intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận về việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang; đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đối với bậc học Mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN NGỌC HOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN NGỌC HOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hoàn i
  4. LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý Giáo dục,Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ - Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình, chu đáo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn các trường Mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã cung cấp số liệu, tạo điệu kiện khảo sát, tham gia ý kiến giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có rấ t nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những ha ̣n chế . Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân tro ̣ng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Tác giả Nguyễn Ngọc Hoàn ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI ............ 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ......................................................................... 8 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ........................................................................ 10 1.2.1. Đánh giá, đánh giá kết quả giáo dục ................................................................. 10 1.2.2. Phổ cập giáo dục, giáo dục mầm non ............................................................... 13 1.2.3. Phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi ......................................................... 14 1.2.4. Đánh giá kết quả giáo dục mầm non ................................................................ 15 1.2.5. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ..... 15 1.3. Một số vấn đề về đánh giá kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi .... 17 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ...................................................................................................... 17 1.3.2. Nội dung đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mầm non 5 tuổi .. 19 1.3.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi................................................................................................................... 20 1.3.4. Hình thức đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mầm non 5 tuổi .... 21 iii
  6. 1.3.5. Tiêu chí đánh giá............................................................................................... 22 1.3.6. Công cụ đánh giá .............................................................................................. 23 1.4. Vấn đề quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ............................................................................................................. 24 1.4.1. Lập kế hoạch đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ....... 24 1.4.2. Tổ chức hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ..... 25 1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá .............................................................. 26 1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi .............................................................................................................. 27 1.5. Những yếu tố ảnh hướng đến việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ................................................................. 28 1.5.1. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 28 1.5.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 32 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 35 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI Ở HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG................................................................................................................... 36 2.1. Khái quát vê tình hình phát triển kinh tê, văn hóa - xã hội và giáo dục của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang .................................................................. 36 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ...................................................................................................... 36 2.1.2. Khái quát về giáo dục mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............ 37 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.... 37 2.3. Thực trạng đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang .................................................................. 39 2.3.1. Thực trạng về nội dung đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang .............................................................................. 39 2.3.2. Thực trạng về phương pháp đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang ................................................................... 43 2.3.3. Thực trạng về hình thức đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang ................................................................... 46 2.3.4. Thực trạng về tiêu chí đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang .............................................................................. 51 iv
  7. 2.3.5. Thực trạng về công cụ đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang .............................................................................. 53 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ...................................... 56 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............................................. 56 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ...................... 57 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ...................... 60 2.4.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ...................................... 68 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang .............. 70 2.5.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 70 2.5.2. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 73 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.... 74 2.5.1. Điểm mạnh ........................................................................................................ 75 2.4.2. Hạn chế ............................................................................................................. 77 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 79 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI Ở HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................ 80 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................................................................... 80 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 80 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 80 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................... 80 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 80 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 80 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ........................... 81 3.2.1. Biện pháp 1. Kiện toàn ban chỉ đạo và nâng cao chất lượng về quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ................ 81 v
  8. 3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng quy trình đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ............................................................................................... 84 3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho đội ngũ giáo viên, chuyên viên trong công tác đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi................................................................................. 86 3.2.4. Biện pháp 4. Hoàn thiện bộ công cụ các tiêu chí đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương....... 88 3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ............................................................................................................. 91 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 94 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tình khả thi của các biện pháp ............................ 95 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 95 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 95 3.4.3. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 95 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................... 95 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 95 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 101 1. Kết luận ................................................................................................................. 101 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 102 2.1. Đối với Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ....................... 102 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ....... 103 2.3. Đối với cán bộ quản lý ....................................................................................... 103 2.4. Đối với các trường mầm non ............................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 105 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 109 vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng nội dung đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............................. 42 Bảng 2.2. Thực trạng các phương pháp, cách thức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi của các trường mầm non huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ........................... 44 Bảng 2.3. Thực trạng các hình thức đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại các đơn vị ở Huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang .......... 47 Bảng 2.4. Thực trạng về mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 50 Bảng 2.5. Thực trạng về tiêu chí đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............................. 52 Bảng 2.6. Thực trạng về việc sử dụng các công cụ đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............... 54 Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ........................... 56 Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang .......... 58 Bảng 2.9. Thực trạng công tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ Đảng, Chính quyền huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang về hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi .................................. 61 Bảng 2.10. Thực trạng Công tác chỉ đạo, điêu hành của Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp về việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............. 65 Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ........... 69 Bảng 2.12. Nhận thức của cán bộ quản lý về sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ................ 71 Bảng 2.13. Nhận thức của cán bộ quản lý về sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ....... 73 Bảng 3.1. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .......... 96 iv
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Trong Hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp ủy đảng, chính quyền, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trẻ em được tiếp cận với giáo dục mầm non sớm sẽ thúc đẩy quá trình học tập, phát triển về thể chất, nhân cách, trí tuệ trong giai đoạn tiếp theo, nhất là trẻ 5 tuổi - thời kỳ có tính quyết định để tạo tiền đề phát triển toàn diện trong tương lai. Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW (5/12/2011) của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi [15], các địa phương trong cả nước tập trung công tác chỉ đạo tiến hành chăm lo phát triển Giáo dục Mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và các trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đảm bảo cho trẻ 5 tuổi đều được đến trường học tập, vui chơi. Sau một thời gian triển khai, nhiều địa phương của nước ta đã thực hiện thành công việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Lâm Bình là huyện vùng cao, vùng sâu, xa của tỉnh Tuyên Quang, mới được thành lập vào ngày 28/01/2011 theo Nghị quyết số 07-NQ/CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa. Đây là huyện cách trung tâm Thành phố Tuyên Quang 150 km, có địa hình chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, nhiều khe suối chia cắt, đất rộng chủ yếu là núi, rừng phòng hộ, hồ thủy điện Tuyên Quang; người thưa gồm hơn chục dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là các dân tộc Tày, Dao và Mông. Ngay sau khi thành lập, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương đã bước đầu thực hiện có hiệu quả công tác 1
  11. giáo dục đào tạo, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Lâm Bình được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Năm 2013 huyện Lâm Bình đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước khi bước vào bậc học Tiểu học vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được mục tiêu mong đợi như: chất lượng công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi chưa cao, trẻ vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng, thể lực, và tâm lý sẵn sàng đi học; Sự chỉ đạo của ban chỉ đạo phổ cập còn chưa được sát sao, kết quả đánh giá còn chưa được chi tiết, công tác đánh giá còn mang tính hình thức, chưa chỉ ra được những mặt yếu cụ thể để các đơn vị khắc phục; bất cập về công tác điều tra cập nhật số liệu; công tác quản lý hoạt động phổ cập giáo dục theo địa bàn, hướng dẫn giảng dạy, duy trì các lớp phổ cập giáo dục, đối tượng chuyển đi, chuyển đến, chưa triệt để… trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nhằm góp phần củng cố kết quả và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tạo tiền đề cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi sau, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang; đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đối với bậc học Mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. * Đối tượng nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động đánh kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 2
  12. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng phổ cập là công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục. Hiện nay, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tuy nhiên trong quá trình thực hiện phổ cập vẫn gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao, những kỹ năng và kiến thức cần thiết để trẻ vào lớp 1 còn nhiều hạn chế… Vì vậy nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang một cách khoa học phù hợp với đặc điểm của trẻ mầm non 5 tuổi và điều kiện thực tiễn của huyện Lâm Bình, thì sẽ nâng cao được chất lượng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi trong thời gian tới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn khách thể điều tra Để thực hiện đề tài trên, tôi tiến hành điều tra trên tổng số 61 người (trong đó: Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang: 03 người; Cán bộ quản lý và chuyên viên Phòng Giáo dục huyện Lâm Bình: 5 người; Hiê ̣u trưởng các trường Mầ m non: 8 người; Cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập: 20 người; cán bộ Ủy ban Nhân dân xã, thôn: 25 người). 6.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng số liệu khảo sát từ năm học 2015 - 2017. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản liên quan đến quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 3
  13. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn Trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lí phòng giáo dục và đào tạo, giáo viên tham gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phụ huynh học sinh tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ về việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; qua đó nắm bắt thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằ ng anket Điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin về các hoạt động quản lý của cán bộ quản lí, giáo viên về việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đồng thời biết được các cách thức thực hiện phổ cập cũng như đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 7.2.3. Phương pháp tổng kế t kinh nghiệm Nghiên cứu các báo cáo về việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Nghiên cứu về cách quản lý, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi... để bổ sung, hoàn thiện thông tin về các vấn đề đã điều tra. 7.2.4. Phương pháp dự báo Dựa trên kết quả điều tra cũng như trao đổi, trò chuyện với ban chỉ đạo, cán bộ quản lý phòng giáo dục và đào tạo, các trường mầm non và giáo viên tham gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang; đưa ra những nhận định, dự báo về việc quản lý hoạt động đánh giá phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại huyện, từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập này. 7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trao đổi với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhằm tiếp thu ý kiến của họ về tính cần thiết, tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để có những kết luận chính xác và định hướng vận dụng các biện pháp đó vào trong thực tiễn. 7.3. Phương pháp bổ trợ Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học sau: 4
  14. * Tính số trung bình cộng: Công thức: n x i X  i 1 n Trong đó: X : Là số trung bình cộng n : Là số khách thể nghiên cứu n x i i 1 : Là tổng điểm đạt được của khách thể nghiên cứu * Tính phần trăm: m.100 % Công thức: n Trong đó: + m là số lượng khách thể trả lời + n là số lượng khách thể đươ ̣c nghiên cứu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về “quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Chương 3: Biện pháp pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 5
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Tại một số nước Châu Âu, đã từ lâu việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo đã được đề cập đến. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Theo Koppich, J. E. (2008), (Reshaping Teacher Policies to Improve Student Achievement. Berkeley, CA: Policy Analysis for California Education. Retrieved 10/2/09 from gse.berkeley. edu/research/pace/reports/PB.08-3.pdf), ông viết rằng “Đánh giá có hai chức năng cổ điển chính là cải tiến và trách nhiệm giải trình. Đánh giá tốt là loại đánh giá duy trì phát triển chuyên môn tốt” [63]. Tuy nhiên, Heneman và Jerald lại cho rằng: “Thực tiễn đánh giá hiện tại thường thiếu đồng bộ với tiêu Chuẩn chương trình và nỗ lực phát triển chuyên môn, và không mang lại kết quả hỗ trợ giảng dạy có mục tiêu” [59], [61]. Các hạng mục đánh giá giáo viên của Kim Marshall (Teacher Evaluation Rubics, Revised May 16) đã đưa ra những lí do và đề nghị cho việc thực hiện đánh giá. Những hạng mục được tổ chức khoảng 6 lĩnh vực bao gồm tất cả các khía cạnh của hiệu quả công việc của đánh giá. Các hạng mục được thiết kế và đánh giá giáo viên vào cuối năm, đánh giá họ đang ở vị trí nào trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và hướng dẫn chi tiết đối với việc làm thế nào để cải thiện. Bài viết đã nêu lên những gợi ý nhằm hướng dẫn giáo viên và quản lí trường học (hiệu trưởng) thực hiện đánh giá theo các hạng mục trên một cách chính xác nhằm góp phần phát triển chuyên môn của giáo viên [62]. Tác giả Robert E. Bartman (Guidelines for Performance-Based Teacher Evaluation, Missouri Department of Elementary and Secondary Education) có bài viết hướng dẫn đánh giá giáo viên dựa trên hành động [65]. Tài liệu này bao gồm triết lí và quy trình của mô hình đánh giá giáo viên dựa trên hành động của The Department of Elementary and Secondary Education. Mô hình này giới thiệu công việc của hội đồng tư vấn tiểu bang để liên kết đánh giá hoạt động với đánh giá tiểu bang Missouri 6
  16. Show-Me Standard (1994), phát triển chuyên môn cá nhân, tiêu Chuẩn đánh giá giáo viên, cuối cùng là thành công sinh viên. Hệ thống đánh giá giáo viên mới này có những đặc điểm sau: - Cả quá trình phát triển chuyên môn và đánh giá. - Phát triển chuyên môn tự định hướng cho giảng viên. - Tiêu Chuẩn và tiêu chí rõ ràng, hỗ trợ chương trình The Show-Me Standards, hành động sinh viên và đánh giá. - Quy trình rõ ràng đối với đánh giá hoạt động. - Nhấn mạnh vào đào tạo cả giáo viên và nhà quản lí. - Quá trình cộng tác mà cần thiết cho phát triển của một cộng đồng học thuật Những đặc điểm này tạo nên một hệ thống kết nối mà cho phép đưa ra những phán xét tin cậy và giá trị trong xem xét hành động đánh giá [65]. Tuy nhiên tài liệu này chỉ mới đưa ra những hạng mục để đánh giá giáo viên dựa vào hành động, chưa đề cập đến tác động của hệ thống đến phương pháp giảng dạy của giáo viên. Ngoài việc đánh giá giáo viên dựa trên hành động, Henry I.Braun đã khảo sát những mô hình giá trị gia tăng và đưa ra những lời khuyên cho nhà làm chính sách muốn tìm hiểu tiềm năng và hạn chế vốn có khi sử dụng mô hình này để đánh giá. Theo Henry I.Braun, đánh giá theo phương pháp định lượng dựa trên phân tích chất lượng học sinh của họ đạt được, kiểu đánh giá như vậy sử dụng một quy trình thống kê gọi là “Mô hình giá trị gia tăng” (“value-added models”) (VAMs). Mô hình này đòi hỏi lưu giữ thông tin dữ liệu về phát triển học tập của cá nhân học sinh trong nhiều năm và qua nhiều môn khác nhau nhằm ước lượng các đóng góp của giáo viên đối với sự phát triển đó. Mô hình này được nhiều người quan tâm. Nó giúp đưa các cuộc thảo luận về vấn đề chất lượng đánh giá đến vị trí đúng đắn là tăng cường học tập cho người học. Mức độ phát triển hiện tại của VAMS là nó có thể xác định một nhóm giáo viên có thể đạt được sự phát triển chuyên môn mình đặt ra. Sử dụng VAMS không loại bỏ các nhu cầu thu thập các loại thông tin khác cho quá trình đánh giá [60]. Một nghiên cứu khác của những tác giả Daniel Weisberg, Susan Sexton, Jenifer Mulhern, David Keeling (The Widget Effect - Our National Failure to Acknowledge 7
  17. and Act on Diffferences in Teacher Effectiveness) và một số tác giả khác đã chỉ ra một thực tế về việc kiểm tra đánh giá. Theo các tác giả, việc đánh giá có những đặc điểm sau: - Chấp nhận hệ thống đánh giá hành động (performance) toàn diện mà công bằng, chính xác, tin cậy. - Huấn luyện nhà quản lí và những nhà đánh giá khác trong hệ thống đánh giá hoạt động giáo dục. - Hoà hợp hệ thống đánh giá hành động với những hệ thống, chính sách của các đơn vị giáo dục khác. - Chấp nhận chính sách sa thải bằng cách cung cấp lựa chọn quyền lợi thấp hơn đối với giáo viên không đạt hiệu quả để khiến cho những giáo viên này từ bỏ vị trí mà không phải ra quyết định đuổi việc [58]. Những nghiên cứu trên cho thấy việc đánh giá chất lượng giáo dục theo một số hệ thống không tác động kết quả học tập của sinh viên, cũng như thất bại trong việc giải quyết vấn đề khác biệt về hiệu quả giảng dạy giữa các giáo viên. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Tư tưởng về xây dựng một nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người, nhất là thế hệ trẻ có một cơ hội học tập suốt đời, có điều kiện phát triển toàn diện đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề cập ngày từ những ngày đầu thành lập nước. Qua các kỳ Đại hội của Đảng, đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo được bổ sung và hoàn thiện. Trong những năm gần đây việc quan tâm cua Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi nói riêng, càng được thể hiện rõ nét như: Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định hỗ trợ kinh phí đóng góp bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015. 8
  18. Mục đích của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là củng cố, mở rộng mạng lưới trường lớp, đảm bảo cho trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi được học 2 buổi trong ngày, được học chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1. Đồng thời, tuổi mầm non là thang bậc đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời mỗi con người. Đó chính là lý do mà quyền học tập và phát triển của tre được quan tâm không chỉ của các bậc cha mẹ, của dân tộc, của một quốc gia, mà là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Để đảm bảo chất lượng của việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thì việc đánh giá chất lượng phổ cập giáo dục là một khâu vô cũng quan trọng không thể thiếu trong quá trình phổ cập giáo dục ở bậc học này. Nó vừa là động lực, vừa là nhân tố nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Để đánh giá được hiệu quả quá trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thì phải thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá. Những công trình nghiên cứu về kiểm tra đánh giá được đề cập đến rất nhiều. Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết vớ i cuố n “Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nhà xuấ t bản Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Hà Nô ̣i , 2005), tác giả đã nêu ra được những vấ n đề cầ n thực hiện trong công tác giáo du ̣c mầ m non, đă ̣c biê ̣t là kiể m tra đánh giá kế t quả giáo du ̣c trong giai đoa ̣n này. Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm với đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học Giáo dục Việt nam năm 2011 cũng đã nêu ra được thực trạng và những giải pháp trong công tác phổ câ ̣p giáo du ̣c mầ m non cho trẻ 5 tuổ i, góp phầ n nâng cao chấ t lượng chăm sóc, giáo du ̣c trẻ trong giai đoa ̣n này. Theo “Báo cáo Tổng kết năm học từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2012 - 2013 của ngành Giáo dục - Đào tạo và của giáo dục mầm non 5 tỉnh TâyNguyên” cũng là báo cáo nói đế n công tác quản lý hoa ̣t đô ̣ng đánh giá kế t quả phổ câ ̣p giáo du ̣c mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đố i với tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Thị Tuất, hai tác giả cũng đã đưa ra được cách thức tổ chức quản lý nhóm trẻ trường mầm non, trong đó có trẻ 5 tuổ i qua tác phẩm “Tổ chức quản lý nhóm – lớp trẻ trường mầm non” của Nhà xuấ t bản Giáo dục, Hà Nội năm 1996. 9
  19. Theo tác giả Hà Thị Đức, bà đã nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn và hệ thống các biện pháp đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra đánh giá tri thức học sinh sư phạm (1986) đã nêu lý luận và việc thực hiện các chức năng kiểm tra, đánh giá theo đơn vị kiến thức là phương pháp đánh giá khách quan nhất. Tác giả Trần Kiều (Viện chiến lược và chương trình giáo dục): Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề hàng đầu và luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Mọi hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ một chủ thể đều hướng đến mục đích cuối cùng là đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục (Tạp chí giáo dục số 71 - 11/2015) [38]. 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.2.1. Đánh giá, đánh giá kết quả giáo dục 1.2.1.1. Đánh giá Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đánh giá Theo Từ điển tiếng Việt thì đánh giá là “nhận xét, bình phẩm về giá trị” [54]. Theo Wikipedia thì “Đánh giá (evaluation) là sự phán quyết có hệ thống/có phương pháp về giá trị, tính hữu ích, và ý nghĩa của cái gì hay của một người nào đó. Đánh giá thường được sử dụng để mô tả đặc điểm và định giá các vấn đề/chủ đề quan tâm ở một phạm vi rộng,…”. Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực thì người ta thường hay dựng chuyên một thuật ngữ nào đó, mỗi thuật ngữ có thể có nghĩa hơi khác nhau một chút nhưng nghĩa chung là phán quyết/nhận định về giá trị con người, công việc hay sự vật nào đó. Trong tài liệu “Đánh giá sự nghiệp giáo dục công cộng” của Ngô Cương, tác giả cho rằng “Đánh giá là đánh giá giá trị cao thấp nhất định” [dẫn theo 58]. Trong cuốn “Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học, thì “Đánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân tích, giải thích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học (trả lời câu hỏi: tốt như thế nào?). Đánh giá gắn liền với việc thu thập, sắp xếp và đưa ra phán xét về thông tin theo một cách có phương pháp. Đánh giá thì khác với giám sát, giám sát thì gắn với “nhìn, xem” theo dấu vết và có thể liên quan đến các chỉ số thực hiện. Đánh giá liên quan đến việc phán xét một cách cẩn thận giá trị, ý nghĩa của hiện tượng. Đánh giá rất phức tạp, không có một cách đơn giản mà lại có thể đưa ra những phán xét tốt được. 10
  20. Đánh giá thường liên quan đến phát triển tiêu chí hoặc các chuẩn liên quan đến cả ý nghĩa và danh dự của công việc, con người,... Trong cuốn “Đánh giá trong giáo dục” của Trần Bá Hoành thì kiểm tra, đánh giá phải đi kèm với nhau. Việc kiểm tra là cung cấp dữ kiện, thông tin làm cơ sở đánh giá. Theo ông, “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh năng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [34]. Đánh giá được xem như toàn bộ quá trình thu thập các số liệu và thông tin cần thiết về một nội dung cụ thể để cung cấp bằng chứng cơ sở cho các nhà hoạch định chương trình có quyết định liên quan đến chương trình, kế hoạch giáo dục. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, nắm chắc được thông tin tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục và làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo. Để có thể nhận định, đưa ra phán xét về giá trị của sự vật/con người, người ta cần phải dựa vào những căn cứ nào đó (những căn cứ này do chủ thể đánh giá lựa chọn theo quan điểm riêng của mình). Ở đây, đánh giá về chất lượng không phải là đối tượng đánh giá mà thể hiện mục đích của việc đánh giá là để cải tiến chất lượng. Những căn cứ này thường được tổ chức, sắp xếp theo một cách tiếp cận nào đó và được gọi là công cụ để đánh giá, nó có thể có ý nghĩa định tính hoặc định lượng. Khi đã có căn cứ để dựa vào đó mà đánh giá thì người ta cần thu thập thông tin, dữ liệu, bằng chứng về đối tượng cần đánh giá rồi so sánh đối chiếu với căn cứ đã đề ra xem đối tượng đú cú đạt yêu cầu người ta đã đề ra hay không (kết quả của đánh giá). Như vậy: Đánh giá là quá trình thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá (cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục, người học) để từ đó đưa ra những nhận định xác thực trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2.1.2. Đánh giá kết quả giáo dục Điều cốt lõi của quá trình giáo dục chính là chiến lược phát triển con người và mối quan hệ ngược lại của nó đối với chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Nếu 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
42=>0