« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích cấu trúc đề của hợp đồng kinh tế tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống


Tóm tắt Xem thử

- Bài báo nghiên cứu * PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ TIẾNG VIỆT.
- Bài viết đề cập cấu trúc đề (thematic structure) của các hợp đồng kinh tế tiếng Việt dựa trên lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống về đề và thuyết.
- Cụ thể, bài viết tập trung nghiên cứu đề các loại, đề và tỉ lệ phân bổ của nó trong các hợp đồng kinh tế tiếng Việt bao gồm đề chủ đề, đề liên nhân và đề văn bản.
- Mục đích của bài viết nhằm khám phá các đặc trưng nổi bật của cấu trúc chủ đề trong các hợp đồng kinh tế - một thể loại văn bản pháp luật.
- Từ khóa: hợp đồng kinh tế.
- cấu trúc đề.
- ngữ pháp chức năng hệ thống.
- Ngữ pháp chức năng hệ thống (SFG) được xây dựng bởi M.A.K.
- Cấu trúc chủ đề là một trong những đặc trưng hiện thực hóa của chức năng văn bản của ngôn ngữ.
- Có thể nói, hợp đồng kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- vụ của các bên trong hợp đồng.
- Mặt khác, nó là minh chứng có sức thuyết phục nhất khi giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng.
- Và vì lí do đó, việc soạn thảo hợp đồng luôn luôn phải là ưu tiên hàng đầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đó chính là lí do chúng tôi chọn hợp đồng kinh tế làm ngữ liệu cho nghiên cứu của mình.
- Với việc phân tích đặc trưng cấu trúc đề trong các hợp đồng kinh tế, hi vọng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, người làm việc trong lĩnh vực pháp luật và những ai quan tâm đến việc nghiên cứu cấu trúc đề trong văn bản hợp đồng tiếng Việt..
- Đây là những đóng góp nhất định trong việc áp dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống vào phân tích tiếng Việt về cấu trúc Đề – Thuyết.
- Về ngôn ngữ pháp luật nói chung và ngôn ngữ hợp đồng nói riêng, các công trình nghiên cứu cấu trúc đề dựa trên ngữ pháp chức năng hệ thống còn hạn chế.
- do đó, việc nghiên cứu áp dụng ngữ pháp chức năng trong tiếng Việt nói chung và trong nghiên cứu ngôn ngữ hợp đồng nói riêng hứa hẹn sẽ khám phá nhiều điều mới có ý nghĩa cũng cố thêm lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống và những đóng góp nhất định trong quá trình soạn thảo, thực hiện cũng như giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng..
- Có thể nói, nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật nói chung và ngôn ngữ hợp đồng nói riêng, đặc biệt là phân tích cấu trúc Đề – Thuyết dựa trên lí thuyết ngữ pháp chức năng còn khá mới mẻ.
- Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu các đặc trưng của cấu trúc Đề trong hợp đồng kinh tế tiếng Việt nhằm góp phần củng cố thêm lí thuyết của Halliday trong phân tích tiếng Việt, làm rõ các đặc trưng cơ bản về cấu trúc Đề trong các hợp đồng..
- Cấu trúc chủ đề của cú được chia thành hai loại chức năng: Đề và Thuyết.
- Hay nói cách khác, Đề là yếu tố trong cú mà ở đó bên soạn thảo hợp đồng thể hiện quan điểm và mục đích của họ khi thiết lập các điều khoản trong hợp đồng cũng như cách thức để các điều khoản đó được thể hiện..
- Do đó, Đề chủ đề có thể là chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ hoặc phụ ngữ của cú.
- Cấu trúc.
- Hữu định Chủ đề.
- Văn bản Liên nhân Kinh nghiệm.
- Đề đa (multiple Theme) bao gồm đề chủ đề và hoặc đề liên nhân hoặc đề văn bản hoặc cả hai.
- Do nguồn ngữ liệu của nghiên cứu là hợp đồng nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích cấu trúc chủ đề của thức tuyên bố để thấy được sự tồn tại đa dạng của nó trong văn bản hợp đồng..
- Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
- Khái niệm trên cho thấy tính chất thỏa thuận, tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng nhưng nó lại tạo ra sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lí.
- Cho tới nay chưa có văn bản chính thức nào trong các văn bản pháp luật còn hiệu lực định nghĩa về hợp đồng kinh tế.
- Do đó, hợp đồng kinh tế có thể được định nghĩa như sau: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các thương nhân về việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi..
- Về cơ bản, hợp đồng kinh tế bên cạnh những đặc trưng của hợp đồng nói chung còn có những đặc điểm riêng như chủ thể kí kết hợp đồng là các chủ thể kinh doanh.
- nội dung của hợp đồng liên quan đến việc thực hiện các công việc kinh doanh trên thực tế của các chủ thể kinh doanh.
- hình thức hợp đồng có thể là lời nói, văn bản hoặc các hình thức tương đương văn bản..
- Tuy nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập nguồn ngữ liệu là hợp đồng bằng văn bản.
- Có hai đặc trưng cơ bản phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự đặc trưng về chủ thể và mục đích kí kết hợp đồng.
- Hay nói cách khác, hợp đồng kinh tế được kí kết bởi các chủ thể kinh doanh, còn hợp đồng dân sự được kí kết giữa những cá nhân.
- Mục đích của hợp đồng kinh tế là mục đích kinh doanh hay sinh lợi, còn hợp đồng dân sự là phục vụ các nhu cầu hằng ngày của tổ chức, cá nhân.
- Ngữ liệu cho nghiên cứu là 10 hợp đồng kinh tế được chọn lọc (xem Bảng 1):.
- Ngữ liệu cho nghiên cứu.
- Kí hiệu Hợp đồng.
- HĐ1 Hợp đồng về sửa chữa sà lan giữa công ti TNHH DVTVTC và công ti TNHH MTV cơ khí MH.
- HĐ2 Hợp đồng về cung ứng dịch vụ bảo vệ giữa HTX CBTACN BM và công ti TNHH MTV DV bảo vệ - vệ sĩ TP.
- HĐ3 Hợp đồng về cung ứng dịch vụ vệ sinh hằng ngày giữa DNTN SH và NH BIDV DK HĐ4 Hợp đồng về thiết kế Website giữa công ti TNHH MTV LX và công ti TNHH LMVN HĐ5 Hợp đồng về dịch vụ vận chuyển sơn giữa công ti TNHH SJT VN và công ti TNHH.
- HĐ6 Hợp đồng mua bình ắc quy các loại giữa công ti TNHH MTV DVMD SB VN và công ti Cổ phần PAQ MN.
- HĐ7 Hợp đồng về vận chuyển phân bón giữa công ti Cổ phần Phân bón và Hóa chất CT và công ti TNHH xuất nhập khẩu PH.
- HĐ8 Hợp đồng về thuê văn phòng giữa công ti Cổ phần GEMADEPT và NH TMCP BV HĐ9 Hợp đồng về hợp đồng thuê mặt bằng giữa công ti Cổ phần DT PT GD DNA và công ti.
- HĐ10 Hợp đồng về cho thuê xe tự lái giữa công ti TNHH MTV DVBVVS TP và Hộ kinh doanh dịch vụ thuê xe tự lái TG.
- Phân tích cấu trúc Đề trong văn bản pháp luật trong nghiên cứu này được thực hiện ở cấp độ câu.
- Cụ thể, nghiên cứu dựa trên việc phân loại cấu trúc đề thuyết của Halliday và Matthiessen’s (2004) để xác định các thuộc tính Đề trong các văn bản hợp đồng tiếng Việt..
- Các câu được chọn phân tích chúng tôi kí hiệu như sau K1Đ3HĐ1 trong đó K1 nghĩa là khoản 1, Đ3 nghĩa là Điều 3, HĐ1 là hợp đồng 01.
- Vì vậy K1Đ3HĐ1 nghĩa là khoản 1 Điều 3 của hợp đồng số 01 (xem Bảng 2)..
- Số lượng các loại đề chủ đề trong các hợp đồng.
- Đề chủ đề.
- Bảng 2 cho thấy số lượng các đề chủ đề trong mười hợp đồng kinh tế dựa trên vai trò chuyển tác.
- Vì việc phân tích đề thuyết dựa trên cấp độ câu nên số lượng câu là số lượng đề chủ đề trong mỗi hợp đồng.
- Bảng 2 cũng cho thấy các thành phần có thể đóng vai trò là đề chủ đề bên cạnh thành phần chủ ngữ.
- Số liệu phân tích cho thấy các hợp đồng đều giống nhau ở chỗ hầu hết các đề chủ đề đều được hiện thực hóa bằng các chủ ngữ, trung bình.
- Hơn thế nữa, ngữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy các chủ ngữ này đa dạng bởi các yếu tố ngữ pháp như danh từ riêng để chỉ các bên trong hợp đồng (công ti TNHH dịch vụ Tiếp vận Toàn cầu).
- đại từ nhân xưng chỉ các bên trong hợp đồng (chúng tôi), cụm danh từ (bên A, bên B).
- Ngôn ngữ là một phần vô cùng quan trọng trong soạn thảo văn bản pháp lí, đặc biệt là hợp đồng (Child, 1988).
- Đặc biệt, việc lựa chọn ngôn ngữ phải làm cho hợp đồng trở nên rõ ràng và dễ hiểu (Butt, 2013) .Việc lựa chọn xuất phát điểm để xây dựng đề là chủ ngữ, phụ ngữ hay bổ ngữ là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng (Fries, 1995).
- Nếu lựa chọn chủ ngữ là đề chủ đề, các bên có xu hướng lựa chủ thể là các bên trong hợp đồng là xuất phát điểm thông tin của cú..
- Đặc trưng nổi bật nhất trong tất cả các hợp đồng được chọn làm ngữ liệu nghiên cứu là các cú đóng chức năng đề ngữ, đặc biệt là các câu điều kiện.
- (3) K2Đ3HĐ1: Nếu Bên B thi công chậm tiến độ hợp đồng sẽ bị phạt..
- Trong ví dụ trên Nếu Bên B thi công chậm tiến độ hợp đồng sẽ bị phạt thì Nếu Bên B thi công chậm tiến độ hợp đồng đóng vai trò là một cú thực hiện chức năng đề ngữ chủ đề với vai trò là phụ ngữ.
- Đặc trưng này xuất phát từ đặc điểm của hợp đồng kinh tế là nơi quy định các quyền và nghĩa vụ của, cũng như hướng dẫn các bên xử sự trên thực tế khi rơi vào các trường hợp mà hợp đồng đã quy định.
- Cấu trúc đề thuyết trong ví dụ trên có thể được phân tích như sau (Halliday, 1998):.
- Nếu Bên B thi công chậm tiến độ hợp đồng (Bên B) sẽ bị phạt.
- Nếu Bên B thi công chậm tiến độ hợp đồng sẽ bị phạt.
- Điều này có thể được giải thích là do các văn bản hợp đồng chỉ có thức chỉ định (indicative) của các cú tuyên bố (declaractive), nên đề chủ đề hữu định không thể tồn tại trong các hợp đồng..
- Cần lưu ý, vì nội dung của văn bản hợp đồng chủ yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên nên việc chọn chủ ngữ là chủ đề chiếm ưu thế là điều hoàn toàn dễ hiểu..
- Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi điều khoản trong hợp đồng đều chọn chủ ngữ làm xuất phát điểm thông tin.
- Hay nói cách khác, việc lựa chọn chu cảnh làm đề chủ đề cho cú sẽ phù hợp với các điều khoản mang tính dự báo, dự phòng những việc sẽ xảy ra trong tương lai khi hợp đồng xảy ra trên thực tế.
- Bảng 3 so sánh số lượng đề đánh dấu và đề không đánh dấu trong mười hợp đồng được phân tích.
- Bảng số liệu cho thấy có sự tương đồng giữa các hợp đồng kinh tế trong ngữ liệu lựa chọn có sự tương đồng trong số lượng đề đánh dấu và không đánh dấu.
- Do đó, đề đánh dấu trong hợp đồng sẽ là sẽ là phần còn lại sau khi loại trừ đi kiểu đề do chủ ngữ đảm nhận.
- (5) K1Đ5HĐ06: Nếu Bên A đơn phương hủy bỏ Hợp Đồng thì phải trả cho Bên B số tiền phạt là 8% giá trị Hợp Đồng..
- Tuy nhiên, do tính đơn giản, minh bạch, rõ ràng của hợp đồng, mà lựa chọn đề đánh dấu không được sử dụng nhiều trong các hợp đồng được khảo sát.
- Đây là một trong những đặc trưng đảm bảo cho hiệu lực của hợp đồng.
- Tính chính xác và rõ ràng đảm bảo cho các điều khoản hợp đồng được hiểu theo một nghĩa, tránh hiện tượng mơ hồ nghĩa hay đa nghĩa dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng hoặc dễ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
- Bảng 4 so sánh số lượng đề đơn và đề đa trong 10 hợp đồng được phân tích.
- Kết quả thống kê cho thấy đa phần các loại đề trong các hợp đồng là đề đơn (chiếm 95.
- Quá trình xử lí ngữ liệu cũng cho thấy không có sự xuất hiện của đề tình thái trong 10 hợp đồng được chọn phân tích.
- Đó cũng chính là lí do đề đa trong các hợp đồng sẽ bao gồm một đề bắt buộc là đề chủ đề và đề văn bản.
- Đề văn bản có vai trò tạo ra liên kết giữa các điều khoản trong hợp đồng (Zulprianto, Fanany, &.
- Cũng giống như tiếng Anh, thứ tự trong các đề đa này là đề văn bản sau đó là đề chủ đề.
- Kiểu đề văn bản duy nhất xuất hiện trong các hợp đồng là các phụ ngữ liên hợp kiểu bổ sung thuận như “ngoài ra”, “thêm vào đó” hoặc nghịch như “tuy nhiên”..
- Việc vắng mặt của đề tình thái trong hợp đồng có thể được giải thích là do xuất phát từ đặc trưng của hợp đồng là sự thỏa thuận, bình đẳng và khách quan, không bên nào có thể áp đặt ý chí của mình lên bên còn lại.
- Do đó, đề ngữ bộc lộ quan điểm, hay thái độ của các bên dường như không tồn tại trong hợp đồng.
- Vì vậy, bên soạn thảo phải chú ý trong việc lựa chọn ngôn ngữ, không áp đặt ý chí chủ quan của các bên lên hợp đồng (Trosborg, 1997)..
- Bài viết phân tích các đặc trưng của đề trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt dựa trên ngữ pháp chức năng hệ thống.
- Việc phân tích ngữ liệu cũng cho thấy hầu hết các đề được sử dụng trong hợp đồng.
- là đề chủ đề, còn đề văn bản số lượng rất ít trong mỗi hợp đồng.
- Ngoài ra, kết quả phân tích ngữ liệu cũng cho thấy đề đơn và đề không đánh dấu là các đề chủ đạo trong hợp đồng.
- Các đặc trưng trên về đề trong hợp đồng có thể được lí giải là do đặc trưng cơ bản của thể loại văn bản này là minh bạch, rõ ràng, khách quan và dễ tiếp cận..
- Khi một mệnh đề được trình bày theo một cấu trúc đề ngữ nhất định, nó thể hiện một sự lựa chọn có ý nghĩa từ bên soạn thảo hợp đồng.
- Do đó, từ sự phân tích các hợp đồng trên, bài viết sẽ hữu ích cho những ai quan tâm về phân tích cấu trúc đề, cho các nhà kinh tế, luật học trong công việc soạn thảo và kí kết hợp đồng..
- Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Quý doanh nghiệp đã cung cấp các mẫu hợp đồng trên thực tế để tác giả hoàn thành nghiên cứu này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt