« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 -5 tuổi yêu thích hoạt động tạo hình


Tóm tắt Xem thử

- Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 -5 tuổi yêu thích hoạt động tạo hình.
- 3.3 Biện pháp 3: Đổi mới hình thức giảng dạy cho trẻ 6 3.4 Biện pháp 4: Sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo.
- Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội nó được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội giáo dục được thực hiện thông qua hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường).
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tốt có tác dụng rất lớn tới các bậc học tiếp theo giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày và trong đó hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật đó.
- Ở trường mầm non có rất nhiều môn học giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và các kỹ năng sống cho trẻ nó là tiền đề giúp trẻ nhận thức và khám phá về thế giới xung quanh..
- Chính vì vậy mà thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non thông qua việc cung cấp cho trẻ các biểu tượng trong xã hội và thế giới xung quanh để góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, những đồ vật vật dụng… và mọi điều của thế giới xung quanh.
- màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ mà trẻ chọn để thể hiện biểu tượng cho ta thấy tâm hồn trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều tốt đẹp trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dung nguyên vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng tư thiên nhiên để tạo nên sản phẩm.
- Thực hiện theo yêu cầu đổi mới hiện nay đáp ứng điều kiện phát triển của trẻ: năng động, linh hoạt, tự tin, sáng tạo, trẻ phải có điều kiện tìm tòi khám phá, tiếp cận nhiều hơn với thế giới xung quanh, đưa trẻ lại gần với thiên nhiên, mà trong đó trẻ là người được làm chủ chính môi trường của mình, cô giáo chỉ là người cung cấp hỗ trợ kiến thức cho trẻ hơn thế nữa trẻ ngày nay được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại nhiều, trẻ được tiếp nhận kiến thức thông qua tranh ảnh, sách báo, ti vi, mạng internet…nên sự tri giác và kiến thức về các biểu tượng xung quanh trẻ rất phong phú và đa dạng nhưng trẻ rất thụ động ít sáng tạo, không được vận dụng nhiều những kỹ năng tinh vào các bài vẽ, nặn, xé, dán, tô màu… để tạo ra sản phẩm.
- Vì vậy từ những băn khoăn trăn trở nêu trên tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 - 5 tuổi yêu thích môn học tạo hình”..
- Môn học dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người trẻ mầm non ngay từ những ngày tháng đầu tiên đa có nhu cầu tiếp nhận và hứng thú với môi trường xung quanh thông qua các hình ảnh, âm thanh, tiếng động….
- dần dần lớn lên trẻ có thêm nhiều kiến thức và từ đó trẻ sử dụng các thao tác của đôi bàn tay để tạo ra các sản phẩm tạo hình cho mình..
- Mọi hoạt động diễn ra xung quanh trẻ đều là những đối tượng gây sự chú ý cho trẻ và kích thích trẻ bắt chước theo do nhu cầu tìm tòi khám phá ở trẻ cao..
- Trẻ lứa tuổi này có lối tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế và bắt đầu xuất hiện tư duy trực quan trừu tượng, trí tưởng tượng phong phú có nhiều sáng tạo trong hoạt động.
- Tuy nhiên khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ mất tập trung đặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ, xé dán.
- Dựa trên những điều đó tôi đã chọn hoạt động tạo hình để giúp trẻ tiếp cận, thêm yêu quý, gần gũi với thiên nhiên.
- Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ khơi gợi và giáo dục cho trẻ thêm yêu quý thiên nhiên, yêu quý những thứ rất đỗi thân thuộc hàng ngày..
- Tại trường mầm non Hoa Sữa việc thực hiện hoạt động tạo hình được đưa vào chương trình học của trẻ thực hiện theo chủ đề, sự kiện.
- Nó là hoạt động chủ đạo trong các giờ hoạt động học tập, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời của trẻ mà các cô giáo thường xuyên áp dụng cho trẻ khám phá, tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng trẻ có phòng học tạo hình riêng phục vụ việc học vẽ cho trẻ.
- Tại phòng học thì trẻ có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động tô màu, vẽ, nặn, xé dán, gấp… được diễn ra thuận lợi và hấp dẫn trẻ phòng học còn được trang trí theo chủ đề chủ điểm để trẻ tiếp cận gần hơn với các đối tượng cần tri giác.
- Việc dạy trẻ học tạo hình được chúng tôi thực hiện có kế hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt hàng ngày..
- Nhà trường có môi trường cảnh quan sư phạm đẹp góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
- Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn chỉ đạo sát sao các hoạt động và quan tâm tới việc xây dựng môi trường sư phạm tốt nhất cho trẻ..
- Trẻ rất nhanh nhẹn, tích cực tham gia hoạt động tạo hình cùng cô..
- Phụ huynh quan tâm tới các hoạt động của con ở lớp và nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động của trẻ..
- Bản thân tôi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ môn tạo hình..
- Nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình còn nghèo nàn..
- Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ động chưa mạnh dạn, hạn chế trong ý tưởng và chưa nói nên được ý tưởng sản phẩm của mình..
- Nhận thức được tầm quan trong của việc tự học tự bồi dưỡng tôi thường đọc sách báo, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, trao đổi với đồng nghiệp tiếp cận những cái mới, tìm ra những hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù gợp với khả năng của trẻ..
- Ngoài ra việc tìm ra những hình thức tổ chức sáng tạo cho trẻ cũng hết sức cần thiết.
- Người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, có kỹ năng tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động giáo dục..
- Tạo môi trường học tập mở, gần gũi với thiên nhiên môi trường xung quanh, cho trẻ có thời gian tiếp xúc với các đối tượng tri giác, để tự trẻ nêu lên những nhận xét so sánh sự giống nhau, khác nhau về mặt kích thước, tính chất… của các sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” trẻ được vẽ, xé dán, gấp, nặn các hình con vật thông qua hoạt động học và hoạt động ở các góc chơi.
- Do đó sản phẩm của trẻ tạo ra rất phong phú, tôi đã tận dụng các sản phẩm này trang trí xung quanh lớp ở chủ đề, ở một số góc của lớp để làm nổi bật chủ đề đang thực hiện tạo được môi trường thân thiện cho trẻ.
- Giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự hào về những sản phẩm của mình làm ra, từ đó tạo cho trẻ sự phấn khởi, tích cực hoạt động tạo hình ở các chủ đề sau..
- Sắp đặt các nguyên vật liệu tạo hình phù hợp, gần gũi, dễ cho trẻ hoạt động bất cứ lúc nào, và để trẻ tự trưng bày sản phẩm của mình làm ra (Hình ảnh 1).
- VD: Tạo góc tạo hình trong lớp có sẵn các nguyên vật liệu tạo hình, có giá treo, trưng bày sản phẩm của trẻ..
- Tạo môi trường nghệ thuật đẹp mắt xung quanh trẻ như bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt…Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo..
- 3.3 Biện pháp 3: Đổi mới hình thức giảng dạy cho trẻ.
- Phương pháp và hình thức giảng dạy trẻ trong trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tài kiến thức cho trẻ.
- Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cô là người hướng dẫn, chỉ bảo cho trẻ.
- Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Sau đây là một số hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ:.
- Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua môi trường thiên nhiên.
- Hoạt động tạo hình cần biết khuyến khích trẻ quan sát, nhận xét các sự vật hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, tâm hồn trẻ sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ càng yêu quý thiên nhiên và muốn mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn.
- đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn cho trẻ.( Hình ảnh 2, 3.
- *Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua lễ hội:.
- Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, có thể tổ chức hoạt động tạo hình theo một chương trình trưng bày sản phẩm mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn tạo hình..
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho trẻ:.
- Tổ chức cho trẻ thi vẽ (vẽ tặng bà, mẹ, cô giáo, ngày sinh nhật.
- ngày hội tạo hình theo chủ đề nhân các ngày lễ, ngày hội hàng năm (như ngày .
- Qua hội thi trẻ tự thể hiện khả năng tạo hình với nhiều hình thức khác nhau.
- Các bé được tham gia rất nhiều hoạt động như: Vẽ màu nước, in tranh bằng các nguyên vật liệu (rau, củ, quả, ngón tay).
- 3.4 Biện pháp 4: Sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo hình:.
- Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng chính vì vậy để trẻ có được những bức tranh đẹp, những sản phẩm tạo hình sáng tạo và phong phú thì việc lựa chọn các nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình là vô cùng cần thiết.
- Như chúng ta đã biết sản phẩm của hoạt động tạo hình là 1 dạng sản phẩm đặc biệt.
- Tôi đã tận dụng các học liệu đa dạng trong các hoạt động tạo hình..
- Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân trường, cô chuẩn bị 1 ít lá xanh các loại để vào giờ hoạt động tạo hình hoặc hoạt động góc hướng cho trẻ làm.
- Dạy trẻ tự xé hoặc sắp xếp những chiếc lá thành bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ..
- Lá dừa làm chong chóng, con châu chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê… Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…cho trẻ vo giấy hoặc tạo ra những sản phẩm tạo hình đa dạng..
- Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ.
- với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động.
- Có như vậy thì giờ hoạt động của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn..
- Thông qua những buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền tới phụ huynh phương pháp đổi mới dạy môn tạo hình thông qua hoạt động cụ thể tôi đã thực hiện tại lớp mình.
- Kỹ năng hoạt động Thái độ hoạt động Trẻ có kỹ năng.
- hoạt động.
- Trẻ chưa có kỹ năng hoạt động.
- Trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực hoạt động Tỉ lệ .
- Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng.
- Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
- Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất..
- Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa- xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả.
- Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng đến với xã hội xung quanh..
- Sau một năm học áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo hình trong giảng dạy tôi rút ra một số bài học cho bản thân mình..
- Cần thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đưa các phương pháp mới để tổ chức các hoạt động cho trẻ..
- Lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn..
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động lồng ghép với hoạt động tạo hình mọi lúc mọi nơi..
- Đối với Phòng giáo dục:.
- Hình ảnh 1: Trẻ tham gia hoạt động tại góc tạo hình.
- Hình ảnh 3: Trẻ tham gia hoạt động tạo hình tại VinKe.
- Hình ảnh 4: Sản phẩm cho trẻ quan sát đa dạng về nguyên liệu.
- Hình ảnh 5: Hoạt động thực tế “ gói bánh chưng”.
- Hình ảnh 6: Sản phẩm của trẻ.
- Hình ảnh 7: Trẻ tự tin giới thiệu sản phẩm của mình.
- Hình ảnh 8:Sản phẩm đa dạng của trẻ.
- Giáo trình "Tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình".
- Hướng dẫn tạo hình bằng vật liệu thiên nhiên – Phạm Thị Việt Hà, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt