« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi định kỳ lần 2 Ngữ Văn 10 năm 2018 – 2019 trường THPT chuyên Bắc Ninh


Tóm tắt Xem thử

- I.PHẦN LÀM VĂN (3 ĐIỂM).
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:.
- Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn.
- Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao.
- Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này..
- Dặn con- Trần Nhuận Minh, 1991).
- Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?.
- Câu 2 (0.5 điểm): Trong văn bản trên, người cha dạy con những điều gì?.
- Câu 3 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ/.
- Biết đâu nuôi bố sau này”?.
- Câu 4(1.0 điểm): Ý nghĩa của lời dặn con trong bài thơ?.
- II.LÀM VĂN (7 ĐIỂM).
- Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về lòng yêu thương..
- Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về bài ca dao:.
- “Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất..
- Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai..
- Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt..
- Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt..
- Mắt thương nhớ ai,.
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH.
- TỔ NGỮ VĂN ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN II.
- MÔN NGỮ VĂN 10 (CẬN CHUYÊN).
- Mắt ngủ không yên..
- Lo vì một nỗi không yên một bề....
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH TỔ NGỮ VĂN.
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN II MÔN NGỮ VĂN 10 (CẬN CHUYÊN).
- Phần Câu Nội dung Điểm.
- Phương thức biểu đạt trong văn bản trên: tự sự và biểu cảm..
- 0.5 2 Trong văn bản trên, người cha dặn con: thấy người hành khất, con.
- không được cười giễu họ.
- cho (giúp) họ, con không được hỏi quê hương họ ở nơi nào.
- con chó nhà mình có thái độ hung hăng khi thấy người ăn mày rách rưới, con phải răn dạy nó, nếu nó không bỏ cái tật đó thì con bán nó đi.
- Cuối cùng, cha dặn con phải biết thương người, cho/ giúp người hành khất.
- Đó là việc nghĩa nên làm..
- 3 Của ta cho /giúp người là của gửi, ta cho người hành khất tức là ta gửi lòng tốt vào thiên hạ.
- Rồi biết đâu cuộc đời thăng trầm, dâu bể, một ngày nào đó mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở thành người hành khất (kể cả bố đây).
- Khi ấy, người ta sẽ đối xử tốt như ta đã đối xử, giúp đỡ người hành khất này..
- 4 Lời dặn con hết sức giản dị nhưng hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc.
- Người cha không chỉ dặn đứa con của mình về lòng thương người mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương, sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người.
- Để rồi họ nhận ra rằng, giúp đỡ người bất hạnh, người có hoàn cảnh khó khăn là việc tốt, việc nghĩa nên làm..
- PHẦN LÀM VĂN Yêu cầu:.
- *Về kỹ năng:.
- +Viết thành một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), có kết cấu của 1 đoạn văn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)..
- +Hành văn mạch lạc, trong sáng..
- *Về nội dung: lòng yêu thương.
- Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu giữa con người với con người..
- Biểu hiện đa dạng: cảm thông, quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.
- yêu mến, trân trọng người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp..
- Lòng yêu thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng: tình yêu thương mang đến niềm tin, lẽ sống, niềm hạnh phúc, sự ấm áp cho con người.
- gắn kết yêu thương, cộng đồng xã hội đoàn kết, hạnh phúc nhân ái.
- Tình yêu thương là động lực thúc đẩy mỗi người hoàn thành công việc có hiệu quả cao hơn, mỗi người biết yêu thương, biết sống vì người khác..
- +Tuy nhiên, phải đặt tình thương đúng chỗ: cho tiền kẻ giả dạng 0.25.
- hành khất là tiếp tay cho kẻ lười biếng.
- khoan hồng, dung tha cho kẻ phạm tội nhưng chúng vẫn không cải tà quy chính là gây nguy hiểm cho xã hội.
- Bên cạnh những người biết yêu thương, còn rất nhiều người sống ích kỉ, vô cảm, chỉ biết mình..
- Liên hệ bản thân 0.25.
- Yêu cầu:.
- *Về kỹ năng: hs biết cảm nhận tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân qua nghệ thuật đậm màu sắc trữ tình dân gian, biết cách làm bài văn NLVH, trình bày bày rõ ràng, hành văn lưu loát, viết đúng chính tả..
- *Về nội dung:.
- Giới thiệu bài ca dao..
- -Cảm nhận nội dung:.
- +Nỗi niềm nhớ thương của cô gái với người yêu được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các biểu tượng: khăn, đèn mắt..
- Khăn, đèn được nhân hóa mang những đặc tính của con người:.
- thương nhớ, không yên.
- Mắt là phép hoán dụ để nói chính nhân vật trữ tình thương nhớ không yên.
- Hỏi khăn, đèn, mắt là để hỏi chính lòng mình..
- Hỏi khăn: những hình ảnh vận động trái chiều của cái khăn làm hiện lên rất rõ con người đang trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò.
- Nhớ đến không tự chủ trong bước đi, dáng đứng..
- +)Hỏi đèn: nỗi nhớ còn được đo theo thời gian từ ngày sang đêm..
- Hỏi mắt: hỏi trực tiếp chính mình, mắt ngủ không yên bởi nỗi nhớ thương người yêu..
- Nhớ thương người yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa, lo đến không yên một bề..
- -Nghệ thuật:.
- Dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình.
- +Nhiều câu hỏi liên tiếp như nén chặt niềm thương nỗi nhớ trong lòng..
- +Điệp từ, điệp cấu trúc như xoáy vào tâm trí người đọc nỗi niềm khắc khoải..
- Đánh giá chung: Bài ca dao là tiếng hát yêu thương, nỗi nhớ thương không bi lụy mà chan chứa tình người, gợi nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa.