« Home « Kết quả tìm kiếm

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Học viện Chính trị khu vực III


Tóm tắt Xem thử

- NHẬN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III.
- Học viện Chính trị khu vực III.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo ra nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong nhân dân và bạn bè quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng và dư luận quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
- Bài viết làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo của Học viện Chính trị khu vực III trong giai đoạn mới..
- Từ khóa: chủ quyền biển, đảo.
- Trường Sa.
- Học viện Chính trị khu vực III..
- Qua các giai đoạn cách mạng, công tác tuyên truyền, giáo dục luôn có vai trò to lớn nhằm tập hợp, tổ chức, xây dựng lực lượng, nâng cao nhận thức của nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trong đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của dư luận và cộng đồng quốc tế..
- Việt Nam chủ trương đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và lợi ích quốc gia trên biển theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các biện pháp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, pháp lý và ngoại giao, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục là một mặt trận quan trọng và lâu dài.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đi trước nhằm tạo ra nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong nhân dân và bạn bè quốc tế về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- quyết tranh chấp chủ quyền bằng giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
- Thực tiễn cho thấy, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo đã tạo sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, sự đồng thuận trong xã hội và được dư luận quốc tế ủng hộ, qua đó củng cố niềm tin, ý chí vào sự thật lịch sử và công lý quốc tế trong đấu tranh giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển (Lê Nhị Hòa, 2019, tr.177)..
- Nội dung tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Học viện Chính trị khu vực III.
- Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu, thông tin và tuyên truyền chủ quyền biển, đảo Việt Nam tại Học viện Chính trị khu vực III, Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa được thành lập theo Quyết định số 2039/QĐ-HVCTQG ngày 24/5/2017 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho học viên các lớp Cao cấp lý luận chính trị thuộc Học viện Chính trị khu vực III về những vấn đề liên quan đến biển, đảo, chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Cùng với việc tổ chức nghiên cứu cơ bản về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung tâm có nhiệm vụ: tập hợp, biên tập và giới thiệu các tài liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phục vụ công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, thông tin, tuyên truyền, giáo dục.
- phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học và truyền bá kiến thức khoa học khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..
- Hướng đến đối tượng là học viên các lớp Cao cấp lý luận chính trị, nội dung tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo ở Học viện Chính trị khu vực III tập trung vào các vấn đề: (1).
- Thông tin, tuyên truyền về quá trình khai phá, xác lập, quản lý và thực thi chủ quyền liên tục, hòa bình của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Thông tin, tuyên truyền những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
- Tuyên truyền, giáo dục về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giải quyết những tranh chấp, bất đồng, khác biệt trên Biển Đông theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
- những văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký với các nước láng giềng, các nước có liên quan.
- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Học viện Chính trị khu vực III.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam ở Học viện Chính trị khu vực III được triển khai qua thực hiện các đề tài khoa học, hội thảo, tọa đàm.
- các báo cáo chuyên đề ngoại khóa, báo cáo thông tin về tình hình Biển Đông và lịch sử chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho học viên các lớp Cao cấp lý luận chính trị và cán bộ, viên chức, người lao động thuộc Học viện..
- Cụ thể, Học viện đã thực hiện đề tài cấp bộ: “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” do phó giáo sư, tiến sĩ Trương Minh Dục chủ nhiệm, thực hiện năm 2011.
- “Đảng lãnh đạo công tác thông tin, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2016” do tiến sĩ Lê Nhị Hòa chủ nhiệm, thực hiện năm 2016.
- Kết quả của đề tài đã được tác giả hoàn thiện, và xuất bản thành sách “Công tác thông tin, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018.
- Đề tài cấp cơ sở “Bảo tồn và phát huy văn hóa biển đảo gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia qua thực tiễn tỉnh Khánh Hòa” do phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm năm 2016, được xuất bản thành sách cùng tên, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2017.
- Đề tài cấp bộ “Báo chí với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam” do tiến sĩ Trần Văn Thạch chủ nhiệm năm 2018.
- Đề tài cấp cơ sở “Khai thác, sử dụng Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ của Học viện Chính trị khu vực III” do tiến sĩ Lê Nhị Hòa chủ nhiệm, thực hiện năm 2020.
- Việc triển khai thực hiện nội dung các đề tài trên trực tiếp phục vụ các hoạt động nghiên cứu, thông tin, tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam Học viện Chính trị khu vực III..
- Chương trình hướng đến mục tiêu khẳng định và bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)..
- Chương trình góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và tăng cường nhận thức chung giữa các quốc gia ven Biển Đông, thu hẹp sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Năm 2019, Học viện Chính trị khu vực III tổ chức hội thảo Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngày 18/01/2019.
- Đây là lần đầu tiên, một hội thảo khoa học về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được tổ chức tại Học viện Chính trị khu vực III.
- Hội thảo nhận được 25 bản tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, đề cập nhiều khía cạnh về căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Các tham luận, báo cáo đã góp phần hệ thống, cung cấp nhiều nguồn tư liệu và bản đồ về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam là một nội dung quan trọng được thể hiện qua chủ đề tọa đàm khoa học hàng năm: “Sự kiện Gạc Ma – 30 năm nhìn lại”.
- “Nâng cao chất lượng chuyên đề Chủ quyền biển đảo và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam phục vụ các lớp Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực III” do Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa thực hiện năm 2019.
- Nhiều giảng viên, nghiên cứu viên Học viện Chính trị khu vực III đã công bố kết quả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tạp chí quốc gia, hội thảo quốc gia và hội thảo quốc tế….
- Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm (từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6), Học viện Chính trị khu vực III mời các chuyên gia thông tin về vấn đề Biển Đông, sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn trên Biển Đông.
- chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển, đảo và giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông..
- Các báo cáo chuyên đề do giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc (Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ), trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn (nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng) trình bày đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, cần thiết về vấn đề Biển Đông và lịch sử khai phá, xác lập, quản lý và thực thi chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..
- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo được thể hiện đậm nét trong giảng dạy chuyên đề tự chọn số 12 của Khoa Lịch sử Đảng năm học 2016, 2017.
- trong trình bày chuyên đề ngoại khóa: “Chủ quyền biển, đảo và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
- “Chủ quyền Việt Nam trên trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” phục vụ lớp Bồi dưỡng công tác tổ chức, lớp Bồi dưỡng công tác kiểm tra, lớp Bồi dưỡng công tác dân vận, lớp Bồi dưỡng công tác Văn phòng cấp ủy tại Học viện năm 2020..
- thông tin, tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo góp phần tạo ra nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông cho học viên các lớp Cao cấp lý luận chính trị và cán bộ, viên chức, người lao động thuộc Học viện Chính trị khu vực III.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo đã làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp, khác biệt trên Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
- cung cấp những luận cứ khoa học, căn cứ pháp lý vững chắc trong đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, không đúng sự thật về lịch sử chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..
- Bên cạnh một số kết quả bước đầu, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Học viện Chính trị khu vực III hiệu quả chưa cao, chưa kịp thời và thường xuyên.
- Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ Thông tin và Truyền thông trao trao tặng Học viện Chính trị khu vực III năm 2017 hiện đang lưu trữ, bảo quản tại Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa, và chưa có địa điểm phù hợp để tổ chức Phòng Trưng bày phục vụ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.
- Việc khai thác, sử dụng Bộ bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy tại Học viện Chính trị khu vực III vẫn còn những hạn chế, bất cập..
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo ở Học viện Chính trị khu vực III trong thời gian tới.
- đề về chủ quyền biển đảo Việt Nam phục vụ các lớp Cao cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng tại Học viện..
- Trên cơ sở xác định rõ nội dung tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo, cần tập trung xây dựng báo cáo chuyên đề:.
- “Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – bằng chứng lịch sử và pháp lý” phục vụ các lớp Cao cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng tại Học viện Chính trị khu vực III.
- Yêu cầu chuyên đề: chọn lọc các tư liệu và bản đồ của Việt Nam và quốc tế có giá trị pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Chuyên đề truyền tải nội dung: chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và được công nhận bởi hàng loạt các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý.
- Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là không có căn cứ lịch sử và pháp lý.
- Cùng với xây dựng báo cáo chuyên đề, cần tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả Bộ bản đồ và tư liệu phục vụ các chuyên đề có liên quan thuộc Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ môn Quan hệ quốc tế khi trình bày vấn đề Biển Đông và những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
- Hai là, Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các đơn vị thuộc Học viện trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo..
- Là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, tuyên truyền về chủ quyền biển.
- đảo, Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Đoàn Thanh niên Học viện trong tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, tọa đàm khoa học về chủ quyền biển, đảo, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông;.
- phối hợp tổ chức cuộc thi viết “Đoàn viên, thanh niên Học viện Chính trị khu vực III với nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.
- cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”..
- Phối hợp với Công đoàn và Hội Cựu chiến binh Học viện mời chuyên gia báo cáo chuyên đề: Giá trị lịch sử và giá trị pháp lý của Bộ bản đồ và tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- thông tin về vấn đề Biển Đông và chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp, khác biệt trên Biển Đông..
- đăng tải các bài viết đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa..
- phối hợp tổ chức sưu tầm, sao chép và cung cấp những tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;.
- Ba là, xây dựng, tổ chức Phòng Trưng bày bản đồ và tư liệu chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (gọi tắt là Phòng Trưng bày bản đồ và tư liệu) phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo..
- Trong tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo, trưng bày bản đồ và tư liệu là một trong những hình thức có sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa tài liệu đến với công chúng, người xem.
- Xây dựng Phòng Trưng bày bản đồ và tư liệu trở thành một địa chỉ văn hóa, lịch sử đặc biệt, là nơi trưng bày, giới thiệu những thông tin, tư liệu, hình ảnh về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phục vụ cho việc tra cứu, học tập, nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động khoa học (tọa đàm, hội thảo, trao đổi học thuật, sinh hoạt khoa học chuyên đề) liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Thông qua các hoạt động của Phòng Trưng bày bản đồ và tư liệu để tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, nâng cao nhận thức về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nuôi dưỡng tinh thần và củng cố niềm tin, ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc..
- Bốn là, xây dựng Catalogue tài liệu (song ngữ Việt - Anh) giới thiệu chọn lọc Bộ bản đồ và tư liệu phục vụ các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền.
- Catalogue tài liệu giới thiệu chọn lọc Bộ bản đồ và tư liệu, cung cấp những thông tin chính thống, căn bản nhất về những giá trị lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Đây là hình thức quảng bá, truyền tải thông tin chính thống đến với công chúng, người xem Phòng Trưng bày và phục vụ các hoạt động khoa học, hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo tại Học viện Chính trị khu vực III..
- Giới thiệu khái quát quá trình xác lập và quản lý của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Chọn lọc tư liệu, bản đồ của Nhà nước Việt Nam.
- tư liệu, bản đồ của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Giới thiệu các văn bản của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Giới thiệu một số hình ảnh và hoạt động trong nghiên cứu, thông tin, tuyên truyền chủ quyền biển đảo tại Học viện Chính trị khu vực III..
- Năm là, từng bước xây dựng, hình thành nhóm nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo tại Học viện Chính trị khu vực III..
- Để nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động thông tin, tuyên truyền với công tác nghiên cứu khoa học và đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề biển, đảo.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam chỉ có hiệu quả và đạt chiều sâu khi dựa trên nền tảng cơ sở khoa học, những luận chứng lịch sử và pháp lý vững chắc, rõ ràng, minh.
- Học viện Chính trị khu vực III có chính sách xây dựng, hình thành nhóm nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo, bao gồm các giảng viên, nghiên cứu viên, các nhà khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo.
- chủ động tham gia đấu tranh trên mặt trận học thuật, phản bác các luận điệu không đúng sự thật, xuyên tạc chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa qua các hội thảo quốc gia và quốc tế.
- Kết hợp hài hòa giữa thông tin về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với thông tin về các mặt hợp tác, phát triển kinh tế biển, nghiên cứu khoa học về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.
- Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển theo luật pháp quốc tế.
- phê phán những hành động, tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi với các quốc gia ven Biển Đông..
- Trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo luật pháp quốc tế, Việt Nam có sức mạnh của chính nghĩa, lẽ phải, sức mạnh của sự thật lịch sử.
- Trong các nước, các bên tuyên bố chủ quyền và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, không nước nào có Bộ châu bản triều đình, Bộ chính sử của nhà nước và Bộ bản đồ quốc gia minh chứng chủ quyền như Việt Nam.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo của Học viện Chính trị khu vực III góp phần truyền tải thông điệp:.
- bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp chính nghĩa, chính danh, hợp đạo lý của.
- Dân tộc Việt Nam có đủ sức mạnh,.
- niềm tin và ý chí, quyết tâm để bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2016).
- Công tác thông tin, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt