« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình trồng xoài ứng dụng CNC đều mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn mô hình canh tác truyền thống, đặc biệt là mô hình áp dụng đồng thời nhiều loại CNC.
- Về mặt kinh tế, các mô hình trồng xoài ứng dụng CNC cho năng suất, doanh thu, thu nhập hỗn hợp và hiệu quả đồng vốn cao hơn mô hình trồng truyền thống.
- Về mặt xã hội, việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng xoài giúp nâng cao trình độ và kỹ năng sản xuất của nông dân, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất, tăng mức độ an toàn thực phẩm của sản phẩm xoài.
- Các mô hình này cũng góp phần bảo vệ môi trường đất..
- Từ khóa: Công nghệ cao, hiệu quả, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, xoài, Yên Châu..
- Trong đó, ứng dụng công nghệ cao được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị, nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản..
- Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, thời gian qua, huyện Yên Châu đã triển khai nhiều chính sách về phát triển cây ăn quả và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm: Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày của UBND huyện về thực hiện “Tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020”.
- Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 07/6/2018 của UBND huyện về việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Yên Châu giai đoạn 2018-2020.
- Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên địa bàn huyện Yên Châu và chưa có nghiên cứu nào đánh giá toàn diện hiệu quả của các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao.
- Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
- Tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình trồng xoài được tổng hợp dựa trên các nghiên cứu có liên quan.
- Đây là các xã tập trung nhiều hộ ứng dụng công nghệ cao trong trồng xoài..
- Thông tin liên quan tới cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thu thập từ các nghiên cứu, bài báo có liên quan.
- Thông tin về thực trạng trồng xoài ứng dụng công nghệ cao, kết quả ứng dụng công nghệ cao được lấy từ các tài liệu, báo cáo có liên quan của Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu..
- Do ở Yên Châu, các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao chủ yếu ở hai loại công nghệ là (ghép mắt) được áp dụng ở hầu hết các hộ trồng xoài.
- Do đó tác giả lựa chọn 50 mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao và 10 mô hình trồng xoài chưa ứng dụng công nghệ cao ở 3 xã để nghiên cứu và so sánh.
- Đối với các hộ trồng xoài ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu chọn mẫu bằng phương pháp phân tầng theo các tiêu chí: xã khảo sát, tuổi vườn xoài (độ tuổi 5-6 năm tuổi tức là xoài cho thu hoạch năm thứ 3 và thứ 4), loại công nghệ cao áp dụng.
- Đối với các hộ trồng xoài theo phương pháp truyền thống được lựa chọn bằng phương pháp thuận tiện xung quanh các hộ trồng xoài áp dụng công nghệ cao..
- Ngoài ra, đề tài còn phỏng vấn sâu 03 cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Châu để có đánh giá đa chiều về hiệu quả các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao..
- Các phương pháp truyền thống như phương pháp phân tổ, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp hạch toán được sử dụng để phân tích hiệu quả các mô hình trồng xoài ứng dụng CNC..
- Khái quát thực trạng trồng xoài ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Yên Châu.
- Trong thời gian qua, huyện Yên Châu đã triển khai nhiều chủ trương chính sách về phát triển cây ăn quả và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm: Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày của UBND huyện về thực hiện “Tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020”.
- Đối với cây xoài, kết quả là có trên 80% diện tích trồng xoài của huyện đã áp dụng công nghệ cao.
- Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 4 loại công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm: 1) Công nghệ sinh học gồm nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào;.
- công nghệ triết, ghép nhân giống vô tính….
- 2) Công nghệ kỹ thuật canh tác, bảo quản gồm ứng dụng canh tác không dùng đất, công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động, công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng, công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản an toàn theo VietGap….
- 3) Công nghệ tự động hóa bao gồm cơ giới hóa đồng bộ, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ tự động, bán tự động trong chăn nuôi….
- 4) Công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp như công nghệ nano trong sản xuất phân bón, thuốc BVTV, công nghệ sản xuất giá thể, chất bảo quản, màng bao quả… (Bộ NN&PTNT, 2017;.
- Tuy nhiên, canh tác xoài ở Yên Châu mới chỉ tập trung ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ kỹ thuật canh tác và hàm lượng công nghệ cao còn thấp.
- Đối với công nghệ sinh học, huyện Yên Châu đã cải tạo vườn xoài tròn địa phương già cỗi, năng suất thấp bằng kỹ thuật ghép mắt xoài Đài Loan.
- Với công nghệ kỹ thuật canh tác, bảo quản trong trồng xoài, các hộ chủ yếu áp dụng quy trình VietGap và hệ thống tưới tiết kiệm nhưng tỷ lệ áp dụng còn thấp (dưới 5% diện tích)..
- Chia theo loại công nghệ cao.
- Thực trạng trồng xoài ứng dụng công nghệ cao huyện Yên Châu năm 2019.
- Diện tích trồng xoài ứng dụng công nghệ cao.
- Công nghệ sinh học (Ghép mắt xoài .
- Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao.
- Chi phí trồng xoài ứng dụng công nghệ cao.
- Chi phí kiến thiết phân bổ, chi phí đầu tư hàng năm và chi phí khấu hao công nghệ cao.
- Kết quả điều tra cho thấy, không có sự khác biệt nhiều về chi phí kiến thiết phân bổ giữa ba mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao là ghép mắt, áp dụng đồng thời ghép mắt và quy trình VietGap và mô hình áp dụng cả ba loại công nghệ cao là ghép mắt, VietGap và tưới tiết kiệm.
- Chi phí phân bón giữa các mô hình ứng dụng CNC và không ứng dụng CNC không có sự khác biệt.
- Các mô hình trồng xoài áp dụng đồng thời các công nghệ cao có chi phí thuốc BVTV thấp hơn các mô hình khác do các hộ không sử dụng thuốc.
- Chi phí điện, nước ở mô hình áp dụng đồng thời ghép mắt, VietGap và tưới tiết kiệm là thấp nhất do tiết kiệm nước và thời gian tưới..
- Chi phí khấu hao công nghệ cao, chỉ phát sinh đối với mô hình áp dụng đồng thời ghép mắt, VietGap và tưới tiết kiệm.
- Kết quả và hiệu quả trồng xoài ứng dụng công nghệ cao.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả các mô hình trồng xoài cho thấy, việc ứng dụng CNC trong trồng xoài cho năng suất cao hơn hẳn so với mô hình canh tác truyền thống (gấp hơn 1,3 lần)..
- Đối với các mô hình trồng áp dụng đồng thời các công nghệ cao có giá bán cao hơn mô hình chỉ ghép mắt.
- Chi phí các mô hình trồng xoài năm 2019 (triệu đồng/ha).
- Mô hình có ƯDCNC Mô hình.
- Khấu hao công nghệ cao 0 0 4,8 0.
- Nhờ năng suất và giá bán cao nên doanh thu xoài của các hộ áp dụng công nghệ cao cũng cao hơn các hộ trồng theo phương thức truyền thống (gấp hơn 3 lần).
- Xét về hiệu quả sử dụng vốn, mặc dù mô hình xoài không ứng dụng công nghệ cao có chi phí thấp nhưng do doanh thu thấp nên hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp nhất, chỉ đạt 1,5 lần tức là 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo ra 1,5 đồng thu nhập hỗn hợp.
- Mô hình áp dụng đồng thời hai loại công nghệ cao là ghép mắt và VietGap có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
- Ngoài ra, hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng xoài còn được phản ánh bằng khả năng tiêu thụ sản phẩm (Hộp 1)..
- John (2017) khi họ cho rằng việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất sạch (trong trường hợp này là GlobalGAP) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ trồng xoài..
- Khả năng tiêu thụ xoài ứng dụng công nghệ cao.
- Kết quả và hiệu quả các mô hình trồng xoài năm 2019 (triệu đồng/ha).
- Hiệu quả mô hình trồng xoài ứng dụng CNC đối với trình độ, kỹ năng sản xuất của hộ n.
- Hộ áp dụng công nghệ cao.
- Hiệu quả xã hội các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao.
- Về trình độ, kỹ năng sản xuất của hộ Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ngoài việc giúp nâng cao năng suất, sản lượng còn góp phần cải thiện trình độ và kỹ năng sản xuất của người nông dân.
- Kết quả điều tra cho thấy, cả ba mô hình áp dụng CNC đều giúp người dân cải thiện trình độ và kỹ năng sản xuất.
- Tuy nhiên, quy trình VietGap theo đánh giá của các hộ khá phức tạp nên chỉ có 66,7% hộ áp dụng công nghệ ghép mắt và VietGap nắm rõ và vận dụng đúng..
- Con số này ở nhóm hộ áp dụng đồng thời cả ba loại công nghệ là 60%.
- Đáng chú ý là áp dụng công nghệ cao trong trồng xoài đã giúp đa số các hộ thay đổi được tập quán canh tác cũ là bón phân, trừ cỏ không theo hướng dẫn kỹ thuật, chưa chú trọng tới việc tưới nước cho xoài mà chủ yếu dựa vào nước mưa.
- 100% số hộ áp dụng đồng thời cả ba công nghệ và 66,7% số hộ áp dụng kỹ thuật ghép mắt và VietGap có tham gia ký hợp đồng với các HTX trong việc bao tiêu sản phẩm..
- Việc tăng năng suất và sản lượng ở các hộ trồng xoài áp dụng công nghệ cao, đặc biệt là các hộ áp dụng tiêu chuẩn Gap, tương đồng với nghiên cứu của Kavitha &.
- của các mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao.
- Kết quả tính toán ở bảng 5 cho thấy, các hộ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất xoài có thu nhập cao hơn hẳn so với hộ canh tác theo phương thức truyền thống.
- Thu nhập hỗn hợp của hộ áp dụng kỹ thuật ghép mắt, áp dụng kỹ thuật ghép mắt và VietGap và áp dụng đồng thời cả ba loại công nghệ cao hơn thu nhập hỗn hợp của các hộ sản xuất theo phương thức truyền thống lần lượt là 3,1 lần.
- Về việc làm, các mô hình áp dụng công nghệ cao trong trồng xoài ít có vai trò trong việc giải quyết việc làm cho lao động.
- Về mức độ an toàn của sản phẩm Hiệu quả xã hội của các mô hình ứng dụng công nghệ cao còn được phản ánh thông qua những lợi ích của người tiêu dùng sản phẩm..
- Theo khảo sát, sản lượng xoài trên diện tích áp dụng công nghệ cao, nhóm hộ áp dụng công nghệ ghép mắt và VietGap và nhóm hộ áp dụng đồng thời cả ba công nghệ có 100% sản lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
- Điều đó cho thấy, việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm an toàn hơn..
- Hiệu quả mô hình trồng xoài ứng dụng CNC đối với vấn đề an toàn thực phẩm năm 2019 Mô hình áp dụng công nghệ cao Tỷ lệ sản phẩm được chứng nhận.
- Qua khảo sát cho thấy, giữa mô hình trồng xoài ứng dụng CNC và mô hình canh tác truyền thống ít có sự khác biệt về chủng loại phân bón và lượng phân bón sử dụng.
- Đối với thuốc BVTV do các mô hình áp dụng đồng thời các công nghệ cao không sử dụng thuốc trừ cỏ và sử dụng hợp lý liều lượng, thời điểm phun thuốc BVTV nên giảm thiểu được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với mô hình áp dụng đồng thời cả ba công nghệ cao còn giảm được 40% lượng nước tưới do đó giảm được nguồn gây phát thải khí nhà kính..
- Yên Châu là một huyện miền núi, với địa hình đồi núi dốc, hiệu quả môi trường của các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao còn được thể hiện ở việc giảm tình trạng sói mòn và suy thoái đất.
- Theo nhận định của các hộ sản xuất và cơ quan chuyên môn, các mô hình công nghệ cao đang áp dụng cho trồng xoài ở Yên Châu có vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường đất..
- Hiệu quả mô hình trồng xoài ứng dụng CNC đối với tình trạng xói mòn đất năm 2019.
- Mô hình Ghép mắt 0 6,7 0.
- Mô hình áp dụng đồng thời ghép Mắt và VietGap 0 30 0.
- Mô hình áp dụng đồng thời Ghép Mắt, VietGap và tưới tiết kiệm 0 33,3 40.
- Hiệu quả đối với môi trường đất của các mô hình trồng xoài ứng dụng CNC.
- Không chỉ có vai trò trong việc giảm tình trạng xói mòn đất, các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao còn góp phần bảo vệ kết cấu đất.
- Thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả và đẩy mạnh ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp, trong những năm vừa qua, huyện đã hỗ trợ và khuyến khích các hộ áp dụng công nghệ cao trong trồng xoài.
- Tính đến tháng 10/2020, có trên 80% diện tích xoài đã được áp dụng CNC với hai nhóm công nghệ chủ yếu là công nghệ sinh học (ghép mắt) và công nghệ kỹ thuật sản xuất (quy trình VietGap và tưới tiết kiệm).
- Nghiên cứu đã cho thấy, cả ba mô hình áp dụng CNC đều mang lại hiệu quả kinh tế, xã.
- Về hiệu quả xã hội, các mô hình trồng xoài áp dụng CNC góp phần cải thiện trình độ và kỹ năng của người sản xuất, đặc biệt là khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, hợp tác và liên kết của nông dân.
- Các mô hình này còn góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ.
- Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ cao đặc biệt là quy trình sản xuất VietGap còn góp phần tăng độ an toàn thực phẩm của sản phẩm xoài.
- Về hiệu quả môi trường, không có sự khác biệt về khối lượng và chủng loại phân bón sử dụng giữa mô hình trồng xoài ứng dụng CNC và mô hình không ứng dụng CNC.
- Quyết định số 738/QĐ-BNN- KHCN ngày về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp..
- Kế hoạch số 6355/KH-BNN- KTHT ngày về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đến năm 2020..
- Đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..
- Báo cáo Kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012-2020 và Chương trình cho vay theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ trên địa bàn huyện Yên Châu..
- Kế hoạch số 98/KH- UBND ngày 07/6/2018 về việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Yên Châu giai đoạn 2018-2020.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt