« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng chính trị của V.I.Lê-nin - Những giá trị bền vững


Tóm tắt Xem thử

- KỶ NIỆM 150 NĂM NGÀY SINH CỦA V.I.LÊ-NIN .
- TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA V.I.LÊ-NIN - NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG.
- TÓM TẮT: Bài viết giới thiệu những tư tưởng chính trị quan trọng của V.I.Lê-nin trong việc phát triển lý luận mác-xít về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực trong điều kiện cụ thể nước Nga..
- Từ khóa: Tư tưởng chính trị V.I.Lê-nin.
- vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác.
- xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực trong điều kiện cụ thể nước Nga..
- Là người kế tục trực tiếp và trung thành học thuyết cách mạng của C.Mác và Ph.Ăng- ghen, V.I.Lê-nin, một mặt đã bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác trước mọi khuynh hướng, mọi trào lưu tư tưởng, mọi lực lượng thù địch, mọi sự chao đảo đã “đánh mất mình”.
- Lịch sử với tất cả tính chân thật, khách quan của các sự kiện của nó, với sự phát triển của các ngành khoa học mà loài người đã đạt được, cùng với những khảo nghiệm nghiêm túc nhất của thực tiễn cuộc sống đã cho phép xác nhận thiên tài lý luận của V.I.Lê-nin và giá trị bền vững của nó sống mãi với thời gian..
- Chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa tư bản đế quốc.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
- V.I.Lê-nin đã làm công việc bổ sung và phát triển học thuyết của Mác theo yêu cầu của cuộc sống, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động cùng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- trái lại chúng ta tin rằng lý thuyết đó chỉ đặt nền móng cho một môn khoa học mà những người xã hội chủ.
- nghĩa cần phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống” [4, tr.232], V.I.Lê-nin đã bổ sung và phát triển học thuyết Mác trên nền móng mà C.Mác và Ph.Ăng-ghen xây dựng nên..
- Những luận điểm chính của V.I.Lê-nin về tư tưởng chính trị, đó là:.
- Về cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trong những luận điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lê-nin đặc biệt phân tích nội dung và vai trò của phong trào dân tộc của các nước thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
- Phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, trong đó vai trò quyết định thúc đẩy sự tiến triển của nó là giai cấp vô sản mà đội tiên phong của nó được vũ trang bằng học thuyết cách mạng và khoa học của C.Mác..
- Luận điểm này làm phong phú thêm lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.
- vạch rõ những động lực của quá trình cách mạng thế giới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
- Về sức mạnh của luận điểm nói trên của V.I.Lê-nin, Hồ Chí Minh đã kể lại rằng: Khi đi tìm đường cứu nước, được đọc “Luận cương của V.I.Lê-nin về các vấn đề thuộc địa” đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp.
- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến những chỉ dẫn của V.I.Lê- nin đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa..
- Tư tưởng cách mạng sáng tạo của V.I.Lê- nin đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy lý luận của Hồ Chí Minh.
- Người nhiều lần nhắc lại lời kêu gọi các nhà cách mạng phương Đông của V.I.Lê-nin: “Trước mắt các bạn đang có một nhiệm vụ mà trước kia những người cộng sản toàn thế giới đã không dựa vào lý luận và thực tiễn chung của chủ nghĩa cộng sản để áp dụng vào các điều kiện đặc biệt, và không có ở các nước châu Âu.
- Tư tưởng về Nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận của V.I.Lê-nin.
- Theo V.I.Lê-nin, cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công khi giai cấp vô sản giữ vai trò lãnh đạo, thu hút, động viên được đại đa số quần chúng lao động (chủ yếu là nông dân) tham gia vào công việc quản lý Nhà nước.
- Chế độ dân chủ vô sản được thiết lập, theo V.I.Lê-nin, dân chủ hơn gấp triệu lần bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào.
- Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây, mặc dù đã từng đạt được những thành tựu rực rỡ nhưng đã không chứng minh trọn vẹn lời khẳng định đó.
- Vịn vào cớ đó, những thế lực chống lại chủ nghĩa xã hội đã đưa ra những lời dè bỉu và xuyên tạc, họ nói làm gì có thứ “dân chủ gấp triệu lần”..
- Họ liệt kê ra quyền dân chủ này hay quyền dân chủ nọ để chứng minh rằng có những quyền dân chủ chỉ có trong chế độ tư bản chủ nghĩa mà không có trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
- không hiểu nổi, hoặc không muốn hiểu vấn đề có ý nghĩa bản chất mà V.I.Lê-nin đã nêu lên..
- V.I.Lê-nin không làm cái việc cân, đo, đong, đếm để nói rằng dân chủ vô sản là gấp hai, gấp ba hay gấp ngàn lần dân chủ tư sản.
- Không, V.I.Lê-nin nói về bản chất của chế độ.
- Nền dân chủ vô sản là nền dân chủ của số đông, của tuyệt đại đa số nhân dân, nền dân chủ ấy, không gì khác, là quyền làm chủ của nhân dân được tổ chức và thực hiện thông qua Nhà nước của mình, thông qua các tổ chức chính trị xã hội do mình lập nên để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Nền dân chủ ấy bao gồm không chỉ dân chủ về chính trị mà cả dân chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Cho nên những gì mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa đạt được trong việc thực thi nền dân chủ của mình đều quý báu và đáng tôn trọng.
- Những sai lầm ấy, không chứng tỏ V.I.Lê-nin đã nói không đúng về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà ngược lại là bằng chứng của việc không làm đúng điều V.I.Lê-nin đã nói..
- Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
- Đảng xác định: Chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là chế độ do nhân dân lao động làm chủ.
- Nhà nước của chúng ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
- Tư tưởng của V.I.Lê-nin về một nền dân chủ mới, cao hơn gấp triệu lần nền dân chủ tư sản đang được vận dụng ở nước ta.
- Đối với nước ta, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng.
- Tư tưởng của V.I.Lê-nin về Nhà nước được hình thành trên cơ sở sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về Nhà nước vào điều kiện cụ thể của nước Nga và tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XX.
- nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay..
- Về nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Với tinh thần tự phê phán nghiêm khắc đối với bệnh giáo điều, theo những quan niệm chung của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, trước tình hình nước Nga đi quá sớm, quá xa trong các chủ trương kinh tế do xa rời tình hình thực tế, V.I.Lê-nin đã đề ra “Chính sách kinh tế mới”.
- (N.E.P) nhằm đưa nước Nga quá độ lên chủ nghĩa xã hội một cách hợp quy luật.
- Phải kiên trì, không được nôn nóng trước cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội..
- Chính sách kinh tế mới là trận chiến đấu mới bằng một đường lối chiến lược mới giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản để giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội.
- N.E.P là một cống hiến xuất sắc của V.I.Lê-nin vào lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học..
- Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước không phải là một nước tư bản phát triển cao đã đặt ta những vấn đề mới mà C.Mác và Ph.Ăng-ghen chưa đặt ra..
- Trước hết, phải thừa nhận nền kinh tế hàng hóa còn lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ và trong chủ nghĩa xã hội.
- V.I.Lê-nin viết: “Chúng ta.
- Điều đáng chú ý là V.I.Lê-nin đã khuyên “chớ trông mong chuyển ngay lên chủ nghĩa cộng sản” mà phải lấy sự quan tâm của người lao động làm cơ sở, phải thừa nhận quyền tự do sản xuất kinh doanh và quyền sở hữa tư nhân của người tiểu nông về công cụ sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
- Thứ ba, cần phải sử dụng “chủ nghĩa tư bản Nhà nước”, phải lợi dụng nó để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội..
- V.I.Lê-nin đặt vấn đề sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước mà nhiều người cộng sản đương thời coi là “điều kỳ lạ”, là “phi lý”, nhưng xét trên bình diện lý luận chính trị và các quy luật vận động của lịch sử thì chính nó lại là “chiếc cầu nối” để đi lên chủ nghĩa xã hội.
- V.I.Lê-nin nói.
- không có lấy một quyển sách nào nói đến chủ nghĩa tư bản Nhà nước dưới chế độ cộng sản cả.
- Tư duy chính trị sáng suốt đã dẫn V.I.Lê-nin đi đến những quyết định táo bạo - một sự táo bạo vượt cao hơn những suy nghĩ bảo thủ trì trệ - dựa trên nguyên tắc: tôn trọng các quy luật khách quan, đặc biệt là các nguyên tắc kinh tế, thậm chí coi là “một bước lùi”, tới chỗ khẳng định như một đường lối chính trị, một phương hướng phát triển “nghiên túc và lâu dài”, hơn thế nữa đó còn là thiết kế lý luận về mô hình của chủ nghĩa xã hội..
- Đây thật sự là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản quốc tế, bởi vì vấn đề cuối cùng là những người cộng sản sẽ thành công hay thất bại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- còn các đồng chí thì sẽ học được ở bọn họ cách quản lý, chỉ có như thế các đồng chí mới có xây dựng được nước cộng hòa cộng sản chủ nghĩa”.
- Vì vậy, V.I.Lê-nin coi sự lười biếng học tập là tội lỗi.
- V.I.Lê-nin coi đó là biện pháp duy nhất để tồn tại bởi vì nếu không biết quản lý chúng ta sẽ bị “uy hiếp của nạn diệt vong”.
- Như trên đã nói, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đều khẳng định cái quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, suy cho cùng là ở chỗ chủ nghĩa xã hội có tạo ra được một năng suất lao động.
- cao hơn chủ nghĩa tư bản hay không? Mà muốn có năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản thì chỉ có một con đường duy nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Về xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Về nguyên lý xây dựng đảng chính trị, V.I.Lê- nin đã chỉ rõ những nội dung cơ bản sau đây:.
- Một là vấn đề tư tưởng, V.I.Lê-nin đã viết:.
- “…vấn đề đặt ra chỉ là như thế này, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản” [5, tr.49-50].
- Ông giải thích rằng ý thức xã hội chủ nghĩa không phải phát sinh từ phong trào tự phát của công nhân mà là do Đảng mác-xít cách mạng đưa vào phong trào công nhân.
- Đảng ấy phải được vũ trang bằng lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, phải nâng mình lên tầm vóc lý luận tiên tiến của thời đại “chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [5, tr.32]..
- Phải nắm vững quan điểm giai cấp, không thể chỉ hạn chế ở đấu tranh kinh tế, nghề nghiệp, V.I.Lê-nin đã nêu lên những luận điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về ý nghĩa hàng đầu của cuộc đấu tranh chính trị trong sự nghiệp phát triển xã hội và trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
- Ba là về tổ chức, V.I.Lê-nin coi nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của những người xã hội dân chủ Nga là một tổ chức tập trung toàn.
- Để có một Đảng chính trị như vậy, V.I.Lê- nin đã chỉ ra từ trong tác phẩm “Bắt đầu từ đâu” (Báo “Tia lửa” số 4 năm 1901) và luận chứng chi tiết trong cuốn “Làm gì.
- Theo V.I.Lê-nin, đảng chính trị cách mạng của giai cấp vô sản phải là một đảng chiến đấu không khoan nhượng với kẻ thù, có cương lĩnh đấu tranh cho việc thiết lập chuyên chính vô sản nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội..
- Đảng đó bao gồm bộ phận tiên tiến nhất trong phong trào công nhân và được trang bị bằng học thuyết cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác.
- Đảng đó cần tổ chức tập trung thống nhất, theo nguyên tắc tự giác và dân chủ, có kỷ luật sắt, tức là kỷ luật nhờ tinh thần tự giác, liên kết với nhau, tự nguyện đấu tranh vì sự nghiệp chung của giai cấp vô sản và có liên hệ chặt chẽ với đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đủ khả năng tổ chức, lãnh đạo, dẫn dắt giai cấp và dân tộc đấu tranh cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội.
- Sau này nhiều Đảng cộng sản và công nhân trên toàn thế giới đã coi đó là những nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới (để phân biệt với Đảng kiểu cũ theo khuynh hướng “kinh tế chủ nghĩa”, cơ hội hữu huynh, cải lương thỏa hiệp với giai cấp tư sản)..
- Nhà nước đó phải đủ mạnh để quản lý toàn bộ đất nước, mà muốn quản lý tốt, theo V.I.Lê- nin, thì ngoài cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến còn cần biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn.
- Đảng lãnh đạo chính trị trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải khắc phục bệnh “ấu trĩ”, “tả khuynh”, chủ quan duy ý chí.
- V.I.Lê-nin đã chỉ ra rất sớm rằng: “Riêng đối với người lãnh đạo, nhiệm vụ của họ là phải học tập, ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận, phải tự giải thoát, ngày càng nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của thế giới quan cũ, và không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi trở thành một khoa học, đòi hỏi phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu” [5, tr.34]..
- Vai trò của các tổ chức quần chúng, đặc biệt là Công đoàn và Đoàn thanh niên, đã được V.I.Lê-nin coi là lực lượng nòng cốt, “là trường học của chủ nghĩa cộng sản”, là “bể chứa của chính quyền Xô-viết”, là sức mạnh mà trên mảnh đất mới được giải phóng, họ là lực lượng quyết định xây dựng thành công xã hội cộng sản.
- Đảng phải lãnh đạo quần chúng một cách tỉ mỉ, chu đáo và công phu, hướng họ vào việc học tập, rèn luyện, đáp ứng những nhiệm vụ chính trị: xây dựng và quản lý đất nước làm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi hoàn toàn và triệt để trên đất nước Nga và góp phần vào sự thắng lợi của cách mạng thế giới..
- Ngay từ những năm đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lê-nin đã.
- Chất lượng đảng viên và của các tổ chức cơ sở đảng là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu, có vị trí quyết định đối với uy tín chính trị, bản chất cách mạng và khoa học của đảng tiên phong, đối với sự thành bại của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thống nhất quốc gia và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội..
- Đồng thời với việc đề ra chính sách kinh tế mới, V.I.Lê-nin đã nêu ra vấn đề thanh đảng và ông đã coi việc dựa vào nhiệm vụ mới và sự phê bình của quần chúng để củng cố nội bộ đảng từ cấp lãnh đạo tối cao đến tận cơ sở mà “không vị nể cá nhân” là một thành quả thật sự to lớn của cách mạng.
- Đồng thời với việc thanh đảng là giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức cộng sản chủ nghĩa và tăng cường mối quan hệ máu thịt với quần chúng làm cho Đảng tiếp tục là một đảng chiến đấu, một đảng cách mạng, một đảng trí tuệ đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi chính sách kinh tế mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chuyên chính vô sản..
- Tóm lại, những tư tưởng của V.I.Lê-nin là cơ sở lý luận và sách lược của phong trào cách mạng thế giới, của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản.
- Tính chất sáng tạo và ý nghĩa quốc tế của chủ nghĩa Mác - Lê-nin ngày càng được xác nhận trong thực tiễn đấu tranh cách mạng trên toàn thế giới..
- C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã có công lao làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học.
- Đến lượt mình V.I.Lê-nin đã làm cho chủ nghĩa cộng sản khoa học từ lý luận trở thành hiện thực đầu tiên ở một nước Châu Âu.
- Đó là những cống hiến vĩ đại cả lý luận cách mạng, cả về thực tiễn đấu tranh của C.Mác, Ph.Ăng- ghen và V.I.Lê-nin trong lĩnh vực chính trị..
- Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh càng ngời sáng, càng tỏ rõ sức sống trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam..
- Sự nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tiếp tục con đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, con đường của tư tưởng Hồ Chí Minh - con đường độc lập dân chủ gắn liền chủ nghĩa xã hội.
- Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác.
- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, qua tổng kết thực tiễn, không ngừng tìm tòi sáng tạo, chúng ta sẽ có được những lời giải chính xác khoa.
- [4] V.I.Lê-nin (1978), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva..
- [5] V.I.Lê-nin (1978), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva..
- [6] V.I.Lê-nin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva..
- [7] V.I.Lê-nin (1979), Toàn tập, tập 28, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt