« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình dạy và học tiếng Anh không chuyên trong trường đại học trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- MÔ HÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI.
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, [email protected], Mã số: TCKH21-15-2020.
- TÓM TẮT: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, là chìa khóa cho quá trình hội nhập và phát triển.
- Việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh đã trở thành một nhu cầu cấp thiết trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt đối với giáo dục đại học.
- Việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên tại một số quốc gia trên thế giới là một bước quan trọng trong việc tìm kiếm và đề xuất những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cũng như công tác quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên.
- Từ đó, chất lượng đào tạo tiếng Anh sẽ góp phần đáp ứng mục tiêu chất lượng đầu ra ngày càng cao cũng như nhu cầu nguồn nhân lực chuyên môn chất lượng cao phục vụ công cuộc phát triển xã hội và hội nhập kinh tế thế giới..
- tiếng Anh không chuyên.
- kinh nghiệm đào tạo tiếng Anh không chuyên.
- Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đặt ra mục tiêu “Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân…, làm sao biến tiếng Anh trở thành thế mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…” [3], và Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 cũng.
- Trên cơ sở đó, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh, với vai trò là đầu tàu trong đổi mới và cải cách giáo dục, đã đưa việc “Đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh trong đào tạo đại học và sau đại học tại Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh” vào hoạt động của.
- nhóm chiến lược xây dựng “Chất lượng đào tạo đạt chuẩn mực quốc tế” trong Kế hoạch Chiến lược Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020.
- Vì thế việc nghiên cứu, xây dựng và cải thiện chất lượng công tác quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên tại Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh nói riêng và giáo dục đại học nói chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, đáp ứng mục tiêu chất lượng và chuẩn đầu ra của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2025 là vấn đề cấp thiết..
- Khái niệm về tiếng Anh không chuyên Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về thuật ngữ tiếng Anh không chuyên trong chương trình đào tạo giáo dục đại học như của Lâm Quang Đông Phan Văn Hòa (2011), Thái Duy Bảo (2011), Trần Quang Hải (2011) và một số tác giả khác..
- Chúng tôi xem đào tạo tiếng Anh không chuyên là công việc dạy - học tiếng Anh cho sinh viên những chương trình đào tạo không chuyên ngôn ngữ Anh trong các cơ sở giáo dục đại học [11]..
- về công tác đào tạo, quản lý đào tạo, chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên, để từ đó đưa ra những luận điểm riêng làm luận cứ xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu và cách tiếp cận trong những nghiên cứu tiếp theo, phục vụ cho công tác quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên tại Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh nói riêng và giáo dục đại học nói chung..
- Anh không chuyên cũng như những nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo và quản lý đào tạo, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên tại các trường đại học trên thế giới..
- KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN TẠI MỘT SỐ NƯỚC.
- Mô hình dạy và học tiếng Anh không chuyên ở châu Âu.
- Tại các trường đại học công lập Bồ Đào Nha, Araújo Nunes cho rằng việc đào tạo tiếng Anh không chuyên theo mô hình truyền thống qua 1) thiết kế chương trình.
- Sinh viên học tiếng Anh không chỉ nhằm đọc hiểu sách tham khảo như trước mà còn để giao tiếp ngôn ngữ (viết và nói) một cách thông thạo.
- Để thực hiện được điều này, sinh viên phải thông thạo 4 kỹ năng, nghĩa là dạy tiếng Anh không chuyên phải bao gồm các khía cạnh có tính chất chung và chúng tôi đề xuất phương pháp giảng dạy hợp tác nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phối hợp giữa giảng viên chuyên ngành và giảng viên chuyên ngữ trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là cần thiết và bổ trợ tốt cho nhau.
- Tiếng Anh tổng quát nên là khóa học bắt buộc với sinh viên và tiếng Anh chuyên ngành chỉ là một phần trong chương trình đào tạo chỉ khi sinh viên đã đạt được trình độ tối thiểu là trung cấp..
- Nghiên cứu của Hellekjaer và Westergaard tại các trường đại học ở Na Uy chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo quản lý cần phải gia tăng nhận thức trong đội ngũ giảng dạy, đặc biệt là đội ngũ quản lý việc đào tạo tiếng Anh cho sinh viên.
- Việc thay đổi – cập nhật chương trình, hoạt động giảng dạy và đánh giá, phát triển đội ngũ chuyên môn và hoạt động hỗ trợ sinh viên ngày càng cần thiết khi chương trình đào tạo phát triển về số lượng (chương trình) lẫn quy mô đào tạo.
- mục tiêu từ dạy tiếng Anh đơn thuần sang dạy tích hợp kiến thức chuyên môn và ngôn ngữ bằng tiếng Anh [13]..
- Palacios đưa ra mô hình đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Tây Ban Nha và đề xuất các nhà quản lý nên tạo điều kiện cho những chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt hơn.
- Mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo cần định hướng theo nhu cầu người học và xã hội.
- Các cơ sở giáo dục đại học phải đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo thường xuyên.
- Kiểm soát chất lượng sẽ là công tác trọng tâm để duy trì tiêu chuẩn nền giáo dục đại học chung khu vực châu Âu đòi hỏi phải có sự hỗ trợ liên tục, giám sát và thích ứng với các nhu cầu phát triển [16, tr.165-184]..
- Tại Phần Lan cho thấy sinh viên cần có nền tảng kiến thức tiếng Anh ổn định từ trung học phổ thông.
- Đây là yếu tố rất quan trọng giúp liên thông kiến thức để hòa nhập tốt vào chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên tại trường đại học [15]..
- Do vậy họ không tiếp thu được nhiều từ những khóa học tiếng Anh không chuyên ở trường đại học, dẫn đến năng lực ngôn ngữ không hình thành hoặc không được củng cố [18]..
- Mô hình dạy và học tiếng Anh không chuyên ở châu Á.
- Mô hình đào tạo tiếng Anh không chuyên tại các trường đại học công lập Trung Quốc dựa trên tình hình kinh tế chính trị và giáo dục trong giai đoạn cải cách giáo dục và mở cửa hội nhập thế giới.
- Chương trình đào tạo tiếng Anh.
- không chuyên gồm 2 giai đoạn: 1) Giai đoạn tiếng Anh cơ bản tổng quát (General English) với 240-280 giờ và 2) Giai đoạn tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purpose) với 100-20 giờ [9].
- Để việc đào tạo tiếng Anh không chuyên cho sinh viên đáp ứng mục tiêu “Trung Quốc trỗi dậy” ra thế giới, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển đào tạo tiếng Anh trong giáo dục quốc dân, xây dựng và phát triển chương trình học các cấp, đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh và cập nhật phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo.
- Chúng tôi chỉ ra sự chuyển biến tích cực của kết quả đào tạo qua việc bổ sung cải tiến phương pháp hiện hữu, cập nhật và đổi mới công tác đào tạo bằng phương pháp tiếp cận đa phương, tăng cường những trang thiết bị dạy và học như phòng nghe - nhìn và phòng lab [12]..
- Các lớp tiếng Anh không chuyên ở Nhật Bản thường thụ động vì sinh viên không muốn đặt câu hỏi hoặc phản hồi và có xu hướng tránh giao tiếp với giáo viên [19].
- Vì tiếng Anh là môn học bắt buộc nên hầu hết sinh viên Nhật học ít nhất sáu năm tiếng Anh ở trung học và bốn năm nữa nếu vào đại học.
- Nhiều học sinh trung học dành vài năm học thêm tiếng Anh tại các trường luyện thi để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
- Bài thi quan trọng bậc nhất này thực chất là một lỗ hổng trong hệ thống giảng dạy tiếng Anh tại Nhật Bản vì chỉ chú trọng kiểm tra dịch và kiến thức ngữ pháp.
- Do đó phần lớn các bài học tiếng Anh ở trung học được thiết kế tập trung vào ngữ pháp - viết và có rất ít cơ hội thực hành nói tiếng Anh.
- Tương tự ở Malaysia, thiết kế nội dung chương trình đào tạo mà sinh viên ra trường vẫn chưa thể hiện tốt năng lực tiếng Anh trong công việc, vì thế họ rất cần được đào tạo lại 4 kỹ năng [14].
- tạo ngoại ngữ có mối liên kết chặt chẽ, tác động mạnh mẽ đến mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học [17]..
- Tại Afghanistan, chương trình dạy tiếng Anh không chuyên cho sinh viên được thiết kế dựa trên triết lý tái thiết xã hội và tương tác toàn cầu nhằm tiếp xúc với thế giới hiện đại thông qua phương tiện truyền thông và Internet..
- Tại Iran chỉ ra động cơ học tập là một trong những yếu tố quyết định việc học tiếng Anh không chuyên hiệu quả [21].
- Mô hình dạy và học tiếng Anh cho sinh viên nước ngoài ở các nước nói tiếng Anh.
- Một số nghiên cứu cũng đề cập đến việc đào tạo và quản lý đào tạo các khóa tiếng Anh không chuyên tại các nước nói tiếng Anh như Úc, Canada dành cho sinh viên đến từ các nước mà tiếng Anh được coi là một ngoại ngữ.
- Thay đổi trong phương pháp giảng dạy và giáo trình cũng giúp tăng động cơ học tập cho sinh viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ .
- Mô hình dạy và học tiếng Anh không chuyên tại Việt Nam.
- Một mô hình đào tạo tiếng Anh không chuyên cho các chương trình đào tạo tiên tiến tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Giai đoạn 1 - Anh văn thương mại với thời lượng 270 tiết.
- Những nhân tố cốt lõi của một chương trình đào tạo như: nhu cầu người học, khả năng và nguồn lực, phương pháp thực hiện, tài liệu giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và khả năng linh hoạt thích ứng.
- Trong đó người dạy với nhiều nhiệm vụ khác nhau phải đóng một vai trò quyết định trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo [2]..
- Trường Đại học Hoa Sen đưa ra mô hình đào tạo tiếng Anh không chuyên áp dụng từ niên khóa với mục tiêu chương trình được xác định cụ thể là sinh viên tốt nghiệp phải 1) đáp ứng chuẩn đầu ra đối với chương trình học (IELTS 5.0, TOEFL iTB 64, không sử dụng chứng chỉ 2 kỹ năng như TOEIC và TOEFL ITP).
- Như vậy ở giai đoạn 1, sinh viên phải chuẩn bị kỹ và hoàn tất các học phần tiếng Anh để có đủ năng lực kiến thức học chuyên ngành bằng tiếng Anh ở giai đoạn 2.
- 2) Xây dựng chương trình đào tạo gắn với mục tiêu trong đó giai đoạn 1 được thiết kế gồm 7 học phần (7 cấp lớp), mỗi học phần là 117 tiết học (5 tín chỉ).
- Sau đó là chương trình tiếng Anh không chuyên chính khóa gồm 4 học phần với tổng cộng 468 tiết học được học trong 2 năm học đầu.
- Sinh viên chưa đạt trình độ tiếng Anh như yêu cầu sẽ phải đăng ký học tiếng Anh trong các giờ chính khóa hoặc được cho tạm dừng học tại trường để tự học tiếng Anh nhằm đạt được trình độ theo quy định.
- Một số trường khác như Trường Đại học Kiến trúc, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Sư phạm Hà Nội dành cho tiếng Anh không chuyên thời lượng là 180-230 tiết.
- Trong đó tiếng Anh tổng quát là 150-180 tiết và tiếng Anh chuyên ngành là 30-50 tiết.
- Riêng Đại học Quốc gia Hà Nội có tổng thời lượng tiếng Anh không chuyên là 420 tiết cho cả tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành.
- Chúng tôi cũng nêu một số bất cập về trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên tại các trường thuộc Đại học Huế là khá chênh lệch.
- việc giảng dạy tiếng Anh không chuyên mất cân đối về 4 kỹ năng (chỉ tập trung vào kỹ năng đọc và các bài tập từ vựng chuyên ngành)..
- Từ 2014 trở về trước tại Trường Đại học Nha Trang, sinh viên học tiếng Anh không chuyên theo chương trình TOEIC và phải thi lấy chứng chỉ TOEIC quốc tế hoặc mô phỏng nội bộ.
- Từ thực tế trên, căn cứ vào mục tiêu Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, một mô hình đổi mới quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên được triển khai qua việc thực hiện các hoạt động sau: 1) Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng dạy tiếng Anh: cử giáo viên tham gia tập huấn năng lực.
- chuyên môn và sư phạm, các hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành/ dạy các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh.
- 2) Tổ chức quản lý đào tạo qua việc ban hành các văn bản quy định hướng đến đạt năng lực chuẩn đầu ra:.
- Quyết định số 327/QĐ-ĐHNT ngày 02-4-2015 về việc nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên không chuyên giai đoạn 2015-2020.
- Quy định tổ chức đào tạo tiếng Anh cho Khóa 57 niên học 2014-2015 trở đi.
- 3) Công tác đánh giá kết quả thực hiện: từ một số ngành vẫn chưa có học phần tiếng Anh chuyên ngành một phần là do các đơn vị chưa quan tâm, ̣một phần là do sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc học tiếng Anh chuyên ngành nên không hứng thú đăng ký học.
- Bên cạnh năng lực ngoại ngữ của sinh viên còn yếu kém, đội ngũ cán bô ̣giảng dạy còn hạn chế về khả năng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.
- 4) Xây dựng giải pháp về đào tạo tiếng Anh chuyên ngành: nghiên cứu bài thi đánh giá năng lực khi xét chuẩn đầu ra, xây dựng chuẩn đầu ra tiếng Anh theo quá trı̀nh, xây dựng mô hı̀nh cộng đồng học tập ngoại ngữ, duy trı ̀ và phát triển các câu lạc bộ tiếng Anh không chuyên, tăng cường hoạt động ngoại khóa, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng chế độ đãi ngộ thı́ch đáng [6]..
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Những nghiên cứu về mô hình đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên trong giáo dục đại học tại các nước châu Âu cho thấy các học giả quan tâm đến việc cần phải gia tăng nhận thức trong đội ngũ giảng dạy, đặc biệt là đội ngũ quản lý nhà trường về tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh không chuyên..
- Trong xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo cần phải linh hoạt, phù hợp thực tiễn xã hội và phải đáp ứng 4 kỹ năng.
- Mặt thực tế của ngôn ngữ cần được nhấn mạnh, cải cách và định hướng lại mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo theo định hướng nhu cầu.
- Phát triển đội ngũ chuyên môn và các hoạt động hỗ trợ sinh viên;.
- đề xuất ‘‘phương pháp giảng dạy hợp tác’’ và nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phối hợp giữa giảng viên chuyên ngành và giảng viên chuyên ngữ trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.
- Các nghiên cứu còn chỉ ra việc dạy tiếng Anh không chuyên phải bao gồm các khía cạnh có tính chất chung và tiếng Anh tổng quát phải là nền tảng bắt buộc với sinh viên.
- Ngoài ra cần phải nghiên cứu chuyển trọng tâm từ dạy tiếng Anh chuyên ngành sang dạy tích hợp kiến thức chuyên môn bằng tiếng Anh và sinh viên cần có nền tảng kiến thức tiếng Anh ổn định từ trung học phổ thông vì đây là yếu tố rất quan trọng giúp đáp ứng yêu cầu liên thông kiến thức để hòa nhập tốt vào chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên tại trường đại học.
- Yếu tố về động cơ học tập cũng được đề cập đến như là một trong những nhân tố chính trong việc quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên..
- Về đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên trong giáo dục đại học tại các nước châu Á, các học giả chỉ ra việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo mô hình đào tạo tiếng Anh không chuyên hai giai đoạn – tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành định hướng đọc dịch tài liệu – như trước đây là chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
- Các nghiên cứu đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế này và chỉ ra sự chuyển biến tích cực của kết quả đào tạo qua việc thiết kế chương trình đào tạo đáp ứng 4 kỹ năng.
- Nội dung chương trình đào tạo cần được thiết kế và bối cảnh hóa dựa trên các giá trị văn hóa - xã hội của đất nước và phải tương thích với các kỳ thi kiểm tra đánh giá.
- cập nhật phương pháp giáo dục cho phù hợp với chương trình đào tạo để nâng cao hiệu quả dạy và học ngôn ngữ;.
- tạo động cơ học tập cho sinh viên là một trong những yếu tố quyết định trong việc học tiếng Anh không chuyên hiệu quả.
- công tác kiểm tra đánh giá với thiết kế chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên phải có mối liên kết chặt chẽ, tác động mạnh mẽ đến mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.
- Tổng hợp các nghiên cứu của các học giả trong nước, chúng ta có thể thấy đến thời điểm 2016 hầu hết các trường đại học Việt Nam còn đang thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên theo mô hình truyền thống (Grammar Translation và định hướng từ vựng chuyên ngành) như Trường Đại học Kiến trúc, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Huế.
- Một số trường đang trong giai đoạn đề xuất mô hình quản lý và đang chuyển đổi theo định hướng mới là đào tạo 4 kỹ năng như Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nha Trang.
- Một số trường đã triển khai thực hiện mô hình đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên, tích hợp việc dạy tiếng Anh tổng quát 4 kỹ năng với dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh từ 2013-2014 như Trường Đại học Hoa Sen và các trường thành viên trong hệ thống Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh.
- Bên cạnh đó, công tác quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên đặt ra yêu cầu về nhận thức của đội ngũ giảng dạy và đặc biệt là lãnh đạo quản lý nhà trường trong công tác đào tạo tiếng Anh không chuyên qua việc thực hiện các hoạt động quản lý như xây dựng và phát triển chương trình đào tạo phải đáp ứng nhu cầu người học, khả năng và nguồn lực, phương pháp thực hiện và gắn với mục tiêu đào tạo.
- cần khắc phục tình trạng chất lượng tiếng Anh đầu vào còn khá chênh lệch, thiếu đồng bộ.
- phát triển chương trình - hoạt động ngoại khóa hỗ trợ sinh viên và tạo môi trường học tập ngôn ngữ cho sinh viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
- chuyển sang dạy tích hợp kiến thức chuyên môn bằng tiếng Anh;.
- Qua tổng hợp, phân tích các mô hình đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên tại các cơ sở đào tạo giáo dục đại học trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy các nội dung.
- của hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên tập trung vào vai trò, nguyên tắc, quy trình, mô hình tổ chức hoạt động đào tạo trong giảng dạy, vận dụng và tích hợp hoạt động đào tạo vào giảng dạy tiếng Anh không chuyên trong giáo dục đại học.
- Để tổ chức thành công hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên trong giáo dục đại học tại Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý việc tổ chức các hoạt động đào tạo cũng như các yêu cầu về phát triển chương trình đào tạo, người học, các hoạt động hỗ trợ, các hoạt động kiểm tra đánh giá và phát triển năng lực đội ngũ chuyên môn cũng như đội ngũ hỗ trợ trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo, môi trường cơ sở vật chất và cơ chế quản lý trong đào tạo tiếng Anh không chuyên..
- [1] Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Kết quả thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 tại Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh..
- [2] Võ Đình Phước (2016), Định hướng xây dựng chương trình tiếng Anh không chuyên phục vụ các chương trình đào tạo tiếng Anh tại UEH, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chương trình tiếng Anh tại UEH: Đánh giá và đề xuất cải tiến..
- [6] Trường Đại học Nha Trang (2016), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao chất lượng tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ngữ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt