intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lí luận và phân tích thực trạng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, giáo dục toàn diện cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ HỒNG LĨNH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ HỒNG LĨNH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ LAN HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và đúng với khảo sát trên thực tế. Kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong công trình nào khác. Tác giả luận văn Võ Hồng Lĩnh
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô phòng sau Đại học và các thầy cô giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt việc học tập tại trường. Tôi xin chân thành cám ơn TS. Vũ Lan Hương, người đã nhiệt tình, tận tâm, ân cần chỉ dạy, động viên, hướng dẫn giúp cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị đồng nghiệp, bạn bè và gia đình nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Vĩnh Long, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Võ Hồng Lĩnh
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU…………………………….……………………………………… 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ….…………………………………………………….…..9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...........................................................9 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ..........................................................10 1.2. Các khái niệm cơ bản...............................................................................12 1.2.1. Giáo dục đạo đức .............................................................................12 1.2.2. Quản lý giáo dục đạo đức ................................................................15 1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ...................................19 1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức ...............................................................19 1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS .............................21 1.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đứccho học sinh THCS ........................23 1.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức .............................................................24 1.3.5. Ban giám hiệu, giáo viên, phu huynh học sinh và học sinh tham gia hoạt động giáo dục đạo đức ...........................................................25 1.3.6. Điều kiện, phương tiện giáo dục đạo đức .......................................26 1.4. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS .......................26 1.4.1. Chủ thể, phân cấp trong trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở...........................................................26 1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở..........................................................................................27 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh
  6. các trường Trung học cơ sở......................................................................31 1.5.1. Các yếu tố bên trong ........................................................................31 1.5.2. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................35 Tiểu kết chương 1 .........................................................................................40 Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ VĨNH LONG,TỈNH VĨNH LONG ...........................................41 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của TPVL, tỉnh Vĩnh Long ...............................................................................................41 2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Long .................41 2.1.2. Đặc điểm giáo dục của thành phố Vĩnh Long .................................43 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long ............................46 2.2.1. Mục tiêu khảo sát .............................................................................46 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................47 2.2.3. Khách thể khảo sát............................................................................47 2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát.................................................................48 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ..............................49 2.3.1.Thực trạng nhận thức về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh Trung học cơ sở hiện nay..................................................49 2.3.2. Thực trạng thái độ của HS đối với những quan niệm đạo đức xã hội hiện nay ........................................................................................................................52 2.3.3. Thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh THCS .......................................53 2.3.4.Thực trạng các hình thức GDĐĐ cho học sinhtrường THCS...........56 2.4. Thực trạng quản lí HĐGDĐĐ cho học sinh các trường Trung THCS.....57 2.4.1.Thực trạng nhận thức về quản lí mục tiêu GDĐĐ cho HS trường THCS ...............................................................................................57 2.4.2.Thực trạng về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường
  7. THCS ...............................................................................................59 2.4.3.Thực trạng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS................................................................................................61 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tác động đến QLGDĐĐ cho HS........62 2.5.1. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố chủ quan ..........................................63 2.5.2.Mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan .......................................64 2.6. Đánh giá chung về thực trạng QLHĐGDĐĐ cho học sinh trường THCS .......................................................................................................66 2.6.1. Những mặt mạnh ..............................................................................66 2.6.2. Những mặt yếu ................................................................................67 2.6.3. Nguyên nhân của mặt yếu ..............................................................68 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................70 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG .................72 3.1. Cơ sở đề xuất những biện pháp ...............................................................72 3.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ........................................72 3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục TPVL và tỉnh Vĩnh Long ..............73 3.1.3.Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích và khảo sát ở chương 1 và chương 2 ..................................................................... 77 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 78 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ .......................... 78 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................. 78 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................79 3.3. Đề xuất các biện pháp QLHĐ GDĐĐ cho HS trường THCS TPVL.......79 3.3.1. Biện pháp quản lí nhằm nâng cao nhận thức về HĐGDĐĐ cho đội ngũ CBQL - giáo viên và học sinh .............................................79 3.3.2. Biện pháp quản lí việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động GDĐĐ .....................................................................82 3.3.3. Biện pháp quản lí đổi mới công tác kiểm tra đánh giá HĐGDĐĐ...89 3.3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ………………………………….96
  8. 3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ......................97 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ BGH Ban Giám hiệu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDĐĐ Giáo dục đạo đức CBQL Cán bộ quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLHĐ Quản lý hoạt động GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục HĐGD Hoạt động giáo dục HĐGDĐĐ Hoạt động giáo dục đạo đức GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH - HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa GĐ&XH Gia đình và xã hội GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp NGLL Ngoài giờ lên lớp QLGDĐĐ Quản lý giáo dục đạo đức THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông KT - XH Kinh tế - xã hội NXB Nhà xuất bản XH Xã hội HS Học sinh GV Giáo viên PHHS Phụ huynh học sinh
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 1 Bảng 2.1. Quy mô trường lớp học sinh năm học 2017-2018 46 2 Bảng 2.2. Xếp loại hạnh kiểm và học lực học sinh THCS 48 3 Bảng 2.3. Phân bổ số lượng và thành phần nghiên cứu 49 4 Bảng 2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS 50 5 Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDĐĐ trong 52 trường THCS hiện nay 6 Bảng 2.6. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần 52 giáo dục cho học sinh THCS hiện nay. 7 Bảng 2.7. Thái độ của học sinh THCS đối với các quan niệm về 54 đạo đức 8 Bảng 2.8. Số học sinh vi phạm đạo đức từ năm học 2015 đến 56 2018 9 Bảng 2.9. Phiếu khảo sát mức độ thực hiện các hình thức GDĐĐ 58 cho học sinh 10 Bảng 2.10. Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng 59 công tác quản lý GDĐĐ . 11 Bảng 2.11. Tổng hợp đánh giá việc quản lý về mục tiêu GDĐĐ 61 cho HS 12 Bảng 2.12. Phiếu khảo sát mức độ quản lý các nội dung GDĐĐ 63 cho HS 13 Bảng 2.13. Các yếu tố tác động đến quá trình tự giáo dục của HS 63 14 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi 100 của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐhọc sinh ở các trường THCS thành phố Vĩnh Long
  11. 1 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong năm nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toàn diện. Ngày 21 tháng 10 năm 1964, khi về thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bác Hồ đã dạy: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” (Hồ Chí Minh, 2000). Giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam lại càng trở nên đặc biệt quan trọng. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ. Nghị quyết TW II, khoá VIII của Đảng nhận định: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Vì vậy, trong những năm tới cần “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lênin.Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa - thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”(Đảng cộng sản Việt Nam, 2006). Các nghiên cứu lí luận cho thấy, trong trường học nói chung và trường Trung học cơ sở nói riêng, công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Thế hệ học sinh Trung học cơ sở đang trong độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lí có sự biến đổi mạnh mẽ, rất nhạy cảm, rất thích cái mới nhưng chưa đủ tri thức và bản lĩnh nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, nhất là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường với hàng loạt sự kiện diễn ra khiến dư luận quan tâm, từ chuyện đánh nhau trong trường, ngoài đường phố, vi phạm thuần phong mỹ tục trong lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc,dẫn đến thực trạng đạo đức ở học sinh có những biểu hiện ngày càng xuống cấp. Vì sao lại như vậy? có nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân rất quan trọng đó là các em còn thiếu kỹ năng
  12. 2 sống, chưa được quan tâm giáo dục đạo đức. Do đó, hoạt động giáo dục đạo đức cho các em giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đường lối đổi mới đã đem lại kết quả to lớn và quan trọng trong tất cả các mặt hoạt động của xã hội, đất nước ta, trong từng gia đình, từng con người. Không những thế mục tiêu của Đại hội còn quán triệt tư tưởng coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” là minh chứng cho sự quan tâm đối với giáo dục, đào tạo của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh trường Trung học cơ sở nói riêng là rất cần thiết (Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013). Trước thực trạng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và triển khai tiến hành lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các nhà trường trong phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm 2010-2011. Ngày 27/7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn số3225/BGDĐT-GDCTHSSV, về việc hướng dẫn triển khai bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống”nhằm trang bị cho các em những năng lực cần thiết để nâng cao giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở được đưa vào nhà trường thông qua hai hoạt động đó là: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và lồng ghép vào các môn học. Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao thì không thể không kể đến vai trò của công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Nó góp phần phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Song thực tế, công tác này ở các trường nói chung, các trường Trung học cơ sở nói riêng còn nhiều bất cập và chưa thực sự có
  13. 3 hiệu quả, đặc biệt là những yếu kém trong quản lí. Hầu như các trường chỉ chú trọng đến việc trang bị những kiến thức chuyên môn mà chưa quan tâm nhiều đến giáo dục đạo đức cho học sinh đúng như yêu cầu. Có thể thấy, các trường chưa có những biện pháp quản lí nhằm phát huy sự gương mẫu của thầy và ý thức sự rèn luyện của học sinh, chưa phát huy được sự tham gia của lực lượng xã hội vào công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì vậy, một trong những định hướng lớn trong quan điểm giáo dục đào tạo là Nhà nước tiếp tục lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả Kết luận 80/KL-TW năm 2013 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X”, Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Quyết định số 1501/QĐ-TTg, ngày28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án“Tăng cường giáo dụclí tưởng cách mạng, giáo dục, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, giai đoạn 2015-2020” (Chỉ thị số 42, 2015). Trong thời gian qua, tình hình giáo dục ở cấp Trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long đang có những khởi sắc: Trường học được xây dựng kiên cố theo hướng chuẩn quốc gia, trang thiết bị và đồ dùng dạy học được trang bị cơ bản đầy đủ, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được nâng lên; đã đạt được những thành tích nhất định về việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với những tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến tâm lí, đời sống của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, Phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm con mình mà giao phó trách nhiệm cho nhà trường; Nhà trường chủ yếu chú trọng giáo dục trí dục, chưa quan tâm đúng mức đến mặt đức dục, nội dung giáo dục đạo đức thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho học sinh. Vì thế hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi hành vi lệch chuẩn đạo đức ấy ngày càng phức tạp và nghiêm trọng,.. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do năng lực quản lí hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường còn hạn chế: chưa có
  14. 4 tính sáng tạo, chưa phong phú, đa dạng, chưa đủ chiều sâu để cuốn hút học sinh và nhận thức chưa sâu sắt, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển hành vi đạo đức. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng cần thiết. Với những lí do trên,tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đức góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, giáo dục toàn diện cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể: Hoạt động giáo dục cho học sinh trường Trung học cơ sở. 3.2. Đối tượng: Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết khoa học - Hiện nay quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường trung học cơ sở đã đạt được những thành tích nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hạn chế, bất cập như năng lực quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn chưa chú trọng đến một số nội dung cụ thể, cần thiết cho lứa tuổi học sinh như: nội dung giáo dục đạo đức thiên về kiến thức mà xem nhẹ việc rèn ý thức, thái độ, hành vi cho học sinh. Nếu xác lập được cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhmột cách khoa học thì sẽ đề xuất được một số biện pháp quản lí có tính đồng bộ và khả thi: sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, người nghiên cứu xác định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu là:
  15. 5 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. - Xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 6.2. Về địa bàn và đối tượng khảo sát Địa bàn khảo sát là 05 trường Trung học cơ sở. - Trường Trung học cơ sở Lê Quí Đôn. - Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ. - Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi. - Trường Trung học cơ sở Trần Phú. - Trường Trung học cơ sở Cao Thắng, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh của 05 trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 6.3. Về thời gian nghiên cứu Khảo sát thực trạng 03 năm học (năm học 2015 -2016; 2016-2017 và 2017- 2018)
  16. 6 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Tiếp cận theo nội dung quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 7.1.1. Tiếp cận hệ thống -cấu trúc Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là hoạt động giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức như một hệ thống gồm: Mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, biện pháp và các điều kiện. Các thành tố trên có mối liên hệ biện chứng với nhau. Hoạt động giáo dục đạo đức là một hoạt động giáo dục có mối liên quan với các hoạt động giáo dục khác trong trường Trung học cơ sở và là một bộ phận của hoạt động sư phạm ở trường trung học. Hoạt động giáo dục đạo đức ở trường Trung học cơ sở có mối liên hệ với hoạt động giáo dục kỹ năng sống của gia đình và xã hội. 7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic Tiếp cận quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là xem xét và phân tích hoạt động giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường trung học trong quá trình phát triển và xem xét mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn để tìm những biện pháp hiệu quả cho công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long. Từ đó, đề xuất những biện pháp và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn hoạt động giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long.
  17. 7 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: tổng hợp, phân loại tài liệu, nghiên cứu các tri thức khoa học, các văn kiện Hội nghị chuyên đề, các tài liệu về giáo dục, quản lí giáo dục,nhằm xác định cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập thông tin, số liệu, chứng cứ về thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long. Đối tượng, số lượng: Điềutra 60 cán bộ quản lí, 100 giáo viên, 50 phụ huynh học sinh và 500 học sinh của 05 trườngTrung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long. Cách thức thực hiện: Xây dựng bảng hỏi và gửi đến cán bộ quản lí, giáo viên, cha mehọc sinh của 05 trườngTrung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long. - Phương pháp quan sát Thông qua quan sát sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ứng xử, sinh hoạt lớp, trao đổi, dự giờ, thăm lớp, quan sát lúc ra chơi, tiếp xúc với phụ huynh học sinh để thăm dò, phát hiện tình hình vi phạm đạo đức của học sinh 05 trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long. - Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn các đối tượng 10 cán bộ quản lí, 10 giáo viên. Nhằm thu thập được những thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường. Qua phỏng vấn, các thông tin thu được sẽ tin cậy hơn để chứng minh cho giả thuyết, đồng thời làm rõ kết quả từ phương pháp điều tra giáo dục, cùng với các phương pháp khác sẽ đánh giá được thực trạng giáo dục đạo đức và quản lígiáo dục đạo đức trong nhà trường một cách đầy đủ, chính xác. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong các trường Trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 7.2.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học
  18. 8 Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu có liên quan với nhiệm vụ nghiên cứu, tính tỷ lệ phần trăm, toán học thống kê nhằm xử lí số liệu thu được. 8. Ý nghĩa khoa học thực tế của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học - Giáo dục đạo đức hiện nay cần được thực hiện qua môn học và lồng ghép vào các môn học trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở. Giáo dục đạo đức không chỉ được thực hiện ở trong nhà trường mà cần phải được kết hợp với gia đình và xã hội. - Giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố có vai trò quyết định là quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Định hướng đúng đắn, đầy đủ cho học sinh về chuẩn mực đạo đức, từ đó giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về nhân cách. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu nghiên cứu và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học cơ sởthành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Chương 3: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
  19. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có vai trò quan trọng trong bất kỳ xã hội nào từ trước đến nay. Do đó, từ xa xưa con người đã rất quan tâm nghiên cứu đạo đức, xem nó như động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cách con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở phương Tây, thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằng cái gốc của đạo đức là tính thiện. Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ấy được lan tỏa thì con người sẽ có hạnh phúc. Muốn xác định được chuẩn mực đạo đức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lí tính với phương pháp nhận thức khoa học [Vũ Văn Tảo,1995]; Aristote (384-322 TCN) nhà bác học Hy Lạp thời thượng cổ đã yêu cầu: Trước tiên học đạo đức rồi sau đó học tri thức. Không có đạo đức, tri thức sẽ khó thành đạt. Xixêrô thì nói: Triết lí về đạo đức là sự chuẩn bị tư duy để tiếp nhận hạt giống trí tuệ (Komenxky Jan Amos,1991). Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc. Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh”, trong đó, “Nhân” - Lòng thương người - là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người. Đứng trên lập trường coi trọng giáo dục đạo đức, Ông có câu nói nổi tiếng truyền lại đến ngày nay “Tiên học lễ, hậu học văn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1995). Thế kỷ XVII, Komenxky - Nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục đạo đức tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”. Komenxky đã chú trọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài để giáo dục đạo đức cho học sinh (Komenxky - Nhà Sư phạm vĩ đại) Thế kỷ XX, một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiên cứu về GDĐĐ học sinh như: A.C. Macarenco, V.A XukhomlinxkyNghiên cứu của họ đã đặt nền tảng cho việc giáo dục đạo đức mới trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  20. 10 Tại Nhật Bản, tiến sĩ Hiroike Chikuro (1866-1938), người khai sinh ra Moralory (đạo đức học) cho rằng: “Con người có ba căn bệnh lớn nhất đó là căn bệnh tinh thần, vật chất và thể xác, bất kỳ người nào cũng đều mắc một trong ba căn bệnh thì mới có thể đạt được sự bình an. Khoa học về đạo đức có thể chữa được căn bệnh về tinh thần và vật chất...”. Tại Phần Lan, mục tiêu giáo dục được xác định như sau: “Mục tiêu của việc giảng dạy và giáo dục là hỗ trợ học sinh phát triển và giúp các em trở thành một cá nhân biết tự cân đối bản thân, có lòng tự trọng cao,... Mục tiêu đề ra là nâng cao sức khỏe và thể chất, tâm lí, xã hội và giáo dục học sinh có được nhân cách tốt đẹp” (Nguyễn Khánh Trung, 2015). Hiện nay, các nhà nghiên cứu của một số quốc gia quan niệm rằng nội dung giáo dục đạo đức cần tập trung đào tạo những phẩm chất cơ bản của nhân cách như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác,... 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm nhiều nhất đến hoạt động giáo dục đạo đức cho mọi người. Người gọi đó là đạo đức cách mạng: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại , nó không phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” và “Đạo đức cũng như ý thức đã là sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”(Hồ Chí Minh, 2000). Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cách mạng là: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khá công phu. Tiêu biểu như giáo trình của Trần Hậu Kiêm (NXB Chính trị quốc gia, 1997); Phạm Khắc Chương- Hà Nhật Thăng (NXB Giáo dục, 2001); Giáo trình đạo đức học (Nguyễn Ngọc Long- chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2000); Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, (Vũ Trọng Dung chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2005),...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1