« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu khảo sát sự biến đổi đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý của vật liệu da cá sấu trước và sau khi thuộc da bằng muối crôm


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ THU HẰNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Nghiên cu khảo sát sự biến đổi đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý của vật liệu da cá sấu trước và sau khi thuộc da bằng muối crôm’’ LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Nguyễn Ngọc Thắng Hà Nội - Năm 2018 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đề tài: “Nghiên cu khảo sát sự biến đổi đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý của vật liệu da cá sấu trước và sau khi thuộc da bằng muối crôm” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thu Hằng Khóa: 2016B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài: Việc chăn nuôi và chế biến da cá sấu ở nước ta đã và đang phát triển mạnh trong khoảng một thập niên qua, nhất là khu vực miền Nam nước ta.
- Da cá sấu chiếm đến 80% giá trị của con cá sấu và là loại da có giá trị kinh tế rất cao so với các loại da nguyên liệu khác.
- Kỹ thuật thuộc da cá sấu để đảm bảo thu được sản phẩm da thuộc có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của thị trường luôn là "bí kíp" riêng của từng cơ sở thuộc da cá sấu.
- Để có một vật liệu da đẹp người thợ thuộc da phải thực hiện rất nhiều công đoạn phức tạp.
- Như vậy, trải qua một loạt các công đoạn xử lý thuộc da để có thể cho ra đời sản phẩm hoàn hảo, đảm bảo tính công nghệ, độ bền và tính thẩm mỹ thì các vùng da của con da cá sấu sẽ có sự biến đổi như thế nào.
- Do đó, đề tài “Nghiên cu khảo sát sự biến đổi đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý của vật liệu da cá sấu trước và sau khi thuộc da bằng muối crôm” sẽ cung cấp thông tin hoàn thiện hơn về sự thay đổi cấu trúc mặt cắt ngang, sự thay đổi màu sắc và một số tính chất cơ lý của vật liệu da cá sấu trước và sau khi thuộc da bằng muối crôm đồng thời xây dựng quy trình thuộc da cá sấu bằng muối crôm.
- Mục tiêu nghiên cứu: Xác lập được quy trình thuộc da cá sấu bằng muối crôm.
- Khảo sát sự biến đổi đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý cơ bản trên các phân vùng chính của vật liệu da cá sấu trước và sau khi thuộc da bằng muối crôm.
- 2 ✓ Đối tượng nghiên cứu: Vật liệu nghiên cu: Mẫu da cá sấu Hoa cà hai năm tuổi, tươi, lột mổ tại vị trí bụng được cung cấp bởi cơ sở thuộc da tư nhân Út Nghiêm, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng quy trình công nghệ thuộc da cá sấu bằng muối crôm.
- Xác định đặc trưng cấu trúc: Quan sát cấu trúc mặt cắt ngang của da cá sấu tươi và da cá sấu thuộc crôm tại vùng da lưng, da cạnh sườn, da bụng trên ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử quét SEM.
- Xác định sự biến đổi màu sắc của da cá sấu: Được đánh giá thông qua phương pháp đo màu quang phổ để thu được các thông số màu L*, a*, b*, theo tiêu chuẩn ISO 105-J01: 1997.
- Xác định một số tính chất cơ lý cơ bản của vùng da lưng, da cạnh sườn và da bụng con da cá sấu trước và sau khi thuộc bằng muối crôm.
- Độ bền đứt, độ giãn đứt (TCVN Độ bền xé (TCVN Độ hấp thụ hơi nước (TCVN Các thí nghiệm đánh giá sự biến đổi màu sắc của các mẫu da cá sấu được thực hiện tại phòng quản lý chất lượng của Công Ty TNHH Một Thành Viên Dệt Kim Đông Xuân (Doximex).
- đánh giá các tính chất cơ lý của các mẫu da cá sấu được tiến hành tại Phân viện Dệt May thành phố Hồ Chí Minh.
- đánh giá sự biến đổi vi cấu trúc của các mẫu da cá sấu được thực nghiệm tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu ✓ Khảo cu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố làm cơ sở cho 3 nghiên cứu thực nghiệm.
- Nghiên cu thực nghiệm * Nghiên cu khảo sát quy trình thuộc da cá sấu - Thực nghiệm: Khảo sát và thu thập số liệu, quy trình thực hiện các công đoạn từ chuẩn bị thuộc đến thuộc da cá sấu tại cơ sở sản xuất da cá sấu Út Nghiêm, đường Võ Văn Vân, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.
- Phân tích và tổng hợp dữ liệu: Dựa trên các số liệu sản xuất và quy trình thuộc da thực tế thu được tại cơ sở, tác giả xử lý số liệu và khái quát hóa thành quy trình công nghệ thuộc da cá sấu.
- Phân tích vi cấu trúc da cá sấu bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) Sử sụng phương pháp phân tích ảnh hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electron Microscope EVO18 (CARL ZEISS)) để quan sát sự thay đổi màu sắc và cấu trúc vật liệu trước và sau thuộc da.
- Phân tích sự biến đổi màu sắc của da cá sấu bằng phương pháp đo màu quang phổ Áp dụng phương pháp phản xạ quang phổ trên thiết bị Ci7800 Benchtop Spectrophotometer của hang X-rite với nguồn sáng D65, góc quan sát 10°.
- Thực nghiệm đánh giá tính chất cơ lý của da cá sấu Xác định độ bền đt, độ giãn đt: Thực nghiệm theo tiêu chuẩn: TCVN 7121:2014 tại Phân viện Dệt May TPHCM trên máy đo độ bền Titan 4.
- Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ bền kéo, độ giãn dài tại một lực qui định và độ giãn dài tại thời điểm mẫu bị đứt.
- Mẫu thử được kéo dài với tốc độ qui định đến khi lực đạt đến giá trị đã xác định trước hoặc cho đến khi mẫu bị đứt.
- 4 Xác định độ bền xé: Thực nghiệm theo tiêu chuẩn: TCVN tại Phân viện Dệt May TPHCM trên máy đo độ bền Titan 4, Lames Heal.
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền xé của da bằng cách xé một cạnh.
- Xác định độ hấp thụ hơi nước: Thực nghiệm theo tiêu chuẩn: TCVN tại Phân viện Dệt May TPHCM.
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ hấp thụ hơi nước của da.
- Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại da nhưng phù hợp nhất cho da làm mũ và lót giày.
- Mẫu thử và vật liệu không thấm được kẹp trên miệng dụng cụ chứa bằng kim loại có chứa 50 ml nước trong thời gian quy định.
- Độ hấp thụ hơi nước của mẫu thử được xác định bằng giá trị khối lượng gia tăng.
- Kết luận Từ các kết quả nghiên cúu tác giả rút ra được một số kết luận sau: Người nghiên cứu đã khảo cứu các tài liệu để tìm hiểu quy trình công nghệ thuộc da.
- Từ việc tham quan khảo sát và phỏng vấn thực tế sản xuất tại cơ sở thuộc da cá sấu thương phẩm uy tín tại TP.
- Hồ Chí Minh đã xây dựng quy trình công nghệ thuộc da cá sấu Hoa cà Việt Nam.
- Dựa trên các số liệu thu được từ thực tế sản xuất, người nghiên cứu đã chuyển thành các đơn công nghệ cho mỗi công đoạn trong quá trình thuộc da cá sấu Hoa cà bằng phương pháp thuộc muối crôm.
- Đề tài đã phân tích được sự thay đổi vi cấu trúc của da cá sấu tươi so với da cá sấu sau khi thuộc crôm qua việc quan sát hình ảnh chụp mặt cắt của từng phần da lưng, bụng, cạnh sườn theo hai hướng dọc và ngang trên kính hiển vi điện tử quét SEM tại trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh.
- Sự biến đổi về cấu trúc da cá sấu Hoa cà trước và sau khi thuộc đã được phân tích cho thấy các biểu bì, protein dễ hòa tan và các hợp chất khác có trong da sống đã được loại bỏ khỏi da thuộc.
- Đề tài cũng đã so sánh đánh giá sự thay đổi màu sắc của da cá sấu tươi và da cá sấu sau khi thuộc crôm, áp dụng phương pháp phản xạ quang phổ trên thiết bị Ci7800 Benchtop Spectrophotometer, X-rite với nguồn sáng D65, góc quan sát 10°.
- Từ kết quả đo giá trị màu bằng phương pháp đo màu quang phổ thấy các mẫu da tươi tại vị trí bụng, lưng và cạnh sườn có các giá trị màu tương đối khác nhau.
- Da bụng có độ sáng – độ trắng nhất, kế đến là da cạnh sườn và da lưng có giá trị nghiêng về sắc tối.
- Đây chính là đặc điểm cấu trúc lớp biểu bì của loại cá sấu Hoa cà được nuôi tại khu vực miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.
- Các giá trị màu của các phân vùng của da tươi tuy khác nhau, nhưng qua quá trình thuộc crôm, các vùng da đều chuyển sang giá trị màu xám xanh gần như đồng nhất.
- Trong quá trình axit hóa và thuộc crôm, da lại được hấp thụ chất thuộc crôm có màu xanh tạo thành da thuộc crôm có màu xám xanh và độ sáng gần như đồng nhất trên các phân vùng da đã khảo sát.
- Để đánh giá sự thay đổi một số tính chất cơ lý của da cá sấu Hoa cà trước và sau khi thuộc muối crôm, người nghiên cứu sử sụng phương pháp thực nghiệm đo độ bền đứt, độ giãn đứt, độ bền xé và độ hấp thụ hơi nước bằng máy đo độ bền Titan 4 tại Phân viện Dệt May thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết quả thử nghiệm độ bền đứt và độ bền xé của da cá sấu tươi và da thuộc crôm cho thấy theo cả hai hướng dọc và ngang, da tươi có độ bền đứt và độ bền xé cao hơn so với da thuộc crôm.
- Riêng độ giãn đứt thì da thuộc crôm có giá trị lực cao hơn.
- Đây là do da tươi có độ dày của các lớp vảy sừng cứng trên bề mặt da, cấu tạo da tươi vẫn còn các protit có cấu trúc dạng xơ và các protit không có cấu trúc dạng xơ, nước, mỡ và một số chất khoáng khác tạo thành một mối liên kết bền chặt với nhau.
- Da sau khi thuộc crôm đã loại bỏ một số protit không có cấu trúc dạng xơ, nước và một số khoáng chất và mỡ nhưng trong da vẫn còn dư thừa một lượng dung dịch axit, mặc khác chất thuộc crôm chưa kết hợp hết với da.
- Kết quả nghiên cứu được trong luận văn này có thể là tài liệu kỹ thuật cho các cơ sở thuộc da cá sấu tham khảo và áp dụng vào thực tế sản xuất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt