyên, liên tục vệt tin, bài, ảnh, chuyên trang, chuyên mục, chương trình cho vấn đề này.
- Một số phóng viên ngại gặp nạn nhân vì sợ bị “lây”, hoặc khó gặp nạn nhân để khai thác tư liệu do họ tự ti, chán nản.
- Nhiều phóng viên chưa hiểu kỹ về “chất độc hóa học” nên viết còn “sơ hở”, chưa thuyết phục.
- có phóng viên viết về nạn nhân nhưng thiếu sự chia sẻ, cảm thông, chưa đậm chất nhân văn.
- Có thể nói, cùng với sự chăm lo của toàn xã hội, báo chí truyền thông Việt nam đã thực sự chia sẻ, đồng hành và trợ giúp có hiệu quả cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh.
- Với thế mạnh riêng của mình, báo chí truyền thông đã góp phần “xoa dịu nỗi đau” những nạn nhân, kịp thời cổ vũ, động viên, giúp đỡ họ sống lạc quan, tin yêu vào cuộc sống./.