intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái qua “ Đức Phật , nàng Savitri và tôi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

45
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

xét về mặt thể loại tiểu thuyết luôn được xem là thể loại ưu việt nhất trong cách khám phá hiện thực đời sống ở nhiều mặt và nhiều tầng bậc. Với tư cách là sản phẩm của loại tư duy nghệ thuật tổng hợp, tiểu thuyết là nơi mà nhà văn có thể thể nghiệm và biểu đạt đến tột cùng mọi nghĩ suy, sáng tạo của mình đến với bạn đọc. Trong văn học đương đại, tiểu thuyết có vai trò quan trọng bậc nhất. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái qua “ Đức Phật , nàng Savitri và tôi

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------***-------------- VŨ MẠNH CƢỜNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI QUA “ ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI” CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62.22.01.21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS.TRỊNH BÁ ĐĨNH Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái qua “ Đức Phật , nàng Savitri và tôi” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Vũ Mạnh Cường 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn : - Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên. - Các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trịnh Bá Đĩnh, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình viết luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Vũ Mạnh Cường 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ………………………………………………………….. i Lời cảm ơn …………………………………………………………….. ii Mục lục…………………………………………………………………. iii A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………… 2 3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu. ……………………… 10 4.Đóng góp của luận văn……………………………………………… 10 5. Phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn……………………… 11 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Quan điểm về tiểu thuyết và quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái 12 1.1. Sự thay đổi trong quan điểm tiểu thuyết sau 1986………………..... 12 1.2. Quá trình sáng tác và quan điểm tiểu thuyết của Hồ Anh Thái……. 21 Chương 2: Nhân vật và tư tưởng trong tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savitri và tôi” 28 2.1. Mấy vấn đề lí luận về nhân vật văn học…………………………… 28 2.2. Chất liệu lịch sử và huyền thoại trong xây dựng nhân vật………… 32 2.3. Đối thoại văn hóa………………………………………………….. 41 Chương 3: Kết cấu và ngôn ngữ của tiểu thuyết 58 3.1. Kết cấu của tiểu thuyết Hồ Anh Thái……………………………… 58 3.2. Kết cấu liên văn bản, một đặc sắc nghệ thuật của Hồ Anh Thái…… 65 3.3. Đặc sắc ngôn ngữ trong “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”………….. 82 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. C. PHẦN KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam sau năm 1986 có nhiều đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc trên cả hai phương diện nội dung cũng như hình thức biểu đạt. Những mạch nguồn truyền thống đã được thay thế bằng những cảm hứng mới. Những trang viết về con người cá nhân, về cuộc sống đời thường với tất cả sự phức tạp và bộn bề đã xuất hiện và thay thế những quy phạm và cảm hứng sử thi truyền thống trước đó. Trên văn đàn lần lượt xuất hiện những tác giả mới mà những đóng góp của họ có thể nói đã làm thay đổi nhiều hệ thống tiêu chí thẩm mỹ cũ, từ đó một loạt các giá trị mới đã được hình thành và xác lập. Có thể kể ra đây nhiều tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh,vv… trong đó, tiểu thuyết đóng góp lớn vào sự cách tân văn học, có các quan niệm và lối viết mới. Hồ Anh Thái là một nhà văn xuất hiện gần như đồng thời trong giai đoạn đó. Ông cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà văn thời hậu chiến ở Việt Nam.Với một vốn văn hóa dày dặn (là Tiến sĩ văn hóa phương Đông, tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học tổng hợp Washington, Đại học St Mary…) và với ý thức cách tân nghệ thuật ráo riết, Hồ Anh Thái say mê chiếm lĩnh, miêu tả hiện thực cuộc sống một cách sâu sắc, nhiều tầng bậc và độc đáo thông qua các tác phẩm của mình. Tính chuyên nghiệp và sự nghiêm túc bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật đã đưa lại cho ông hơn hai mươi đầu sách, trong đó có một số tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện cái nhìn đa chiều, sự khám phá mới mẻ về con người trong cuộc sống đương đại, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi về phương diện nghệ thuật văn xuôi. 1
  7. Việc lựa chọn đề tài: “ Nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái qua Đức Phật, nàng Savitri và tôi” của chúng tôi xuất phát từ hai lí do chính: Thứ nhất, xét về mặt thể loại tiểu thuyết luôn được xem là thể loại ưu việt nhất trong cách khám phá hiện thực đời sống ở nhiều mặt và nhiều tầng bậc. Với tư cách là sản phẩm của loại tư duy nghệ thuật tổng hợp, tiểu thuyết là nơi mà nhà văn có thể thể nghiệm và biểu đạt đến tột cùng mọi nghĩ suy, sáng tạo của mình đến với bạn đọc. Trong văn học đương đại, tiểu thuyết có vai trò quan trọng bậc nhất. Thứ hai, Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Anh Thái, thể hiện những cố gắng cách tân nghệ thuật cao nhất của cây bút này. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn được dư luận quan tâm, trong đó có giới phê bình văn học. Những đổi mới về nghệ thuật cũng như sự sâu sắc về nội dung đã được đề cập đến ở nhiều bài viết, lời giới thiệu về tác phẩm của ông. Nhiều ý kiến đặc biệt chú ý đến những nét độc đáo trong tác phẩm của Hồ Anh Thái như: Tính chất ngụ ngôn, triết lý nhân sinh, chất hài hước, chất Kafka, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, cái kì ảo, vấn đề giọng điệu, tính đa thanh, các loại điểm nhìn trần thuật… Ngoài ra, sáng tác của Hồ Anh Thái cũng đã trở thành đề tài nghiên cứu của các khóa luận tốt nghiệp đại học, các luận văn thạc sĩ… Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua các ý kiến đáng chú ý nhất về sáng tác của Hồ Anh Thái. Trước hết, các nhà nghiên cứu tập trung khẳng định tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã vượt qua các cấm kị nghệ thuật với những thể nghiệm mới mẻ về hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ. 2.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Anh Thái Trong một bài viết, một tác giả nước ngoài, Wayne Karlin nhận định: “Hồ Anh Thái và những người đương thời Việt Nam đang tiên phong cho nền văn học của các nước đang phát triển, nền văn học không còn bị định nghĩa 2
  8. bằng những thông số của cuộc đấu tranh giữa hai bên tư bản và cộng sản. Đó là nền văn học của toàn Châu Á” [58]. Với những tiểu thuyết đầu tay Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá cao về những đổi mới nghệ thuật. Trần Thanh Giao khi nhận xét về Người và xe chạy dưới ánh trăng trong bài viết Không theo kiểu cũ đã đề cao những đổi mới về lối viết cũng như tư tưởng chủ đề của tác phẩm: “…cuốn sách mang được tính nhân bản, nhân ái… phê phán cái trì trệ xấu xa để cuộc sống được mau đổi mới. Tiểu thuyết còn nhiều chỗ có thể bàn cãi thêm, nhưng tư tưởng thì rõ ràng và lối viết thì không theo kiểu cũ” [32]. Trần Bảo Hưng, trong bài Một cá tính sáng tạo độc đáo đã ghi nhận những sáng tạo và nỗ lực tìm tòi của Hồ Anh Thái. Ông viết: “Có thể nói Người và xe chạy dưới ánh trăng là một hiện thực đa chiều, và để phản ánh được cái hiện thực phức tạp ấy Hồ Anh Thái sử dụng nhiều thủ pháp linh hoạt, cả phục hiện và đồng hiện, rồi một cốt truyện đầy co giãn với những mạch ngang, lối rẽ…” [32]. Hai cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra cũng nhận được sự quan tâm với nhiều ý kiến đánh giá cao những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với Người đàn bà trên đảo, Wayne Karlin trong lời giới thiệu cho bản in cuốn tiểu thuyết này của nhà xuất bản Washinhton khẳng định: “Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo đã mở ra cánh cửa vào một nền văn hoá đang phải đấu tranh để định nghĩa với quá khứ và tương lai của mình… Hồ Anh Thái đã trở thành một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên thu hút được sự chú ý vào đề tài cho đến lúc nó vẫn còn cấm kỵ: Cái giá khủng khiếp của những người phụ nữ cựu binh của cuộc kháng chiến chống Mỹ phải trả” [33]. Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra được xem là một hiện tượng lạ trên văn đàn ngay khi vừa ra đời. Trong bài viết Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái, Diệu Hường đã viết: “Với tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác trên mặt bằng văn học đương thời. Trước hết là một cốt truyện kỳ lạ, đầy chất huyễn tưởng, một thứ của hiếm trong văn xuôi bấy giờ(…). 3
  9. Đưa nhân vật của mình trở lại với hai mươi năm trước, Hồ Anh Thái đã làm một cuộc mổ xẻ quá khứ và góp lời giải cho những băn khoăn trước tương lai của những con người thời Đổi mới” [9]. Wayne Karlin, trong Lời giới thiệu tuyển tập tác phẩm của Hồ Anh Thái (Nxb Curbstone Press - Mỹ, 1998) đã viết: “Ở cuốn Trong sương hồng hiện ra cũng như các tiểu thuyết và truyện ngắn khác, trong đó chất hài hước, chất lạ cộng với chất Kafka dường như gây bất ngờ cho phương Tây khi họ tìm hiểu văn học Việt Nam” [33]. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế được xem là mốc đánh dấu một bước tiến mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Tác phẩm đã gây nhiều tranh cãi và các luồng dư luận khác nhau. Nguyễn Đăng Điệp trong bài Hồ Anh Thái người mê chơi cấu trúc nhận xét: “Là cây bút nhạy bén và tỉnh táo, Hồ Anh Thái đã tạo được cái nhìn riêng về thế giới. Độ sắc trong những trang viết của Hồ Anh Thái lộ ra ở chỗ anh dám nhìn thẳng vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ nó bằng cái nhìn trung thực táo bạo (…). Đây là cái nhìn “suồng sã” của tư duy nghệ thuật hiện đại” [10, tr.357]. Cũng cách nhìn ấy, Nguyễn Anh Vũ, trong bài Hơn cả sự thật, nhận xét: “Cõi người rung chuông tận thế được viết với một giọng điệu một văn phong rất hiện đại, rất “Tây” gọn, chính xác, lạnh lùng, thậm chí có vẻ như dữ dằn, tàn nhẫn. Thế nhưng ẩn chứa trong đó là một tư tưởng, một thông điệp mang đậm bản sắc của tâm linh phương Đông ác giả ác báo, gieo gió gặt bão” [36]. Có phần cụ thể hơn, Phan Văn Tú, trong bài Cõi người rung chuông tận thế nhìn từ vài con số thống kê cho rằng: “Cõi người rung chuông tận thế là một tiểu thuyết minh chứng hùng hồn cho luận điểm của một nhà văn Nga Lêônid Lêônôv: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” [36, tr.320]. Vân Long, trong Cái ảo trên nền thực cũng đánh giá rất cao tác phẩm này “Cõi người rung chuông tận thế vừa thể hiện được tầm tư tưởng của tác giả vừa hấp dẫn bởi những chi tiết trong đời sống được tái hiện 4
  10. qua cách nhìn hóm và sắc của nhà văn, trong 241 trang văn bố cục gọn, chặt” [36, tr.288]. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm là một thử nghiệm mới trong cách viết của Hồ Anh Thái. Đây cũng là một tiểu thuyết được đánh giá rất cao bởi chất hài hước, nghịch dị. Nguyễn Thị Minh Thái đánh giá cao lối viết mới lạ của tiểu thuyết: “Góc nhìn ở vị thế hắt sáng, từ phía sau, từ bản thể, giọng tiểu thuyết giễu nhại, thâm sâu” [30]. Hoài Nam, trong bài “Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm” cũng đã nhận định: “Có thể thấy, giọng văn ở đây là giọng phát ngôn tưng tửng, nó được xuyên thấm bởi tính bỡn cợt, giễu nhại(…). Không đặt mục tiêu thuyết phục độc giả, nhà văn bày ra một cuộc chơi, bước vào cuộc chơi ấy, độc giả có thể vừa thưởng thức, vừa chứng nghiệm, vậy thôi” [30]. Từ Nữ, trong bài Tiếng cười trên từng trang cũng đã có những đánh giá rất cao sức hấp dẫn của Mười lẻ một đêm: “Một cuốn tiểu thuyết hơn 300 trang với cách viết hài hước đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng 3/2006. Không ai lạ lẫm gì lối viết “Thị Màu” của nhà văn Hồ Anh Thái, nhưng người đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Một cuốn tiểu thuyết chứa nhiều thông tin xã hội làm bạn đọc ngộp thở” [30]. 2.2. Những cách nhìn về tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một thành công mới của Hồ Anh Thái. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc với đủ thành phần xã hội, trong đó có cả giới tăng ni Phật tử. Dư luận xung quanh cuốn tiểu thuyết này là rất nhiều. Tuy không thống nhất, có khen có chê, nhưng một sự thật không thể phủ nhận, đây là một trong những tác phẩm của văn học Việt Nam đương đại được nói đến nhiều nhất trong thời gian qua. Có rất nhiều bài nghiên cứu và phê bình về tác phẩm này. Đáng chú ý là những công trình như: Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng của Phạm Xuân Thạch; Cảm theo cách của Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Nguyễn Tham Thiện Kế; Phật sử và hư cấu văn chương của Hoài Nam; Xin 5
  11. đừng ảo tưởng và định kiến… Trong những năm gần đây đã xuất hiện một số luận văn thạc sĩ bàn về tiểu thuyết Hồ Anh Thái, ví như Những đặc sắc nghệ thuật trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Nguyễn Thị Huệ; Cõi người trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Trần Thị Hải Vân; Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Lê Bảo Trung; Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trong tư duy nghệ thuật Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Thuý Hoà; Những cách tân trong văn xuôi Hồ Anh Thái của Hoàng Thị Thuý Hằng; Nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Nguyễn Thanh Thuỷ; … Với những mục đích nghiên cứu riêng, các công trình đó mới đề cập đến một số phương diện chung nhất trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một tác phẩm thành công của Hồ Anh Thái viết về đề tài Ấn Độ. Đây là cuốn thiểu thuyết, theo như nhận xét trong bài “Cảm theo cách của Đức Phật, nàng Savitri và tôi” của Nguyễn Tham Thiện Kế: “Không tạo sự khác thường hay căng thẳng gây hứng thú tâm lý vốn có ở các tác phẩm trước đó của Hồ Anh Thái, Đức Phật, nàng Savitri và tôi với cách kể chuyện thoải mái, đầy cảm giác tạo nên sự giao tiếp nhu thuận tự nhiên với người đọc. Đức Phật, nàng Savitri và tôi, không thể là cuốn sách khó đọc. Nhưng đọc nó theo tinh thần và vị thế nào lại là chuyện khác. Nó là cuốn sách không dễ gì để viết. Sự phối trộn nguồn sử liệu và truyền thuyết và hiện tại trên nền cảm hứng dài hơi của tiểu thuyết là một cách thức không dễ gì vượt qua của các tiểu thuyết gia. Hồ Anh Thái hoàn toàn tự chủ và thoải mái nhuần nhuyễn ở trạng thái dung hoà giữa hư và thực” [20]. Khi cuốn tiểu thuyết ra mắt bạn đọc, Hồ Anh Thái phải đối mặt với rất nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Nhiều bạn đọc ủng hộ, yêu thích và đánh giá rất cao những thành công trong tác phẩm của ông. Hoàng Công Danh trong bài viết “Tái hiện phật sử, đồng hiện nghệ thuật, tương hợp đạo và đời” đã có những nhìn nhận rất sâu sắc và đánh giá cao những thành công của cuốn tiểu thuyết trên mọi phương diện. Ông viết: “Có rất nhiều điều đáng nói 6
  12. về cuốn sách, ở đây tôi chỉ xin góp một vài lời tâm sự với khán giả và bạn đọc. Những ai đã đọc qua cuốn sách thì hãy cùng ngẫm lại đôi chút, những ai chưa đọc thì hãy tìm đọc để thấy cái hay cái đẹp khi đạo pháp đi vào đời sống. Đó không chỉ là Đức Phật, nàng Savitri và tôi mà là tất cả mọi người”[11]. Nguyễn Tham Thiện Kế khẳng định: “Tôi tin và khẳng định, Đức Phật, nàng Savitri và tôi sẽ là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của Hồ Anh Thái, đồng thời nó sẽ giữ ngôi vị lâu dài là tiểu thuyết duy nhất trong văn học Việt lấy cuộc đời giáo chủ Phật giáo làm nguồn cảm hứng(…) Nó là cuốn sách không dễ gì để viết. Sự phối trộn nguồn sử liệu và truyền thuyết và hiện tại trên nền cảm hứng dài hơi của tiểu thuyết là một thách thức không dễ gì vượt qua của các tiểu thuyết gia” [20]. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì Đức Phật, nàng Savitri và tôi cũng gặp không ít những ý kiến phản bác và cho rằng nó chưa phải là một cuốn tiểu thuyết hay. Trong bài viết “Hồ Anh Thái có „sợ‟ giải thiêng” nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đã phủ định những gì mà dư luận cho rằng đó là thành công của tiểu thuyết. Ông cho rằng Hồ Anh Thái chưa đủ sâu sắc và tầm hiểu biết để có thể đưa người đọc khám phá được những bí ẩn sâu xa của nền văn hoá Ấn Độ: “Ông không đủ sự sâu sắc để chạm đến tính phức tạp bên trong của nền văn hoá Ấn Độ và tư tưởng Phật giáo. Ông lại không đủ quyết liệt để đi đến tận cùng cái ý tưởng sáng tạo của mình(…) Đức Phật trở thành một cái gì lơ lửng giữa một nhân vật tâm lý và một nhân vật tư tưởng, vừa thiếu phần tâm lý người, cảm xúc người, lại vừa giản đơn về tư tưởng. Và tất nhiên, Đức Phật của ông lại càng không thể trở thành một nhân vật có tính biểu hiện, kiểu như nhân vật trong tiểu thuyết từ Kafka trở về sau” [43]. Trong khi đó, Phạm Xuân Thạch lại cho rằng, Đức Phật, nàng Savitri và tôi chỉ đơn giản là “loại truyện anh hùng chiến sĩ thi đua rất phổ biến thời chiến tranh, những cuốn sách được viết ra kiểu người thực việc thực, đơn giản, phục vụ trực tiếp, kịp thời, loại sách mà dạng thức tiêu cực nhất của nó đã bị Nguyễn Minh Châu đọc lời “ai điếu” trong những năm đầu thời Đổi mới” [43]. Và theo ông, Hồ Anh Thái đã giải thiêng hình tượng Đức Phật tuy 7
  13. không chịu công nhận: “Ông Thái không công nhận mình “giải thiêng” cuộc đời Phật (…) Hình như ông Thái sợ cái từ “giải thiêng” nọ. Điều này thể hiện một nhược điểm cốt tử trong cuốn sách của ông Thái” [43]. Phản biện lại thái độ thiếu khách quan và những chỉ trích nặng nề của Phạm Xuân Thạch, tác giả bài viết “Xin đừng ảo tưởng và định kiến” đã viết “đặt tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi trong diện mạo văn chương Việt Nam đương đại, thử hỏi có ai đã viết về văn hoá Ấn Độ và một vĩ nhân của nền văn hoá ấy (Đức Phật) bằng một lối viết vừa dung dị, vừa sinh động và giàu chất trữ tình như vậy? Dung dị mà không làm mất đi sự thiêng liêng, giàu chất trữ tình mà không hề bỏ qua tính chất của một cuốn biên niên sử (…) Giải thiêng hay không giải thiêng đó là cách tiếp cận của từng độc giả. Một tác phẩm hay sẽ sống nhiều đời công chúng, nhiều đời nhà văn và tất nhiên nó sẽ sống nhiều đời phê bình. Ta đang đứng trên cái điểm hữu hạn không thời gian, ta biết sao được mà vội vàng” [29]. Ở một góc nhìn khác, nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái đặt vấn đề, “cớ sao lại nâng đỡ tác phẩm của Hồ Anh Thái đến thế trong tình cảnh xuất bản thê thảm hiện nay” [29]. Nhà báo Yên Ba trong lần ra mắt tiểu thuyết của Hồ Anh Thái với bạn đọc cả nước đã đặt ra câu hỏi cho nhà văn “Phải chăng có lúc nhà nghiên cứu Hồ Anh Thái đã át nhà văn Hồ Anh Thái”. Trả lời câu hỏi này, tác giả đã khẳng định: “Tôi viết với cảm hứng tiểu thuyết, bút pháp tiểu thuyết, tư liệu đã được chuyển hoá thành hình tượng”. Cũng trong lần ra mắt này đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho nhà văn, bày tỏ những trăn trở của bạn đọc xung quanh cuốn tiểu thuyết về một đề tài mới lạ và một phong cách viết khá táo bạo của ông. Không chút ngần ngại, Hồ Anh Thái đã trả lời một cách thẳng thắn không né tránh, giúp bạn đọc thấu hiểu và thông suốt những thắc mắc về Đức Phật và hành trạng của ngài trên đất Ấn Độ cách đây hai lăm thế kỷ. Ông cũng nói rõ quan niệm của mình khi bắt đầu cầm bút viết cuốn tiểu thuyết này. Theo ông, “Văn hoá Ấn như một đại dương mênh mông, và ai can đảm nhảy xuống phải chấp nhận thách thức, với nhà văn, dường như càng bơi trên đại dương ấy, càng thấy xa bờ” [37]. 8
  14. Nhận xét về Hồ Anh Thái và tác phẩm của ông, nhà văn Tô Hoài cho rằng “trong số ít cây bút đọc được hiện nay thì Hồ Anh Thái là một nhân tố điển hình. Một người viết văn như Hồ Anh Thái được coi là hiếm có ở thời này khi tác phẩm phát hành đều không dưới 5000 cuốn” [2]. Có thể nói, Hồ Anh Thái cùng với một số cây bút thành công và được coi là những hiện tượng văn học như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Thuận… đã góp phần tạo ra một diện mạo mới cho văn học mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, có nhiều khác biệt so với văn xuôi 1945 - 1975. “Thông điệp của Hồ Anh Thái mang đến không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo. Với một vốn văn hoá dày dặn, anh đã lao động cật lực trên từng con chữ và luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo” [17]. Tất cả những nhận định trên đây về nghệ thuật viết văn của Hồ Anh Thái đã phần nào giúp chúng tôi hình dung được về quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong mạch nguồn và quỹ đạo đổi mới của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây. Mặc dù có sự khác biệt giữa đặc điểm thể loại nhưng chúng tôi vẫn thấy cả tiểu thuyết lẫn truyện ngắn đều có sự thống nhất trong tư tưởng nghệ thuật và trong cảm hứng sáng tạo của tác giả Hồ Anh Thái. Những nhận xét cơ bản của các nhà nghiên cứu, các nhà văn, các nhà phê bình văn học trong và ngoài nước về các sáng tác của Hồ Anh Thái đều là những phát kiến mới mẻ về đóng góp của tác giả ở cả hai phương diện nội dung và hình thức. Tuy nhiên, Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một tác phẩm mới ra đời cách nay không lâu, chưa có nhiều công trình nghiên cứu thật sự chuyên sâu về tác phẩm này, và với tư cách là một tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái thì lại càng hiếm hoi hơn. 9
  15. Với luận văn này chúng tôi mong muốn góp thêm một cái nhìn của mình vào việc nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của tác giả Hồ Anh Thái, cả trên bình diện nội dung lẫn hình thức, qua đó hi vọng sẽ kiến giải được tổng quát, tầng bậc hơn về tác giả này. 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu: Hồ Anh Thái sáng tác ở cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết và dù ở thể loại nào thì sự trải nghiệm cùng những hiểu biết thấu đáo về con người và cuộc đời kết hợp với một phong cách nghệ thuật đa dạng, linh hoạt trong tìm tòi, khám phá và thể nghiệm đã đưa lại cho ông những thành công nhất định. Trong khuôn khổ yêu cầu của một đề tài luận văn thạc sĩ, không thể nghiên cứu trên bình diện rộng tất cả các sáng tác ở các thể loại của ông nên chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi tập trung nghiên cứu và khảo sát ở lĩnh vực tiểu thuyết và qua một tiểu thuyết tiêu biểu là Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Về văn bản, tôi chọn bản in của nhà xuất bản Đà Nẵng và công ty Văn hóa Phương Nam, 2007. Đây là tác phẩm đạt giá trị cao về nội dung và hình thức biểu đạt của tiểu thuyết Hồ Anh Thái, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá tốt. Qua tác phẩm, ta có thể có thêm được cái nhìn mới về nghệ thuật tiểu thuyết của tác giả. 4. Đóng góp của luận văn “ Nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái qua “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”” đi sâu tìm hiểu một tác phẩm tiểu thuyết để thấy được những đóng góp của tác giả Hồ Anh Thái cho nghệ thuật tiểu thuyết đương đại. Chọn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt ra mục đích và cũng cố gắng có sự đối sánh với các tác phẩm khác của Hồ Anh Thái và với các tác giả đương đại với mong muốn có thể nhận diện và chỉ ra những biểu hiện, những nét cơ bản nhất của nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Đồng thời phần nào nêu lên 10
  16. những đóng góp mới trong tư duy nghệ thuật của tác giả với lĩnh vực tiểu thuyết trong văn xuôi đương đại Việt Nam Chúng tôi không có tham vọng giải quyết thấu đáo tất cả mọi vấn đề về nghệ thuật tiểu thuyết của các tác giả Việt Nam đương đại mà chỉ mong muốn góp một tiếng nói khiêm nhường trong việc nghiên cứu về một tác giả có nhiều đóng góp, cách tân nghệ thuật tiểu thuyết mà thôi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn - Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi cố gắng vận dụng một cách hợp lý một số lý thuyết mới vào việc nghiên cứu đề tài này như: Thi pháp học, Tự sự học… Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là một tác phẩm văn xuôi (tiểu thuyết) nên chúng tôi sử dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu của tư duy khoa học như: Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh – đối chiếu, Phương pháp thống kê – phân loại, Phương pháp phân tích – tổng hợp…như những công cụ căn bản để nắm bắt tất cả những biểu hiện đa dạng, phong phú trong sáng tạo nghệ thuật cảu tác giả Hồ Anh Thái. - Về cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Quan niệm về tiểu thuyết và quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái Chương 2: Nhân vật và tư tưởng trong tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savitri và tôi” Chương 3: Kết cấu và ngôn ngữ của tiểu thuyết 11
  17. B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI 1.1. Sự thay đổi trong quan niệm tiểu thuyết sau 1986 1.1.1. Về quan niệm và đặc trƣng của tiểu thuyết 1.1.1.1 Ý kiến của các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu và các tiểu thuyết gia trên thế giới. Tiểu thuyết là thể loại chủ công và quan trọng bậc nhất trong văn xuôi nghệ thuật, vì thế nó là thể loại thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn và bạn đọc. Nói khác đi tiểu thuyết là loại hình nghệ thuật có năng lực đặc biệt trong việc khám phá chiều sâu và bề rộng của cuộc sống, một nghệ thuật có sức mạnh lưu giữ bóng hình cuộc sống mà các thể loại khác khó có thể có được. Mặt khác, trong tiểu thuyết chứa đựng những câu chuyện thế tục hàng ngày được mọi người thích nghe, dễ đọc, nó là chuyện viết về con người, về cuộc đời, mang dấu ấn rõ rệt nhất bản sắc của cá nhân người viết và hiện thực rõ nét của cuộc sống đương thời. Đó là tiếng gọi của tư duy nghệ thuật tổng hợp, của một trí năng sâu sắc, là nơi nhà văn thể hiện những khát vọng cao đẹp về cuộc sống và con người. Vì thể loại tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn, tổng hợp nhiều thể loại văn học, sử dụng nhiều thủ pháp văn học. Bởi thế, đến nay, có hàng trăm định nghĩa về tiểu thuyết. Thế nào là tiểu thuyết? Tiểu thuyết được hình thành ra sao? Đâu là những đặc trưng chủ yếu của nó? Trả lời những câu hỏi đó là vô vàn quan niệm, vô số công trình nghiên cứu. Các nhà Mỹ học nổi tiếng đều khẳng định tiểu thuyết là thể loại quy mô, có khả năng phản ánh hiện thực lớn lao. He-ghel - nhà Mỹ học cổ điển Đức đã cho rằng: 12
  18. "Tiểu thuyết là sử thi kiểu mới của tầng lớp thị dân, nhằm miêu tả toàn bộ dạng hình con người và vẽ lên bức tranh đầy đủ về hiện thực". Còn Biêlinxki - nhà Mỹ học dân chủ Nga quan niệm tiểu thuyết "như là sử thi của đời tư do chỗ nó miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người”. Nếu ý kiến của He- ghel coi tiểu thuyết là sản phẩm của tầng lớp thị dân thì Biêlinxki chú ý đến một đặc trưng quan trọng của tiểu thuyết: Sử thi đời tư ở đây, “sử thi” là quy mô thể loại còn “đời tư” được hiểu là cách thức của tiểu thuyết tiếp cận hiện thực. Khả năng phản ánh cuộc sống trong tính rộng lớn của tiểu thuyết đã được Bách khoa toàn thư Compton's - Mỹ khẳng định: "Tiểu thuyết chính là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời". Theo đó thể loại này có những biểu hiện và đặc điểm “truyền thống” sau đây: Nhà tiểu thuyết luôn đặt câu chuyện của mình trên nền tảng đời sống hiện thực, tức là đã được trực tiếp trải nghiệm hoặc thông qua các sự kiện quan sát được hoặc sự hiểu biết về cuộc đời của người khác. Tiểu thuyết gia tuyển chọn và sắp xếp chất liệu lấy từ đời sống thực những biến cố có ý nghĩa nhất, đồng thời có thể miêu tả những nghịch lý không có thực trong đời sống. Nghĩa là ở tiểu thuyết, dữ kiện có thể bị bóp méo, nhằm gia tăng, đề cao cốt truyện, hấp dẫn người đọc. Tuy vậy phải nhớ rằng, tất cả đều phải mang tính chân lý. Và tất nhiên, chân lý mà tiểu thuyết đạt đến chủ yếu là chân lý về đời sống là thái độ hướng đến Chân – Thiện – Mỹ của nhà văn. Nói một cách khác, một tiểu thuyết hay phải chứa đựng những dữ kiện của đời sống thực, nhưng mang giá trị phổ quát nhất định: Nó phải thu hút được sự chú ý, nuôi dưỡng được mối hồ nghi của độc giả trong một diễn tiến được trôi dạt thoả sức vào huyền ảo của trí tưởng tượng. Quan niệm về tiểu thuyết đáng chú ý nhất là của nhà lí luận văn học người Nga M. Bakhtin, trong cuốn sách “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết" ông đã nhận định như sau: 13
  19. “ Việc nghiên cứu tiểu thuyết với tư cách một thể loại vấp phải những khó khăn đặc biệt. Đó là do tính đặc thù của bản thân khách thể này: Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình. Những lực cấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt chúng ta: Thể loại tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của lịch sử. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó...” [52]. Từ đó M. Bakhtin cho rằng việc xây dựng lý thuyết tiểu thuyết là việc cực kỳ khó khăn. Bởi vì, thực ra lý thuyết ấy có một khách thể hoàn toàn khác với lý thuyết các thể loại kia. Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại. Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy, trong khi đó thì các thể loại lớn khác chỉ được thời đại mới kế thừa ở dạng đã hoàn tất và chúng chỉ thích nghi – khá hơn hoặc kém hơn với những điều kiện sinh tồn mới. So với chúng thì tiểu thuyết là một sinh linh thuộc giống nòi khác. Nó khó sống chung với các thể loại kia. Nó đấu tranh dành lấy vị trí thống trị trong văn chương, và nơi nào nó ưu thắng, ở đấy những thể loại khác, thể loại cũ sẽ bị phân hoá. Tiểu thuyết luôn giễu nhại các thể loại khác (đích thị với tư cách thể loại), lột trần tính ước lệ về hình thức và ngôn ngữ của chúng, nó lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm cho chúng. Vượt lên trên mọi khó khăn trong việc xác định và nghiên cứu đó M. Bakhtin đã cố gắng thử tiếp cận tiểu thuyết đích thị như một thể loại luôn luôn biến chuyển, thể loại đi đầu trong tiến trình phát triển của toàn bộ văn học thời đại mới. Trên cơ sở đó tác giả đã tìm ra ba đặc điểm cơ bản, ba đặc trưng tiêu biểu nhất làm cho tiểu thuyết khác biệt về nguyên tắc với tất cả các thể loại khác: 14
  20. - Tính đa chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết. - Sự thay đổi cơ bản các toạ độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết. - Khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì không hoàn thành của nó. M. Bakhtin cho rằng cả ba đặc điểm trên của tiểu thuyết đều liên quan hữu cơ và mật thiết với nhau. Milan Kundera - Tiểu thuyết gia người Cộng hoà Czech, tác giả của Nghệ thuật tiểu thuyết và cuốn tiểu thuyết Sự bất tử có những quan điểm mới về tiểu thuyết hiện đại: “ Tiểu thuyết được coi như là một tuyệt đỉnh siêu ngôn ngữ, một thiết bị có khả năng sáp nhập tối đa tất cả mọi diễn từ khác, kể cả triết học”. Ông cho rằng, tiểu thuyết không phải là một thể loại, mà là một nghệ thuật có thể tạo ra hiệu quả chân lý, một hiệu quả chân lý không thể đạt được bằng con đường khác. Tiểu thuyết hiện đại xáo trộn danh giới giữa hư cấu và tự truyện. Trong tiểu thuyết hiện đại, bố cục truyền thống, trình tự đơn tuyến, được thay thế bằng tính tự trị tương đối của các chương đoạn và một cấu trúc phức hợp: Ở đây quan hệ nhân quả là tiếng đồng vọng và các chủ đề được đan chéo lặp đi, lặp lại qua các chương mục. 1.1.1.2. Ý kiến của các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu và các tiểu thuyết gia trong nước. Việc kế thừa và lĩnh hội những tinh hoa tri thức của thế giới về nghiên cứu trong văn học nói chung và văn xuôi mà cụ thể là tiểu thuyết nói riêng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm của giới nhà văn và nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2